K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 8 2023

Nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm "Người con gái Nam Xương" nha:")

Có những câu chuyện chỉ tồn tại trong tưởng tượng của người thi sĩ, nhưng cũng có những câu chuyện lại được lấy cảm hứng từ cuộc sống thực. Và vào thế kỉ 16, thiên truyện "Truyền kì mạn lục" của nhà văn Nguyễn Dữ được ra đời nói về số phận khắc khổ của người phụ nữ thời phong kiến. Một trong truyện ấy là "Chuyện người con gái Nam Xương". Người con gái ấy mang tên Vũ Nương, tài sắc vẹn toàn: "tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp". Khi ấy, trong làng có Trương Sinh - một chàng trai vô học lại có tính đa nghi mến dung hạnh của nàng xin mẹ trăm lạng vàng cưới về. Biết thế, nàng vẫn luôn đoan trang giữ phép không ngày nào để vợ chồng bất hòa. Làm một người vợ thương chồng, thảo với mẹ; 4 chữ "công", "dung", "ngôn", "hạnh" nàng đều có không sót gì. Khi chồng buộc phải đi lính đầu 3 năm, nàng rằng chẳng dám mong đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm và lo lắng cho chồng hết mực bằng cả tấm lòng chân thành thủy chung của mình: "tiện thiếp băn khoăn ... nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trong liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú!...". Nàng đặt mình ở thế dưới cũng lại đặt hết tình thương mình dành cho chồng. Rồi khi ngày qua tháng lại, mẹ Trương Sinh bệnh tình trầm trọng nàng hết lòng chăm sóc rồi cả hết sức thuốc thang lễ bái thần phật. Không chỉ chăm về sức khỏe nàng còn ngọt ngào khuyên lơn mẹ chồng. Khi bà cụ mất, nàng hết lòng thương xót tế lễ lo liệu vô cùng đủ đầy và tử tế. Từ đây ta thấy rằng Vũ Nương thực là một người vợ thương chồng con, có hiếu với mẹ chồng. Quả là một người phụ tài sắc toàn vẹn!

TLam

10 tháng 8 2023

Có lẽ, văn học là tiếng nói của tình thương trong cuộc sống. Một trong số việc làm thể hiện câu nói đó là khi nhà văn Nam Cao bất bình trước sự bất công đối với dân đen trong xã hội xưa. Không phải tự nhiên mà ông được mệnh danh là nhà văn hiện thực lớn. Ông đã viết lên một tác phẩm phản ánh sự khốn khổ, phản ánh hiện thực cuộc sống bần cùng, nghèo khổ đến ai nhìn cũng thấy xót lòng cảm động. Nổi bật nhất trong văn bản của ông là nhân vật "Lão Hạc". Mới đầu, ta có thể thấy Lão Hạc là một người cha rất mực hết lòng yêu thương con và có trách nhiệm. Lão luôn cảm thấy đau đớn, ray rứt vì không thể lo cho đứa con trai duy nhất của mình cưới vợ. Lão luôn luôn lặng thầm yêu thương chăm sóc con chó mà anh con trai để lại như chăm sóc chính đứa con ruột của mình. Chỉ qua bấy nhiêu đó, ta có thể thấy ông là một người giàu tình cảm, lòng yêu thương trong cuộc sống. Và dù hoàn cảnh của bản thân có túng quẫn như thế nào thì người cố nông nghèo này vẫn kiên quyết chịu cam, chịu khổ để thu vén dành dụm cho con. Thứ hai, ta có thể biết được lão hạc là người nông dân hiền lành có tấm lòng nhân hậu giàu tình cảm thông qua những chi tiết: Lão xem cậu vàng là chỗ dựa tinh thần như một người bạn thân tâm sự sẻ chia những nỗi niềm lúc tuổi già. Lão còn gọi nó bằng một cái tên đầy âu yếm và thân mật đó là " cậu vàng" - tình yêu thương ông dành cho con trai được chia sẻ với cậu vàng. Thứ ba, ta còn thấy được Lão hạc là một người có ý thức về lòng tự trọng. Mặc dù sống trong cảnh nghèo đói, lão vẫn từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo với thái độ gần như là hách dịch. Đã luôn sống trong ân hận khi chọn lừa một con vật mà mình yêu thương. Và lão đã chọn cho mình một cái chết đầy dữ dội vào đau đớn như thể lão muốn tự trừng phạt bản thân. (Câu chủ động) Lão vẫn luôn giữ cho mình một nhân phẩm tốt đẹp của người Việt dù cho cuộc sống có eo hẹp, khố khó đến mực nào đi nữa. Cho đến khi ra đi, người cố nông nghèo này còn gửi tiền cho ông giáo để lo mai thay cho mình, không muốn phiền lụy đến hàng xóm. Khép lại đoạn văn, chúng ta có thể thấy: Lão Hạc là một người giàu lòng tự trọng, một nhân cách sáng lên trong sự đen tối của xã hội xưa. Đó là một nhân cách quý giá, trong sạch đáng nghưỡng mộ. Nam Cao đã rất tài tình khi cho vào tác phẩm của mình một nhân vật như vậy, Lão Hạc đã trở thành tâm điểm cho văn bản, gây dựng lên một hình ảnh đặc biệt, chân thực với bối cảnh lúc bấy giờ.

TLamm

Là chủ động đó bạn

10 tháng 8 2023

"Chị luôn chủ động tìm cách vượt qua khó khăn và bao giờ từ bỏ" là câu chủ động.

Vì chủ ngữ "Chị" tác động nên "khó khăn" trong nội dung câu.

Mọi người cho mình một tim để mình tiếp tục ra những câu hỏi 20+GP như thế này nhé!Dưới đây là lời bài hát "Nơi dành cho các thiên thần" do ca sĩ Phan Mạnh Quỳnh sáng tác:"Em ấy cườiMẹ em vuiƯớc mơ của mẹ là em tươi nét môiNgày mà cô bé ấy sinh ra thành dáng hìnhMột đôi cánh đã giữ trên cao bởi thần linhEm đã vềMột nơi xaTrái tim bé nhỏ ngừng lại khi ấu thơLàm như thể thế giới chẳng đáng để em ởVậy...
Đọc tiếp

Mọi người cho mình một tim để mình tiếp tục ra những câu hỏi 20+GP như thế này nhé!

Dưới đây là lời bài hát "Nơi dành cho các thiên thần" do ca sĩ Phan Mạnh Quỳnh sáng tác:

"Em ấy cười
Mẹ em vui
Ước mơ của mẹ là em tươi nét môi
Ngày mà cô bé ấy sinh ra thành dáng hình
Một đôi cánh đã giữ trên cao bởi thần linh


Em đã về
Một nơi xa
Trái tim bé nhỏ ngừng lại khi ấu thơ
Làm như thể thế giới chẳng đáng để em ở
Vậy nên em nỡ khiến bao tâm hồn chơ vơ


Vì em yêu những đám mây
Vì em luôn yêu những đám mây
Nên em theo mây về nơi kia rồi
Em xa trần gian rất vội


Và từ đó em mãi bé thơ
Chuyện về em như những cơn mưa
Rơi xuống lòng người khô hạn
Còn em ở nơi
Nơi dành cho các thiên thần
Ở nơi dành cho các thiên thần


Trên biển lặng
Và sóng rất êm
Những đôi mắt hướng lên cao rồi hướng vô tim
Ngày mà cô bé ấy bay đi vào vĩnh hằng
Người ta bỗng thấy mến thương hơn từ trong tâm


Vì em yêu những đám mây
Vì em luôn yêu những đám mây
Nên em theo mây về nơi kia rồi
Em xa trần gian rất vội


Và từ đó em mãi bé thơ
Chuyện về em như những cơn mưa
Rơi xuống lòng người khô hạn
Còn em ở nơi
Nơi dành cho các thiên thần


Xin nghĩ về em ngoài giọt lệ ướt nhòa
Hãy nhớ xướng ca
Vì giờ trên cõi thiên đàng
Một đôi cánh đang vút cao bay trong hoan lạc
Khi thiên thu đi qua nơi trần gian
Mẹ ôm em nữa nhé
Là ngày gặp nhau giữa mây ngàn
Chẳng còn hợp tan chia xa


Vì em yêu những đám mây
Vì em luôn yêu những đám mây
Nên em theo mây về nơi kia rồi
Em xa trần gian rất vội


Và từ đó em mãi bé thơ
Chuyện về em như những cơn mưa
Rơi xuống lòng người khô hạn
Còn em ở nơi
Nơi dành cho các thiên thần"

(Video chính: https://www.youtube.com/watch?v=64yR2HnMgVk)

loading...

Hãy trả lời những câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Em có biết câu chuyện thực tế đằng sau những lời bài hát này? 

Câu 2. Ở đoạn 4, ca sĩ Phan Mạnh Quỳnh đã dùng từ "khô hạn" để mô tả danh từ "lòng người". Theo em, ca sĩ có ẩn ý gì đằng sau câu hát này?

Câu 3. Một số độc giả cho rằng câu hát "Vì em yêu những đám mây" đã khắc họa cái chết của bé một cách nhẹ nhàng, thơ mộng nhất. Em có đồng ý với ý kiến này không?

Câu 4. Một số độc giả cho rằng câu hát "Làm như thể thế giới chẳng đáng để em ở" không phù hợp với ngữ cảnh bài hát và tâm hồn ngây thơ của em bé. Em có đồng ý với ý kiến này không?

Câu 5. Hoàn toàn dựa vào trí sáng tạo, hãy viết một bài văn có chủ đề liên quan mật thiết đến bài hát.

Thang điểm: Câu 1 - 2GP; Câu 2 - 2GP; Câu 3 - 3GP; Câu 4 - 3GP; Câu 5 - 14GP. Tổng điểm tối đa: 24GP.

5
10 tháng 8 2023

Câu 1:

⇒Bài ca ''Nơi dành cho các thiên thần'' là bài lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật về bé Hải An một bé gái 7 tuổi, trước khi mất vì bệnh ung thư đã hiến đôi mắt của em tặng cho người khác để họ có được ánh sáng, tiếp thêm hi vọng cho bao người. Ca khúc này được dưới dạng hoạt hình nhằm khai thác trọn vẹn nội dung, gợi nhắc đến hình ảnh bé Hải An và hành trình tới thiên đường của bé.

Câu 2:

Theo em ca sĩ có ẩn ý rằng lòng người rất cay nghiệt, không ai chịu giúp đỡ nhau khi không có lợi ích gì thuộc về mình cả, hoặc là giúp nhưng chỉ muốn lợi dụng nhau. Tóm lại lòng người rất độc ác trên tất cả các sinh vật.

mặc dù hơi dốt văn nhưng em cũng muốn góp dui:))

11 tháng 8 2023

Câu 1: Câu chuyện thực tế đằng sau bài hát "Nơi dành cho các thiên thần" là câu chuyện về bé Hải An, một cô bé 7 tuổi đã qua đời sau 3 năm chống chọi với căn bệnh ung thư máu. Bài hát được Phan Mạnh Quỳnh viết sau khi bé Hải An qua đời, như một lời tiễn biệt cho cô bé và cũng là lời động viên đến những gia đình có con đang mắc bệnh hiểm nghèo.

Câu 2: Ở đoạn 4, ca sĩ Phan Mạnh Quỳnh dùng từ "khô hạn" để mô tả danh từ "lòng người". Điều này có nghĩa là trái tim của những người yêu thương bé Hải An đã trở nên khô khan, trống rỗng sau khi cô bé qua đời. Họ tiếc thương, đau buồn và không thể chấp nhận được sự ra đi của cô bé.

Câu 3: Câu hát "Vì em yêu những đám mây" đã khắc họa cái chết của bé một cách nhẹ nhàng, thơ mộng nhất. Nó cho thấy rằng bé Hải An đã ra đi trong sự thanh thản, bình yên. Cô bé đã đến một nơi tươi đẹp, nơi không còn đau khổ và bệnh tật.

Câu 4: Câu hát "Làm như thể thế giới chẳng đáng để em ở" có thể không phù hợp với ngữ cảnh bài hát và tâm hồn ngây thơ của em bé. Tuy nhiên, đây cũng có thể là suy nghĩ của bé Hải An lúc cô bé đang phải chịu đựng những cơn đau đớn của bệnh tật. Cô bé đã cảm thấy mệt mỏi, chán nản và không muốn tiếp tục sống ở một thế giới đầy đau khổ.

Câu 5: Dưới đây là một bài văn có chủ đề liên quan mật thiết đến bài hát "Nơi dành cho các thiên thần":

Bé Hải An đã ra đi, nhưng cô bé sẽ mãi mãi sống trong lòng những người yêu thương cô. Cô bé là một thiên thần nhỏ bé, với trái tim nhân hậu và tấm lòng bao dung. Cô bé đã mang đến niềm vui và hạnh phúc cho những người xung quanh. Cô bé sẽ mãi mãi là một tấm gương sáng cho chúng ta noi theo.

Bài hát "Nơi dành cho các thiên thần" là một lời tiễn biệt cho bé Hải An, nhưng nó cũng là một lời động viên đến những gia đình có con đang mắc bệnh hiểm nghèo. Bài hát cho chúng ta thấy rằng, dù có khó khăn đến đâu, chúng ta cũng phải luôn lạc quan và tin tưởng vào tương lai. Chúng ta phải luôn hy vọng rằng, những đứa con của mình sẽ sớm khỏi bệnh và có một cuộc sống hạnh phúc.

Bài hát "Nơi dành cho các thiên thần" là một bài hát đẹp và ý nghĩa. Nó đã chạm đến trái tim của biết bao người nghe. Bài hát đã mang đến cho chúng ta những cảm xúc sâu sắc về tình yêu thương, sự hy vọng và niềm tin. Hy vọng em ở nơi "Suối Vàng" được thanh thản...

a Nội dung chính của đoạn trích. Đoạn trích thôi thúc con người nuôi dưỡng những giấc mơ ngay từ khi còn trẻ và biến nó thành hiện thực

b Thành phận phụ trú: người sáng lập tập đoàn Daewoo. 

c. Sau đây là gợi ý: 

- Giải thích ước mơ: Ước mơ là những mục tiêu, mong muốn, ước muốn về một điều gì đó mà con người luôn mong muốn đạt được

- Tại sao ước mơ có thể thay đổi bản thân con người: 

+ Ước mơ tao động lực cho con người tiến về phía trước 

+ Ước mơ giúp chúng ta nhận ra mình cần thay đổi điều gì để đạt được nó -> hoàn thiện bản thân mỗi ngày

+ Ước mơ thắp sáng hi vọng để ta cố gắng không ngừng nghỉ để đạt được điều đó 

=> Bài học nhận thức "Người nghèo nhất không phải người không có một xu dính túi mà là người không có nổi một ước mơ" ( Lữ Thừa Ân ). Hãy nuôi dưỡng ước mơ từ khi ta còn trẻ để làm đich soi đường vượt qua khó khăn. 

- Liên hệ bản thân...

Bài tập hè 2023.ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1 Phần I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới: “Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cái thiện có...
Đọc tiếp

Bài tập hè 2023.ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1 Phần I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới: “Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cái thiện có thể sẽ thua cái ác trong một thời điểm nhưng chung cuộc sẽ chiến thắng. Cứ sau một sự cố, con người lại tìm nguyên nhân và khắc phục nó. Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch. Lỗi lầm của người khác, thay vì giữ trong lòng và tức giận, thôi bỏ qua, mình sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều. Nói một cách khác, nếu bạn được sống 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia ly, mất mát. Trong từ Hán Việt, nguy cơ bao gồm nguy và cơ. Và đối với người có tư duy tích cực, “nguy” (problem) sẽ được họ biến thành “cơ” (opportunity). Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập.” (Theo Tony Buổi sáng, Cà phê cùng Tony, Tư duy tích cực, NXB Trẻ, 2016, tr 37) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Xác định biện pháp tu từ trong câu văn và nêu tác dụng “Nói một cách khác, nếu bạn được sống 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia ly, mất mát.” Câu 3. Xét về cấu tạo, câu văn “Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch.” thuộc kiểu câu gì ? Câu 4. Từ “cháy” trong câu văn “Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập.” được tác giả dùng nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? vì sao? Phần II. LÀM VĂN Câu 1. (2,0 điểm)Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, viết đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) em hãy trình bày suy nghĩ của mình về lòng vị tha. Câu 2. (5 ,0 điểm)Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong phần trích sau: “... Chàng quỳ xuống đất vâng lời dạy. Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng mà rằng: - Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thể là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trồng liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cảnh không bay bổng. Nàng nói đến đây, mọi người đều tựa hai hàng lệ. Rồi đó, tiệc tiễn vừa tàn, áo chàng đành rứt. Ngước mắt cảnh vật vẫn còn như cũ, mà lòng người đã nhuộm mối tình muôn dặm quan san! Bấy giờ, nàng đương có mang, sau khi xa chồng vừa đẩy tuần thì sinh ra một đứa con trai, đặt tên là Đản. Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được, Bà mẹ cũng vì nhớ con mà dân sinh ổm. Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn, Song bệnh tình mỗi ngày một trầm trọng, bà biết không sống được, bèn trối lại với nàng rằng: - Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời. (...) Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chăng pha lệ. Bà cụ nói xong thì mất, Nàng hết lời thương xót, phàm việc và cay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình." (Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ, SGK Ngữ văn 9. Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam - 2017)

2
10 tháng 8 2023

Phần I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới:

“Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cái thiện có thể sẽ thua cái ác trong một thời điểm nhưng chung cuộc sẽ chiến thắng. Cứ sau một sự cố, con người lại tìm nguyên nhân và khắc phục nó. Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch. Lỗi lầm của người khác, thay vì giữ trong lòng và tức giận, thôi bỏ qua, mình sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều. Nói một cách khác, nếu bạn được sống 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia ly, mất mát. Trong từ Hán Việt, nguy cơ bao gồm nguy và cơ. Và đối với người có tư duy tích cực, “nguy” (problem) sẽ được họ biến thành “cơ” (opportunity). Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập.”

(Theo Tony Buổi sáng, Cà phê cùng Tony, Tư duy tích cực, NXB Trẻ, 2016, tr 37)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận

Câu 2. Xác định biện pháp tu từ trong câu văn và nêu tác dụng “Nói một cách khác, nếu bạn được sống 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia ly, mất mát.”

BPTT: so sánh "sống được 100 năm, xem như là một bộ phim 100 tập"

Tác dụng: đóng vai trò bật nên suy nghĩ của tác giả về cách sống vui vẻ hạnh phúc lạc quan thay vì lúc nào cũng đau khổ mỏi mệt. Qua đó câu văn tăng nên giá trị diễn đạt hơn đến đọc giả.

Câu 3. Xét về cấu tạo, câu văn “Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch.” thuộc kiểu câu trần thuật.

Câu 4. Từ “cháy” trong câu văn “Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập.” được tác giả dùng theo nghĩa chuyển. Vì ý tác giả là sống và nỗ lực hết mình bằng hết tất cả thời gian công sức mình có được, tự tin vào bản thân, đốt cháy nên lòng đam mê và nhiệt huyết để từ đó cuộc đời ta thêm càng rực rỡ.

Phần II. LÀM VĂN Câu 1. (2,0 điểm)Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, viết đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) em hãy trình bày suy nghĩ của mình về lòng vị tha.

Dàn ý:

Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận "lòng vị tha"

+ Gam màu cuộc sống sẽ thật héo hắt im chìm nếu con người ta sống mà không có lấy tấm lòng vị tha, bao dung người khác.

Thân đoạn:

- Lòng vị tha là tấm lòng tha thứ, bao dung và thấu hiểu cho những lỗi lầm nhỏ hay khuyết điểm nhỏ của người khác.

- Lòng vị tha xuất phát từ tình yêu thương trong tâm hồn và trái tim của mọi người.

- Chúng ta cần có lòng vị tha trong cuộc sống vì:

+ Lòng vị tha là một giá trị đạo đức quan trọng giúp chúng ta xây dựng một xã hội tốt đẹp

+ Lòng vị tha giúp chúng ta hiểu và chia sẻ khó khăn, đau thương của người khác.

+ Giúp chúng ta có thể tha thứ, đồng cảm và hỗ trợ nhau trong cuộc sống. => tạo ra môi trường hòa bình, đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau.

+ ....

- Phản đề:

+ Phê phán những người không có lòng vị tha trong cuộc sống.

- Liên hệ bản thân:

+ Mình đã có lòng vị tha chưa và mình thể hiện tấm lòng đó như thế nào qua việc gì?

Kết đoạn:

- Tổng kết lại vấn đề.

+ Lòng vị tha có khả năng lan tỏa và tạo ra một chuỗi hành động tốt đẹp. Khi chúng ta làm điều tốt cho người khác, họ có thể tiếp tục làm điều tương tự cho người khác hoặc giúp lại chính mình.

10 tháng 8 2023

Phần II:

Câu 2:

Có những câu chuyện chỉ tồn tại trong tưởng tượng của người thi sĩ, nhưng cũng có những câu chuyện lại được lấy cảm hứng từ cuộc sống thực. Và vào thế kỉ 16, thiên truyện "Truyền kì mạn lục" của nhà văn Nguyễn Dữ được ra đời nói về số phận khắc khổ của người phụ nữ thời phong kiến. Một trong truyện ấy là "Chuyện người con gái Nam Xương". Người con gái ấy mang tên Vũ Nương, tài sắc vẹn toàn: "tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp". Khi ấy, trong làng có Trương Sinh - một chàng trai vô học lại có tính đa nghi mến dung hạnh của nàng xin mẹ trăm lạng vàng cưới về. Biết thế, nàng vẫn luôn đoan trang giữ phép không ngày nào để vợ chồng bất hòa. Làm một người vợ thương chồng, thảo với mẹ; 4 chữ "công", "dung", "ngôn", "hạnh" nàng đều có không sót gì. Khi chồng buộc phải đi lính đầu 3 năm, nàng rằng chẳng dám mong đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm và lo lắng cho chồng hết mực bằng cả tấm lòng chân thành thủy chung của mình: "tiện thiếp băn khoăn ... nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trong liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú!...". Nàng đặt mình ở thế dưới cũng lại đặt hết tình thương mình dành cho chồng. Rồi khi ngày qua tháng lại, mẹ Trương Sinh bệnh tình trầm trọng nàng hết lòng chăm sóc rồi cả hết sức thuốc thang lễ bái thần phật. Không chỉ chăm về sức khỏe nàng còn ngọt ngào khuyên lơn mẹ chồng. Khi bà cụ mất, nàng hết lòng thương xót tế lễ lo liệu vô cùng đủ đầy và tử tế. Từ đây ta thấy rằng Vũ Nương thực là một người vợ thương chồng con, có hiếu với mẹ chồng. Quả là một người phụ tài sắc toàn vẹn!

Tuệ Lâm

(Hè 2023)ĐỀ 3:I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Chưa bao giờ mình cảm thấy đau khổ và cô đơn đến mức này. “Đời phải trải qua giông tố nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”. Thì hãy đứng dậy Th. ơi, dù gió mưa giông bão đang nổi lên, dù nước mắt chảy tràn thành suối nguồn đau khổ thì cũng giữ vững tinh thần. Th. hãy bằng nghị lực, bằng...
Đọc tiếp

(Hè 2023)ĐỀ 3:I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Chưa bao giờ mình cảm thấy đau khổ và cô đơn đến mức này. “Đời phải trải qua giông tố nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”. Thì hãy đứng dậy Th. ơi, dù gió mưa giông bão đang nổi lên, dù nước mắt chảy tràn thành suối nguồn đau khổ thì cũng giữ vững tinh thần. Th. hãy bằng nghị lực, bằng niềm tin ở chính nghĩa, bằng lí tưởng cuộc đời mình mà đi tiếp những bước đường gai góc gian lao. Có thắng lợi nào đến với chúng ta mà không phải đổi bằng mồ hôi nước mắt, bằng suy nghĩ khổ đau... (Trích Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Nhà XBHNV, 2005, Tr 57) Câu 1. (0.5 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. (0.5 điểm) Từ giông tố trong đoạn có nghĩa là gì?. Câu 3. (1.0 điểm) Xác định các biện pháp tu từ trong câu: Thì hãy đứng dậy Th. ơi, dù gió mưa giông bão đang nổi lên, dù nước mắt chảy tràn thành suối nguồn đau khổ thì cũng giữ vững tinh thần. Câu 4. (1.0 điểm) Theo tác giả muốn Có thắng lợi phải thế nào ? Em có đồng ý với quan điểm của tác giả không, vì sao ? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) Suy nghĩ về lòng yêu nước của thế hệ trẻ hiện nay. Câu 2. (5.0 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích sau: […] Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu […] Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là “ốp”. Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung … Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ được. (Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập I)

1
10 tháng 8 2023

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Chưa bao giờ mình cảm thấy đau khổ và cô đơn đến mức này. “Đời phải trải qua giông tố nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”. Thì hãy đứng dậy Th. ơi, dù gió mưa giông bão đang nổi lên, dù nước mắt chảy tràn thành suối nguồn đau khổ thì cũng giữ vững tinh thần. Th. hãy bằng nghị lực, bằng niềm tin ở chính nghĩa, bằng lí tưởng cuộc đời mình mà đi tiếp những bước đường gai góc gian lao. Có thắng lợi nào đến với chúng ta mà không phải đổi bằng mồ hôi nước mắt, bằng suy nghĩ khổ đau...

(Trích Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Nhà XBHNV, 2005, Tr 57)

Câu 1. (0.5 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: biểu cảm

Câu 2. (0.5 điểm) Từ giông tố trong đoạn có nghĩa là những khó khăn, thử thách, những niềm đau, xui rủi bất chợt đến.

Câu 3. (1.0 điểm) Xác định các biện pháp tu từ trong câu: Thì hãy đứng dậy Th. ơi, dù gió mưa giông bão đang nổi lên, dù nước mắt chảy tràn thành suối nguồn đau khổ thì cũng giữ vững tinh thần.

BPTT: điệp ngữ "dù"

Tác dụng: nhấn mạnh rằng dù gặp nhiều chuyện không may, mệt mỏi, đau buồn thì ta cũng nên vững tinh thần. Đồng thời làm tăng giá trị diễn đạt, các vế câu có sự liên kết mạch lạc hơn hấp dẫn đọc giả.

Câu 4. (1.0 điểm) Theo tác giả muốn Có thắng lợi phải đổi bằng mồ hôi nước mắt, bằng suy nghĩ khổ đau...

Em có đồng ý với quan điểm của tác giả. Vì không có thành công hay chiến thắng nào đến dễ dàng với chúng ta, cuộc sống nhiều cơ hội nhưng phải biết nắm bắt phải biết cố gắng nỗi lực và đôi khi là khổ đau thì cuối cùng ta mới đạt đến những thành tựu mình muốn có.

(Hè 2023)Đề 4.Phần I. Đọc – hiểu (3đ)Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Lặng rồi cả tiếng con ve Con ve cũng mệt vì hè nắng oi Nhà em vẫn tiếng ạ ời Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru Lời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt...
Đọc tiếp

(Hè 2023)Đề 4.Phần I. Đọc – hiểu (3đ)Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Lặng rồi cả tiếng con ve Con ve cũng mệt vì hè nắng oi Nhà em vẫn tiếng ạ ời Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru Lời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Theo Quốc Ninh, Mẹ) Câu 1. (0.5 điểm) Chỉ thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2.(0.5 điểm) Đoạn trích được viết theo thể thơ nào? Trong bài thơ, những âm thanh nào được tác gỉa nhắn đến? Câu 3. ( 1 đ)Nội dung của bài thơ. Câu 4. (1 điểm ) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau : Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Câu 5 (1 điểm ) Nội dung của bài thơ. Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm Từ phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận ( từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về lòng hiếu thảo. Câu 2: : Phân tích nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích sau: ...Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói, việc quân kết thúc. Trương Sinh về tới nhà, được biết mẹ qua đời, con vừa học nói. Chàng hỏi mồ mẹ, rồi bế đứa con nhỏ đi thăm; đứa trẻ không chịu, ra đến đồng, nó quấy khóc. Sinh dỗ dành: - Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi. Đứa con ngây thơ nói: - Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít. Chàng ngạc nhiên gạn hỏi. Đứa con nhỏ nói: - Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả. Tính chàng hay ghen, nghe con nói vậy, đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được. Về đến nhà, chàng la um cho hả giận. Vợ chàng khóc mà rằng: - Thiếp vốn con nhà kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp. Chàng vẫn không tin. Nhưng nàng hỏi chuyện kia do ai nói ra, thì lại giấu không kể lời con nói; chỉ lấy chuyện bóng gió này nọ mà mắng nhiếc nàng, và đánh đuổi đi. Họ hàng làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng, cũng chẳng ăn thua gì cả. Nàng bất đắc dĩ nói: - Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa. Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng: - Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ. Nói xong nàng gieo mình xuống sông mà chết...” (“Chuyện người con gái Nam Xương” - Nguyễn Dữ, Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo dục Viết Nam, 2019)

1

Bạn có thể tách nhỏ câu hỏi ra được không ạ

11 tháng 8 2023

Được a:33