K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2019

- Lâm Ấp

-Vạn Xuân

( Giao Châu thành An Nam)

hok tốt

7 tháng 5 2019

lâm ấp 

vạn xuân

Giao châu đổi thành An nam

7 tháng 5 2019

Hai Bà Trưng: Hát Môn

Bà Triệu: Phú Điền

Lý Bí: Thái Bình

Triệu Quang Phục:Dạ Trạch

Mai Thúc Loan: Nghệ An

Phùng Hưng:Đường Lâm

Khúc Thừa Dụ:Trung Quốc

Ngô Quyền : sông BẠCH ĐẰNG

~hok tốt~

 ( Mik biết nội quy rồi !!! Mik đăng lên để giới thiệu thôi nhé !!! )Đăng ký tham dự Ngày hội Khoa học Công nghệ tại Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2019Nhân Ngày Khoa học công nghệ Việt Nam, Trường ĐHSP tổ chức các hoạt động gồm: Triển lãm Khoa học Công nghệ, Trải nghiệm Khoa học vui và tập huấn phương pháp thiết kế hoạt động trải nghiệm, tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên...
Đọc tiếp

 

( Mik biết nội quy rồi !!! Mik đăng lên để giới thiệu thôi nhé !!! )

Đăng ký tham dự Ngày hội Khoa học Công nghệ tại Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2019

Nhân Ngày Khoa học công nghệ Việt Nam, Trường ĐHSP tổ chức các hoạt động gồm: Triển lãm Khoa học Công nghệ, Trải nghiệm Khoa học vui và tập huấn phương pháp thiết kế hoạt động trải nghiệm, tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên các cấp.
- Thời gian: ngày 18 &19/5/2019
- Địa điểm: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Kinh phí: Chương trình được tổ chức MIỄN PHÍ
- Đối tượng: giáo viên, phụ huynh và học sinh các cấp trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Các cá nhân quan tâm xin vui lòng đăng ký ở link này hoặc gọi điện đến SĐT: 0988521269 (Ths Phí Thị Bảo Khanh); các trường học và tổ chức xin gọi điện trực tiếp hoặc gửi email vềp.khcn@hnue.edu.vn.

- Hoc24.vn và Olm.vn như hàng năm cũng sẽ có gian hàng tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo về học tập trong ngày hội này.

Link đăng ký: Tại đây

 

Fanpage: Phòng Khoa học - Công nghệ HNUE

 

0
7 tháng 5 2019

Từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.

Tác dụng: các từ láy góp phần khắc họa hình ảnh chú bé Lượm xinh xắn, đáng yêu, nhanh nhẹn.

7 tháng 5 2019

các từ láy : loắt choắt , xinh xinh,thoăn thoắt ,nghênh nghênh.

các biện pháp tu từ:nhân hóa "như con chim chích nhảy trên đường vàng"

cách sử dung các từ láy làm giàu âm điệu ,đoạn thơ trở nên sinh động .sử dụng biên pháp tu từ làm nổi rõ hình ảnh chú bé liên lạc vui tươi yêu đời tham gia cách mạng

Ngôi kể thứ 1

Phương thức biểu đạt là tự sự

Nội dung nói về bài học đường đời đầu tiên của chú Dế Mèn kiêu ngạo

 
7 tháng 5 2019

Bài làm

Văn bản " Bài học đường đời đầu tiên " được kể theo ngôi thứ nhất.

       Dấu hiệu nhận biết : " Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực ......"

Chúc bạn học tốt !

7 tháng 5 2019

Văn bản Vượt thác được trích từ chương XI truyện Quê nội (1974) của Võ Quảng - nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. Đoạn trích đưa ta về cảnh thiên nhiên sông nước trên sông Thu Bồn trong một cuộc vượt thác gian nan, vất vả của con người.

Vượt thác đã đưa bạn đọc cùng với hành trình của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy, từ vùrg đồng bằng trù phú, vượt qua những thác ghềnh ở vùng núi để tới thượng nguồn lấy gỗ về dựng trường học cho làng Hoà Phước sau Cách mạng 1945 thành công.

Vượt thác là bức tranh thiên nhiên trên dòng sông Thu Bồn. Bức tranh đó được miêu tả có sự thay đổi theo từng chặng đường của con thuyền, theo điểm nhìn của tác giả. Nhà văn đã chọn vị trí quan sát là ở trên thuyền nên có thể nhìn thấy cảnh quan hai bên bờ cũng như dòng nước trên sông: con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Có thể nói đó là một vị trí quan sát thích hợp nhất để tả cảnh. Tác giả đã tìm ra được những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng con thuyền đã đi qua: vùng đồng bằng êm đềm thơ mộng, trù phú bao la với những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít; đoạn sông có nhiều thác dữ thì từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Khi con thuyền vượt qua thác dữ thì nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra.

Ở đây, cảnh vật được nhân hoá, so sánh khiến cho bức tranh thiên nhiên sông nước có hồn, sinh động và gợi cảm. Con thuyền như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp... Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn... Rồi thuyền vượt qua khỏi thác cổ Cò. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa là hình ảnh những cây cổ thụ trên bờ sông mà tác giả đã miêu tả đến hai lần ở đoạn đầu và cuối bài văn. Khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến chỗ có nhiều thác dữ thì dọc bờ sông hiện ra những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước như là cảnh báo con người: phía trước là khúc sông có nhiều thác dữ, cần phải chuẩn bị tinh thần để vượt qua. Đến khi con thuyền vượt qua nhiều thác dữ thì dọc sườn núi lại hiện ra Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô con cháu tiến về phía trước. Một hình ảnh so sánh đầy sức sáng tạo nhưng vẫn không mất đi độ chính xác và gợi cảm. Trong cách nhìn của người vượt thác, những cây to so với những cây thấp nhỏ lại giống như những cụ già đang hướng về phía con cháu họ mà động viên, thúc giục họ tiến về phía trước. Ẩn sau cách nhìn ấy là tâm trạng phấn chấn của những con người vừa vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm.

Điều đặc sắc hơn là những cây cổ thụ đều được ví với người để biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới. Song điều đặc biệt ở đây là mỗi hình ảnh so sánh đều có nét riêng độc đáo không gây sự nhàm chán. Cho nên, nếu hình ảnh ở đoạn cuối văn bản là một hình ảnh so sánh rõ ràng (có từ so sánh "như") thì hình ảnh ở đoạn trước (đầu văn bản) là một sự so sánh kín đáo, được thể hiện bằng một cách nhân hoá (qua cái dáng đứng trầm ngâm lặng nhìn - đặc điểm chỉ có ở con người để miêu tả cho những chòm cổ thu). Tạo được những hình, ảnh giàu sức biểu hiện như vậy là một thành công của Võ Quảng.

Khung cảnh thiên nhiên dù có đẹp đến đâu cũng chỉ là một cái nền để tôn vẻ đẹp của con người bởi con người bao giờ cũng là trung tâm của cảnh. Đó là chú Hai, vi tiêu biểu nhất, đẹp nhất là dượng Hương Thư ở cảnh vượt thác dữ. Nhà văn đã đặc tả nhân vật này với những chi tiết đầy ấn tượng thể hiện một quyết tâm lớn để chiến thắng hoàn cảnh. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cẩn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào, giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh hùng vĩ. Biện pháp so sánh được sử dụng nối nhau liên tiếp trong đoạn đã khắc hoạ vẻ đẹp rắn chắc, dũng mãnh của nhân vật, biểu thị sức mạnh, sự cố gắng hết sức tập trung tất cả tinh thần và nghị lực để chiến đấu với dòng thác. Người đọc ngỡ như hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện ra trước mắt. Phải chăng thông qua nghệ thuật so sánh tài tình nhà văn làm nổi bật cái "thần" nhằm tôn vinh hình ảnh con người trước thiên nhiên rộng lớn.

Lại một so sánh tưởng chừng như lạc lõng: Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ, thực chất đã mang lại hiệu quả bất ngờ. Nó không những chỉ đối lập và thống nhất hai tư thế, hai hình ảnh khác nhau của cùng một con người mà còn hé mở cho người đọc biết thêm những phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn thử thách.

Đoạn văn là sự thống nhất cao độ và thành công tột bậc giữa tả thiên nhiên và tả người, tả chân dung con người trong hoạt động, giữa kể và tả với hai biện pháp nghệ thuật phó biến: nhân hoá và so sánh.

Võ Quảng đã thành công trong việc thể hiện chủ đề của bài văn qua cảnh vượt thác của dượng Hương Thư, chú Hai và thằng Cù Lao. Nhà văn ca ngợi cảnh thiên nhiên miền trung đẹp, hùng vĩ, ca ngợi con người lao động Việt nam hào hùng mà khiêm nhường, giản dị.

                   hk tốt - Giang

Trên đất nước này còn biết bao trẻ em tàn tật, khốn khổ lang thang vất vưởng ngoài đường, phải chịu hậu quả của chất độc màu da cam trong chiến tranh do Mĩ gây ra. Song trái tim của các em vẫn luôn cháy hi vọng về tương lai tốt đẹp hơn dù niềm hi vọng đó rất nhỏ nhoi. Và lần kia, khi bắt gặp một em bé tàn tật, em như càng hiểu hơn về cuộc sống của những em bé tật nguyền.

Hôm đó, khi em gặp bé tàn tật, em rất đỗi ngạc nhiên. Chẳng lẽ cũng một con người mà lại xấu số đến vậy sao? Em bé mặc một bộ quần áo rách rưới, vá chằng vá chịt và sẫm đen. Không hiểu với chiếc áo ấy, cô bé có chống chọi được với cái lạnh giá của mùa mưa không? Nghĩ đến từng cơn gió mỗi lần thổi vào tấm thân gầy còm của cô bé, em rùng mình thương cảm. Ô hay! Mái tóc cô bé sao lại vàng hoe thế kia! A, em hiểu ra rồi. Những lần bước trên đường rải nhựa, cái nắng gay gắt của mùa hè đầy gió bụi của đất Sài Gòn này đã biến mái tóc đen dày của cô bé thành một màu vàng khét lẹt. Sao thế nhỉ? Cô bé có đôi mắt đang mở to nhìn cuộc đời đang sôi động thế kia mà! Không, dưới đôi lông mày mảnh mai, cặp mắt tròn xoe ấy đã mờ đục… Trước mắt cô bé là cả một thế giới màu đen, vĩnh  viễn là bóng đêm dày đặc bao phủ. Ai đã cướp đi đôi mắt trong sáng của cô bé? Đó chính là hậu quả của chiến tranh. Cô bé đâu phải sinh ra trong cái thời chiến tranh ác liệt ấy. Nhưng chất độc màu da cam  do đế quốc Mĩ rải xuống trên chiến trường miền Nam Việt Nam khiến hàng ngàn trẻ em vô tội đã bị chất độc này làm tàn phế từ trong bào thai của mẹ và sinh ra đã là người tật nguyền. Thật bất hạnh!

Cô bé dò dẫm đi từng bước một nhờ cây gậy dò đường. Chỉ cần một vật cản vô tình nào đó, có thể là một viên đá, một cành cây nhỏ cũng có thể làm cô vấp ngã trên đường. Chiếc nón lá rách tươm không biết cô lượm được ở đâu cứ chìa ra như cầu xin mọi người rủ lòng thương kẻ tật nguyền nhịn bớt li cà phê, điếu thuốc, tô hủ tiếu.,, ban phát cho cô năm trăm, một ngàn.

Ôi! Chiến tranh! Sao nỡ đưa cô bé vào hoàn cảnh, khốn khổ này? Nhìn cô bé bước đi chầm chậm trên đường mà lòng em quặn lên một nỗi đau khôn tả. 

7 tháng 5 2019

Mỗi chúng ta, ai cũng có số phận của riêng mình. Có người may mắn, có những người lại kém may mắn hơn. Có người sinh sống bình thường, cũng có rất nhiều người lại không thể có được cuộc sống bình thường. Một lần tình cờ, em đã được nghe chị gái kể về một người đàn ông mang ngoại hình và hành động khác thường nhưng đáng kính vô cùng - đó là một người lính thương binh trở về từ chiến trường.

Chiến tranh khốc liệt đã lùi xa vào quá khứ, song những nỗi đau, những con người bước ra từ cuộc chiến vẫn còn đó. Họ vẫn sống, dù cuộc sống không bình thường như bao người khác. Chị gái em là một nhà báo trẻ. Chị đi khắp mọi nẻo đường, về khắp mọi miền quê để tìm và ghi lại những câu chuyện đã qua - những mảnh ghép quá khứ ngày ấy. Sau chuyến đi từ Quảng Trị trở về, chị cầm bức ảnh chụp một người đàn ông, lặng lẽ kể cho em nghe về người đó.

Trong bức ảnh ngược nắng và giọng kể đều đều của chị, em nhìn thấy một người đàn ông đã ngoài bảy mươi tuổi, mái tóc bạc trắng như cước. Khuôn mặt vuông chữ điền nghiêm nghị, chất phác. Thời gian đã làm những nếp nhăn trên khuôn mặt, trên khóe mắt ông dày thêm xen những nốt đồi mồi ở làn da của những người đến tuổi xế bóng. Nụ cười bên miệng móm mém cùng ánh mắt lóe sáng lấp lánh. Vành mắt hơi cong cong tạo cho người xem ảnh cảm giác rất khó tả. Lưng ông đã còng xuống, có lẽ vì gánh nặng bao năm của cuộc đời. Chị bảo người dân xung quanh gọi ông là ông Hai Bình.

Nhưng em đã không kìm được xúc động khi nhìn đến bàn tay đang giơ lên trong bức ảnh. Trên đôi bàn tay ấy chỉ có duy nhất một ngón cái tay lành lặn, những ngón khác đều đã cụt hết. Ông cong cong ngón cái cùng mái đầu hơi gật xuống. Chị em bồi hồi nhớ lại khung cảnh chị chụp bức ảnh này, chị nói ông là một người cựu chiến binh của chiến trường miền Nam hơn năm mươi năm về trước. Bom đạn quân thù đã tàn phá nặng nề cột sống và cướp đi bốn ngón tay trên bàn tay phải của ông. Một điều đặc biệt nữa là ông không nói được, một loại chất độc ngày xưa rải xuống Trường Sơn đã khiến ông mất đi khả năng giao tiếp. Trong suốt quá trình trò chuyện với đoàn chị tôi, ông dùng ngôn ngữ của người câm và những nét chữ viết bằng tay trái.

Chiến tranh đã mang đến cho ông – người thanh niên năm ấy mới ngoài hai mươi tuổi những nỗi đau không thể tưởng tượng nổi. Nhưng khi chị em hỏi về những năm tháng ấy, trên khóe miệng ông luôn thường trực một nụ cười và ánh mắt sáng xa xăm đầy hoài niệm đầy tự hào. Trong lá thư gửi chị em – cô nhà báo mà ông thực sự cảm ơn, ông nói ông chưa bao giờ hối hận vì năm đó đã xung phong đi chiến đấu. Dù mất mát, dù đau thương, nhưng đó là lý tưởng của tuổi trẻ, là điều vô cùng ý nghĩa với cuộc đời ông. Ngón cái cong cong xuống trong ngôn ngữ của người câm, chị em nói đó là lời cảm ơn. Người đàn ông đã chịu đủ đau thương vẫn lạc quan vào cuộc đời, vẫn chân thành cảm ơn cuộc sống đã cho ông cơ hội để hoàn thành lý tưởng của mình. Ở Quảng Trị thân yêu của tổ quốc, ông một mình sống trong ngôi nhà nhỏ, lặng lẽ nhìn ngắm nước nhà đổi thay mà tự hào, hài lòng. Dù cho nhắc lại tên những người đồng chí cùng kề vai sát cánh ngày xưa, ông vẫn không nén được mà trào nước mắt. Trở về cuộc sống bình thường với hình hài và hành động khác thường, song ông chưa bao giờ cảm thấy đau khổ, chán nản. Ông chia sẻ, còn sống để trở về là một may mắn, Tổ quốc đã cho ông cơ hội trở về, trở về để tiếp tục cuộc đời còn đang tiếp diễn, để chứng kiến Tổ quốc sau chiến tranh.

Chị em rời Quảng Trị, tạm biệt ông trong một ngày nắng rực rỡ. Nụ cười ngược nắng của ông – một người khác thường mà vô cùng phi thường đã tiếp thêm sức mạnh cho thế hệ trẻ chúng em. Chúng em phải sống xứng đáng với nỗi đau mà thế hệ ông Hai Bình đã trải qua, xứng đáng với niềm tin của thế hệ anh hùng bất khuất, những chiến binh đã viết lên trang sử vàng chói lói của Tổ quốc như ông.

7 tháng 5 2019

Hoán dụ qua hình ảnh "những trái tim không thể chết" và "những hồn Trần Phú vô danh" chỉ những người chiến sĩ anh hùng đã hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Họ mất đi nhưng tên tuổi của họ vẫn còn mãi với núi sông. Họ bất tử trong lòng dân tộc.

7 tháng 5 2019

Phân tích giá trị nghệ thuật của hình ảnh hoán dụ trong đoạn thơ sau:

                                   Hỡi những trái tim không thể chết

                                 Chúng tôi đi theo bước các anh

                                  Những hồn Trần Phú vô danh

                                              Bài làm

Các hình ảnh hoán dụ

" Những trái tim không thể chết"  và " Những hồn Trần Phú vô danh " Chỉ lòng yêu tổ của của những người người chiến sĩ đã anh dũng hy sinh vì độc lập Tổ Quốc. Chỉ những người chiến sĩ đã anh dũng hy sinh vì đọc lập Tổ Quốc.  Họ đã mất đi nhưng họ vẫn còn sống mãi trong quê hương, đất nước, họ mãi bất tử trong lòng mọi người.

Đề cương lịch sử kì II lớp 6 năm 2018 - 2019:Câu 1: Vì sao người ta nói nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là thời kì bắt buộc?Câu 2: Trong thời kì bắt buộc có những cuộc khởi nghĩa lớn nào của nhân dân ta? (Liệt kê tên, thời gian)Câu 3: Trong thời kì bắt buộc, nước ta được đổi tên và phân chia như thế nào?Câu 4: Ngô Quyền đã chuẩn bị chống quân xâm lược Nam Hán như thế...
Đọc tiếp

Đề cương lịch sử kì II lớp 6 năm 2018 - 2019:

Câu 1: Vì sao người ta nói nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là thời kì bắt buộc?

Câu 2: Trong thời kì bắt buộc có những cuộc khởi nghĩa lớn nào của nhân dân ta? (Liệt kê tên, thời gian)

Câu 3: Trong thời kì bắt buộc, nước ta được đổi tên và phân chia như thế nào?

Câu 4: Ngô Quyền đã chuẩn bị chống quân xâm lược Nam Hán như thế nào?

Câu 5: Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938?

Câu 6: Em có nhận xét gì về kế sách đánh quân xâm lược Nam Hán của Ngô Quyền?

Câu 7: Sự kiện Ngô Quyền bỏ chức Tiết độ sứ, xưng vương có ý nghĩa như thế nào?

Ai help tớ với, tuần sau là thi mất tiêu rồi. Giúp giải hết những câu này luôn nhé, cảm ơn nhiều lắm!!!

 

1
7 tháng 5 2019

Bắc thuộc nha bạn!

7 tháng 5 2019

 Chủ động: đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng...

- Độc đáo:

+ Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ờ bãi cọc. 
+ Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống...

CHÚC THI TỐT !!!!!!!!!!!!!!!!!

+ Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ờ bãi cọc. 
+ Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống...