K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 1 2022

Có một vị vua nọ, để tìm được người tài giỏi giúp nước đã cho người đi đến khắp nơi trong đất nước để tìm kiếm. Viên quan đã đến nhiều nơi, đưa ra nhiều câu hỏi khó thử tài nhưng không ai giải được.

Một ngày nọ, khi dừng chân nghỉ ngơi bên cánh đồng, thấy hai cha con đang cày ruộng, viên quan bèn hỏi về số đường cày trong ngày của con trâu. Thấy cha không trả lời được, người con trai bèn nhanh trí hỏi ngược lại vị quan rằng một ngày ngựa của ông đi được bao nhiêu bước khiến vị sứ giả thua cuộc.  Biết gặp được người tài, vị quan bèn quay về bẩm báo với nhà vua.

Để thử tài cậu bé thông minh, nhà vua đã ban cho ngôi làng của cậu bé 3 thúng gạo nếp và 3 con trâu đực và yêu cầu 1 năm sau phải để cho 3 con trâu đực đẻ thành 9 con. Nhận được lệnh vua, ai nấy trong làng đều lo lắng, sợ hãi nhưng cậu bé lại nói mọi người lấy gạo, giết trâu ăn, còn một phần để cậu bé và cha làm lộ phí vào cung gặp vua. Gặp vua cậu bé đã nhanh trí chứng minh với nhà vua rằng 3 con trâu không thể đẻ.

Thấy được sự nhanh trí của cậu bé, nhà vua đưa thêm một thử thách khi ra lệnh cho cậu bé xẻ thịt một con chim sẻ để làm thành 3 mâm cỗ. Cậu bé đã không hề lo lắng mà yêu cầu nhà vua rèn cho mình cây kim thành con dao để mình xẻ thịt. Qua thử thách lần này nhà vua đã hoàn toàn tin tưởng vào tài trí của cậu bé.

Bấy giờ nước ta có giặc ngoại xâm nhăm nhe xâm lược, để thăm dò nước ta, chúng đã cho người sang thăm dò. Sứ giả của quân giặc đã đưa ra một câu hỏi hóc búa: làm sao để xâu được chỉ qua chiếc vỏ ốc. Cậu bé thông minh đã nhanh trí buộc sợi chỉ vào người con kiến càng, thoa mỡ bên kia vỏ ốc để kiến bò sang. Hoàn thành thử thách, cậu bé không chỉ khiến sứ giả quân địch tâm phục khẩu phục mà còn được nhà vua phong làm trạng nguyên.

3 tháng 1 2022

Câu 1. So sánh hai câu dưới đây và rút ra tác dụng của việc dùng cụm danh từ là chủ ngữ của câu.

a. Vuốt cứ cứng dần và nhọn hoắt.

b. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.

Trả lời: Câu a chủ ngữ là “Vuốt” không thể hiện rõ được ở vị trí nào mà chỉ nêu chung chung. Còn câu b “Những cái vuốt ở chân, ở kheo” cho ta thấy vị trí rõ ràng hơn. Như vậy việc dùng cụm danh từ là chủ ngữ của câu giúp chúng ta nắm bắt được thông tin chi tiết, rõ ràng hơn.

25 tháng 10 2023

Bầu trời đầy sao, trong veo không gợn chút mây. Ở xa xa, dãy núi nhấp nhô như một dải băng tiếp giáp với đường chân trời (Câu so sánh). Gió từ cánh đồng cùng thổi vào làng mát rượi. Hương lúa mùa quyện vào gió tỏa ra khắp cánh đồng một mùi thơm thoang thoảng. Cảnh vật như được rót vào, chan chứa ánh trăng, lấp lánh vẻ đẹp của thiên nhiên diệu kỳ.  Về khuya, mặt trăng lên cao. Không gian bát ngát ánh trăng vàng trong veo như màu nước trà nhạt, soi rõ từng tàu lá dừa chải tóc bên bờ ao. Tiếng côn trùng hoà tấu bản nhạc đồng quê rả rích. Dưới ánh trăng sáng tỏ, em cùng bạn bè nhảy múa thật vui. Đêm trăng hôm nay thật đẹp! 

Cho các từ sau : a. nhẹ nhàng; b. nhẹ nhõm; c. nhỏ nhẹ. Hãy ghép các từ này vào chỗ trỗng trong mỗi câu dưới đây cho phù hợp. (Chọn đáp án đúng nhất)1) Mẹ tôi…….ngồi xuống bên cạnh và nắm lấy bàn tay nhỏ của em An.2) Cô hàng nước xinh xinh, nói năng ……. ai cũng mến!3) Thế là xong rồi, yên tâm rồi! Tôi thở phào ……..!A.1-b; 2-c; 3-aB.1-a; 2-c; 3-bC.1-b; 2-a; 3-cD.1-a; 2-b; 3-cĐáp án của bạn:ABCDCâu 09: So sánh hai câu dưới đây và cho...
Đọc tiếp

Cho các từ sau : a. nhẹ nhàng; b. nhẹ nhõm; c. nhỏ nhẹ. Hãy ghép các từ này vào chỗ trỗng trong mỗi câu dưới đây cho phù hợp. (Chọn đáp án đúng nhất)
1) Mẹ tôi…….ngồi xuống bên cạnh và nắm lấy bàn tay nhỏ của em An.
2) Cô hàng nước xinh xinh, nói năng ……. ai cũng mến!
3) Thế là xong rồi, yên tâm rồi! Tôi thở phào ……..!

A.

1-b; 2-c; 3-a

B.

1-a; 2-c; 3-b

C.

1-b; 2-a; 3-c

D.

1-a; 2-b; 3-c

Đáp án của bạn:

A

B

C

D

Câu 09:

 So sánh hai câu dưới đây và cho biết: Câu nào có dùng cụm từ để mở rộng chủ ngữ(C)? Tác dụng của việc dùng cụm danh từ làm chủ ngữ của câu?
C1-Vuốt cứ cứng dần và nhọn hoắt.// C2-Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.

A.

C2- Cụm danh từ làm CN giúp câu văn sinh động và biểu cảm hơn.

B.

C1-Cụm danh từ làm CN giúp những thông tin về CN của câu đầy đủ, chi tiết hơn.

C.

C2-Cụm danh từ làm CN giúp những thông tin về CN của câu đầy đủ, chi tiết hơn.

D.

C1- Cụm danh từ làm CN giúp câu văn dài hơn, có nhiều thông tin hơn.

1
3 tháng 1 2022

rối lắm bạn 

 

3 tháng 1 2022

Em tham khảo:

Bầu trời đầy sao, trong veo không gợn chút mây. Ở xa xa, dãy núi nhấp nhô như một dải băng tiếp giáp với đường chân trời (Câu so sánh). Gió từ cánh đồng cùng thổi vào làng mát rượi. Hương lúa mùa quyện vào gió tỏa ra khắp cánh đồng một mùi thơm thoang thoảng. Cảnh vật như được rót vào, chan chứa ánh trăng, lấp lánh vẻ đẹp của thiên nhiên diệu kỳ.  Về khuya, mặt trăng lên cao. Không gian bát ngát ánh trăng vàng trong veo như màu nước trà nhạt, soi rõ từng tàu lá dừa chải tóc bên bờ ao. Tiếng côn trùng hoà tấu bản nhạc đồng quê rả rích. Dưới ánh trăng sáng tỏ, em cùng bạn bè nhảy múa thật vui. Đêm trăng hôm nay thật đẹp! 

25 tháng 10 2023

Bầu trời đầy sao, trong veo không gợn chút mây. Ở xa xa, dãy núi nhấp nhô như một dải băng tiếp giáp với đường chân trời (Câu so sánh). Gió từ cánh đồng cùng thổi vào làng mát rượi. Hương lúa mùa quyện vào gió tỏa ra khắp cánh đồng một mùi thơm thoang thoảng. Cảnh vật như được rót vào, chan chứa ánh trăng, lấp lánh vẻ đẹp của thiên nhiên diệu kỳ.  Về khuya, mặt trăng lên cao. Không gian bát ngát ánh trăng vàng trong veo như màu nước trà nhạt, soi rõ từng tàu lá dừa chải tóc bên bờ ao. Tiếng côn trùng hoà tấu bản nhạc đồng quê rả rích. Dưới ánh trăng sáng tỏ, em cùng bạn bè nhảy múa thật vui. Đêm trăng hôm nay thật đẹp! 

3 tháng 1 2022

Chẳng bao lâu tôi/ đã trở thành môt chàng dế thanh niên cường tráng.

CN                                           VN

3 tháng 1 2022

"Ơn cha nặng lắm ai ơi,
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang”
Vẫn là điệu thơ lục bát thiết tha ngọt ngào. Câu trên là lời cảm thán cất lên gieo vào lòng người bao sự đồng cảm: “Ơn cha nặng lắm ai ơi!” Nhờ cha sinh mẹ dưỡng ta mới nên người. Cha là trụ cột của gia đình cả về tinh thần lẫn vật chất. Cha lao động vất vả để nuôi con khôn lớn học hành. Cha dạy bảo con nên người. Tục ngữ có câu: “Con có cha như nhà có nóc”. Cảnh “mẹ goá con côi” thì bất hạnh vô cùng! Sống trong xã hội nông nghiệp ngày xưa, “bát cơm đổi bát mồ hôi” con cái mới thấm thía ơn cha vô cùng sâu nặng, không thế nào kể xiết.
Câu dưới bài ca dao nói về nghĩa mẹ; nghĩa mẹ được so sánh với Trời rộng Trời cao. “Nghĩa mẹ bằng Trời” là bằng sự bao la mênh mông. Làm sao có thể đo được, tính được? Nghĩa mẹ cũng là công ơn sinh thành, nuôi nấng, dạy bảo của mẹ. Mẹ mang nặng đẻ đau. Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ. Dòng sữa ngọt ngào của mẹ nuôi nấng con khôn lớn từng ngày. Mẹ bú mớm, nâng niu con thơ, trông nom con khôn lớn từng ngày: “ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”. Nghĩa mẹ đâu chỉ có “chín tháng cưu mang”, mà là “bằng vô cùng, vô tận”. Vì thế mới có câu ca:
"Chim Trời đâu dể đếm lông,
Nuôi con ai dám kể công tháng ngày”
Con tập bò, tập nói, tập đi, con lớn khôn từng ngày trong tình thương của mẹ hiền. Khi khôn lớn, con mới thấu hiểu ơn cha nghĩa mẹ và đạo làm con. Bài ca dao nói ít mà gợi nhiều, có tác dụng giáo dục mỗi chúng ta về đạo làm con, biết “tròn chữ hiếu”, biết thương mẹ kính cha, biết đền đáp công ơn của cha mẹ.
Bài ca dao được viết theo thể thơ lục bát biến thể. Chữ “ơi” cuối câu lục không bắt vần với chữ thứ sáu câu bát mà lại bắt vần với chữ thứ tư chữ “Trời”. Sự kết hợp nghệ thuật cảm thán với biện pháp tu từ so sánh tạo nên giọng điệu vừa ngọt ngào vừa gợi lên hình tượng bao la mênh mông, vô cùng thấm thía.

Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:- Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.- Ừ, phải đấy. Để...
Đọc tiếp

Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:

- Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.

- Ừ, phải đấy. Để chị về lấy. 

Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui.

(Gió lạnh đầu mùa-Thạch Lam, Ngữ văn 6 - tập, NXBGDVN  2021 )

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

Câu 2. Tìm cụm động từ trong câu: “Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo.”

Câu 3. Đoạn văn nhắc nhở em điều gì trong cuộc sống?

pls

 

0
ăn bản “Thương nhớ bầy ong” của tác giả nào và viết về kỉ niệm gì?A.Tô Hoài - thời thơ ấu:những đõ ong mật và nghề nuôi ong của gia đìnhB.Huy Cận – thời thơ ấu:những đõ ong của gia đình và nỗi buồn da diết khi ong “trại”C.Duy Khán - thời thơ ấu: nỗi buồn da diết khi ong “trại” của tác giảD.Nguyễn Nhật Ánh - thời thơ ấu: những đõ ong mật sau nhà và nỗi buồn của tác giả.Đáp án của...
Đọc tiếp

ăn bản “Thương nhớ bầy ong” của tác giả nào và viết về kỉ niệm gì?

A.

Tô Hoài - thời thơ ấu:những đõ ong mật và nghề nuôi ong của gia đình

B.

Huy Cận – thời thơ ấu:những đõ ong của gia đình và nỗi buồn da diết khi ong “trại”

C.

Duy Khán - thời thơ ấu: nỗi buồn da diết khi ong “trại” của tác giả

D.

Nguyễn Nhật Ánh - thời thơ ấu: những đõ ong mật sau nhà và nỗi buồn của tác giả.

Đáp án của bạn:

A

B

C

D

Câu 05:

Nghệ thuật kể chuyện trong văn bản “Lao xao ngày hè” có gì độc đáo?

A.

Kể chuyện kết hợp với miêu tả

B.

Kể chuyện bằng ngôi thứ ba, kể về chuyện làng quê

C.

Kể chuyện kết hợp với miêu tả, biểu cảm; vận dụng các giác quan.

D.

Kể chuyện về các loài chim ở một làng quê ngày hè

Đáp án của bạn:

A

B

C

D

Câu 06:

Sau một đêm mất ngủ ở xóm Bờ Giậu, Bọ Dừa-trong truyện “Giọt sương đêm” quyết định về quê vì:

A.

Xóm Bờ Giậu quá ồn ào, mọi người bàn chuyện cả đêm

B.

Thằn Lằn mời nghỉ lại trong chiếc binh gốm khiến Bọ Dừa sợ hãi.

C.

Giọt sương đêm rơi trúng Bọ Dừa, lạnh quá nên Bọ Dừa không ngủ lại được.

D.

Giọt sương đêm làm Bọ Dừa thức tỉnh, dấy lên trong lòng Bọ Dừa nỗi nhớ quê hương.

Đáp án của bạn:

A

B

C

D

Câu 07:

Vì sao trong câu văn: “ Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện ” - (Đoàn Giỏi,  Sông mước Cà Mau ), tác giả không dùng từ “san sát” mà lại dùng từ “chi chít”?

A.

Vì từ “san sát” chỉ dùng để diễn tả việc nhiều vật đứng sát cạnh nhau

B.

Vì từ “chi chít” diễn tả chính xác việc sông ngòi, kênh rạch đan xen nhau dày đặc.

C.

Vì từ “ san sát” không hay bằng từ “chi chít”

D.

Kết hợp đáp án A và B.

2
3 tháng 1 2022

Câu 4.B
Câu 5.C
Câu 6.D
Câu 7.D

3 tháng 1 2022

 4.B
5.C
6.D
7.D