K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 5 2017

Ngô gia văn phái là cựu thần nhà Lê vẫn trung thành với nhà Lê, không mấy cảm tình với Tây Sơn thậm chí xem Tây Sơn như giặc mà các tác giả vẫn viết về Quang Trung và những chiến công của đoàn quân áo vải một cách cảm tình hào hứng như vậy bởi vì:

- Cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Tây Sơn là sự thật lịch sử mà các tác giả đã được chứng kiến tận mắt, là những trí thức có lương tâm, những người có tâm huyết và tài năng nên các ông không thể không tôn trọng lịch sử.

- Mặt khác, các tác giả cũng được chứng kiến tận mắt sự thối nát, kém cỏi, hèn mạt của nhà Lê cùng sự độc ác, hống hách, ngang ngược của giặc Thanh nên các ông không thể không thở dài ngao ngán, cảm thấy nhục nhã, ý thức dân tộc không thể không được dâng cao.

- Tất cả những điều đó đã đem đến những trang ghi chép chân thực mà xúc động, tự hào như vậy.

 

6 tháng 9 2019

Hai bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 viết về đề tài tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước : “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và bài “Nói với con” của Y Phương.

7 tháng 10 2017

Từ “Trái tim” trong câu thơ cuối cùng có thể hiểu theo nghĩa chuyển:

- Chỉ người lính lái xe

- Chỉ sự nhiệt tình cứu nước, lòng yêu nước nồng nàn, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

12 tháng 11 2018

Đoạn thơ là những suy ngẫm và tình cảm chân thành của nhà thơ với người bà vô cùng yêu thương và kính trọng. Tác giả thấu hiểu nỗi vất vả và sự “lận đận” của bà, cuộc đời bà trải qua nhiều gian truân, vất vả, nhiều khó khăn tưởng không bao giờ dứt. Nhưng bà luôn là hình ảnh mẫu mực về người phụ nữ Việt Nam can trường, giàu đức hi sinh dù gian truân vất vả vẫn sáng lên tình yêu thương. Tất cả được thể hiện qua động từ “nhóm” được lặp đi lặp lại tới bốn lần với những ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Nó dần bồi lên những nét kì lạ và thiêng liêng của bếp lửa chính là sự yêu thương, bền bỉ của bà. Bà trong tâm trí tác giả vừa là người thắp lửa lại là người giữ lửa tới thế hệ mai sau. Bà khơi dậy trong tâm hồn người cháu tình những tình cảm tốt đẹp, giúp cháu có tuổi thơ ấm áp tình người và nhiều kí ức đẹp. Hình ảnh bếp lửa gắn với hình ảnh người bà vì vậy dù có đi xa tới đâu người cháu luôn nhớ về bà, nhớ về nguồn cội từ những điều bình dị nhỏ bé nhất – bếp lửa.

9 tháng 3 2017

Bài thơ gây được ấn tượng mạnh về các anh, những chiến sĩ lái xe rất dũng cảm, rất đáng yêu bởi những nét nghịch ngợm, ngang tàng. Thật vậy, người lính trong thơ Phạm Tiến Duật đi vào cuộc chiến đấu với tất cả tính chất chủ động, tự tin của những người có lý tưởng cao đẹp, có sức mạnh và tiềm lực nên họ rất dũng cảm và mang những nét thanh thản, vui tươi. Lái xe trên con đường Trường Sơn khói lửa, con đường ấy trong bom đạn, mưa tuôn phải trả giá bằng bao mồ hôi, xương máu nhưng các vẫn tràn đầy nghị lực bất chấp gian khổ, hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ. Xe “không kính, không mui, không đèn” mà tâm thế vẫn ung dung thanh thản, khó khăn nhiều mà mắt vẫn “nhìn trời, đất, gió chim”, vẫn hiên ngang: “nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng”. Những câu thơ dí dỏm, tinh nghịch, ngang tàng đầy sức trẻ của những chàng trai như thách thức với mọi khó khăn:

Không có kính, ừ thì có bụiBụi phun tóc trắng như người giàChưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốcNhìn nhau mặt lấm cười ha haKhông có kính, ừ thì ướt áoMưa tuôn, mưa xối như ngoài trờiChưa cần thay, lái trăm cây số nữaMưa ngừng, gió lùa khô mau thôi

Chuyện vặt ấy mà, có hề gì ! Nhịp điệu câu thơ, đặc biệt là các từ “ừ thì” đã nói lên rất rõ điều đó. Đọc những câu thơ trên, ta tưởng như nhìn thấy mái đầu bụi trắng, bộ mặt lấm lem và nghe rõ tiếng cười ha ha, sảng khoái của người lính.Nhưng đằng sau những dòng chữ bông đùa đáng yêu này là một bản lĩnh chiến đấu rất vững vàng của họ, bởi không vững vàng thì không thể đùa vui như vậy giữa cái tuyến đường Trường Sơn ác liệt này. Và điều đó đã ngân lên câu hát nâng bước chân người lính đi tiếp những chặng đường mới: “lại đi, lại đi trời xanh thêm”. Không dễ gì có được một thái độ dũng cảm đến ngang tàng và lạc quan đến như thế nếu không mang trong mình một trái tim yêu nước can trường!

30 tháng 7 2018

Những kỉ niệm về tuổi thơ được gợi lại trong tâm trí người cháu:

- Tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằm từ năm lên bốn tuổi đó là những năm tháng chiến tranh gian khổ ác liệt: “đói mòn đói mỏi”.

    + Cái đói ám ảnh tâm trí đứa trẻ, nhà thơ đã cho ta thấy một quá khứ tang thương đầy những thảm cảnh của dân tộc gắn với thân phận người dân mất nước.

    + Những hình ảnh đau thương của dân tộc gây ấn tượng mạnh, sâu đậm với tâm hồn nhà thơ, ấn tượng về khói bếp “hun nhèm mắt”.

- Tuổi thơ có gian khổ của những ngày giặc ngoại xâm gây tội ác.

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụiHàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

- Dòng hồi tưởng của đứa cháu gắn với âm thanh của tiếng chim tu hú, âm thanh quen thuộc nơi đồng quê mỗi dịp hè về cứ vang vọng, cuộn xoáy trong lòng người xa xứ.

    + Với 11 câu thơ, tiếng tu hú được nhắc tới 5 lần, khi thảng thốt, khi khắc khoải, lúc lại mơ hồ từ những cánh đồng xa.

    + Không gian mênh mông, bao la, buồn tới lạnh lùng. Trong từng cung bậc của tiếng tu hú, tình cảm, nỗi nhớ của người cháu càng trở nên da diết, mạnh mẽ hơn.

→ Tác giả lựa chọn những hình ảnh, âm thanh tiêu biểu nhắc lại những ấn tượng khó phai về tuổi thơ của chính mình

1 tháng 7 2017

Câu thơ tái hiện một cách tinh tế gian khổ mà những người lính lái xe Trường Sơn phải trải qua. Đó là cuộc sống gian khổ, phải ăn, phải ngủ những giấc ngủ ngắn ngay trên xe giữa những làn mưa bom của giặc đang ngày đêm trút xuống nhằm huỷ diệt sự sống. Chông chênh” là một từ láy giàu giá trị gợi tả, gợi cảm. Từ “chông chênh” gợi tả tư thế không thăng bằng, không chắc chắn, không vững chãi, gợi sự nguy hiểm. Song trong hoàn cảnh của bài thơ, từ “chông chênh” còn gợi tả phong thái hiên ngang của người lính như ngạo nghễ, thách thức kẻ thù. Họ luôn có tư thế tiến về phía trước. Điệp từ “lại đi” tái hiện vòng bánh xe lăn tiến lên phía trước, rộng hơn là đoàn xe vận tải lao nhanh ra mặt trận bỏ lại đằng sau tất cả đạn bom u ám để đến với bầu trời xanh phía trước. Bầu trời xanh là hình ảnh tượng trưng cho hoà bình, cho cuộc sống tươi đẹp. Với hình ảnh này, ta thấy được niềm lạc quan, niềm tin bất diệt của người lính vào chiến thắng. Phải chăng đó là sức mạnh lớn lao để đoàn xe lăn bánh tới đích?

16 tháng 1 2018

Từ “lận đận” là từ láy tượng hình, cuộc đời bà là cuộc đời đầy truân chuyên, vất vả, nhiều gian khổ, chênh vênh.

    + Bà đối mặt và vượt qua mọi “mưa nắng” cuộc đời để trở thành chỗ dựa cho con cái.

→ Hình ảnh bà chính là hình ảnh người phụ nữ Việt Nam tần tảo, giàu đức hi sinh dù gian truân nhưng vẫn sáng lên tình yêu thương.

22 tháng 11 2017

Cả bài thơ là dòng cảm xúc của người lính lái xe trên con đường xe ra tiền tuyến. Thật vậy, dòng cảm xúc ấy tuôn chảy dào dạt trong suốt bài thơ. Đi vào cuộc chiến đấu với tất cả tính chất chủ động, tự tin của những người có lý tưởng cao đẹp, có sức mạnh và tiềm lực nên tâm hồn người lính cũng có những nét thanh thản, vui tươi. Điều khiển những chiếc xe không kính với một tốc độ phi thường như lướt nhanh trong bom đạn họ có cảm giác thích thú, như cảm nhận cả con đường như “chạy thẳng vào tim”. Qua khung cửa qua những chiếc xe không kính, các anh cảm nhận được vẻ đẹp của những “cánh chim chiều” và “cả những ánh sao đêm” lấp lánh trên bầu trời.. như “sa như ùa” vào buồng lái. Gió cũng được nhân hoá và chuyển đổi cảm giác thật ấn tượng: “gió vào xoa mắt đắng”, mắt đắng, mắt cay là những con mắt đói ngủ vì phải thức thâu đêm. Trong gian khổ ấy, họ vẫn cất lên những nụ cười lạc quan, yêu đời từ những khuôn mặt lấm lem khi đồng đội gặp nhau. Những câu thơ lạc quan yêu đời như thách thức với mọi khó khăn : “không có kính, ừ thì có bụi. Bụi phun tóc trắng như người già. Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc. Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”.Cái bắt tay của người lính cũng thật hồn nhiên, mộc mạc mà thấm thía tình đồng chí đồng đội: “bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”. “Từ trong bom rơi” mà vẫn có cái bắt tay như thế thì thật mừng vui, tự tin và tự hào biết mấy. Đời người lính là đi, nhất là lính lái xe, nhưng trong những phút dừng chân ngắn ngủi, ta càng thấy rõ sự gắn bó tự nhiên mà cao đẹp của tình đồng đội. Chỉ là “bếp Hoàng Cầm” và “võng mắc chông chênh” Rồi cả những bữa cơm hội ngộ thân mật, tình đồng chí cũng như tình anh em ruột thịt: “chung bát đĩa nghĩa là gia đình đấy”. Đến cả giấc ngủ ngắn cũng rất đặc biệt thú vị : “võng mắc chông chênh đường xe chạy. Lại đi, lại đi trời xanh thêm”. Trong tâm hồn họ, trời như xanh hơn chứa chan hy vọng. Không dễ gì có được thái độ lạc quan đến như thế nếu không mang trong mình một trái tim yêu nước của tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ. Phải nói rằng hình ảnh người chiến sĩ lái xe trong thơ Phạm Tiến Duật thật tươi tắn và yêu đời. Chúng ta mãi mãi yêu quý và tự hào về họ.

8 tháng 10 2017

Từ láy gợi lên hình ảnh về bếp lửa:

    + Chờn vờn: dòng hồi tưởng được bắt đầu bằng hình ảnh thân thương, ấm áp: bếp lửa “chờn vờn sương sớm”. Gợi tả hình ảnh bếp lửa có thật được cảm nhận bằng thị giác ẩn hiện trong sương sớm “chờn vờn”.

    + Ấp iu: gợi bàn tay dịu dàng, kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút, tỉ mỉ của người nhóm lửa.

→ Điệp ngữ “một bếp lửa” kết hợp với các từ láy “chờn vờn”, “ấp iu” gợi lên hình ảnh sống động, chân thực và lung linh của một bếp lửa gần gũi, thân thuộc trong gia đình người Việt.

Hình ảnh bếp lửa tự nhiên, đánh thức dòng hồi tưởng của cháu về bà, người nhóm lửa mỗi sớm mai. Hình ảnh bài thơ lúc nào cũng chập chờn, lay động.