K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 3

1. Giai đoạn non

Giai đoạn non là giai đoạn từ khi hạt nảy mầm đến trước khi cây ra hoa, kết quả. Trong những năm đầu của thời kỳ sinh trưởng, khi cây rừng còn non, chưa có bộ rễ và tán cây hoàn chỉnh nên tốc độ sinh trưởng còn chậm.

2. Giai đoạn gần thành thục

Ở giai đoạn này, cây sinh trưởng mạnh về chiều cao và đường kính. Cây rừng bắt đầu ra hoa, kết quả.

3. Giai đoạn thành thục

Sinh trưởng đường kính và chiều cao của cây rừng tăng dần và đạt đến kích thước cực đại. Giai đoạn này, cây rừng ra hoa kết quả đạt số lượng nhiều và chất lượng cao nhất.

4. Giai đoạn già cỗi

Sinh trưởng của cây rừng sau khi đạt kích thước cực đại thì chậm dần rồi dừng lại và hầu như không tiếp tục tăng cho đến khi cây già cỗi và chết. Ở giai đoạn này, khả năng ra hoa, kết quả giảm, cây già cỗi, yếu ớt, thường xuất hiện hiện tượng rỗng ruột, dễ bị đổ.

27 tháng 3

Phát triển của cây rừng là tiến trình có tính quy luật của những biến đổi về chất lượng các chất chứa trong tế bào và của quá trình tạo hình (phát sinh các cơ quan, bộ phận, thành phần cấu trúc mới) mà cây rừng trải qua trong toàn bộ đời sống của nó.

27 tháng 3

1. Sinh trưởng của cây rừng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng của cây (hoặc từng bộ phận).

2. Chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh trưởng của cây rừng: đường kính thân cây, chiều cao cây, đường kính tán, thể tích cây.

27 tháng 3

Cây rừng có thể sống trên 30 năm:

- Cây sấu

- Cây đa

- Cây thông

- Cây tuyết tùng

- ...

DT
28 tháng 3

loading...

D
datcoder
CTVVIP
27 tháng 3

- Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng

- Hoàn thành việc giao đất, giao rừng, cho thuê và thu hồi rừng, đất rừng

- Kiểm soát, quản lí, bảo vệ và phát triển mỗi loại rừng theo quy chế quản lý riêng

- Kiểm soát suy thoái động, thực vật  rừng

- Kiện toàn, cùng có tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước về lâm nghiệp từ trung ương tới địa phương.

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quản lí và bảo vệ rừng.

27 tháng 3

Nguyên nhân gây suy thoái tài nguyên rừng tại tỉnh Quảng Trị:
Quảng Trị là một tỉnh miền núi thuộc Bắc Trung Bộ, có diện tích rừng lớn (chiếm 56,3% diện tích tự nhiên). Tuy nhiên, trong những năm qua, tài nguyên rừng tại đây đang có xu hướng suy thoái.

Nguyên nhân:

1. Hoạt động khai thác rừng quá mức:

- Khai thác gỗ trái phép, khai thác gỗ non, khai thác quá số lượng cho phép.
- Khai thác lâm sản khác như: mây, tre, nứa,...
2. Cháy rừng: Do con người đốt nương làm rẫy, bất cẩn khi sử dụng lửa, hoặc do thiên tai.
3. Hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng rừng: Chuyển đổi rừng sang trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, hoặc xây dựng nhà cửa, khu công nghiệp.
4. Biến đổi khí hậu: Hạn hán, lũ lụt, sạt lở đất làm ảnh hưởng đến sự phát triển của rừng.
5. Ý thức của người dân: Một số người dân chưa có ý thức bảo vệ rừng, phá rừng để lấy đất trồng trọt, hoặc săn bắt động vật hoang dã.
Hậu quả:

- Suy thoái tài nguyên rừng dẫn đến giảm đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến nguồn nước, gây lũ lụt, sạt lở đất.
- Ảnh hưởng đến đời sống của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng.

D
datcoder
CTVVIP
27 tháng 3

Việc phát triển cơ sở hạ tầng và khai khoáng đã làm nhiều diện tích rừng bị suy giảm, mất hoặc chia cắt sinh cảnh tự nhiên của nhiều loài sinh vật rừng do hình thành rào cản di cư của các loài, gây tác hại nghiêm trọng tới sự sống còn của các quần thể động vật hoang dã.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây suy thoái tài nguyên rừng như: chính sách về di cư, định cư, chính sách quản lí rừng, chính sách về đất đai.....

27 tháng 3

- Gây phá hủy thảm thực vật: Chăn thả quá mức có thể dẫn đến việc gia súc ăn hết cỏ và các loại cây bụi, gây phá hủy thảm thực vật.

- Gây xói mòn đất: Khi thảm thực vật bị phá hủy, đất sẽ bị xói mòn bởi nước và gió.

- Gây ô nhiễm môi trường: Phân gia súc có thể gây ô nhiễm nguồn nước và đất.

- Gây ảnh hưởng đến động vật hoang dã: Gia súc có thể cạnh tranh thức ăn và môi trường sống với động vật hoang dã.

- Gây lây lan dịch bệnh: Gia súc có thể lây lan dịch bệnh cho động vật hoang dã và con người.

27 tháng 3

Cháy rừng gây thiệt hại sau đối với tài nguyên rừng:

- Cháy rừng có thể thiêu rụi diện tích rừng rộng lớn, làm mất đi nguồn tài nguyên quý giá.

- Cháy rừng tiêu diệt các loài động thực vật, làm mất đi sự đa dạng sinh học.

- Nhiều loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng do mất môi trường sống.

- Cháy rừng làm mất đi nguồn gỗ quý, lâm sản, và các loại thảo dược.

- Cháy rừng cũng làm ảnh hưởng đến nguồn nước, đất đai, và chất lượng không khí.