K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 11 2021

Trực tiếp : " Một mảnh tình riêng, ta với ta." ....

Gián tiếp : tác giả nói đến cảnh quan .... chiều tà ,..

Bài học :

nghệ thuật biểu cảm sinh động , từ mọi vật xung quanh qua đó nói lên tình cảm của nhà thơ 

18 tháng 11 2021

it me! tớ thi rùi bài đề ko khó lắm đâu!! @_@

 

18 tháng 11 2021

tham khảo

Trong bài thơ Bác đến chơi nhà, tác giả đã thể hiện niềm vui của mình khi gặp lại người bạn. Trong câu thơ: Đã bấy lâu nay, bác đến chơi nhà, sự lúng túng khi gặp lại người bạn của mình (như) cậu bé mới được nhận kẹo vậy. Và không thể chuẩn bị đồ ngon cho bn mình chỉ vài món đơn giản nhưng bạn của tác giả ko hề chê bai. Đây là thể hiện một tình bạn ko hề có vật chất. Chỉ có tình bạn chân thành, thật ngưỡng mộ tình bạn của họ, dù (như) núi với mây rất ít khi gặp nhau nhưng tình bạn vẫn nên (như) núi trong xanh (như) mây nhưng khi gặp nhau thời gian đối với họ( như) ngưng đọng. Nói mãi vẫn ko ht, chỉ cần gặp nhau thôi trên môi ai cũng nở nụ cười khi gặp lại người bạn thân thiết của mình. Chân thành sẽ đổi đc chân thành tình bạn có sự chân thành thì sẽ bền lâu. Bài thơ với tình bạn đáng quý kết câu có phần hơi hóm hĩnh của tác giả, niềm vui của tác giả đã gây ấn tượng với người nghe khó mà quên đc tình bạn tuyệt vời này. Tình bạn của tác giả thật đáng khâm phục. 

18 tháng 11 2021

từ gạch chân mình đổi thành ngoặc nha bn!

Trăng là chủ đề sáng tác, là cảm hứng của các thi nhân và Bác Hồ không chỉ là chiến sĩ mà còn là một nhà thơ lớn có tình yêu thiên nhiên với tâm hồn nhạy cảm. Trong những năm đầu ở chiến khu Việt Bắc, trong một đêm trăng đẹp, Bác đã sáng tác ra bài thơ Cảnh khuya để lại trong em nhiều cảm xúc

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”

Bài thơ “Cảnh khuya” thể hiện tình yêu thiên nhiên song hành cũng là tình yêu nước sâu đậm của Bác trong một đêm trăng ở núi rừng Việt Bắc

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

Khi mọi người đã chìm sâu vào giấc ngủ, một màn đêm thanh tĩnh buông xuống khắp khu rừng, nó làm cho tiếng suối dù ở rất xa vẫn theo gió mang tiếng ca êm đềm, trong vắt của mình cho những người yêu vẻ đẹp sáng ngời của đêm trăng cùng thưởng thức. Tiếng suối và ánh trăng, chao ôi hai thứ ấy hòa quyện thì thật là tuyệt vời! Nó khiến cho người đang tham gia chính sự như Bác đã có một cảm nhận tinh tế về tiếng ca này. Tiếng suối dịu êm khoan nhặt như một khúc hát trữ tình sâu lắng. Bác đã khéo léo dùng nghệ thuật lay động tả một khung cảnh yên tĩnh có thể nghe rõ âm vang từ xa vọng lại. Và Người đã so sánh tiếng suối với tiếng hát để nhấn mạnh nét gợi tả mang sức sống và hơi ấm của con người. Sự ví von trên đã làm cho em nhớ lại câu thơ trong tác phẩm “Côn Sơn ca” của Nguyễn Trãi từng viết

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.”

Mỗi vần thơ, mỗi khung cảnh, âm thanh đều là tiếng suối nhưng được cảm nhận khác nhau ở nhiều khía cạnh. Song tất cả vẫn là một tình yêu thiên nhiên. Câu thơ đã cho ta thấy rằng: Dù là một vị lãnh tụ cách mạng nhưng Bác vẫn mang tâm hồn tràn đầy tình cảm lãng mạn, đẹp đẽ. Cám ơn Bác, ngòi bút tài hoa và tâm hồn yêu thiên nhiên say đắm của Người đã giúp em cảm nhận sự ngọt ngào, du dương của âm thanh suối chảy

“Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”

Ánh sáng dịu dàng, thanh khiết từ ánh trăng len lỏi chiếu vào lá và hoa tạo nên vẻ đẹp lấp lánh. Hoa lá nghiêng bóng trên mặt đất tạo nên những bức tranh lấp loá, lúc ẩn lúc hiện. Hoa lá cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cây cổ thụ, trăng tràn vào hoa. Đó như một bức tranh tuyệt vời của đất nước. Bác đã làm mọi sự vật sống động qua nghệ thuật nhân hóa “lồng” để miêu tả đan xen cây lá và ánh trăng. Bác quả là một người đa cảm và có tâm hồn vô cùng phong phú! Trăng trở nên thú vị và lãng mạn trong cảnh khuya sáng ngời, lung linh, huyền ảo. Đọc thơ mà em cứ hình dung cảnh thơ như đang hiện lên mờ ảo trước mắt. Khung cảnh thật thơ mộng kết hợp với nhạc tạo nên một bức tranh đầy sinh động. Vì vẻ đẹp bất tận của mình, trăng là người bạn của các nhà thơ, ta khó có thể hững hờ với vẻ đẹp của trăng

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ”

Đọc đến đây ai cũng nghĩ Bác vẫn còn thức vì trăng, vì sự cuốn hút của thiên nhiên nhưng người không chỉ xúc động trước vẻ đẹp của đất trời mà còn vì

“Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà”

Nước nhà đang bị giặc xâm lăng, giày xéo, bao người còn sống trong cơ cực, lầm than. Và để nhấn mạnh nỗi lo của mình, Bác đã điệp vòng “chưa ngủ” như láy lại tâm tư của Bác, một người luôn nặng lòng với quê hương. Hai câu thơ cuối giúp ta thấy rõ hơn con người của Bác. Một con người yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng chính vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự nghiệp của đất nước. Đây chính là nỗi lòng, là tâm tình của vị lãnh tụ. Đồng thời ta cũng đã thấy Bác Hồ của chúng ta dẫu bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian để chiêm ngưỡng thiên nhiên, có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp Bác khuây khỏa, bớt đi sự vất vả mà Bác phải trăn trở suy tư. Từ đây, ta nhận thấy Bác là một người luôn biết hài hoà giữa công việc với tình yêu thiên nhiên và càng yêu thiên nhiên thì trách nhiệm đối với công việc càng cao bởi ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnh người ung dung ngắm trăng đó là một nỗi khao khát về một đất nước thanh bình, để ngày ngày con người được sống tự do, hạnh phúc.

Dường như trong Bác luôn xoáy sâu câu hỏi: Biết đến bao giờ đất nước mới được tự do để con người thỏa sức ngắm trăng? Đọc đến đây ta càng hiểu rõ hơn con người của Bác đó là một người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo vì dân vì nước, vì đất nước Bác có thể hi sinh tất cả. Hình ảnh của Bác làm em dâng trào cảm xúc mến yêu, kính trọng Bác. Và ta đã luôn tự hỏi rằng: Có bao giờ Người được thảnh thơi để tận hưởng niềm vui của riêng mình? Bác thật vĩ đại trong tâm hồn em và của cả dân tộc Việt Nam. Qua bài thơ, ta cảm nhận được lòng yêu quê hương trong Bác thật sâu đậm, lớn lao và đã bắt gặp một tâm hồn thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản. Tác phẩm là một bức tranh đẹp về quê hương, về con người và sự sự hài hòa giữa cảnh và tình.

Bài thơ đã khép lại trong niềm xúc động dạt dào. Bác đã để lại cho đời những vần thơ hay đầy ý nghĩa, những vần thơ đó đã khơi dậy trong em tình yêu thiên nhiên và niềm kính yêu vô hạn vị Cha già của dân tộc. Qua bài thơ này ta càng hiểu rằng trong hoàn cảnh nào, Bác vẫn giữ được thái độ bình tĩnh chủ động như vậy, mặc dù ẩn trong phong thái ung dung tự tại ấy là nỗi lo cho nước, nỗi thương dân. Trong cuộc đời 79 năm, Bác Hồ có biết bao đêm không ngủ vì nhiều lẽ nhưng điều khiến chúng ta cảm phục vô hạn đó là ý thức, trách nhiệm của Bác trước vận mệnh nước nhà. Ý thức ấy ở Bác không chút nào xao lãng.

18 tháng 11 2021
Từ trái nghĩa là gì
17 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ: "trắng" là màu sắc của làn da, "tròn" là vẻ đẹp đầy đặn phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ "tấm lòng son". Sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ "ba chìm bảy nổi" được tác giả biến đổi thành "bảy nổi ba chìm", từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến.

17 tháng 11 2021

Tham khảo

Hình ảnh người phụ nữ hoàn hảo như thế nhưng số phận họ ra sao? “Ba chìm bảy nổi” ở đây là một hình ảnh được tác giả vận dụng rất hay, rất hợp lí để nói về số phận của những người phụ nữ. Trong xã hội cũ, họ chẳng là gì cả, không được tự quyết định về số phận của mình, chỉ biết sống vì người khác theo quan niệm tam tòng tứ đức. Cuộc sống của họ lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước vậy.

17 tháng 11 2021

-Tác giả Hồ Xuân Hương Thể thơ
- Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn bát cú đường luật 
- Bài thơ mang hai nét nghĩa. Trước hết là nét nghĩa tả thực - miêu tả hình ảnh bánh trôi nước. Tác giả đã miêu tả hình dáng bên ngoài: màu sắc (vừa trắng), hình dáng (vừa tròn). Cùng với đó là cách thức làm bánh luộc bánh trong nước, khi nào bánh nổi lên mặt nước có nghĩa là đã chín. Bên trong nhân bánh thường được làm bằng đường phên. Viên bánh rắn hay nát phụ thuộc vào tay người nắn có khéo léo. Hình ảnh tả thực chiếc bánh trôi từ hình thức đến cách thức.
 

17 tháng 11 2021

a, Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương. Thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt. Bài thơ lấy hình ảnh chiếc bánh trôi để ẩn dụ cho hình ảnh của người phụ nữ để ca ngợi vẻ đẹp và xót thương cho số phận của họ.

b, 2 lớp nghĩa. Lớp nghĩa 1 là miêu tả chiếc bánh, lớp nghĩa thứ 2 là hình ảnh người phụ nữ.

c, Cặp qht: Mặc dầu... mà

Tác dụng: dùng để biểu biểu thị sự đối lập.

17 tháng 11 2021

-em tôi thích học toán nhưng tôi ko thích 

-Bằng ngòi but cua mình đỗ phủ đã viết  nên bài thơ xúc động

17 tháng 11 2021

Em tôi thích học toán nhưng tôi ko thích 

Bằng ngòi bút của mình đỗ phủ đã viết nên bài thơ xúc động

17 tháng 11 2021

Tham Khảo (Sau khi lựa thì mình thấy bài này hợp vs yêu cầu bạn)
 

Me vốn đã đẹp với thân cây đều đặn, không cao lỏng khỏng như dầu, không lùn tịt như chanh, đẹp với vỏ cây cằn cỗi gợi nhớ những cội tùng già bên chùa cổ trên một sườn non, với rêu xanh non mởn bám trên vỏ sậm đen, đẹp như non bộ dày sương dạn gió, với tàn không thưa, không xơ rơ như tàn sầu riêng, không dày mịt như mãng cụt, vốn nó đã đẹp ờ ngoài thiên nhiên rồi, mà trồng trên vỉa hè đá, bên cạnh những ngôi nhà xi măng cốt sắt, khô, nóng và buồn, thì nó còn đẹp hơn biết bao!
Ôi, những hàng me Chợ Cũ, những hàng me phố Gia Long, những hàng me phố Tản Đà giao nhành rợp bóng, những hàng me bầu bạn của người đi bộ về trưa, những hàng me tò mò dòm vào các cửa sổ tư gia, gởi vào đó những lá nhỏ li ti trên tóc cô gái bé, những hàng me tàn xanh sậm quyến luyến những tiếng dương cầm của ai trong vài cửa sổ vọng ra...

A.. ha, những cây me vui, những cây me rắn mắc, thỉnh thoảng sau một trận mưa, lại đánh rơi xuống áo đẹp của ai những hột nước làm cho ai nhăn mày...

17 tháng 11 2021

Tham khảo:

Có lẽ, cây bàng trước cửa nhà tôi là một chứng nhận cho tình cảm gắn bó giữa tôi và Bình. Tình bạn chúng tôi lớn lên cùng cây, theo năm tháng.

Khi tôi và Bình hiểu biết về con người và các sự vật quanh mình thì cây bàng đã có rồi, không hiểu ai trồng nó. Các bạn đồng tuổi với chúng tôi thường nhìn màu đỏ của phượng mà chờ hè đến. Nhưng chúng tôi lại theo dõi sự thay đổi diệu kì của các mầm non của bàng đang chuyển dần sang lá – là sự báo hiệu của mùa hè. Đi học về, vào đến ngõ, tôi và Bình đã nhìn thấy cây bàng. Thân cây xù xì như một chiếc áo bông cũ của một bác công nhân cần cù đáng mến. Thân cây có nhiều cái bướu. Rễ bàng ăn sâu xuống đất, vững vàng qua gió mưa. Các tán lá bàng xoè ra như những chiếc ô lớn, nhiều tầng. Quả bàng chỉ nhỏ như một quả ổi nhỡ, hình bầu dục. Khi bàng chín vàng, thường tự rụng xuống đất. Lấy búa đập bàng chín, trong có nhân ăn rất bùi ; nếu ăn vỏ : hơi chan chát. Những ngày hè nóng nực, tôi và Bình thường chơi bắn bi dưới bóng bàng rợp mát. Có lúc, bàng đã chứng kiến sự cãi cọ, tranh luận của hai đứa về một vấn đề gì đấy, không ai chịu ai. Có ngày mưa bão, hai đứa, mỗi đứa ngồi một nhà, đều nhớ và thương bàng, bàng đang nghiêng ngả ngoài gió bão…

Lên lớp 6, tôi và Bình xa nhau. Bình phải theo bố mẹ vào Thành phố Hồ Chí Minh (vì sự thuyên chuyển công tác của bố mẹ Bình). Một mình tôi ở lại với bàng. Tôi buồn và bàng hình như cũng buồn vì thiếu Bình. Lòng tôi thơ thẩn và bỗng hiểu hơn bao giờ hết tình bạn của tôi cùng Bình đã ghi dấu nơi đây – nơi cây bàng đang vươn cành, trổ bông mỗi chuyến giao mùa. Lòng tôi se lại. Mỗi lần ngắm nhìn cây bàng, hình ảnh Bình lại hiện lên với bao kỉ niệm…

Tôi có kể lại chuyện này cho cô giáo của tôi. Cô nói cô cũng giống tôi và Bình là có kỉ niệm về cây bàng. Nhà của cô ở phố Mai Hắc Đế (cách đây 20 năm, phố này yên tĩnh và những cây bàng mọc suốt hai bên đường phố). Trong một buổi sớm năm 1968., cô lên đường đi học xa, đã viết bài thơ về bàng và phố quê hương, trong đó có đoạn kết như sau :

Sương đêm ngưng đọng lá bàng xanh

Ta quyết ra đi chắp lại cành

Để bàng lại chín, em về nhặt

Cho dãy phố dài trùm lợp mãi màu xanh.

Tôi thích đoạn thơ này, xin cô được chép lại và gửi vào Thành phố Hồ Chí Minh cho Bình.

17 tháng 11 2021

Tham khảo :

Phía sau nhà em có một khu vườn nhỏ. Ở đó bố thỏa thích trồng đủ loại cây theo đam mê làm vườn của mình. Trong đó, cây nào em cũng thấy thật thích. Nhưng tuyệt nhất vẫn là gốc mít già ở sát lối ra vườn.

Cây mít này không rõ là đã bao nhiêu tuổi rồi, vì lúc bố đem nó về trồng thì nó cũng to lớn phết rồi. Bây giờ, qua bao năm thắng cắm rễ, cây đã cao hơn nhiều. Vượt cả mái ngói của nhà em, che bóng mát rười rượi. Bố còn đem một cái chõng nhỏ ra đặt dưới gốc cây để ngồi uống trà, đọc báo cơ.

Thân cây mít to lớn, phải như hai cái bắp đùi của lực sĩ gom lại. Lớp vỏ bên ngoài xù xì, xám xịt. Dưới gốc được quét vôi trắng để tránh vi khuẩn, mối mọt. Riêng trên các cành lớn, còn mọc những mảng rêu xanh - chiến tích vẻ vang mà thời gian mang lại cho cây mít. Những cành của lá mít không quá nhiều, nhưng cành nào cành nấy đều to và dài, như những con mãng xà khổng lồ. Lá mít thì không quá to, nhưng dày và chắc chắn. Thường nó sẽ có màu xanh sẫm, khi già thì chuyển đỏ cam như lá bàng và rụng về cội.

Nhắc đến cây mít, thì không thể không nói đến quả mít. Cây mít này sai trái lắm, hầu như có quả quanh năm. Quả cứ mọc thành từng chùm lúc lỉu trên cành, trên thân cây. Lúc sai nhất có khi phải hơn năm mươi trái. Ai nhìn thấy cũng phải thèm. Quả mít nhà em không quá to, thường chỉ nhỉnh hơn cái mũ bảo hiểm một chút. Nhưng mà bên trong múi dày, thịt giòn ngọt, thơm lâu, xơ nhỏ mà ít lắm. Chỉ cần một trái chín là mấy nhà ở cạnh cũng thơm lây. Chỉ cần được ăn mít nhà em một lần là phải nhớ mãi. Em còn đặc biệt thích món hột mít luộc. Ăn bùi mà béo chẳng kém gì khoai lang. Nhờ sự ngon và sai trái đấy, mỗi năm nhà em cũng có thêm một nguồn thu nhỏ nhờ bán mít. Thật là vui.

Em rất yêu quý và tự hào về cây mít nhà mình. Có bạn bè đến chơi, em đều dẫn bạn ra vườn để khoe cây mít.

17 tháng 11 2021

“Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già”

Chẳng biết từ khi nào, hình ảnh hoa đào cùng câu đối đỏ đã trở thành những thứ thân thuộc gợi nhắc ta một mùa xuân mới lại về. Trong không khí nô nức, rộn ràng của ngày xuân, sắc thắm của hoa đào lại càng trở nên rực rỡ hơn bao giờ hết.

Giữa muôn vàn những loài hoa cùng khoe sắc dịp xuân về, hoa đào được con người ưu ái lựa chọn như là nét đặc trưng của ngày Tết.Trong những ngày đông giá rét, cây trơ trọi, khẳng khiu để tích lũy chất dinh dưỡng. Và rồi vào một ngày, khi nắng vàng ấm áp trải dài khắp muôn nơi, những mầm non đầu tiên nhú lên trên thân cây nâu sần tưởng già nua, cằn cỗi. Sắc thắm của hoa đào làm cho muôn loài phải ghen tỵ, người qua đường cũng phải ngoái đầu để ngắm nhìn lần nữa. Chẳng mang một màu đỏ kiều diễm như hoa hồng, cũng không rực rỡ như cúc đại đóa, hoa đào đi vào lòng người bởi sự mỏng manh, duyên dáng của nó. Màu hồng của hoa như muốn đọ sắc với đôi má người thiếu nữ. Bên cạnh sắc hồng tươi thắm, đào còn có sắc trắng tinh khôi, giản dị, mang trong mình nét đẹp thuần khiết của miền núi rừng hoang sơ. Người ta nâng niu đóa hoa, nhưng cũng không quên những chiếc lá non khép nép bên bông hoa chớm nở. Sau những ngày đông tháng giá, chính nó đã mạnh mẽ vươn lên để đâm chồi nảy lộc với đất trời một lần nữa.

Có lẽ người ta yêu hoa không phải chỉ bởi nó biết khoe sắc đúng thời điểm. Nhìn hoa đào bừng lên trong nắng sớm, lòng người lại dậy lên bao cảm xúc xốn xang kỳ lạ. Trong cái nhịp sống vội vã của xã hội hiện đại, hoa nhắc người ta đừng bị cuốn theo của guồng quay của cơm áo gạo tiền, để rồi lãng phí biết bao vẻ đẹp đơn sơ, giản dị. Sắc hồng ấy làm bừng sáng cả không gian, đồng thời thắp lên ở mỗi người một đốm lửa nhỏ. Đó là ngọn lửa của nhiệt huyết, say mê, của những niềm vui mới và hy vọng mới. Phải chăng bởi ý nghĩa ấy mà vào mỗi dịp tết, bất kể gia đình nào, dù giàu sang hay nghèo khó cũng đều cố gắng trưng bày một cành đào để mang sắc xuân về cho căn nhà?

Nếu thiếu hình bóng của cây đào trong dịp tết, có lẽ hương sắc ngày tết cũng sẽ không còn trọn vẹn như xưa. Bởi lẽ ấy, đào chẳng phải một loài cây thường nở hoa mỗi khi xuân đến mà đã trở thành hồn dân tộc, là sợi dây gắn kết chúng ta với thiên nhiên, đất trời.

tham khảo