K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(1)Có thói quen tốt và thói quen xấu. (2)Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,… là thói quen tốt.(3)  ...Một thói quen xấu ta thường gặp hằng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. (4)Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường…(5) Thói quen này thành tệ nạn…(6) Một xóm nhỏ, con mương sau nhà thành con sông rác…(7) Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ...
Đọc tiếp

(1)Có thói quen tốt và thói quen xấu. (2)Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,… là thói quen tốt.
(3) 
...Một thói quen xấu ta thường gặp hằng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. (4)Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường…(5) Thói quen này thành tệ nạn…(6) Một xóm nhỏ, con mương sau nhà thành con sông rác…(7) Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề.
 
   (8)Tệ hại hơn có người có cái cốc vỡ, cái chai vỡ cũng tiện tay ném ra đường. (9)Vì thế trẻ em, cụ già giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm.
 
   (10)Tạo được thói quen tốt là rất khó. (11)Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. (12)Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội?

                                                           (Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường)

 

Câu 1. Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

A.   Tự sự                B. Biểu cảm                      C. Nghị luận     D. Miêu tả

Câu 2. Thói quen nào được nhắc đến trong đoạn trích?

A.   Thói quen tốt                                           B. Thói quen xấu

C. Thói quen tốt và thói quen xấu                 D. Thói quen hằng ngày

Câu 3: Từ “thói quen” có nghĩa là gì?

A.   Là nếp sống hằng ngày                                    B. Là những việc lặp đi lặp lại

B.   Là cách sống, hành động hằng ngày

C.   Là những hành vi đã được hình thành và được lặp đi lặp lại nhiều lần

Câu 4:  Thành phần trạng ngữ có trong câu văn số (7) là:

A.  Những nơi khuất, nơi công công cộng, lâu ngày                  B. rác cứ ùn lên

C.  nhiều khu dân cư                                             D. phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề.

Câu 5: Chức năng của trạng ngữ được xác định ở câu số (7) là gì?

  A. Chỉ thời gian, cách thức                     B. Chỉ mục đích, nguyên nhân
  C. Chỉ địa điểm, thời gian                       D. Chỉ phương tiện, thời gian

Câu 6. Xác định từ Hán Việt trong các từ sau:

A. Nặng nề                    B. Bừa bãi                 C. Hậu quả                 D. Sống đẹp

Câu 7. Nội dung chính của đoạn trích là gì?

A. Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội

B. Cần tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội

C. Cần loại bỏ thói quen xấu                              D. Cần tạo ra thói quen tốt cho mỗi người.

Câu 8. Để thuyết phục người đọc, tác giả lập luận như thế nào?

A. Chỉ dùng lí lẽ                                                      B. Đưa ra ít dẫn chứng

C. Lí lẽ và dẫn chứng đầy đủ, xác thực                    D. Lập luận chặt chẽ

Câu 9.  Từ đoạn văn trên em thấy cần phải làm gì để loại bỏ những thói quen xấu?

Câu 10. Viết đoạn văn (khoảng 7 câu) nêu suy nghĩ của em về vấn đề vứt rác bừa bãi, gây ảnh hưởng đến môi trường của học sinh hiện nay?.

0
23 tháng 4

- Đặc điểm của thể thơ lục bát:

+ Các câu 6 - 8 nối tiếp nhau.

+ Vần: Tiếng cuối của dòng sáu vần với tiếng sáu của dòng tám, tiếng cuối của dòng tám lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếp theo. (Ví dụ: Khổ 1: trời - đời, xa, ra)

+ Nhịp: 2/2/2, 2/4, 4/4

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 4

- Tôi đi mãi, đi mãi mà vẫn chưa đến nơi.

- Biện pháp tu từ điệp ngữ: đi mãi.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 4

a.

- Biện pháp tu từ: điệp từ

- Tác dụng: nhấn mạnh sự thần kì của niêu cơm, phản ánh ước mơ hòa bình của nhân dân qua hình tượng niêu cơm thần.

b.

- Biện pháp tu từ: điệp ngữ

- Tác dụng: Tăng sức gợi hình cho câu văn, thể hiện sự bao la, rộng lớn với những nơi mà chim thần bay qua. 

So sánh những lời kể về vợ chồng người em và vợ chồng người anh (khi chuẩn bị theo chim ra đảo, khi lấy vàng bạc trên đảo) và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:Vợ chồng người emVợ chồng người anhHai vợ chồng nghe lời chim may một cái túi vải, bề dọc bề ngang vừa đúng ba gangHai vợ chồng cuống quýt bàn cãi may túi. Mới đầu họ định may nhiều túi, sau lại sợ chim không ưng,...
Đọc tiếp

So sánh những lời kể về vợ chồng người em và vợ chồng người anh (khi chuẩn bị theo chim ra đảo, khi lấy vàng bạc trên đảo) và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:

Vợ chồng người em

Vợ chồng người anh

Hai vợ chồng nghe lời chim may một cái túi vải, bề dọc bề ngang vừa đúng ba gang

Hai vợ chồng cuống quýt bàn cãi may túi. Mới đầu họ định may nhiều túi, sau lại sợ chim không ưng, bèn chỉ mang một túi như em nhưng to gấp ba lần, thành ra như một cái tay nải lớn

Người chồng xách túi ra, chim rạp mình xuống đất cho anh trèo lên lưng rồi vỗ cánh bay lên

Người chồng tót ngay lên lưng chim, còn người vợ vái lấy vái để chim thần

Anh thấy hang sâu và rộng nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra hiệu cho chim bay về

Trên lưng chim bước xuống, anh ta đã hoa mắt vì của quý. Vào trong hang, anh ta lại càng mê mẩn tâm thần, quên đói, quên khát, cố nhặt vàng và kim cương cho thật đầy tay nải. Tay nải đã đầy, anh ta còn lấy thêm vàng dồn cả vào ống tay áo, ống quần đến nỗi nặng quá phải lê mới ra khỏi hang

a. Tìm những động từ hoặc cụm động từ thể hiện rõ sự khác biệt về hành động giữa vợ chồng người em và vợ chồng người anh.

b. Giải thích nghĩa của những động từ hoặc cụm động từ tìm được ở trên.

2
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 4

a. Các động từ và cụm động từ nêu rõ sự khác biệt trong bảng sau:

Vợ chồng người em

Vợ chồng người anh

Hai vợ chồng nghe lời chim may một túi vải, bề dọc bề ngang vừa đúng ba gang

Hai vợ chồng cuống quýt bàn cãi may túi. Mới đầu họ định may nhiều túi, sau lại sợ chim không ưng, bèn chỉ mang một túi như em nhưng to gấp ba lần, thành ra như một cái tay nải lớn

Người chồng xách túi ra, chim rạp mình xuống đất cho anh trèo lên lưng rồi vỗ cánh bay lên

Người chồng tót ngay lên lưng chim, còn người vợ vái lấy vái để chim thần

Anh thấy hang sâu và rộng nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra hiệu cho chim bay về

Trên lưng chim bước xuống, anh ta đã hoa mắt vì của quý. Vào trong hang, anh ta lại càng mê mẩn thâm thần, quên đói, quên khát, cố nhặt vàng và kim cương cho thật đầy tay nải. Tay nải đã đầy, ống quần đến nỗi nặng quá phải lê mãi mới ra khỏi hang

 
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 4

b. Giải thích nghĩa của những động từ hoặc cụm động từ:

- may một túi vải: hành động dùng kim chỉ và vải để tạo ra một túi đựng đồ bằng vải.

- cuống quýt bàn cãi: tranh chấp, bàn cãi một cách vội vàng, hấp tấp cho sự việc đang gấp rút.

- chim rạp mình xuống đất: chim nằm xuống cho người leo lên.

- trèo lên: hành động đứng lên trên cao hoặc lên trên một vật gì đó một cách thận trọng, từ từ.

- tót ngay lên: hành động trèo lên sự vật một cách vội vã, khẩn trương, vô duyên.

- vái lấy vái để: hành động quỳ lạy vội vàng, nhanh như cầu khẩn điều gì.

- không dám vào: bẽn lẽn, rụt rè, không dám vào trong.

- hoa mắt: cảm giác xây xẩm, tối sầm mặt lại vì điều gì đó khiến ta lạ lẫm.

- mê mẩn tâm thần, quên đói, quên khát, cố nhặt vàng: như người mất trí, mê mẩn quên hết mọi thứ, chỉ nghĩ đến thứ trước mắt.

- lấy thêm: hành động tham lam, lấy thêm nhiều nữa vì cảm giác chưa đủ.

23 tháng 4

       Chim còn có tổ có tông
Người sao chẳng nhớ non sông cội nguồn
       Quê hương xa cách thấy buồn
Lời ru điệu hát hãy còn trong tâm

       Hái dâu vất vả chăn tằm
Nhả tơ óng mượt trăng rằm ước ao
       Lũy tre bến nước cầu ao
Nhớ hoài đối đáp ca dao tâm tình

       Yêu sao giọt nắng lung linh
Áo dài tha thướt tươi xinh dịu hiền
       Thương luôn giọng cả ba miền
Đều mang âm sắc nỗi niềm yêu thương

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 4

a. - mơn mởn: tươi

    - lúc lỉu: trĩu trịt

b. - ròng rã: đằng đẵng

    - vợi hẳn: bớt dần hẳn

23 tháng 4

Đặc điểm/Văn bản

 

Chùm ca dao về quê hương đất nước

Chuyện cổ nước mình

Cây tre Việt Nam

Biện pháp tu từ nổi bật

Ẩn dụ

So sánh, ẩn dụ

Nhân hóa, điệp ngữ

Tình cảm, cảm xúc của tác giả 

Tình yêu quê hương, đất nước

Tình yêu quê hương, đất nước

 

Tình yêu quê hương, đất nước

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 4

     Sau khi bị rơi xuống biển, người anh trôi dạt vào bờ. Được cứu sống trong tình trạng thê thảm và trở về. Từ đó, người anh hiểu ra hậu quả do thói tham lam gây nên và sống tử tế, nhân hậu hơn. Chứng kiến người anh đã thức tỉnh, người em trai hết lòng giúp đỡ anh. Không còn là người lười biếng, mưu lợi, người anh trai trân trọng, biết ơn người em. Cuộc sống của người anh cũng ngày một tốt hơn nhờ sự lao động chăm chỉ, cần mẫn của chính mình.