K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 2 2016

Bạn có thể google hình ảnh: Human Body Mindmap

https://www.pinterest.com/pin/322640760774374426/Hỏi đáp Sinh học

25 tháng 1 2016

(***) Cấu tạo của tim bao gồm các bộ phận sau:

Bên ngoài

-Tim hình chóp, đỉnh nằm dưới, đáy hướng lên trên và hơi lệch về phía bên trái

-Lớp màng bao bọc bên ngoài tim bằng mô liên kết 

-Tâm thất lớn nằm ở phía đỉnh tim

Bên trong

-Có 4 ngăn

-Thành tâm thất dày hơn thành tâm nhĩ

-Giữa tâm thất với tâm nhĩ và tâm thất với động mạch có van -> máu lưu thông theo 1 chiều

(***) Cấu tạo của mạch máu bao gồm các bộ phận sau:

Động mạch

-Thành mạch: gồm 3 lớp là mô liên kết, cơ trơn dày, biểu bì

-Lòng trong hẹp

-Động mạch chủ lớn nhiều động mạch nhỏ

Tĩnh mạch

-Thành mạch : gồm 3 lớp là mô liên kết, cơ trơn mỏng, biểu bì

-Lòng trong: rộng

-Có van 1 chiều

Mao mạch

-Thành mạch : 1 lớp biểu bì mỏng

-Lòng trong: hẹp nhất

-Mao mạch nhỏ, phân nhiều nhánh

 

 

25 tháng 1 2016

bn hỏi google ý

mk ko bít mới hok lớp  7 akkhocroi

18 tháng 1 2016

Trong khẩu phần ăn đầy đủ các chất sẽ có saccarit (chất đường), liptit (chất béo), prôtêin (chất đạm) và các chất khác (axit nucleic,....)

Ở khoang miệng: thực ăn mới được tiêu hóa một phần:

Về mặt cơ học: thức ăn được cắn, xé, nghiền nhỏ, nhào trộn để thấm nước bọt, thức ăn mềm ra, cắt thành những phần nhỏ.

Về mặt hóa học: nước bọt chứa enzim amilaza sẽ phân giải một phần tinh bột trong thức ăn thành mantôzơ (một loại đường đôi, gồm có 2 phân tử glucôzơ liên kết với nhau).

Vào thực quản, thức ăn chi di chuyển trong thực quản, trong quá trình đó, amilaza từ nước bọt tiếp tục phân giải một phần tinh bột trong thức ăn thành mantôzơ.

Sau khi qua khoang miệng và thực quản, thức ăn sẽ xuống dạ dày một thời gian rồi xuống ruột.

Ở dạ dày, thức ăn sẽ tiếp tục được nhào trộn, thấm dịch vị, enzim pepsin trong dạ dày sẽ phân giải protein thành những đoạn peptit ngắn.

Ở ruột, thức ăn được thấm dịch và các enzim tiêu hóa do tuyến mật, tuyến tụy tiết ra. Ở ruột, tất cả các loại thức ăn còn lại sẽ được phân giải hoàn toàn thành các phân tử nhỏ: glucôzơ, axit amin, axit béo, nuclêôtit,... và được hấp thụ vào máu.

17 tháng 1 2016

Ở khoang miêng với thực quản làm gì nó đã tiêu hóa em..xuống dạ dày nhờ các enzim phân hủy các chất xơ, thức ăn cứng ... thì lúc này nó thật sự mới được cắt nhỏ để hấp thụ vào cơ thể

21 tháng 1 2016

Phổi là một bộ phận trong cơ thể với vai trò chính yếu là trao đổi các khí - đem ôxy từ không khí vào tĩnh mạch phổi, và điôxít cacbon từ động mạch phổi ra ngoài. Ngoài ra phổi cũng có một số khả năng thứ yếu khác, giúp chuyển hóa một vài chất sinh hóa, lọc một số độc tố trong máu. Phổi cũng là một nơi lưu trữ máu. 

Trong con người, phổi gồm có hai buồng phổi nằm bên trong lồng ngực, được bao bọc bởi các xương sườn chung quanh, phía dưới có cơ hoành ngăn giữa phổi và các cơ quan trong bụng như gan, dạ dày, lá lách. Giữa hai buồng phổi là khí quản (1) - là ống dẫn khí chính. Khí quản phân ra hai nhánh phế quản chính (2) (3). Quả tim nằm giữa hai phổi (trung thất), hơi trệch về bên trái. 

Buồng phổi bên trái có 2 thùy (trái-trên (5a), trái-dưới (5b)), bên phải có 3 thùy (phải-trên (4a), phải-giữa (4b) và phải-dưới (4c)). Mỗi buồng phổi có một phế quản chính, một động mạch (8) và hai tĩnh mạch - những ống dẫn này chia như nhánh cây chi chít từ lớn ở giữa ngực (trung thất) đến cực nhỏ phía ngoài cùng của buồng phổi - kèm theo là các dây thần kinh và mạch bạch huyết. 

Những ống dẫn khí lớn hơn như khí quản và phế quản lớn được nhiều vành sụn giữ cho cứng và có ít cơ trơn. Bên trong các ống có lát màng tế bào tiêm mao và một lớp màng nhầy mỏng trên các tế bào này. Chất nhầy giữ bụi, hạt phấn và các chất bẩn khác. Qua chuyển động của tiêm mao, chất bẩn bám theo màng nhầy được đẩy lên và đưa vào thực quản nuốt xuống dạ dày theo nước miếng. 

Hệ hô hấp có hai phần, "hô hấp ngoại" là giai đoạn phổi hấp thụ O2 từ không khí bên ngoài vào cơ thể và thải CO2 ra. "Hô hấp nội" là giai đoạn trao đổi O2 và CO2 tại các tế bào trong cơ thể. 

Hệ "hô hấp ngoại" gồm có hai lá phổi, như hai túi hơi được kéo ra - để hút hơi vào; và bóp lại - để đẩy hơi ra; bởi một dàn khung bơm. Dàn khung này là bộ xương lồng ngực và cơ hoành, cử động nhịp nhàng theo co bóp của các cơ xương ngực và cơ hoành, dưới sự điều khiển của một số tế bào đặc biệt trong não. Trong tình trạng thư giãn, con người hít thở 12-15 lần một phút; mỗi lần thở 500 mililít không khí (nghĩa là khoảng 6-8 L mỗi phút); 250 mL O2 đi vào cơ thể và 200 mL CO2 trở ra. 

Trong hơi thở ra có nhiều chất khí thải từ trong cơ thể - khoa học có thể xét nghiệm được khoảng 250 loại khí khác nhau từ hơi thở con người, thí dụ methane (từ ruột); rượu (khi uống rượu), acetone (khi nhịn ăn), v.v. 


Cơ quan hô hấp: 
Da: một số thủy sinh, hay động vật sống trên mặt đất (một số loài nhện và rận , ví dụ) có thể hít thở một cách đơn giản bằng cách trao đổi khí qua bề mặt của cơ thể 
Mang: nhiều thủy sinh, động vật sử dụng mang để thở. Ngay cả các động vật trên mặt đất cũng có thể làm được điều này, như với các loài mọt có thể tìm thấy được dưới những tảng đá trong sân nhà. Mang chỉ đơn giản là lớp tế bào điều chỉnh một cách cụ thể để trao đổi khí một cách phù hợp. 
Mang phụ: một số loài nhện, bọ cạp, và vài loài chân khớp vẫn dùng mang phụ. Mang phụ, chủ yếu là mang được điều chỉnh cho sử dụng trên đất, trong quá trình hô hấp của chúng. Chúng là những tế bào đơn giản, với nhiều vết nhăn để tăng diện tích bề mặt 
Một bộ phận trong tai: Một cơ quan thở phụ cho các loài cá thuộc họ Anabantoidei. Chủ yếu kèm theo các tế bào đan xen chằng chịt với nhau, phát triển từ một góc trong cấu trúc của mang 
Khí quản: ống phát triển của nhiều loài chân khớp, có thể từ mang phụ, mà đơn giản chỉ dẫn trực tiếp vào các cơ quan thông qua các lỗ được gọi là lỗ mang, nơi mà các cơ quan nội bộ tiếp nhận với không khí. Chúng có thể rất đơn giản, như là với một số loài nhện, hoặc phức tạp hơn, kết thúc bằng một cái túi khí phức tạp, như với nhiều côn trùng. 

24 tháng 1 2016

Thế thì mở vở ra khác cóok

17 tháng 1 2016

nếu ăn khi nc thì sẽ rất vô duyên và bắn thức ăn vào mặt người khác

17 tháng 1 2016

Trong bữa ăn, tốt nhất là không nên nói bởi vì khi nói, quý vị không nhai kỹ càng. Tôi nói về phương diện thể chất, chưa nói đến phương diện tâm linh. Hơn nữa, nhiều khi nói chuyện, quý vị nuốt (thức ăn) xuống sai ống dẫn, thay vì xuống đường bao tử thì lại qua đường phổi hay mũi và gây phiền phức. Có khi làm chết người! Cho nên từ xưa người ta nói rằng khi ăn thì không nên nói chuyện.

Ðó là sự giải thích theo lý, nhưng còn một giải thích khác, đó là hầu hết ma quỷ đi vào từ miệng vì đó là khe hở lớn nhất và phần đông thời gian là chúng ta mở ra. Nếu có thứ gì muốn nhập vào chúng ta nó có thể chui qua miệng một cách rất nhanh. Cho nên khi chúng ta ăn mà cứ mở miệng ra nói chuyện thì ma quỷ sẽ nghe và chui vào trong cùng với thức ăn. Hoặc làm dơ thức ăn và gây khó tiêu hay trúng độc hay làm điều gì trở ngại khi nó vào trong thân thể chúng ta.

Nhiều khi chúng ta mắc một chứng bệnh dễ lây mà ngay cả chúng ta cũng chưa biết. Nó có thể đã vào trong nhưng chưa phát ra trong mình nên chúng ta không biết mình có. Nếu vừa ăn vừa nói, chúng ta thở ra đủ thứ vi trùng vào trong thức ăn, và rồi cả hai người đều phải hít vào và ăn thức ăn bị nhiễm vi trùng của chúng ta.

Bởi thế cho nên trong lúc ăn tốt hơn là chúng ta đừng nói chuyện. Nếu phải nói thì tốt hơn là đừng nói trực tiếp vào trong thức ăn. Ðâu cần phải bò lên trên bàn để nói chuyện với nhau! Tại vì vào lúc đó dĩ nhiên là nước miếng và hơi thở quý vị sẽ khiến vi trùng đi vào trong thức ăn nữa. Có thể là chúng ta không thấy chúng nhưng chúng hiện hữu ở đó.

(Tick mình nha! ... Mình tra google!)hiuhiu ngaingung

11 tháng 1 2016

co giãn,bong gân,.... tick nha

11 tháng 1 2016

chịu ko bjt

4 tháng 1 2016

- Trời nóng: mồ hôi tiết nhiều, cơ thể mất nhiều nước => Mau khát
- Trời mát: mao mạch máu co lại, lượng máu qua da ít làm giảm sự tỏa nhiệt qua da. Đồng thời cơ thể phân giải chất để giải phóng năng lượng, một phần năng lượng để duy trì thân nhiệt => Nhanh đói

4 tháng 1 2016

Trời nóng chóng khát vì: trời nóng cơ thể đổ mồ hôi nhiều để tỏa nhiệt ---> cơ thể mất nhiều nước ---> chóng khát

Tời mát chóng đói vì : cơ thể tăng cường quá trình chuyển hóa để sinh nhiệt nên tiêu hao nhiều năng lượng ---> chóng đói

vui chúc bn học tốt

3 tháng 1 2016

Haha, k thấy tui đăng hở trời? Vào chtt mà xem, có câu tl đấy!

6 tháng 1 2016

-Tc sống của tế bào:trao đổi chất,sinh trưởng,sinh sản,cảm ứng

-Cn của tb là trao đỏi chất,trao đổi khícung cấp năng lượng cho cơ thể để 

sinh trưởng đến 1 mức độ nhất định và có kn sinh sản.Như vậy,mọi hoạt động sống

của tế bào đều liên wan đên mọi hđ của cơ thể

26 tháng 1 2016

Vận động viên cử tạ xuất sắc có thể nâng được một trọng lượng lớn gấp đôi trọng lượng cơ thể; vận động viên đẩy tạ có thể đẩy quả tạ rất nặng xa mấy chục mét; vận động viên nhảy cao có thể nhảy qua xà cao trên 2m. Họ có thể đạt những thành tích xuất sắc đó là do nắm vững kỹ thuật chuyên môn và có cơ bắp rất phát triển, giúp sản sinh ra lực lớn vượt xa người bình thường. 
Cơ thể người có hơn 600 cơ bắp, gồm hơn 300 triệu sợi dây tơ. Chúng phân bố khắp nơi trên cơ thể, mỗi cơ có tác dụng riêng. Nếu các sợi cơ này đồng thời co cùng một hướng thì sẽ xuất hiện một lực khoảng 25 tấn, có thể so sánh với một cần cẩu. Đương nhiên, cơ bắp phân bố trên toàn cơ thể, vì vậy ta không thể thực hiện điều đó. 
Các nhà khoa học khi nghiên cứu về công năng vận động của cơ bắp đã phát hiện thấy: khi cơ bắp co lại, các sợi cơ từ dài biến thành ngắn, từ mảnh biến thành thô; quá trình đó sẽ phát sinh ra một lực lớn, trong vật lý gọi là sản sinh công. Đồng thời với việc sinh ra lực, cơ bắp cũng tiêu hao một năng lượng lớn trong cơ thể 
Đương nhiên, công do một sợi cơ co lại sinh ra là không đáng kể, nhưng vô số sợi cơ liên kết với nhau khi co lại sẽ sinh ra một công rất lớn. Theo kết quả đo đạc, số cơ bắp của con cóc có tiết diện mặt cắt 1 cm2 khi co lại hết sức sẽ đẩy được một vật nặng 3 kg; cũng lượng cơ như vậy của con người khi co lại tối thiểu sẽ đẩy được một vật nặng 3,65 - 4 kg, thậm chí 8 kg. Ngoài ra, lực co của cơ bắp còn được quyết định bởi độ dài của sợi cơ. Sợi cơ càng dài, biên độ co duỗi càng lớn thì lực càng mạnh. Ngược lại, sợi cơ càng ngắn, biên độ co duỗi nhỏ thì lực cũng nhỏ. Từ đó có thể thấy nếu cơ bắp to khỏe, diện tích mặt cắt ngang lớn, sợi cơ dài thì lực co duỗi sẽ lớn; ngược lại lực sẽ nhỏ. 
Cơ bắp của vận động viên có lực rất lớn nguyên nhân chủ yếu là do cơ bắp của họ thường được rèn luyện. Khi cơ thể ở trạng thái yên tĩnh, đa số những mạch máu nhỏ trong cơ bắp (mỗi mm2 có đến hàng nghìn mạch) đều đóng lại. Khi vận động, vì sức hoạt động của cơ bắp tăng lên, cần tiêu hao nhiều năng lượng nên các mao mạch trong cơ bắp đều mở ra (nhiều gấp 20 - 50 lần so với khi yên tĩnh) khiến cho tốc độ tuần hoàn máu trong toàn thân tăng nhanh, lượng máu thông qua các tổ chức cơ bắp tăng lên. Quá trình hấp thu và đào thải của cơ bắp tăng, giúp nó nhận được nhiều chất dinh dưỡng. Ở những vận động viên thường xuyên rèn luyện, hàm lượng anbumin trong cơ tăng lên, khiến các sợi cơ to hơn, tổ chức kết đế trong cơ tăng. Ngoài ra, số mao mạch trong cơ cũng tăng, kết quả là thể tích toàn cơ bắp tăng lên, trọng lượng gia tăng. 
Số lượng sợi cơ của mọi người gần như nhau, nhưng vận động viên nhờ rèn luyện nên thể tích cơ bắp tăng lên, nghĩa là từng sợi cơ của họ trở nên thô hơn, có thể sản sinh ra một lực mạnh hơn.

2 tháng 1 2016

do tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của cơ tơ dày làm cho tế bào cơ ngắn lại

vuichúc bạn học tốt

30 tháng 12 2015

mot phan tinh bot bien doi thanh duong mantzo