qua bài ''đức tính giản dị của bác hồ'' của phạm văn đồng e học tập được gì ở cách sống của Bác( trả lời = 1 đoạn văn ngắn)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
viết bài văn giải thích một câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công (ko chép văn mẫu)
cảm ơn mọi người!
Ai chiến thắng mà không hề chiến bại? Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần Tôi không nhớ câu thơ, lời hát do ai viết. Song, đúng là một triết lí tuyệt vời bởi nó nói đúng với chúng ta những điều đã, đang và sẽ xảy ra trong cuộc sống. Đời người vô cùng rộng lớn và không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Kể cả những người thành đạt nhất cũng không tranh khỏi đôi lần thất bại đắng cay. Song, chính sự thất bại đã làm con người trưởng thành, giàu kinh nghiệm và vững vàng đi tới chiến thắng. Chính thì thế mà ông cha ta đã đúc kết thành câu tục ngữ để khuyên dạy con, cháu: "Thất bại là mẹ thành công". Trước hết, ta hiểu câu tục ngữ như thế nào? Câu tục ngữ có sáu tiếng nhưng trong đó có hai tiếng trái ngược nhau: thất bại là mẹ thành công. Đồng thời, chỉ trong có bốn từ đó thôi, mà dân gian kết hợp vừa so sánh để khẳng định qua từ là, lại kết hợp nghệ thuật ẩn dụ: coi thất bại là người mẹ (của thành công). Khi nói đến mẹ chăng nghĩ đến sự dạy bảo chí tình, chí nghĩa: ai chẳng biết mẹ mong mỏi những điều tốt từ các con, mẹ mong các con thành đạt. Vậy có gì vô lí khi thất bại của mỗi chúng ta lại được ví dụ như mẹ ta. Vì thất bại giúp ta nhìn ra sai sót, nhìn ra chỗ yếu chỗ yếu của mình để bổ sung cho ta hoàn thiện, để thêm cho ta sức mạnh. Thất bại nhiều lần, ta sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm được nhiều lần để đi đến chiến thắng. Thất bại lớn hay nhỏ, ít hay nhiều, nếu ta không lòng ngã chí, tất sẽ thành công. Trong cuộc sống con người không phải lúc nào cũng luôn gặp điều tốt đẹp, làm cái gì cũng thành công. Song điều quan trọng là phải có nghị lực nhìn vào thất bại ấy, mà rút kinh nghiệm, mà học hỏi, bổ sung hoàn thiện vốn hiểu biết của mình thì chắc chắn thành công sẽ đến. Ta hiểu như thế vì cái lí, cái tình đều đúng. Ta hiểu như thế còn bởi tấm gương của các bậc tiền bối chính là kim chỉ nam cho ta noi theo. Ngày xưa, dân gian ta ca ngợi con người "có công mài sắt, có ngày nên kim", như ông Đoàn Tử Quang - một con người có nghị lực phi thường. Sau nhiều lần đi thi không đỗ, ông vẫn tu dưỡng dùi mài kinh sử đèn sách, tiếp tục đi thi nhiều lần và đến năm 81 tuổi, ông đỗ Trạng Nguyên. Thật là một tấm gương sáng để khẳng định giá trị của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công. Ngày nay, cũng rất nhiều anh, chị học lớp 12 rất giỏi, song đi thi đại học không phải đỗ ngay. Có thể năm sau, năm sau nữa mới đỗ. Nhưng các anh, các chị cũng luôn luôn học tập với tinh thần thất bại là mẹ thành công để quyết chí đỗ đạt thành tài. Lại nói chuyện xa hơn, trên thế giới, tấm gương của các thiên tài như, ông Ê-đi-xơn nhà vật lí nổi tiếng thế giới đã phải thất bại một ngìn lần trong thì nghiệm, mới tìm ra được chất dùng làm dây tóc bóng đèn đấy. Nếu không có một nghìn lần cố gắng của ông, thi không biết bao giờ mới có dây tóc bóng đèn để phục vụ con người? Bao nhiêu lần thất bại để đổi lấy một lần thành công, nhưng là một thành công tuyệt vời - một thành công sinh ra từ một nghìn người mẹ thất bại. Thật đáng khâm phục! Thật giản dị, các bạn à! Trong lớp các bạn có những học sinh kém: có thể đã vài ba lần bị điểm yếu khi trả bài kiểm tra. Hãy nhắc bạn ấy rút kinh nghiệm ngay từ những người mẹ thất bại ấy. Thế nào bạn ấy sẽ học giỏi lên đấy! Trường tôi có nhiều bạn đã thực hiện được phần nào ý nghĩa của câu tục ngữ: Cụ thể bạn Trần Thị Thu Lan lớp tôi học yếu văn. Do đúc rút kinh nghiệm và say mê học hỏi nên lên lớp bạn đã là học sinh giỏi văn của trường, đạt giải nhì cấp quận trong kì thi học sinh giỏi cách đây ba năm và giải ba cuộc thì viết thư UPU Quốc tế lần thứ 30 của Hà Nội năm ấy. Bây giờ bạn đang học ở một lớp chuyên văn tại trường THPT Chu Văn An. Bạn ấy đã viết thiệp mừng gửi về Trường nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 (cùng với các học sinh giỏi văn như Lê Na, Phương Liên): Chúng con cảm ơn các thầy cô giáo đã giúp chúng con đạt thành công từ những lần thất bại bạn đầu, để ngày hôm nay, chúng con yêu văn đến thế... Hãy xem lại việc học của mình nhé và đừng nản lòng. Hãy xem kĩ lại công trình học tập thất bại để rút ra những kinh nghiệm đi đến thành công. Đừng bao giờ nghĩ rằng: mãi mãi mình là người học kém, mãi mãi mình là người thất bại! Hãy vừng vàng bạn nhé, vì bên ta câu tục ngữ của cha ông ta luôn nhắc nhở, động viên: thất bại là mẹ thành công đó, hỡi các bạn!
Nguon : http://hoctotnguvan.net/giai-thich-cau-tuc-ngu-that-bai-la-me-thanh-cong-23-861.html
Những câu tục ngữ được xem là "túi khôn" của nhân loại. Sau những câu văn ngắn gọn, có vần điệu, có lớp nghĩa hiển ngôn hiển hiện rõ ràng là lớp nghĩa hàm ẩn sâu xa. Ở đó, nhân dân ta đã thể hiện kinh nghiệm, tư tưởng, quan điểm, hay đơn giản hơn là những điều quan sát được trong thiên nhiên và sự liên tưởng qua việc quan sát đó. Sự kiện ấy đã xuất hiện trong nhiều câu tục ngữ và nổi bật là câu: "Lá lành đùm lá rách".
Với những hình ảnh gần gũi, giản dị, câu tục ngữ này dễ dàng tạo nên một ấn tượng riêng trong lòng người đọc. Ngắn gọn thế nhưng câu tục ngữ lại chứa đựng những ba nghĩa chính. Xét về nghĩa đen có người bảo "Lá lành đùm lá rách" là để chỉ một hiện tượng tự nhiên. Trên cây, những chiếc lá lành lặn, mạnh mẽ bao giờ cũng vươn lên và cũng luôn ỏ phía trên những chiếc lá có đôi chút rách nát, yếu ớt như để che chở, bao học. Tuy đó chỉ là một cái nhìn chủ quan của dân gian xưa về một hiện tượng tự nhiên nhưng nó cũng đã thể hiện tình cảm của họ thời đó. Còn có một cách giải thích khác được lưu truyền. Cách giải thích ấy cho rằng "Lá lành đùm lá rách" là để chỉ những lớp lá khi gói luôn là những chiếc lá không mấy lành lặn rồi mới đốn những chiếc lá lành lặn, đẹp đẽ. Cái cách gói ấy đã có từ muôn đời, đến nay đã thành cái lệ, cái tập tục, cái thói quen của những người làm bánh.
Nhưng dù lớp nghĩa đen nay có là gì đi nữa thì ẩn sâu trong nó vẫn là một lớp nghĩa bóng đẹp đẽ, sâu xa. Câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái, bao bọc, che chở những con người khó khăn hơn, và cả những chiếc lá rách nát, xấu xí để cuộc sống sẽ như một cái cây tươi tốt, đâm chồi nảy lộc. Những ý nghĩ sâu sắc ấy đã dạy cho chúng tôi một bài học về cách làm người, về cách ứng xử trong xã hội, trong cuộc sống này. Qua đó mỗi người cũng đã tự thấy được bổn phận, trách nhiệm của mình là phải bao bọc, chở che cho những con người bất hạnh hơn. Nói đúng ra là phải biết thương yêu, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau để cuộc sống bớt khổ đau, đói nghèo và bất hạnh. Có vậy, mối quan hệ giữa con người trong xã hội mới đúng nghĩa "đồng bào" mà cha ông xưa đã răn dạy.
Những câu tục ngữ luôn như vậy, ngắn gọn mà chứa đựng một bài học sâu sắc. Hi vọng rồi đây, vốn kiến thức của em sẽ ngày một dày hơn lên, có thêm nhiều những câu ca dao, tục ngữ hay như vậy. Chắc chắn em sẽ cố gắng hết mình để nghe lời và thực hiện tốt những gì đã được đúc kết từ mỗi lời dạy đó.
Trước hết là khái niệm lòng tự trọng. Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân. Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình. Họ biết mình là ai, có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đén những điều ấy. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Lòng tự trọng sẽ không là những thứ đi ngược với lương tâm con người. Đừng qui lòng tự trọng với tâm lý sĩ diện là một. Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau và thể hiện những thái độ hoàn toàn khác nhau. Tâm lý sĩ diện thể hiện một thái độ tiêu cực còn lòng tự trọng thì ngược lại. Nó đem đến những tích cực nhất định. Lòng tự trọng đi liền với cái tôi cá nhân. Bởi mỗi người sẽ có những giá trị riêng của bản thân vì thế mà ai cũng có lòng tự trọng riêng ở mức độ nhất định. Có lòng tự trọng bạn sẽ biết tôn trọng bản thân mình từ đó tôn trọng người khác. Sự tôn trọng thực sự cần thiết trong các mói quan hệ xã hội ngày nay. Được xây dựng trên nền tảng là sự tôn trọng, các mối quan hệ sẽ vững bền hơn. Bạn không thể sống trong sự cô lập với xã hội vì thế không có các mối quan hệ, bạn sẽ không thể tồn tại được. Lòng tự trọng sẽ giúp bạn có được những mối quan hệ lâu dài. Không chỉ thế, lòng tự trọng còn là nội tâm, là lý trí để ngăn cản bạn làm những điều xấu, những hành vi đi ngược với đạo đức và lương tâm con người. Bởi có lòng tự trọng, bạn sẽ tìm cách để bảo vệ nó. Để bảo vệ nó bạn sẽ không để mình hành động theo bản năng mà luôn suy xét lợi, hại cũng như sự ảnh hưởng của nó. Hành động sau suy nghĩ sẽ là một cách tốt để bạn giảm đi những sai lầm không đáng có.
kb vs tớ nha^^
Trước hết là khái niệm lòng tự trọng. Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân. Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình. Họ biết mình là ai, có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đén những điều ấy. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Lòng tự trọng sẽ không là những thứ đi ngược với lương tâm con người. Đừng qui lòng tự trọng với tâm lý sĩ diện là một. Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau và thể hiện những thái độ hoàn toàn khác nhau. Tâm lý sĩ diện thể hiện một thái độ tiêu cực còn lòng tự trọng thì ngược lại. Nó đem đến những tích cực nhất định. Lòng tự trọng đi liền với cái tôi cá nhân. Bởi mỗi người sẽ có những giá trị riêng của bản thân vì thế mà ai cũng có lòng tự trọng riêng ở mức độ nhất định. Có lòng tự trọng bạn sẽ biết tôn trọng bản thân mình từ đó tôn trọng người khác. Sự tôn trọng thực sự cần thiết trong các mói quan hệ xã hội ngày nay. Được xây dựng trên nền tảng là sự tôn trọng, các mối quan hệ sẽ vững bền hơn. Bạn không thể sống trong sự cô lập với xã hội vì thế không có các mối quan hệ, bạn sẽ không thể tồn tại được. Lòng tự trọng sẽ giúp bạn có được những mối quan hệ lâu dài. Không chỉ thế, lòng tự trọng còn là nội tâm, là lý trí để ngăn cản bạn làm những điều xấu, những hành vi đi ngược với đạo đức và lương tâm con người. Bởi có lòng tự trọng, bạn sẽ tìm cách để bảo vệ nó. Để bảo vệ nó bạn sẽ không để mình hành động theo bản năng mà luôn suy xét lợi, hại cũng như sự ảnh hưởng của nó. Hành động sau suy nghĩ sẽ là một cách tốt để bạn giảm đi những sai lầm không đáng có.
Bắt đầu kì nghi hè, bố tôi cho tôi một số tiền nhỏ, bảo ra quán sách, chọn mua ít quyến sách về mà đọc. Trước những quầy sách hàng nối hàng, tôi thực sự phân vân. Sách quá nhiều, quyển nào trông cũng thật hấp dẫn, đủ cách trình bày, đủ loại, từ truvện dài đến truyện vừa, truyện ngắn, từ truyện trinh thám, truyện vụ án đến truyện cười, truyện tranh... Nhưng rồi cuối cùng tôi cũng chọn mua được mấy quyển sách hợp với ý thích của em, phù hợp với ý nghĩ của tôi về việc đọc sách. Nói cho cùng thì không ai đo cho được nhừng lợi ích cua sách vở, bởi tác động của nó không chỉ đến ngay một lúc, và hiệu quả của nó có khi trải suốt cả đời người. Sách mang đến cho con người ta sự hiếu biết vô tận về cuộc sống, về đất nước, về thế giới, về con người, không chi của ngày hôm nay, mà cả trong quá khứ, vài chục nàm, vài trăm năm, có khi cả mấy ngàn năm trước. Đọc sách, ta có thế biết được những phong tục, tập quán, tâm lí, nguyện vọng của những người sống rất xa ta cả về không gian và thời gian, hoặc chính cuộc sống và con người trước mắt ta, bên cạnh ta mà ta không nhận ra. Những quyến sách hay bao giờ cũng dạy ta cách sống đẹp, cách nghĩ, cách làm, cách nói năng, đối xử đẹp trong đời sống, ơ những quyển sách ấy luôn luôn chứa đựng những tình cảm cao thượng, những lời khuyên, những nguồn động viên khích lệ... Điều kì diệu là sách ít khi trực tiếp đưa ra những lời khuyên dạy khô khan, mà thường là bằng những câu văn đẹp, những câu chuyện thú vị hay nhừng nhân vật có sức thu hút, sách đế cho người đọc tự mình rút ra những bài học, những lời khuyên... Sách chia sẻ với con người trong cả những lúc buồn đau hay thất vọng. Riêng đối với lứa tuổi học sinh, sách còn là người thầy dạy môn tiếng Việt tuyệt vời. Đọc sách, ta không cố tình học tập, thế mà rồi ngày qua ngày, từ quyển sách này sang quyển sách khác, ta cứ tự nhiên thu nhận cách nói cách viết rõ ràng, lưu loát, phù hợp với các quy tắc luật tệ mà khi ở trên lớp, ta cứ trầy trật mãi cũng không sao nhét hết vào đầu. Sách là người thầy, sách là người bạn là thế. Sách vừa thú vị vừa bố ích là thế. Tuy nhiên, cách đọc sách không ai giống ai, chọn sách đế đọc cũng không ai giống ai. Riêng tôi, tôi thích những quyển sách viết về lứa tuổi của mình, truyện trong nước cũng như những truyện dịch từ tác phẩm nước ngoài, đặc biệt là truyện về những người trải qua cuộc sống gian nan nhưng nhờ có lòng tốt, có nghị lực, có niềm tin vào cuộc sống, niềm tin vào chính mình, cuối cùng đã trưởng thành. Theo tôi, một quyển sách hay phải làm cho người đọc thêm yêu thương con người, yêu thương đất nước và nhân dân mình, biết đau khổ trước nỗi bất hạnh và vui sướng vì hạnh phúc của con người lương thiện. Đọc những quyển sách như thế, tôi cảm thấy giữa sách với mình thật gần gũi. Tôi như cùng được sống với người trong sách, chia sẻ cách nghĩ, cách sống và cả những ước mong của nhân vật. Rất nhiều khi tôi như được nhập thân vào nhân vật, cùng buồn vui, lo lắng, hồi hộp. Từ cuộc đời nhân vật trong truyện, tôi có thể rút ra cho mình những bài học. Chỉ riêng với một tác phẩm như hai tập Không gia đình của nhà văn Pháp Hecto Malô (Hector Malot) mà tôi đọc trong dịp hè vừa qua, tôi cũng đã nhận được bao điều thú vị và bổ ích. Tác phẩm vừa giúp tôi hiểu biết thêm đôi chút về nước Pháp, vừa khiến tôi xúc động vô cùng về cuộc đời và tâm hồn của chú bé Rêmi mới tám tuổi đã lưu lạc giang hồ, từng gặp không ít những kẻ độc ác xấu xa nhưng cũng đã gặp bao nhiêu con người cao thượng, ngay thẳng, đầy lòng vị tha. Tôi theo dõi từng bước chân của Rêmi, và cứ nghĩ, nếu mình là chú bé ấy, mình cũng sẽ cố gắng sống như thế, ngay thật, can đảm, trọng danh dự, biết quý trọng tình bạn, yêu thương và sống tình nghĩa với mọi người. Chắc chắn những cuốn sách như thế sẽ sống mãi với tôi đến suốt đời và sẽ còn có ích cho tôi rất nhiều. Rồi cũng trong dịp hè này, nghe lời khuyên của các anh chị, tôi tìm đọc hai tập nhật kí của hai liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thuỳ Trâm. Hai quyển sách với những trang văn được viết không phải để “làm văn” mà sao hay và đẹp đến lạ lùng. Những tâm hồn đẹp quá! Đất nước mình thiêng liêng quá, mình phải sống thê nào cho xứng đáng với đất nước, với những con người ấy đây! Đọc sách có rất nhiều lợi ích, điều đó ai cũng thấy, song không phải bất cứ cách đọc sách nào cũng mang lại lợi ích. Trước hết, phải biết chọn sách mà đọc. Phải đọc những quyển sách thực sự giúp ta hiểu biết cuộc sông, thiết thực bồi bổ tình cảm và tâm hồn ta. Nhân vật trong sách phải là những con người dù sống trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không ngừng vươn lên, trơ nên trong sáng, tốt đẹp hơn. Một quyển sách tốt là một quyến sách tốt từ nội dung đến hình thức, từ câu chuyện sinh động, thú vị, đến lời văn giản dị, trong sáng, gãy gọn. Một quyển sách như thế thật đáng bỏ tiền để mua, đáng mất công đế đọc. Trong khi đó, tôi biết có không ít bạn cũng thích đọc nhiều sách nhưng bạ sách gì, cũng đọc, cả những quyến tuy cũng được gọi là “sách” nhưng nội dung thì nhảm nhí, văn chương thì thô kệch, rườm rà. Những quyển sách như thế, càng đọc nhiều thì tác hại càng nhiều. Có sách hay đế đọc, lại phải biết nên đọc vào lúc nào, giờ nào. Thú vị nhất là đọc sách vào những ngày giờ rảnh rỗi, được ngồi trước hiên nhà thoáng mát, hay trên chiếc võng vườn sau rợp bóng cây trong ngày hè, tha hồ cho trí tưởng tượng và cảm xúc bay bổng... Mê sách mà đến nỗi đọc trong cả giờ ăn, giờ học bài, thậm chí để sách vào dưới hộc bàn để đọc lén trong lúc thầy giáo đang giảng bài, thì lợi đâu chưa thấy, đã thấy ngay cái hại. Đọc sách chính là “học bằng sách”. Bởi vậy, phải biết suy nghĩ, chọn ra điều để học. Trong đời, mỗi người có một hoàn cảnh riêng không ai giống ai, mỗi thời đại, mỗi đất nước lại có những hoàn cảnh riêng biệt. Học theo sách tức là chọn được những giá trị cốt lõi rồi vận dụng cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình. Đọc sách để rồi chỉ được tiếng là “con mọt sách” hay “cái giá đựng sách”, hoặc bắt chước sách một cách nô lệ, thì tốt hơn, đừng nên đọc sách. Thử tưởng tượng: đọc xong một quyển sách rồi bắt chước chàng Đôn Kihôtê thời xưa, mặc giáp, cầm gươm, lên ngựa ruổi rong... sẽ thế nào. Cho nên, từ việc thấy được cái lợi của việc đọc sách, đến việc đọc sách cho thực sự có lợi, từ việc đọc sách, đến việc học bằng sách còn biết bao điều phải suy nghĩ. Trong những phát minh của loài người từ xưa đến nay, sách là một phát minh kì diệu vô cùng. Có sách, con người đã bước từ thời tiền sử sang thời có lịch sử. Sách làm cho con người lớn lên, làm cho con người xích lại gần nhau, sách dạy dỗ, an ủi con người. Nếu mai sau lớn lên, ta trở thành người có ích cho đời, một phần lớn nhờ công của sách, ỏi, nhừng quyổn sách kì diệu!
Mk giúp đc cái dàn bài thôi nha
A. Mở bài :
- Nhận xét khái quát về vai trò quan trọng của sách trong đời sống của con người
- Trích dẫn câu nói “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.
B. Thân bài :
a) Giải thích ý nghĩa câu nói :
Sách là gì ?
+ Là kho tàng tri thức :
- Về thế giới tự nhiên
- Về đời sống con người
- Về kinh nghiệm sản xuất
+ Là sản phẩm tinh thần :
- Sản phẩm của nền văn minh nhân loại
- Kết quả của quá trình lao động trí tuệ lâu dài
- Hàng hóa có giá trị đặc biệt
+ Là người bạn tâm tình gần gũi :
- Giúp ta hiểu điều hay lẽ phải trong đời
- Làm cho cuộc sống tinh thần thêm phong phú
Tại sao sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người :
+ Sách giúp ta hiểu biết về mọi lĩnh vực :
- Khoa học tự nhiên
- Khoa học xã hội
+ Sách giúp ta vượt khoảng cách của không gian , thời gian :
- Hiểu quá khứ, hiện tại, tương lai
- Hiểu tình hình trong nước, ngoài nước
b) Bình luận về tác dụng của sách
+ Sách tốt :
- Mở mang trí óc, nâng cao tầm hiểu biết
- Giúp con người khám phá giá trị của bản thân
- Chắp cánh cho ước mơ và khát vọng sáng tạo
+ Sách xấu :
- Tuyên truyền lối sống ích kỷ , thực dụng
- Gieo rắc những tư tưởng , tình cảm tiêu cực,ảnh hưởng xấu đến việc hình thành nhân cách
c) Thái độ đối với việc đọc sách :
- Tạo thói quen và duy trì hứng thú đọc sách lâu dài
- Cần chọn sách tốt để đọc
- Phê phán và lên án sách có nội dung xấu
C. Kết bài :
- Khẳng định lại tác dụng to lớn của sách
- Nêu phương hướng hành động của cá nhân mình.
*KB: Câu nói ấy vẫn còn nguyên giá trị đối với mọi thời đại. Giờ đây, tuy đời sống đã nâng cao, trình độ khoa học kĩ thuật đã phát triển, con người có nhiều điều kiện để mở rộng tri thức, nhưng sách mãi mãi vẫn là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người, mãi mãi là người bạn thân thiết của chúng ta. Chúng ta phải biết yêu mến sách, giữ gìn sách thật tốt.
Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, là người mỗi người Việt đều luôn phải nhớ ơn và học hỏi. Một trong những đức tính mà chúng ta cần học nhất đó là sự giản dị trong con người Bác. Tuy là một người có quyền lực nhất đất nước nhưng Bác không bao giờ xa hoa lãng phí. Mỗi người chúng ta cũng vậy, phải luôn tiết kiệm, giản dị. Những thứ không cần thiết, thì không cần phải quá cầu kì, luôn sử dụng mọi đồ vật chỉ ở mức đủ dùng. Như là những người học sinh, chúng ta ăn mặc thật phù hợp, không ăn chơi đua đòi, không tha hóa tệ nạn xã hội. Như thế vừa là tốt cho bản thân mỗi chúng ta, vừa là tốt cho mọi người xung quanh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.
Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.
Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.
Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết.
Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính như:"Không có gì quý hơn độc lập tự do" hay để kêu gọi tinh thần đoàn kết Bác đã nói’ Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công"
Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.