Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hoàn Cảnh Cô Đơn, Cay Đắng Xót Xa Của Kiều
- Sáu câu thơ đầu gợi tả cảnh thiên nhiên nơi lầu Ngưng Bích với không gian, thời gian.
- Không gian nghệ thuật được miêu tả dưới con mắt nhìn của Thúy Kiều:
+ Lầu Ngưng Bích là nơi Kiều bị giam lỏng. Hai chữ "khóa xuân" đã nói lên điều đó.
+ Cảnh đẹp nhưng mênh mông, hoang vắng và lạnh lẽo:
- Ngước nhìn xa xa, chỉ thấy dãy núi mờ nhạt.
- Nhìn lên trời cao chỉ có "tấm trăng gần"
-> Thời gian chiều tối, gợi buồn.
- Xa hơn nữa, nhìn ra "bốn bề bát ngát xa trông" là những cát vàng cồn nọ nối tiếp nhau cùng với bụi hồng trên dặm dài thăm thẳm.
=> Nghệ thuật liệt kê, đối lập tương phản "non xa"/"trăng gần", đảo ngữ, từ láy "bát ngát"
-> Gợi không gian rợn ngợp, vắng lặng không một bóng người. Đối diện với cảnh ấy, Kiều cảm thấy trống trải cô đơn.
- Nàng đau đớn, tủi nhục cho thân phận của mình:
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng
- Cụm từ "mây sớm đèn khuya" gợi thời gian tuần hoàn khép kín, quanh đi quẩn lại hết "mây sớm" lại "đèn khuya". Thời gian cứ thế trôi đi, rồi lặp lại, Kiều thấy tuyệt vọng với tâm trạng cô đơn, buồn tủi, hổ thẹn đến "bẽ bàng".
- Bốn chữ "như chia tấm lòng" diễn tả nỗi niềm chua xót, nỗi lòng tan nát của Kiều.
=> Bút pháp chấm phá đặc sắc, khung cảnh làm nền cho Kiều thổ lộ tâm tình. Thiên nhiên rộng lớn mà con người nhỏ bé, đơn côi.
1. Hoàn Cảnh Cô Đơn, Cay Đắng Xót Xa Của Kiều
- Sáu câu thơ đầu gợi tả cảnh thiên nhiên nơi lầu Ngưng Bích với không gian, thời gian.
- Không gian nghệ thuật được miêu tả dưới con mắt nhìn của Thúy Kiều:
+ Lầu Ngưng Bích là nơi Kiều bị giam lỏng. Hai chữ "khóa xuân" đã nói lên điều đó.
+ Cảnh đẹp nhưng mênh mông, hoang vắng và lạnh lẽo:
- Ngước nhìn xa xa, chỉ thấy dãy núi mờ nhạt.
- Nhìn lên trời cao chỉ có "tấm trăng gần"
-> Thời gian chiều tối, gợi buồn.
- Xa hơn nữa, nhìn ra "bốn bề bát ngát xa trông" là những cát vàng cồn nọ nối tiếp nhau cùng với bụi hồng trên dặm dài thăm thẳm.
=> Nghệ thuật liệt kê, đối lập tương phản "non xa"/"trăng gần", đảo ngữ, từ láy "bát ngát"
-> Gợi không gian rợn ngợp, vắng lặng không một bóng người. Đối diện với cảnh ấy, Kiều cảm thấy trống trải cô đơn.
- Nàng đau đớn, tủi nhục cho thân phận của mình:
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng
- Cụm từ "mây sớm đèn khuya" gợi thời gian tuần hoàn khép kín, quanh đi quẩn lại hết "mây sớm" lại "đèn khuya". Thời gian cứ thế trôi đi, rồi lặp lại, Kiều thấy tuyệt vọng với tâm trạng cô đơn, buồn tủi, hổ thẹn đến "bẽ bàng".
- Bốn chữ "như chia tấm lòng" diễn tả nỗi niềm chua xót, nỗi lòng tan nát của Kiều.
=> Bút pháp chấm phá đặc sắc, khung cảnh làm nền cho Kiều thổ lộ tâm tình. Thiên nhiên rộng lớn mà con người nhỏ bé, đơn côi.
2. Nỗi Thương Nhớ Kim Trọng Và Cha Mẹ Của Kiều
Chính trong hoàn cảnh cô đơn nơi đất khách quê người, tâm trạng của Kiều chuyển từ buồn sang nhớ. Kiều nhớ người yêu, nhớ cha mẹ. Nỗi nhớ ấy được Nguyễn Du miêu tả xúc động bằng những lời độc thoại nội tâm của chính nhân vật.
- Trước hết, Kiều nhớ đến Kim Trọng bởi trong cơn gia biến, Kiều đã phải hi sinh mối tình đầu đẹp đẽ để cứu gia đình, Kiều đã phần nào "đền ơn sinh thành" cho cha mẹ. Vì thế trong lòng Kiều, Kim Trọng là người mất mát nhiều nhất, nỗi đau ấy cứ vò xé tâm can Kiều khiến Kiều luôn nghĩ đến Kim Trọng.
+ Nàng nhớ đến cảnh mình cùng Kim Trọng uống rượu thề nguyền dưới ánh trăng. Chữ "tưởng" ở đây có thể xem là một nhãn tự. Nguyễn Du không dùng chữ "nhớ" mà dùng chữ "tưởng". "Tưởng" vừa là nhớ, vừa là hình dung, tưởng tượng ra người mình yêu.
+ Thúy Kiều như tưởng tượng thấy, ở nơi xa kia, người yêu cũng đang hướng về mình, đang ngày đêm đau đáu chờ tin nàng: "Tin sương luống những rày trông mai chờ".
+ Rồi bất chợt, nàng liên tưởng đến thân phận "bên trời góc biển bơ vơ" của mình. Kiều băn khoăn tự hỏi: "Tấm son gột rửa bao giờ cho phai":
- Câu thơ muốn nói tới tấm lòng son của Kiều, tấm lòng nhớ thương Kim Trọng sẽ không bao giờ phai mờ, nguôi quên dù cho có gặp nhiều trắc trở trong đường đời.
- Câu thơ còn gợi ra một cách hiểu nữa: Tấm lòng son trong trắng của Kiều bị những kẻ như Tú Bà, Mã Giám Sinh làm cho dập vùi, hoen ố, biết bao giờ mới gột rửa được?
-> Trong bi kịch tình yêu, Thúy Kiều có nỗi đau về nhân phẩm.
- Nhớ người yêu, Kiều cũng xót xa nghĩ đến cha mẹ: Chữ "xót" diễn tả tấm lòng Kiều dành cho đấng sinh thành:
+ Nàng lo lắng xót xa nghĩ đến hình bóng tội nghiệp của cha mẹ, khi sáng sớm, lúc chiều hôm tựa cửa ngóng tin con, hay mong chờ con đến đỡ đần
+ Nàng lo lắng không biết giờ đây ai là người chăm sóc cha mẹ khi thời tiết đổi thay.
+ Nàng xót xa khi cha mẹ ngày một thêm già yêu mà mình không được ở bên cạnh để phụng dưỡng.
-> Tác giả đã sử dụng các thành ngữ "rày trông mai chờ", "quạt nồng ấp lạnh", "cách mấy nắng mưa" và các điển tích, điển cố "sân Lai, gốc Tử" để nói lên tâm trạng nhớ thương, lo lắng và tấm lòng hiếu thảo của Kiều dành cho cha mẹ.
=> Ở đây, Nguyễn Du đã miêu tả khách quan tâm trạng của Thúy Kiều vượt qua những định kiến của tư tưởng phong kiến: đặt chữ tình trước chữ hiếu.
Trong cảnh ngộ khi ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng vẫn quên mình để nghĩ đến người yêu, nghĩ đến cha mẹ. Qua đó chứng tỏ Kiều là con người thủy chung hiếu nghĩa, đáng trân trọng.
3. Tâm Trạng Đau Buồn, Lo Âu Của Kiều Qua Cách Nhìn Cảnh Vật
https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-phan-h-doan-trich-kieu-o-lau-ngung-bich-47623n.aspx
- Điệp ngữ "buồn trông" được lặp lại 4 lần tạo âm hưởng trầm buồn, trở thành điệp khúc diễn tả nỗi buồn đang dâng lên lớp lớp trong lòng Kiều. Cảnh vật thiên nhiên qua con mắt của Kiều gợi nỗi buồn da diết:
- Cánh buồm thấp thoáng lúc ẩn lúc hiện nơi cửa bể chiều hôm gợi hành trình lưu lạc mờ mịt không biết đâu là bến bờ.
- Cánh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa gợi thân phận nhỏ bé, mỏng manh, lênh đênh trôi dạt trên dòng đời vô định không biết đi đâu về đâu.
- Nội cỏ rầu rầu trải rộng nơi chân mây mặt đất gợi cuộc sống úa tàn, bi thương, vô vọng kéo dài không biết đến bao giờ.
- Hình ảnh "gió cuốn mặt duềnh" và âm thanh ầm ầm của tiếng sóng "kêu quanh ghế ngồi" gợi tâm trạng lo sợ hãi hùng như báo trước, chỉ ngay sau lúc này, dông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều.
=> Bằng nghệ thuật ẩn dụ, hệ thống câu hỏi tu từ, các từ láy "thấp thoáng", "xa xa", "man mác","rầu rầu","xanh xanh","ầm ầm"... góp phần làm nổi bật nỗi buồn nhiều bề trong tâm trạng Kiều. Tác giả lấy ngoại cảnh để bộc lộ tâm cảnh. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần; màu sắc từ nhạt đến đậm; âm thanh từ tĩnh đến động; nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ, dồn đến cơn bão táp của nội tâm, cực điểm của cảm xúc trong lòng Kiều. Toàn là hình ảnh về sự vô định, mong manh, sự dạt trôi, bế tắc, sự chao đảo nghiêng đổ dữ dội. Lúc này, Kiều trở nên tuyệt vọng, yếu đuối nhất, vì thế nàng đã mắc lừa Sở Khanh để rồi dấn thân vào cuộc đời ô nhục.
Tham khảo nha bạn
* Tinh thần tự học là ý thức tự rèn luyện tích cực để thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng cho bản thân. Tự học cũng có nhiều hình thức: có khi là tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo… Song dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng nhất.
1. PHÂN TÍCH ĐỀ
- Yêu cầu: trình bày suy nghĩ về tinh thần tự học của học sinh hiện nay.
- Dạng đề: Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
- Phạm vi tư liệu, dẫn chứng : những sự việc, con người quan sát được trong thực tế đời sống.
- Phương pháp lập luận chính : giải thích, phân tích, bình luận.
2. HỆ THỐNG LUẬN ĐIỂM
- Luận điểm 1: Giải thích khái niệm về tinh thần tự học.
- Luận điểm 2: Vai trò, lợi ích của tinh thần tự học
- Luận điểm 3: Làm thế nào để tự học có hiệu quả ?
3. LẬP DÀN Ý CHI TIẾT
a) Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tinh thần tự học.
Ví dụ: Muốn học tập thật tốt, mỗi học sinh chúng ta không chỉ tiếp thu những kiến thức mà thầy cô dạy trên lớp mà còn cần có một phương pháp học tập phù hợp, có tinh thần tự học, có ý thức tự giác trong học tập.
b) Thân bài:
* Giải thích khái niệm
- Học là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức cho mình.
- Tự học là tự nỗ lực, khám phá và tìm kiếm các kiến thức một cách chủ động, tự lập tích cực.
- Tinh thần tự học là thái độ nghiêm túc, chăm chỉ cần mẫn, rèn luyện bền bỉ, không ngại khó khăn, vất vả của bản thân khi chủ động tiếp thu và lĩnh hội tri thức không thụ động.
-> Tinh thần tự học là phương pháp học tập tốt giúp chúng ta tiến bộ trong học tập.
* Vai trò, lợi ích của tinh thần tự học
- Tinh thần tự học giúp ta nắm bắt kiến thức sâu rộng và chủ động hơn.
- Tiếp thu và làm chủ kiến thức nhanh chóng
- Củng cố và giúp nắm vững kiến thức đã học
- Giúp ta ghi nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.
- Phát huy khả năng sáng tạo của bản thân.
- Kết quả học tập được nâng cao.
- Bài học trở nên hứng thú, nhiệt tình và say mê hơn.
- Giúp học sinh năng động hơn trong học tập.
- Phát triển kĩ năng tìm kiếm, phân tích và tổng hợp thông tin.
- Xây dựng cho bản thân tính dẻo dai, bền bỉ và nghị lực vượt khó.
...
* Làm thế nào để tự học có hiệu quả ?
- Cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập nhằm rút ra những kiến thức cần thiết, hữu ích cho bản thân.
- Chủ động mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của giáo viên.
- Tự học ở trường, tự học ở nhà, tự học ngoài xã hội...
- Với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu, cần phải trình bày ý kiến của mình với người dạy để hiểu và nắm chắc kiến thức.
- Biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống
- Có kế hoạch tự học theo hướng dẫn hoặc theo hệ thống để đạt hiệu quả cao hơn
- Học cách tư duy và chủ động tiếp cận nguồn tri thức...
- Không tiếp cận, hiểu kiến thức một cách thụ động, nông cạn
Playvolume00:00/01:00VIETNAM-TEMPLES OPTIMIZEDTruvid
* Bài học nhận thức và hành động
- Mỗi chúng ta cần nâng cao ý thức, tinh thần tự học, tự tìm tòi khám phá, năng động sáng tạo, không lười nhác
- Cần chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập để chiếm lĩnh tri thức, vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.
- Phê phán lối học tủ, học vẹt, học đối phó
- Phê phán những người coi học tập là việc bị ép buộc và không có ý thức học hành.
c) Kết bài:
- Khẳng định lại vai trò to lớn của tinh thần tự học.
- Liên hệ bản thân.
4. SƠ ĐỒ TƯ DUY NGHỊ LUẬN VỀ TINH THẦN TỰ HỌC
ĐOẠN VĂN NGẮN 200 CHỮ BÀN VỀ TINH THẦN TỰ HỌC
Đoạn văn số 1:
Trong cuộc sống, chúng ta phải có tinh thần tự học vì việc học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi con người. Nếu không coi trọng việc học thì chúng ta không thể đáp ứng được nhu cầu trí thức cao trong giai đoạn đổi mới của đất nước hiện nay. Một trong những phương pháp học tập hiệu quả là người học phải có tinh thần tự học. “Tinh thần” là thái độ, ý nghĩ định hướng cho hành động của con người. “Tự học” là chủ động học tập, thực hành, tự thu thập kiến thức từ người khác hoặc từ sách vở. Vậy, “tinh thần tự học” là ý thức tự chủ, tự giác trong việc tiếp thu kiến thức, luyện tập kỹ năng. Những biểu hiện cụ thể của tinh thần tự học là chăm chú nghe thầy cô giảng bài, ghi chép đầy đủ trọng tâm bài học, tự giác làm bài tập và chủ động tìm kiếm thêm các tài liệu hay bài tập có liên quan để mở rộng kiến thức. Phương pháp tự học chắc chắn sẽ mang lại nền tảng kiến thức vững chắc và những kết quả học tập tốt, hoàn toàn trái ngược hẳn với lối học thụ động, chỉ trông chờ vào người khác. Tóm lại, mỗi học sinh nên tự rèn luyện cho mình tinh thần tự học để việc học tập luôn có được hiệu quả tốt nhất.
1. Mở bài
- Giới thiệu về danh lam thắng cành bạn cần thuyết minh.
- Nêu cảm nhận chung về danh lam thắng cảnh đó
2. Thân bài
Giới thiệu vị trí địa lí
- Địa chỉ/ nơi tọa lạc?
- Diện tích nơi đó? Rộng lớn hay nhỏ?
- Cảnh vật xung quanh ra sao?
- Có thể đến đó bằng phương tiện gì?
+ Phương tiện du lịch: xe du lịch,…
+ Phương tiện công cộng: xe máy, xe buýt,…
Nguồn gốc: (lịch sử hình thành)
- Có từ khi nào?
- Do ai khởi công (làm ra)?
- Xây dựng trong bao lâu?
Cảnh bao quát
- Từ xa,…
- Nổi bật nhất là…
- Cảnh quan xung quanh…
Chi tiết
- Cách trang trí:
+ Mang đậm nét văn hóa dân tộc.
+ Mang theo nét hiện đại.
- Cấu tạo.
Giá trị văn hóa, lịch sử
- Lưu giữ:
+ Tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử, quá khứ của ông cha ta.
+ Tô điểm cho… (TP HCM, Nha Trang, Việt Nam,…), thu hút khách du lịch.
- Một trong các địa điểm du lịch nổi tiếng/ thú vị/ hấp dẫn/ thu hút khách du lịch.
3. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ về đối tượng.
Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.
- Thôi! Ba đi nghe con! - Anh Sáu khe khẽ nói.
Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:
- Ba... a... a... ba!
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó
a,Trong đoạn trích trên, người kể chuyện là ai, xuất hiện như thế nào?
- Người kể chuyện là : bác Ba
- Bác Ba xuất hiện trong tình huống là bạn cùng chiến khu của của ông Sáu ,và cũng là người chứng kiến toàn bộ câu chuyện
b,Tiếng ''ba'' mà bé thu cất lên gợi tâm trạng gì của nhân vật?
=> Gợi tả tâm trạng nhung nhớ da diết , xót xa , cảm xúc dồn nén sau bao năm xa cách biệt li nay đã tuôn trào , nở rộ . Bộc lộ tình cảm yêu thương tha thiết , đằm thắm