K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 5 2017

Về nông nghiệp, sau nhiều năm chiến tranh, nông nghiệp nước ta sa sút nghiêm trọng. Các vua Nguyễn rất chú ý việc khai hoang. Các biện pháp di dân lập ấp và lập đồn điền được tiến hành ở nhiều tỉnh phía bắc và phía nam.
Năm 1828, Nguyễn Công Trứ được cử làm Doanh điền sứ. Ông chiêu mộ dân lưu vong khai phá miền ven biển, lập nên các huyện Tiền Hải (Thái Hình) và Kim Sơn (Ninh Bình). Hàng trăm đồn điền được thành lập rải rác ở các tỉnh Nam Kì.
Việc khai hoang đã tăng thêm diện tích canh tác. Nhưng ruộng đất bỏ hoang vẫn còn nhiều, vì nông dân bị địa chủ, cường hào cướp mất ruộng đất, phải lưu vong.
Nhà Nguyễn đặt lại chế độ quân điền. Nông dân bị trói buộc vào ruộng đất để nộp tô thuế và đi phu dịch cho nhà nước. Nhưng phần lớn ruộng đất đã tập trung vào tay địa chủ. Do vậy, chế độ quân điền không còn tác dụng phát triển nông nghiệp và ổn định đời sống nông dân.
Ở các tỉnh phía bắc, việc sửa đắp đê không được chú trọng. Lụt lội, hạn hán xảy ra luôn. Thời Tự Đức, tài chính thiếu hụt, nạn tham nhũng phổ biến, việc sửa đắp đê càng khó khăn. Có nơi như phủ Khoái Châu (Hưng Yên), đê vỡ 18 năm liền. Dân phiêu tán khắp nơi, trong dân gian có câu : "Oai oái như phủ Khoái xin cơm", cả một vùng đồng bằng phì nhiêu biến thành bãi sậy.
Về công thương nghiệp, theo đà phát triển của các thế kỉ trước, công thương nghiệp có điều kiện phát triển thêm. Nhà Nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu ờ kinh đô Huế, Hà Nội, Gia Định... Thợ giỏi các địa phương được tập trung về sản xuất trong các xưởng của nhà nước.
Ngành khai thác mỏ được mở rộng, cả nước có hàng trăm mở được khai thác (các mỏ vàng, bạc, đồng, kẽm, chì, diêm tiêu:..). Nhưng cách khai thác còn lạc hậu. Các mỏ hoạt động thất thường và sa sút dần.
Các nghề thủ công ở nông thôn và thành thị vẫn không ngừng phát triển. Nhiều làng thủ công nổi tiếng khắp nước như làng Bát Tràng, Ngũ Xã, Vạn Phuc (Hà Nội), Bão An (Quảng Nam) v.v... Nhưng hoạt động thủ công nghiệp trong dân gian còn rất phân tán. Thợ thủ công phải nộp thuế sản phẩm nặn};
nề.
Sang thế kỉ XIX, đất nước đã thống nhất, việc buôn bán có nhiều thuận lợi Ngoài các thành thị nổi tiếng trước đó như Hà Nội, Phú Xuân (Huế), Gia Định nhiều thị tứ mới xuất hiện rải rác ở các tỉnh Nam Bộ và Trung Bộ.

cũng nhiều lần phái quan sang Trung Quốc, Xin-ga-po, Phi-líp-pin, Xiêm, Nam Dương (In-đô-nê-xi-a) bán gạo, đường, các lâm sản... và mua về len dạ, đồ sứ, vũ khí...
Tàu buôn phương Tây (Anh, Pháp, Mĩ) cũng đến buôn bán ở các hải cảng Việt Nam. Nhưng nhà Nguyễn không cho người phương Tây mở cửa hàng. Họ chỉ được ra vào một số cảng đã quy định.

Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/kinh-te-duoi-trieu-nguyen-c82a14054.html#ixzz4gsGsfMYw

12 tháng 5 2017

Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn

* Nông nghiệp

- Nhà Nguyễn thực hiện chính sách quân điền, song do diện tích đất công ít (20% tổng diện tích đất), đối tượng được hưởng nhiều, vì vậy tác dụng không lớn.

- Khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức, nhà nước và nhân dân cùng khai hoang.

- Nhà nước còn bỏ tiền, huy động nhân dân sửa, đắp đê điều.

- Trong nhân dân, kinh tế tiểu nông cá thể vẫn duy trì như cũ.

* Nhà Nguyễn đã có những biện pháp phát triển nông nghiệp, song đó chỉ là những biện pháp truyền thống, lúc này không có hiệu quả cao.Nông nghiệp Việt Nam vẫn là một nền nông nghiệp thuần phong kiến, rất lạc hậu.

* Thủ công nghiệp

- Thủ công nghiệp nhà nước:

+ Tổ chức quy mô lớn, các quan xưởng được xây dựng, sản xuất tiền, vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức, làm gạch ngói (nghề cũ).

+ Thợ quan xưởng đã đóng tàu thủy - được tiếp cận với kỹ thuật chạy bằng máy hơi nước.

- Trong nhân dân: nghề thủ công truyền thống được duy trì nhưng không phát triển như trước.

* Thương nghiệp

+ Nội dung phát triển chậm chạp do chính sách thuế khóa phức tạp của Nhà nước.

+ Ngoại thương: Nhà nước nắm độc quyền, buôn bán với các nước láng giềng như Trung Hoa, Xiêm, Mã lai.

+ Dè dặt với phương Tây, tàu thuyền các nước phương Tây chỉ được ra vào cảng Đà Nẵng.

+ Cho nên đô thị tàn lụi dần.

* Nhận xét

Thủ công nghiệp không có điều kiện tiếp cận kỹ thuật của các nước tiên tiến, vì vậy so với nền công nghiệp phương Tây, thủ công nghiệp nước ta lạc hậu hơn nhiều.

12 tháng 5 2017

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ mở đầu tới kết thúc thắng lợi (tháng 12-1427), qua các giai đoạn phát triển và chiến lược, chiến thuật của nó đã chứng minh Lê Lợi là người có tầm vóc của một thiên tài, một nhân cách vĩ đại, chỉ thấy ở những lãnh tụ mở đường, khai sáng.


Lê Lợi sinh ngày 10-9-1385 (6-8 năm Ất Sửu) tại Lam Sơn (Kẻ Cham), nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, trong một gia đình "đời đời làm quân trưởng một phương". Ông là con út của Lê Khoáng và Trịnh Thị Ngọc Hương (anh lớn của ông tên Học, anh thứ là Trư). Ông nối nghiệp cha làm chúa trại Lam Sơn. Khi quân Minh chiếm đất nước, ông nuôi chí lớn đánh đuổi xâm lăng. Quân nhà Minh nghe tiếng ông, dụ cho làm quan, ông không chịu khuất. Ông nói: "Làm trai nên giúp nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm muôn đời, chớ sao lại chịu bo bo làm đầy tớ người?". Năm Lê Lợi 21 tuổi cũng là năm nhà Minh đem 80 vạn quân sang xâm lược nước Việt. Cuộc kháng chiến chống Minh của vương triều Hồ thất bại, nước Đại Việt rơi vào ách thống trị tàn bạo của giặc Minh. Trước cảnh đất nước bị kẻ thù giày xéo, tàn phá, Lê Lợi đã nung nấu một quyết tâm đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi.

Đầu năm 1416, tại núi rừng Lam Sơn trên đất Thanh Hóa, Lê Lợi cùng với 18 người bạn thân thiết, đồng tâm cứu nước đã làm lễ thề đánh giặc giữ yên quê hương. Đó là hội Thề Lũng Nhai đã đi vào sử sách.

Tin Lê Lợi dựng cờ nghĩa, chiêu mộ hiền tài bay xa, thu hút các anh hùng hào kiệt từ bốn phương kéo về. Đất Lam Sơn trở thành nơi tụ nghĩa. ở đó có đủ các tầng lớp xã hội và thành phần dân tộc khác nhau, với những đại biểu ưu tú như: Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Chích, Nguyễn Xí, Lê Lai, Cầm Quý, Xa Khả Tham... Sau một thời gian chuẩn bị chín muồi, đầu năm 1418, Lê Lợi xưng là Bình Định Vương, truyền hịch đi khắp nơi, kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước. Lê Lợi là linh hồn, là lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa ấy.

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ mở đầu tới kết thúc thắng lợi (tháng 12-1427), qua các giai đoạn phát triển và chiến lược, chiến thuật của nó đã chứng minh Lê Lợi là người có tầm vóc của một thiên tài, một nhân cách vĩ đại, chỉ thấy ở những lãnh tụ mở đường, khai sáng. Nếu Ngô Quyền với chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời kỳ 1.000 năm mất nước, mở đầu thời kỳ độc lập mới của dân tộc thì Lê Lợi với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, kết thúc 20 năm thống trị của giặc Minh, khôi phục nền độc lập lâu dài cho Tổ quốc, bắt đầu một kỷ nguyên xây dựng mới. Không có Lê Lợi, không có phong trào khởi nghĩa Lam Sơn. Nhưng Lê Lợi không chỉ là người nhen nhóm, tạo lập ra tổ chức khởi nghĩa Lam Sơn mà ông còn là nhà chỉ đạo chiến lược kiệt xuất. Một nét đặc sắc, mới mẻ trong đường lối chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Minh mà Lê Lợi thực hiện là dựa vào nhân dân để tiến hành chiến tranh giải phóng dân tộc. Nhìn vào lực lượng nghĩa binh và bộ chỉ huy, tướng lĩnh của cuộc khởi nghĩa, có thể thấy rõ tính chất nhân dân rộng rãi của nó, một đặc điểm nổi bật không có ở các cuộc khởi nghĩa khác chống Minh trước đó. Dựa vào sức mạnh của nhân dân, đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng xã hội trong một tổ chức chiến đấu, rồi từ cuộc khởi nghĩa ở một địa phương, lấy núi rừng làm căn cứ địa, phát triển sâu rộng thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trên quy mô toàn quốc. Đây là một cống hiến sáng tạo to lớn về đường lối chiến tranh của Lê Lợi và bộ tham mưu của ông, để lại một kinh nghiệm lịch sử quý giá.

Vừa là nhà tổ chức và chỉ đạo chiến lược về chính trị, quân sự, vừa là vị tướng cầm quân mưu trí, quả quyết, Lê Lợi đã vận dụng lối đánh "vây thành diệt viện" theo lý thuyết quân sự ông nghiền ngẫm: Đánh thành là hạ sách. Ta đánh thành kiên cố hàng năm, hàng tháng không lấy được, quân ta sức mỏi, khí nhụt, nếu viện binh giặc lại đến thì ta đằng trước, đằng sau đều bị giặc đánh, đó là đường nguy. Chi bằng nuôi sức khỏe, chứa khí hăng để đợi quân cứu viện tới. Khi viện binh bị phá thì thành tất phải hàng". Chiến thuật "Vây thành diệt viện" của Lê Lợi kết hợp với chủ trương "mưu phạt nhị tâm công", uy hiếp, phân hóa, chiêu dụ địch của Nguyễn Trãi tạo nên một phương thức độc đáo trong nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Cuộc vây hãm Vương Thông ở Đông Quan và tiêu diệt viện binh giặc tại Chi Lăng, Xương Giang cuối năm 1427 là kết quả thắng lợi của tư tưởng quân sự của Lê Lợi - Nguyễn Trãi. Sau khi đuổi hết giặc Minh về nước, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế năm 1428, sáng lập ra vương triều Lê. Lê Lợi làm vua được 5 năm thì mất (1433), an táng tại Vĩnh Lăng, Lam Sơn, miếu hiệu là Thái Tổ.

Trong sự nghiệp xây dựng đất nước buổi đầu của vương triều Lê, Lê Lợi đã có những cố gắng không nhỏ về nội trị, ngoại giao, nhằm phục hồi, củng cố, phát triển đất nước trên mọi mặt, như tổ chức lại bộ máy chính quyền từ trung ương xuống địa phương; ban hành một số chính sách kèm theo những biện pháp có hiệu quả để khôi phục sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống xã hội. Lê Lợi cũng chú ý tới việc phát triển văn hóa, giáo dục, đào tạo nhân tài. Năm 1428, lên ngôi vua, năm sau (niên hiệu Thuận Thiên thứ 2, 1429), Lê Lợi đã cho mở khoa thi Minh Kinh. Năm 1431, thi khoa Hoành từ. Năm 1433, Lê Lợi đích thân ra thi văn sách. Đấy là chưa kể năm 1426 trong khi đang vây đánh Đông Quan, Lê Lợi đã mở một khoa thi đặc cách lấy đỗ 32 người, trong đó có Đào Công Soạn, một nhà ngoại giao xuất sắc thời Lê Lợi. Nhưng, nhiệm vụ chính trị lớn nhất phải quan tâm giải quyết hàng đầu sau khi đất nước được giải phóng là việc tăng cường củng cố, giữ vững nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc. Về phương diện này, Lê Lợi đã làm được hai việc có ý nghĩa lịch sử. Thứ nhất, ông đã thành công trong cuộc đấu tranh ngoại giao, thiết lập quan hệ bình thường giữa triều Lê và triều Minh. Thứ hai, Lê Lợi đã kiên quyết đập tan những âm mưu và hành động bạo loạn muốn cát cứ của một số ngụy quân trước, điển hình là vụ Đèo Cát Hãn ở Mường Lễ, Lai Châu. Trong bài thơ làm khắc vào vách đá núi Pú Huổi Chò (bên sông Đà, thuộc Lai Châu) năm 1431 khi đánh Đèo Cát Hãn, Lê Lợi đã nói rõ ý chí bảo vệ sự thống nhất giang sơn:

Đất hiểm trở từ nay không còn,

Núi sông đã vào chung một bản đồ.

Đề thơ khắc vào núi đá

Trấn giữ miền Tây của nước Việt ta.

Sau bài thơ trên, Lê Lợi còn viết bài thơ thứ hai khắc vào vách núi Hào Tráng bên Chợ Bờ, Hòa Bình.

Lê Lợi trong 5 năm làm vua, có những công lao to lớn. Đại Việt sử ký toàn thư viết: "Vua hăng hái dấy nghĩa binh đánh dẹp giặc Minh, 20 năm mà thiên hạ đại định. Đến khi lên ngôi, định luật lệ, chế lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, lập quan chức, lập phủ huyện, thu góp sách vở, mở trường học, có thể gọi là có mưu lớn, sáng nghiệp. "

(Quangtri.edu.vn)

12 tháng 5 2017

sao dài thế!

12 tháng 5 2017

ông đã dâng lên vua Quang Trung một bản tấu bàn về 3 vấn đề: Một là "Quân đức" (đại ý khuyên vua nên theo đạo Thánh hiền để trị nước); hai là "Dân tâm" (đại ý khuyên vua nên dùng nhân chính để thu phục lòng người), và ba là "Học pháp" (đại ý khuyên vua chăm lo việc giáo dục). Tuy là ba, nhưng chúng có quan hệ mật thiết với nhau và đều lấy quan niệm "dân là gốc nước" làm cơ sở. Nguyễn Thiếp viết: "Dân là gốc nước, gốc vững nước mới yên"

Những lời tấu ấy được nhà vua nghe theo. Ngày 20 tháng 8 (1791), nhà vua ban chiếu lập "Sùng chính Thư viện" ở nơi ông ở ẩn và mời ông làm Viện trưởng [9]. Kể từ đó, ông hết lòng chăm lo việc dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy học và phổ biến trong dân. Chỉ trong hai năm, ông đã tổ chức dịch xong các sách: Tiểu học, Tứ thư, Kinh Thi, và chủ trì biên soạn xong hai bộ sách là Thi kinh giải âm và Ngũ kinh toát yếu diễn nghĩa

12 tháng 5 2017

copy Wiki thì xóa cho hết chớ!!!

12 tháng 5 2017

Chính sách cai trị của nhà Minh.

+ Chính trị: Xóa bỏ quốc hiệu nước ta, đổi thành quận Giao Chỉ sáp nhập vào Trung Quốc.

+ Kinh tế: đặt ra hàng trăm thứ thuế, bắt phụ nữ và trẻ em vế Trung Quốc làm nô tì.

+ Văn hóa:Thi hành chính sách đồng hóa ngu dân, bắt nhân dân phải bỏ phong tục tập quán của mình, cướp và thiêu huỷ nhiều sách quý của ta

12 tháng 5 2017

Sau thất bại của nhà Hồ, nhà Minh thiết lập chính quyền thống trị trên khắp nước ta. Chúng xoá bỏ quốc hiệu của ta, đổi thành quận Giao Chỉ ; sáp nhập nước ta vào Trung Quốc ; thi hành chính sách đồng hoá và bóc lột nhân dân ta tàn bạo. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế nặng nề, bắt phụ nữ, trẻ em đưa về Trung Quốc bán làm nô tì, cưỡng bức dân ta phải bỏ phong tục tập quán của mình, thiêu huỷ phần lớn sách quý của nước ta và mang về Trung Quốc nhiều sách có giá trị.

12 tháng 5 2017

Ta có : Vua chia thành 2 bộ máy chính: Trung ương và Địa phương

-Trung ương có : 6 Bộ : Lại ,Hộ,Lễ ,Bình,Hình ,Công và Vua trực tiếp chỉ đạo 6 Bộ này.Tiếp đó có :3 cơ quan : Hàn Lâm Viện ,Quôc Sự Viện,Ngự Sử Đài và đây là các cơ quan giúp cho Bộ

Địa phương có : 13 Đạo : có Đô Ti ,Hiến Ti ,Thừa Ti ,mỗi ti có Phủ,Châu ,Huyện

Vài chỗ ko ccungx thì thông càm nha,bấm mỏi quá

12 tháng 5 2017

c.ơn bn nhìuhaha

12 tháng 5 2017

- Tránh cho đất nước bị chia cắt, chiến tranh.
- Bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ dân tộc, tạo sự hòa hiếu láng giềng với nhà Thanh.

12 tháng 5 2017

Đường lối đối ngoại của Vua Quang Trung có ý nghĩa như thế nào?
a. Đường lối ngoại giao của Vua Quang Trung:
- Đối với Lê Duy Chỉ ở phía Bắc, Nguyễn Ánh ở Gia Định: Kiên quyết tiến quân đánh dẹp (tiêu diệt)
- Đối với nhà Thanh: Mềm dẻo nhưng cương quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc
b. Ý nghĩa chính sách ngoại giao:
- Tránh cho đất nước bị chia cắt, chiến tranh.
- Bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ dân tộc, tạo sự hòa hiếu láng giềng với nhà Thanh.

12 tháng 5 2017

Đó là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.Nó đập tan cuồng vọng xâm lược của đế chế nước ngoài,ngăn tình tràng đất nước bị chia cắt

13 tháng 5 2017

Câu 1:

Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến :
Như ta đã thấy, xã hội phong kiến là chế độ xã hội tiếp sau xã hội cổ đại. Nó được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Nhưng ta lại được biết rằng : quá trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau. Vì thế, sự hình thành xã hội phong kiến ở hai khu vực này cũng có những điểm khác biệt.
Các nước phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến tương đối sớm, từ trước Công nguyên (như Trung Quốc) hoặc đầu Công nguyên (như các nước Đông Nam Á). Tuy nhiên, xã hội phong kiến phương Đông lại phát triển rất chậm chạp. Ở Trung Quốc - tới thời Đường (khoảng thế kỉ VII - VIII), còn ở một số nước Đông Nam Á - từ sau thế kỉ X, các quốc gia phong kiến mới bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển. Quá trình khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến ở đây cũng kéo dài từ thế kỉ XVI cho tới giữa thế kỉ XIX, khi các nước này bị rơi vào tình trạng lệ thuộc hoặc là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.
Ở châu Âu, chế độ phong kiến xuất hiện muộn hơn, khoảng thế kỉ V, và được xác lập, hoàn thiện vào khoảng thế kỉ X. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV là thời kì phát triển toàn thịnh, thế kỉ XV - XVI là giai đoạn suy vong của chế độ phong kiến châu Âu. Chủ nghĩa tư bản đã dần được hình thành ngay trong lòng xã hội phong kiến đang suy tàn.
Câu 2:

- Sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông và xã hội phong kiến phương Tây :

Kinh tế - xã hội:
- Giai cấp thống trị phương Đông là địa chủ, quý tộc, ở phương Tây thế lực thống trị gồm quý tộc, tăng lữ, lãnh chúa. Chúng câu kết với nhau rất chặt và bóc lột nông nô tàn bạo và khắc nghiệt hơn so với phương Đông.
- Giai cấp bị trị: Nông dân tá điền (phương Đông) so với nông nô (phương Tây) có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn.
- Mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong chế độ phong kiến phương tây nặng nề và gay gắt hơn phương Đông. Điều này lí giải sự sụp đổ sớm của chế độ phong kiến phương Tây (tồn tại 1o thế kỉ) và sự tồn tại lâu dài của chế độ phong kiếnhương Đông (hơn 2500 năm).

Chính trị và tư tưởng.

Chế độ quân chủ phương Đông xuất hiện sớm hơn ở phương Tây khoảng 1000 năm.
Sự chuyển biến từ chế độ phân quyền sang tập quyền ở phương Đông (thời Tần Thủy Hoàng) và A-sô-ka diễn ra sớm. Trong khi đó ở phương tây sự tập quyền diễn ra chậm trễ (thế kỉ XIV) và nhà vua được sự giúp đỡ của thị dân mới dẹp được sự cát cứ của các lãnh chúa.
Cơ sở lí luận chchohế độ phong kiến phương Đông và phương tây là các tôn giáo có sẵn từ trước. tuy nhiên, sự can thiệp của tầng lớp tăng lữ phương tây vào hệ thống chính trị là rõ ràng và chặt chẽ hơn. Trong khi đó, ở phương Đông tầng lớp này không mang tính công khai và rất ít nơi trở thành giai cấp thống trị.


12 tháng 5 2017

Chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn đối với các nước phương Tây:

-Chủ trương chung của nhà Nguyễn là khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây, xuất phát từ chủ trương đó, trong chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn đối với các nước phương Tây là chỉ được ra vào buôn bán ở một số cảng đã quy định, không được mở cửa hàng.

12 tháng 5 2017

Chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn đối với các nước phương Tây : Để trả lời câu hỏi này, cần hiểu biết được chủ trương chung của nhà Nguyễn là khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây, xuất phát từ chủ trương đó, trong chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn đối với các nước phương Tây là chỉ được ra vào buôn bán ở một số cảng đã quy định, không được mở cửa hàng.

12 tháng 5 2017

Việc làm của Quang Trung từ 1771 đến 1789 là để giành lại chủ quyền đất nước , xóa bỏ ranh giới đất nước , và thống nhất đất nước

Bấm đúng hộ mik nhé hoặc tick

Chúc bạn học tốthihithanghoa