Có ý kiến cho rằng " Câu thơ cuối của bài thơ Đập đá ở Côn Lôn đã gửi cho người đọc một bức thông điệp về tinh thần kiên cường, ý chí sát đá, tinh thần vượt mọi gian khổ " ý kiến của em như thế nào?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Viết thư chúc mừng sinh nhật anh trai
Hà Nội, ngày tháng … năm 20…
Anh Hồng Anh thân mến của em!
Thế là năm nay anh lại kỷ niệm sinh nhật 24 tuổi của mình ở Sing-ga-po.
Hôm qua bố mẹ có nhắc em hỏi xem năm nay em tổ chức sinh nhật của mình có vui không? Các bạn có đến dự đông đủ không?
Thay mặt anh em nói chuyện với bố mẹ rằng anh và các bạn đi “cáp treo" ra bờ biển để vừa thư giãn vừa tổ chức sinh nhật ở một quán nào đó có bán các món ăn Việt Nam.
Bố mẹ phì cười cho rằng em “phịa” như thật! Có đúng như thế không anh. Hãy viết tỉ mỉ cho em để em còn học tập khi tổ chức sinh nhật cho mình.
Xa nhà vắng bố mẹ và thiếu em nhưng; có nhiều bạn bè tới dự chắc cũng vui lắm anh nhỉ? Nay mai khi về nước anh em mình sẽ tổ chức sinh nhật thật rôm rả để bố mẹ vui.
Tuy em đã tưởng tượng ra vài nét sinh nhật của anh, nhưng khi nhận được lá thơ này anh vẫn viết thật kĩ về cái ngày đó của anh cho em nhé, viết càng nhiều, càng kể tỉ mỉ càng tốt.
Bây giờ anh cho phép em dừng bút và chúc anh vui, khoẻ, học tập tiến bộ. Đó là những món quà quý đối với bố mẹ và em.
Em của anh
Anh Tú
Cuối năm học vừa qua, em được nhận phần thưởng Học sinh xuất sắc. Thầy cô và bạn bè khen ngợi nhưng cũng chính những lời khen ấy lại làm cho em xấu hổ vô cùng. Chuyện là thế này:
Em vốn là học sinh giỏi Toán. Bài kiểm tra nào em cũng đạt điểm 9, điểm 10. Mỗi lần thầy yêu cầu xướng điểm, em trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè trong lớp. Một hôm, trong giờ ôn tập, em chủ quan không học bài cũ. Theo thường lệ, thầy giáo gọi học sinh lên bảng. Em đã có điểm kiểm tra miệng nên tin chắc là thầy sẽ chẳng gọi đến mình. Vì vậy em ung dung ngồi ngắm trời qua khung cửa sổ và tưởng tượng đến trận đá bóng chiều nay giữa đội lớp em với lớp 6B.
Nhưng một chuyện bất ngờ xảy ra. Thầy giáo yêu cầu cả lớp lấy giấy ra làm bài. Biết làm sao bây giờ? Mọi khi làm bài một tiết, thầy thường báo trước. Còn hôm nay, sao lại thế này? Đây đó trong lớp nổi lên tiếng xì xào thắc mắc của một số bạn. Em ngơ ngác nhìn quanh một lượt. Bạn Hoa ngồi cạnh huých cùi tay vào sườn, nhắc nhở: “Kìa, chép đề đi chứ!”
Em có cảm giác là tiết kiểm tra như kéo dài vô tận. Em loay hoay viết rồi lại xóa. Vì mất bình tĩnh nên đầu óc cứ rối tinh lên. Thời gian đã hết, em nộp bài mà lòng cứ thắc thỏm, lo âu.
Tuần sau, thầy giáo trả bài. Như mọi lần, em nhận bài từ tay thầy để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, thấy bị điểm 3, tim em thắt lại. Em không để cho ai kịp nhìn thấy và cố giữ nét mặt thản nhiên, vẻ mặt ấy che giấu bao nhiêu bối rối trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Ăn nói làm sao với thầy, với bạn, với bố mẹ bây giờ? Em quay cuồng lo nghĩ và bất chợt nảy ra một ý...
Thầy giáo gọi điểm vào sổ. Đến tên em, em bình tĩnh xướng to: Tám ạ! Thầy gọi tiếp bạn khác. Em thở phào nhẹ nhõm và tự nhủ chắc thầy giáo sẽ không để ý vì có gần chục bài bị điểm kém cơ mà!
Để xóa sạch mọi dấu vết, tối hôm ấy em làm lại bài rồi lấy bút đỏ ghi điểm 8 theo nét chữ của thầy. Ngày qua ngày, cứ nghĩ đến lúc thầy giáo yêu cầu xem lại bài mà em lạnh cả người. May sao, mọi chuyện rồi cũng trôi qua và tưởng chừng em đã quên bẵng chuyện ấy.
Cuối năm, em đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc. Những tràng vỗ tay, những lời khen ngợi chân thành, vẻ hài lòng và tự hào của cha mẹ. Tất cả những điều ấy vô tình khơi dậy sự day dứt và xấu hổ trong em. Em không xứng đáng. Em muốn nói lên sự thật xấu xa ấy nhưng không đủ can đảm.
Thời gian đã đẩy lùi mọi chuyện vào dĩ vãng nhưng nỗi ân hận vẫn còn nguyên đó. Giờ em kể lại chuyện này mà lòng chưa hết day dứt. Mong thầy cô, cha mẹ và các bạn tha thứ cho em. Em hứa không bao giờ mắc lỗi lầm đó nữa.
Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, mang tính hàm nghĩa sâu sắc: "Làm trai đứng giữa đất cỏn Lỏn, ... Nhan đề bài thơ là "Đập đá ở Côn Lôn”, nói về cảnh lao động khổ sai của nhà thơ và các chiến sĩ yêu nước bị thực dân Pháp đày đọa tại nhà tù Côn Đảo.
Câu 1: Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách tới trường để làm gì ?
Câu 2: Tại sao khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách tới trường ?
khi nào tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách đến trường ? hoặc khi một ngày mới bắt đầu , tất cả trẻ em trên thế giới làm j
khi một ngày mới bắt đầu tất cả trẻ em trên thế giới sẻ làm gì
Có thể hiểu rằng, trên thuyền có 45 con cừu, 5 con rơi xuống biển. Nếu câu hỏi là tuổi của thuyền trưởng thì có thể suy ra, ông có số tuổi là 45-5=40 (bằng số cừu còn lại).