K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 11 2021

thanh niên chs ff qué nhiều nên bị khùn

16 tháng 11 2021

99999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999-111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222233333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333333344444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444455555555555555555555555555555555555555555555555555555555555555555555555555555555555555555555555555555555566666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666666777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777777888888888888888888888888888888888888888888888888888888888888888888888888899999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999999000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000=????ai gioi gai ho cai!

16 tháng 11 2021

mời bạn tham khảo:

Bài Làm Văn Mẫu.
 

Đầu làng tôi có một cây gạo cổ thụ. Từ cửa sổ, tôi hay trông ra phía cây gạo đầu làng. Trong ánh mắt trẻ thơ của tôi mỗi mùa cây gạo lại hiện ra những hình ảnh khác nhau. Mùa hè cây gạo đứng xòe ô che mát cho ai vào lúc trưa sang chuyến đò quê. Mùa thu, cây gạo nâng vầng trăng vàng mọng lên cành, suốt đêm ngồi se trăng như người kéo kén tằm vàng, rải xuống làng những dải tơ lụa mịn màng. Mùa đông, cây gạo troi trơ cành lá. Bầu trời ẩm thấp lè tè mây xám. Cây gạo giống chàng lực sĩ khổng lồ, thân vồng căng, rễ tì đất, vươn cành như các cánh tay cuồn cuộn cơ bắp đỡ bầu trời lên không cho mây xám đè xuống làng. Mùa xuân, nàng Tiên xuân rây mưa bụi làm chung chuyển cả đất trời. Một buổi sáng, tôi trông ra phía đầu làng. Ô kìa! Cây gạo đã đơm đầy hoa non như một mâm xôi gấc đỏ. Ngày Tết, mẹ tôi cũng hay đồ xôi như thế. Khi tôi đang ngon lành giấc ngủ với giấc mơ vui mặc quần áo mới đầu năm thì mẹ tôi lẳng lặng thức dậy. Ánh lửa cháy cùng lòng mẹ. Sớm mai chúng tôi thức dậy đã thấy mâm xôi gấc nghi ngút hương thơm bên bàn thờ Tổ. Cây gạo cũng giống như mẹ tôi, thức dậy từ khi nào, đồ mâm xôi gấc cho làng. Sáng xuân này cây gạo như cô gái má hồng yếm thắm đội mâm xôi đầy ú ụ vào làng. Vậy là mùa hoa gạo bắt đầu.

Ngày ấy lũ trẻ chúng tôi có nhiều trò chơi trong mùa hoa gạo nở. Con trai chơi trò rước Trạng nguyên về làng. Hoa gạo xâu thành những vòng hoa đỏ. Đứa nào được phong làm Trạng nguyên thì được cười bò vinh quy bái tổ, Trạng nguyên đội vòng hoa đỏ trên đầu. Thêm một ngọn hoa lau làm gù mũ. Con bò cũng được đeo vòng hoa đỏ trên cổ. Loa mồm ậm ẹo, trống mồm tùng dinh ôm tỏi. Quan trạng ngất nghểu trên lưng bò, lắc lơ đầu giả vờ thét ơi ới: Quân bây đâu… Lũ trẻ dạ ran cùng tiếng cười. Tôi thường được chúng phong làm Trạng nguyên vì đầu tôi ra lắm trò chơi mới. Thấy lũ bạn chán trò Trạng nguyên vinh quy bái tổ, tôi kể cho lũ trẻ nghe trò gieo cầu kén chồng trong chuyện cổ tích. Công chúa ngồi trên lầu gieo cầu kén phò mã. Nghe chuyện của tôi lũ con gái vỗ tay hưởng ứng ngay vì chơi trò quan trạng không đứa con gái nào được phong làm quan trạng. Đến lượt chúng tôi cưỡi bò diễu qua trước mắt công chúa. Hoạ gạo làm quả cầu, những nàng công chúa làm lọ lem nghịch ngợm không phải gieo cầu nữa mà là ném cầu. Các vị phò mà tương lai đầu trọc bị ném trúng đều la oai oải.

Lần ấy đến lượt Hương gieo cầu.

Hương là cô bạn nhỏ có đôi má lúm đồng tiền, nhà ở cạnh nhà tôi. Bông hoa gạo đỏ thắm trên tay, công chúa Hương nhìn tôi nhoẻn cười. Tôi cưỡi bò đi giữa. Hai đứa, đứa trước đứa sau không biết có hiểu được cái cười ý nhị của Hương? Bông hoa gạo quả cầu đỏ tung ra từ tay Hương vẽ một đường vòng như con chim nhỏ, rất chính xác, đậu đúng vào vai tôi. Có lẽ lúc đó tôi luống cuống lắm khi nhận ra quả cầu trúng người êm ái, không hề đau tí nào nên tôi không nghe được lũ con gái ầm ầm thét: “A, con Hương ném cầu nhẹ bây ơi…”, “Con Hương có cảm tình…”. Tôi nhìn gốc cây gạo. Nàng công chúa có cái bím tóc đuôi gà đỏ đang xấu hổ cố thoát những bàn tay đấm thùm thụp của lũ bạn gái, vùng chạy khỏi lầu hoa.

Bây giờ cây gạo làng tôi vẫn còn, mặc cho dòng thời gian đều trôi như dòng sông bên bãi. Xa quê, tôi viết thư về nhà hỏi thăm cây gạo, hỏi thăm lũ trẻ làng thưở chơi cùng tôi mỗi mùa hoa gạo nỡ. Một mùa xuân ở biên giới Tây Nam Tổ quốc, tôi nhận được là thư của cô bạn nhỏ. Nét chữ tròn đều đặn. Thư của Hương. Trong thư, Hương kể chuyện nhà, chuyện làng xóm, chuyện bạn bè... Nhắc tới cây gạo Hương viết: “Mỗi năm xuân về cây gạo lại thắp đỏ nỗi nhớ. Mỗi bông hoa gạo là một ánh mắt đỏ đợi trông người xa quê. Sáng nay Hương một mình ra cây hoa gạo. Mưa xuân chảy thành dòng trên thân cây. Những bông hoa gạo như những giọt lệ đỏ nhỏ vương trên thảm cỏ xanh…”.

Trong chúng ta ai cũng có một lâu đài tuổi thơ ấu. Mỗi kỉ niệm làm nên một viên gạch hồng xây dựng lâu đài. Thời gian dát vàng dát bạc lên lâu đài ấy. Lâu đài của tôi lóng lánh sắc màu cổ tích, cong cong những chiếc cầu vồng bảy sắc. Trở về lâu đài của mình, tôi từ từ mở rộng đôi cánh của thời gian. Ngoài kia cây gạo làng đứng đó, trâm ngâm trong sương khói, như thực như hư.

Làm sao tôi có thể quên được mùa hoa gạo đã nở đỏ trong tôi!

16 tháng 11 2021

tham khảo?

16 tháng 11 2021

Hỏi về người, sự vật: ai, gì

Ví dụ: Cô ấy là ai?

Đây là cái ?

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới :“      Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt , không hiểu sao tôi thấy ân hận  quá . Lâu nay  mải vui chơi bè bạn  , chẳng lúc nào tôi chú ý đến em ... Từ đấy , chiều nào tôi cũng đi đón em . Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa nói chuyện .       Vậy mà giờ đây , anh em tôi sắp phải xa nhau . Có thể xa nhau mãi mãi . Lạy trời , đây chỉ là...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới :

“      Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt , không hiểu sao tôi thấy ân hận  quá . Lâu nay  mải vui chơi bè bạn  , chẳng lúc nào tôi chú ý đến em ... Từ đấy , chiều nào tôi cũng đi đón em . Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa nói chuyện .

       Vậy mà giờ đây , anh em tôi sắp phải xa nhau . Có thể xa nhau mãi mãi . Lạy trời , đây chỉ là một giấc mơ . Một giấc mơ thôi ”

Câu 1 : Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong các câu sau :

“    Vậy mà giờ đây ,anh em tôi sắp phải xa nhau . Có thể xa nhau mãi mãi . Lạy trời , đây chỉ là một giấc mơ . Một giác mơ thôi ”

Câu 2  : Suy nghĩ của em về tình cảm giữa hai anh em Thành và Thủy ?

2
16 tháng 11 2021

Bạn tham khảo nha:

Câu 1. Ở câu văn này, phép điệp ngữ được thể hiện ở cụm từ "xa nhau, giấc mơ". Việc lặp lại từ ngữ như vậy có tác dụng thể hiện được sự bàng hoàng, đau xót đến da diết của nhân vật Thành trong hoàn cảnh hai anh em sắp phải xa nhau. Đồng thời, phép điệp ngữ còn thể hiện được chân thực cảm giác đau đớn, hoàn cảnh chia tay tội nghiệp của hai anh em. Đó là cảm xúc da diết, chỉ mong đó không phải là sự thật. Tóm lại, nhờ phép điệp ngữ mà cảm xúc của nhân vật được bộc lộ một cách chân thực, da diết và sinh động.

Câu 2. 

   Thành và Thủy đều là những đứa trẻ đáng thương, nạn nhân vô tội trong cuộc li hôn của bố mẹ. Nếu bố mẹ không li hôn thì có lẽ hai anh em đã có một cuộc sống ngập tràn tình yêu thương. Vì những lí do riêng của bố mẹ mà hai anh em phải xa cách. Điều ấy thật đáng buồn và nó có ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lí của trẻ thơ.Hai anh em đều rất buồn khi phải cách xa nhau nhưng họ không có sự lựa chọn nào khác. Nếu tổ ấm gia đình không tan vỡ thì có lẽ sẽ không có cuộc chia tay thấm đẫm nước mắt này. Cuộc chia tay của Thành và Thủy đã để lại trong chúng ta rất nhiều cảm xúc đặc biệt về tình cảm anh em thiêng liêng. Đồng thời qua cuộc chia tay ấy, tác giả Khánh Hoài cũng muốn gửi tới bạn đọc thông điệp hãy bảo vệ, giữ gìn hạnh phúc gia đình để những đứa trẻ vô tội không phải chịu tổn thương, mất mát.

16 tháng 11 2021

Tham khảo!

Câu 1;

- Vậy mà giờ đây , anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể xa nhau mãi mãi, lạy trời đây chỉ là một giấc mơ . Một giấc mơ mà thôi.

⇒⇒ Phép điệp ngữ " một giấc mơ " →→ Tăng nhịp điệu cho câu văn hay hơn và sinh động hơn. Đồng thời nêu rõ cảm xúc đau thương, chua xót của người anh trước sự việc mình sắp phải chia xa em yêu quý mãi mãi.

Câu 2:

Văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê là một câu chuyện buồn xoay quanh hai nhân vật Thành và Thủy. Vì bố mẹ li hôn, gia đình tan vỡ mà các em phải chia lìa mỗi người một ngả, tác phẩm mang đến cho người đọc sự xót xa, ngậm ngùi về hoàn cảnh éo le của hai anh em, chính sự gắn bó, yêu thương của hai anh em càng làm cho tác phẩm Cuộc chia tay của những con búp bê thấm đượm được tinh thần nhân văn sâu sắc.

Cuộc chia tay của những con búp bê được nhà văn Khánh Hoài lựa chọn điểm nhìn là từ nhân vật Thành, tức theo ngôi kể thứ nhất, cách lựa chọn này khiến cho tác phẩm có cái nhìn chân thực, từng sự kiện, cảm xúc trong tác phẩm cũng gần gũi, sống động hơn trong cảm nhận của người đọc. Mặt khác, lời kể là của nhân vật Thành còn thể hiện được sâu sắc tình cảm yêu thương, gắn bó giữa hai anh em, Thành và Thủy. Có thể nói, hai nhân vật Thành và Thủy được đặt trong hoàn cảnh vô cùng éo le, đó là hạnh phúc gia đình tan vỡ, bố mẹ li hôn, tình cảm an hem bị chia lìa. Cao trào của cảm xúc chính là khoảnh khắc chia tay đầy nghẹn ngào của Thành và Thủy.

Vì những bất đồng trong cuộc sống, bố mẹ của Thành và Thủy đã đi đến quyết định li hôn, mái ấm gia đình tan vỡ là điều không ai mong muốn nhưng người đáng thương, bàng hoàng nhất không phải bố hay mẹ của Thành mà là hai anh em Thành và Thủy. Hai em còn quá nhỏ để chịu đựng nỗi đau đớn, mất mát này. Sự chia lìa này khiến cho các em mất đi một mái ấm gia đình trọn vẹn, tình cảm bị tổn thương sâu sắc, không chỉ không được sống với cả bố và mẹ, mà ngay cả tình cảm anh em thiêng liêng là vậy cũng bị hoàn cảnh nhẫn tâm chia lìa, ngăn cản

Hai anh em Thành và Thủy vốn có tình cảm vô cùng sâu đậm, luôn yêu thương, nhường nhịn và quan tâm nhau, những cử chỉ của sự quan tâm trong tác phẩm khiến cho chúng ta, những độc giả, người đứng ngoài câu chuyện phải mỉm cười trong hạnh phúc, nhưng sau nụ cười ấy lại là những giọt nước mắt xót xa, thương cho hoàn cảnh chia lìa của hai anh em. Thành là một người anh mẫu mực, luôn yêu thương chăm sóc em gái bằng những hành động tự nhiên, chân thành nhất, Thành giúp em gái học, hay đến trường đón em vào mỗi chiều tan học. Khi trở về nhà thì hai anh em vừa nắm tay nhau vừa trò chuyện vui vẻ.

 

16 tháng 11 2021

a) Với -> sửa lại: bỏ với
b) thì -> sửa lại: nhưng

18 tháng 11 2021

tình bạn rất mỏng manh vì vậy phải nên trân trọng nó vì vậy hãy trân trọng nó và nêu như bạn nghĩa nó rất dày như cái mâm sắt thì bạn ko thể cảm thấy đc điều j đâu ( mượn lời từ sonoko ) tình bạn có thể bền lâu howcj dễ trầy xước vì đó là do bạn và đối phương của bạn . 

HT

Hơi ngắn HIHI

16 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

Bài thơ có tựa đề Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố) nhưng câu thơ mở đầu lại không hề nói đến ngọn thác ấy, mà miêu tả làn khói tía (tử yên) đang tỏa lên từ ngọn núi Hương Lô. Làn khói tía được “sinh” ra từ sự “giao duyên” giữa mặt trời và ngọn núi: “Nhật chiếu Hương Lô”. Nhờ sự giao duyên ấy mà không gian ở đây bỗng trở nên thi vị và thật hữu tình...

Nhưng cho dù đã đắm mình trong không gian ấy, chúng ta vẫn không quên rằng nhà thơ đang miêu tả ngọn thác núi Lư. Vậy câu mở đầu có phải lạc chủ đề không?

Ai cũng biết thơ Đường, trừ thơ trường thiên, thường có khuôn khổ gò bó, có những quy tắc rất nghiêm ngặt về số câu, số chữ... Bởi thế, để đạt được ý đồ nghệ thuật của mình, nhà thơ luôn phải chọn lựa những chữ rất “đắt” và hàm súc; phải dùng những thủ pháp nghệ thuật như gợi, ước lệ, tượng trưng... Bài thơ của Lí Bạch mà chúng ta đang nói là một bài tứ tuyệt thất ngôn; lại là một bài hay của thơ Đường, thì chắc chắn mỗi câu, mỗi chữ của ông đều có một giá trị nghệ thuật nhất định.

Quả vậy, đọc lại câu thơ ta không chỉ thấy một không gian thi vị, hữu tình mà còn cảm nhận tầm vóc vũ trụ của ngọn Hương Lô kia. Dưới mặt trời đang tỏa nắng là một ngọn núi tựa như một bình hương khổng lồ đang nghi ngút tỏa những làn khói tía vào vũ trụ. Hương Lô là một ngọn núi của dãy Lư Sơn, nơi ngọn thác đang đổ xuống. Vậy thì ở câu thơ này, Lí Bạch không chỉ tả, mà điều cốt yếu là ông muốn gợi mở tầm cao vũ trụ của ngọn thác.

Nếu như câu một là gợi thì câu hai lại tả, nhưng tả thông qua sự cảm nhận mang đậm dấu ấn chủ quan của nhà thơ: Đứng từ xa mà nhìn lại thì ngọn thác như treo (quải) trên dòng sông phía trước. Động từ “quải” (treo) gợi trí tưởng tượng của người đọc về thế dựng đứng của ngọn thác, tô đậm cảm giác về sự hùng vĩ của thiên nhiên nơi đây. Và chính ý đó đã tạo đà cho câu thơ thứ ba: Phi lưu trực há tam thiên xích.

Đến đây bức tranh ngọn thác núi Lư được hiện lên với những đường nét rõ ràng nhất. Những động từ “phi” (bay), “trực” (thẳng) có sức biểu hiện mạnh mẽ, mang lại một ấn tượng mạnh về tốc độ và sức lực của dòng chảy đang đổ xuống từ độ cao ba nghìn thước. Như vậy, sự kì vĩ, tầm vóc vũ trụ của ngọn thác mới chỉ được gợi và gợi tả ở câu một và câu hai, thì đến câu ba nó được thể hiện một cách cụ thể: Chẳng những kì vĩ mà còn mang trong mình nó một sức mạnh vô biên, sức mạnh không gì cản được.

Dường như nét bút tả ngọn thác đã đến đỉnh điểm của nó. Và chính điều ấy khiến người đọc phải sững sờ bởi hình ảnh ngọn thác:

Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.

(Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây)

Dải Ngân Hà - một dải màu sáng nhạt với những vì tinh tú nhấp nháy, vắt ngang bầu trời những đêm mùa hạ, không phải là một dòng sông thực, mà chỉ là một dòng sông trong tưởng tượng. Nói cách khác, dòng Ngân Hà chỉ là một hình ảnh tưởng tượng, có tính trừu tượng. Việc nhà thơ mang một cái trừu tượng để so sánh với cái cụ thể đã làm cho cái cụ thể trừu tượng hơn. 

Nhưng nhờ đó mà hình ảnh thơ (ngọn thác) trở nên huyền ảo và mang một nét đẹp diệu kì. Trước vẻ đẹp ấy, người đọc bị chông chênh giữa hai chiều nhận thức: Thực - ảo; tiên giới - trần gian;... Điều đó không có gì lạ, mà nó chỉ khẳng định thêm cái cảm nhận về sự giao duyên, gặp gỡ giữa trời và đất mà chúng ta đã nói đến ở câu một mà thôi.

Thơ với người là một. Nét bút bay bổng, mạnh mẽ của Lí Bạch ở đây cũng chính là tâm hồn của nhà thơ. Một tầm vóc kì vĩ, một sức mạnh hào hùng và vẻ đẹp nên thơ cũng chính là những khao khát, ước vọng mà nhà thơ Lí Bạch vẫn thường vươn tới.