K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 3

- Tái sinh được tiến hành sau khi khai thác xong, thời ki tải sinh rõ ràng. Sau chặt trắng, có thể áp dụng phương thức tái sinh nhân tạo để tạo rừng mới đều tuổi.

- Hoàn cảnh rừng sau chặt trắng thường bị biến đổi sâu sắc, tán rừng bị mất, đất rừng bị phơi trống hoàn toàn.

- Ở những nơi địa hình có độ dốc lớn, lượng mưa cao dễ gây ra xói mòn và thoái hoá đất nếu tái sinh không thành công. Ở Việt Nam, khai thác trắng thường áp dụng đối với rừng sản xuất là rừng trồng thuần loài đều tuổi.

28 tháng 3

Theo em, để nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho học sinh trung học phổ thông, cần kết hợp nhiều biện pháp, bao gồm:

1. Giáo dục trong nhà trường:

+ Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ rừng vào chương trình giảng dạy của các môn học như Sinh học, Địa lý, Giáo dục công dân.

+ Tổ chức các hoạt động ngoại khóa như hội thi, trò chơi, vẽ tranh về bảo vệ rừng.

+ Mời các chuyên gia về bảo vệ rừng đến nói chuyện, chia sẻ với học sinh.

2. Trải nghiệm thực tế:

+ Tổ chức cho học sinh tham quan, trải nghiệm thực tế tại các khu rừng, vườn quốc gia.

+ Cho học sinh tham gia vào các hoạt động trồng rừng, bảo vệ rừng.

3. Tuyên truyền thông tin:

+ Sử dụng các kênh thông tin như báo chí, truyền hình, mạng xã hội để tuyên truyền về tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng.

+ Lồng ghép thông điệp bảo vệ rừng vào các hoạt động văn hóa, thể thao.

28 tháng 3

Vì:

- Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, và cung cấp nguồn tài nguyên quý giá cho con người.

- Đối với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống gần rừng, rừng còn là nguồn cung cấp thức ăn, nước uống, thuốc men, và vật liệu xây dựng nhà cửa.

- Do nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của rừng, một số đồng bào dân tộc thiểu số đã khai thác rừng bừa bãi, dẫn đến suy thoái tài nguyên rừng.

- Hoạt động khai thác rừng trái phép, phá rừng làm nương rẫy, và đốt rừng lấy đất canh tác đang diễn ra ở nhiều nơi.

- Cần phải: Nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số về tầm quan trọng của rừng, lợi ích lâu dài của việc bảo vệ rừng, và hậu quả của việc phá rừng. Tuyên truyền, giáo dục về luật bảo vệ rừng, và hướng dẫn đồng bào cách khai thác rừng hợp lý, bền vững.

28 tháng 3

Nâng cao ý thức người dân thông qua việc Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ rừng cho người dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. lồng ghép trong các buổi họp thôn, bản, các lễ hội truyền thống..... xây dựng các bảng tin, biển tuyên truyền.

28 tháng 3

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ rừng cho người dân.

- Ngăn chặn các hành vi gây suy thoái tài nguyên rừng. Tăng cường lực lượng tuần tra, bảo vệ rừng nhằm ngăn chặn việc chặt phá rừng, mua bản và vận chuyển lâm sản trái phép, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật. Kiểm soát hoạt động chăn, thả gia súc, vật nuôi tránh gây thiệt hại đến tài nguyên rừng. Phòng trừ sinh vật gây hại rừng.

- Chủ động thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Duy trì và củng cố hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên góp phần bảo tồn có hiệu quả các hệ sinh thái rừng, tài nguyên động, thực vật rừng.

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến quản lí, bảo vệ và phát triển rừng nhằm bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, khả thi, dễ tiếp cận.

- Tăng cường trồng cây xanh, trồng rừng góp phần bảo vệ và phát triển rừng

28 tháng 3

Nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã thực hiện lệnh đóng cửa rừng tự nhiên vì:

- Lệnh đóng cửa rừng giúp bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái rừng, đảm bảo nguồn tài nguyên rừng cho thế hệ tương lai.

- Lệnh đóng cửa rừng giúp phát triển kinh tế gắn với bảo vệ rừng, phát triển các ngành nghề dựa trên rừng như du lịch sinh thái, lâm sản ngoài gỗ.

- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của rừng trong việc bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, và phát triển kinh tế.

- Lệnh đóng cửa rừng giúp kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác rừng, ngăn chặn khai thác gỗ trái phép.

D
datcoder
CTVVIP
27 tháng 3

Tìm hiểu thực trạng bảo vệ, khai thác rừng ở tỉnh Quảng Nam:

1. Về bảo vệ rừng:

- Diện tích và tỷ lệ che phủ rừng:

+ Diện tích: 680.249,67 ha.

+ Tỷ lệ che phủ: 42,1%.

- Thành quả:

+ Diện tích rừng tăng liên tục qua các năm.

+ Chất lượng rừng được cải thiện.

- Vấn đề tồn tại:

+ Vẫn còn tình trạng khai thác rừng trái phép.

+ Ý thức của một số người dân về bảo vệ rừng còn hạn chế.

2. Về khai thác rừng:

- Diện tích và sản lượng khai thác:

+ Diện tích khai thác được phép: 23.500 ha (năm 2022).

+ Sản lượng khai thác gỗ: 15 triệu m3 (năm 2022).

- Loại gỗ khai thác: Keo, bạch đàn, thông, dổi,...

- Vấn đề tồn tại:

+ Khai thác rừng trái phép.

+ Chế biến gỗ còn nhiều hạn chế.

3. Giải pháp:

- Bảo vệ rừng:

+ Tăng cường công tác quản lý rừng.

+ Nâng cao nhận thức của người dân.

+ Phát triển các mô hình trồng rừng hiệu quả.

- Khai thác rừng:

+ Xử lý nghiêm hành vi khai thác rừng trái phép.

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ.

+ Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ

D
datcoder
CTVVIP
27 tháng 3

So sánh về sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng, rừng tự nhiên, rừng cao su và cây phân tán ở nước ta từ giai  đoạn 2008 – 2020:

- Tổng sản lượng gỗ khai thác có chiều hướng tăng dần từ 3 742 000 m² của năm 2008 lên đến 29 500 000 m² của 2020

- Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng tập trung chiếm sản lượng cao nhất và đang có xu hướng tăng dần.

- Sản lượng gỗ từ rừng tự nhiên chiếm sản lượng thấp nhất và đang có xu hướng giảm dần

- Sản lượng gỗ khai thác từ cây cao su và cây phân tán giữ ở mức ổn định và có chiều hướng gia tăng nhanh chóng.

27 tháng 3

Trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2020, khả năng đáp ứng nhu cầu gỗ nguyên liệu trong nước cho công nghiệp chế biến tăng từ 30% đến trên 70%, sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng tăng liên tục tăng qua các năm (Bảng 7.3), cơ bản đạt mục tiêu Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 là 20 - 24 triệu m3/năm, khai thác gỗ từ rừng tự nhiên được quản lí chặt chẽ, thực hiện đóng cửa rừng tự nhiên trên phạm vi toàn quốc từ năm 2016.

27 tháng 3

- Nhìn chung, số vụ vi phạm và diện tích bị hại ở nước ta có xu hướng giảm mạnh.

- Tuy nhiên con số vi phạm hiện vẫn đang ở mức cao dẫn đến diện tích bị thiệt hại cũng cao.

- Tỉnh trạng vi phạm các quy định về bảo vệ và phát triển rừng vẫn diễn ra phức tạp, nạn chặt phá rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật, cháy rừng vẫn xảy ra nghiêm trọng ở một số địa phương; nhận thức về tầm quan trọng của bảo vệ rừng của các ngành, các cấp, của người dân có chuyển biến nhưng chưa đầy đủ và toàn diện.