K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 9 2019

      Câu chuyện mà em muốn kể cho mọi người có tên gọi là “Sơn Tinh, Thủy Tinh”. Câu chuyện kể về tài năng và ca ngợi Sơn tinh có thể chống lại lũ lụt, thiên tai. Diễn biến câu chuyện như sau:         Tục truyền vào đời Hùng Vương thứ 18, Hùng Vương có một người con gái tên là Mị Nương và Mị Nương rất xinh đẹp, tính nết lại hiền dịu, Mị Nương cũng đã đến tuổi phải lấy chồng. Vua cha rất là yêu Mị Nương nên muốn cưới cho nàng một người chồng thật xứng đáng.           Một hôm nọ, có hai chàng trai đến cầu hôn mị nương. Một người sống ở vùng núi Tản Viên, có tài lạ: Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Còn người kia ở vùng núi Tản Viên tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. Trong hai chàng, một người là chúa vúng non cao, một người là chúa miền nước thẳm nên vua Hùng rất phân vân. Cuối cùng Hùng Vương đã ra điều kiện thách cưới. điều kiện thách cưới là hai chàng phải đem sính lễ tới, sính lễ gồm : một trăm bánh cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chính cựa và ngựa chín hồng mao mỗi thứ một đôi. Ai mang sính lễ đến trước sẽ được cưới mị nương. Và mới tờ mờ sáng thì sơn tinh đã đem sính lễ tới trước nên đc vua hùng gã mị nương cho. Thủy tinh đến sau và đã không cưới được vợ nên đùng đùng nổi giận đem quân đuổi đánh sơn tinh. Thủy tinh hô mưa, gọi gió làm thành giông bão đuổi đánh sơn tinh. Nước ngập cả ruộng đồng,nhà cửa, nước đã dâng lên lưng đồi, sườn núi. Thành phong châu đã bị chìm trong biển nước. nhưng sơn tinh vẫn không hề nao núng, Sơn tinh đã hóa phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi để ngăn chặn dòng nước lũ. Thủy Tinh dâng nước lên bao nhiêu, Sơn tinh lại hóa núi cao lên bấy nhiêu. Cuối cùng, sau cuộc giao tranh ròng rã mấy tháng trời thì Thủy Tinh đã kiệt sức nhưng Sơn Tinh vẫn vững vàng.          Hàng năm, oán nặng thù sâu nên Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng lần nào cũng thua. Câu chuyện của em kể là thế đó.

Nguon : http://www.hoctotnguvan.net/ke-lai-mot-cau-chuyen-ma-em-yeu-thich-nhat-bang-loi-van-cua-em-22-1516.html

Các bạn có biết vì sao nhân dân ta tự xưng là con Rồng cháu Tiên hay không? Điều đó có liên quan đến câu chuyện sau đây:

“Ngày xưa, ngày xửa từ lâu lắm rồi, ở vùng đất Lạc Việt, nay là Bắc Bộ nước ta có một vị thần. Thần là con của Thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng sức khỏe vô địch, thường sống ở dưới nước. Thần giúp dân diệt trừ yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh… Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và dạy dân cách ăn ở sao cho đúng nghĩa.. Khi làm xong thần trở về Thủy cung sống với mẹ lúc có việc cần mới hiện lên.

Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có vị tiên xinh đẹp tuyệt trần là con gái Thần Nông tên là Âu Cơ. Nàng nghe nói ở vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng chung sống ở Long Trang. Chung sống với nhau được chừng một năm, Âu Cơ mang thai. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm đứa con da dẻ hồng hào. Không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi mặt mũi khôi ngô tuấn tú, đẹp đẽ như thần. Cuộc sống hai vợ chồng đã hạnh phúc lại càng hạnh phúc hơn.
Một hôm, Lạc Long Quân chợt nghĩ mình là dòng giống nòi rồng sống ở vùng nước thẳm không thể sống trên cạn mãi được. Chàng bèn từ giã vợ và và con về vùng nước thẳm. Âu Cơ ở lại chờ mong Lạc Long Quân trở về, tháng ngày chờ đợi mỏi mòn, buồn bã. Nàng bèn tìm ra bờ biển, cất tiếng gọi:

- Chàng ơi hãy trở về với thiếp.

Lập tức, Lạc Long Quân hiện ra. Âu cơ than thở:

- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không ở lại cùng thiếp nuôi dạy các con nên người?

Lạc Long Quân bèn giải thích:

- Ta vốn dĩ rất yêu nàng và các con nhưng ta là giống nòi Rồng, đứng đầu các loài dưới nước còn nàng là giống tiên ở chốn non cao. Tuy âm dương khí tụ mà sinh con nhưng không sao đoàn tụ được vì hai giống tương khắc như nước với lửa. Nay đành phải chia lìa. Ta đem năm mươi người con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc cần phải giúp đỡ lẫn nhau, đừng bao giờ quên lời hẹn này.

Rồi Lạc Long Quân đưa năm mươi người con xuống nước còn Âu Cơ đưa năm mươi người con lên núi.
Người con trai trưởng đi theo Âu Cơ sau này được tôn lên làm vua và đặt tên nước là Văn Lang, niên hiệu là Hùng Vương. Mỗi khi vua chết truyền ngôi cho con trai trưởng. Cứ cha truyền cho con tới mười mấy đời đều lấy niên hiệu là Hùng Vương.”

Do vậy, cứ mỗi lần nhắc đến nguồn gốc của mình Người Việt chúng ta thường tự xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào vì ai cũng nghĩ mình là cùng một bọc sinh ra cho nên người trong một nước phải thương yêu nhau như vậy. Câu chuyện còn suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của cộng đồng người Việt và tự hào về nguồn gốc của dân tộc mình.

Các đường thẳng trong thực tế song song với nhau và không song song với mặt phẳng hình chiếu, gặp nhau tại một điểm. Điểm này gọi là điểm tụ.

Học tốt

Bạn có thể vô link xem: https://www.youtube.com/watch?v=bjhkxFDvD78

Muốn vẽ điểm tụ trang trí thì vô đây : https://www.youtube.com/watch?time_continue=1&v=0ICyLN6I2cY

9 tháng 9 2019

Mik cx bth, cx không áp lực mấy! Mà lần sau đừng dăng câu hỏi linh tinh nha!

#Học tốt#

9 tháng 9 2019

sao thằng này toàn đăng mấy cái lằng nhằng lên thế nhể

Hôm nay em sẽ bảo lại cho anh nghe nhé. Cái quá trình mình yêu nhau ấy. Chắc anh cũng biết nó đằng đẵng, gian truân đến mức nào nhỉ.

Nào yêu, nào giận, nào chia tay, nào khóc, nào cười, nào mệt mỏi, nào xa nhau,...

Nhưng anh cứ yên tâm, em hiểu rồi. Nếu là của nhau thì mãi sẽ là của nhau.

Anh này, ngoại trừ mấy cái lỗi định mệnh nho nhỏ, à cũng có vài cái to to nhưng đã biết khắc phục thì người yêu của em tuyệt vời lắm.

Người yêu của em ấy, anh to cao như chàng Batman có thể che chở cho công chúa của anh bất cứ lúc nào. Chỉ cần anh dang rộng tay là em nằm gọn trong lòng rồi. Thích lắm anh ạ.

Người yêu của em ấy, hồn nhiên đáng yêu không tả, suốt ngày ngêu ngao hát hò các kiểu nhưng rất tiếc, gu âm nhạc của đôi mình khác nhau xa quá nên toàn bị em phàn nàn. Nhưng mà không sao, chỉ cần anh hát thì sẽ luôn có người nghe. Là em đó. Yêu em không? Khác nhau là thể nhưng cái sở thích hát karaoke thì trùng không lẫn vào nhau được. Anh thuộc luôn mấy bài ca con cá sến sẩm mà hầu như e toàn nhai đi nhai lại. Ngộ ghê lận.

Người yêu của em ấy, có thể thoải mái hôn em cho dù nơi đâu. 

Người yêu của em nếu tả ngắn gọn thì a có chút trẻ con, chút hồn nhiên nhưng lại pha chút bảo thủ và rất kiên định. Anh luôn biết định hướng đúng sai, la rầy em khi em sai quấy. Khuyên bảo em điều gì nên làm điều gì thì không. Ấy vậy mà có lúc anh lại con nít một cách siêu đáng yêu. Đôi khi em tự hỏi Sao lại có người đa tính cách vậy chứ hả?

Người yêu của em ấy, chỉ thích ăn cơm nhà thôi nhưng có thể vì em lê la hàng quán cho đến khi no lăn quay. Em biết anh chả thích thú gì đâu nhưng vì em cả thôi. Đúng không?

Người yêu của em sức chịu đựng thì thôi rồi ạ. Chả hiểu sao anh có thể ngồi hàng giờ để nghe em nói vu vơ trên trời dưới đất, mà nói xong rồi chả biết mình nói gì thế nhỉ? Bất hạnh cho anh quá!

Người yêu à, anh cứ cố gắng làm chuột bạch cho em thí nghiệm đi nhe, ăn uống hay làm đẹp. Tất cả vì tương lai Happy family của chúng mình thôi. Sẽ nhanh đến ngày anh luôn ăn ngon mặc đẹp và vênh váo với bạn bè rằng "Vợ tao giỏi".

Mà này, tuy là cơ bản giống nhau về cái thích làm đẹp nhưng em không cho phép anh "xảnh xẹ" quá mức đâu ấy. Em sợ bọn con gái mới lớn bây giờ lại nhận anh làm anh trai thì lại khổ em, khổ anh, khổ luôn bọn chúng ấy.

Em bảo luôn, em biết vị trí của anh trong lòng ba mẹ anh, là cả một bầu trời hi vọng theo đúng cái tên mà anh may mắn nhận được. Vì vậy em sẽ cố gắng hoàn thiện bản thân để xứng đáng với sự mong đợi của ba mẹ. Để lọt qua 4 cửa ải mà em chỉ mới có 0,5 điểm vùng.

À anh này, embiết rồi, chắc em không quá tự tin khi nói lên điều này đâu anh nhỉ? Người yêu của em như thể một sinh vật quý hiếm nhỏ nhoi ít ỏi còn xót lại trên hành tinh quả đất, trên hệ mặt trời, trên dải ngân hà này. Em chỉ nói vậy thôi đấy anh đừng vội tự đắc nhé. Lo mà yêu em nhiều đi. Nếu anh cứ yêu em hoài mãi thì mỗi ngày đối với anh sẽ là chuỗi niềm vui ấy.

Xong rồi. Mà em bảo anh này, anh đừng ngại thể hiện việc yêu thương em bằng cách mua cho em khoai tây, trà đào hay bánh trái nhé. Cứ thoải mái thể hiện đi, em nhận hết. À còn nữa nếu được thì cứ như bây giờ cho dù phong ba bão táp, vật chuyển sao dời thì anh vẫn sẽ không giành ăn với em, không bắt nạt em và luôn yêu em như này nha. Bật mí cho anh không lâu nữa đâu. Em sẽ có nhiều đồng minh lắm đấy, anh tha hồ mà ghen tị nhé!

Em yêu anh 

9 tháng 9 2019

Con này ngáo phảy

Trên thế giới, mỗi dân tộc đón Tết cổ truyền theo một phong tục khác nhau. Ở nước ta, từ ngàn xưa đã có tục cúng Tết bằng bánh chưng, bánh giầy. Truyện sự tích bánh chưng, bánh giầy vừa giải thích nguồn gốc của hai loại bánh này vừa phản ánh thành tựu của nền văn minh nông nghiệp buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự tôn kính trời, đất, tổ tiên của nhân dân ta. Truyện còn là bài học quý về cách lựa chọn và sử dụng người có tài, có đức để trị vì đất nước.

   Bối cảnh của truyện là đời Hùng Vương thứ sáu. Khi đã về già, nhà vua muốn truyền ngôi nhưng vì có tới hai mươi người con trai nên băn khoăn không biết chọn ai cho xứng đáng. Lúc ấy, giặc ngoài đã dẹp yên, nhưng giặc trong vẫn còn phải đề phòng. Nhà vua muốn đưa đất nước đến giai đoạn thịnh vượng. Ông biết rằng dân ấm no thì ngai vàng mới vững. Hiềm một nỗi, nhà vua tuổi cao sức yếu, lực bất tòng tâm.

   Một hôm, ông gọi các con lại và nói : Tổ tiên ta từ khi dựng nước đã truyền được sáu đời. Giặc Ân nhiều lần xâm chiếm bờ cõi, nhờ phúc ấm Tiên Vương, ta đều đánh đuổi được, thiên hạ hưởng thái bình. Nhưng ta già rồi, không sống mãi ở đời, người nối ngôi ta phải nối chí ta, không nhất thiết là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên Vương chứng giám.

   Các Lang (con trai vua Hùng thời ấy gọi là Lang), ai cũng muốn ngôi báu về mình nhưng họ không thể hiểu nổi ý tứ sâu xa của vua cha. Họ chỉ nghĩ đơn giản là cứ chuẩn bị mâm cao, cỗ đầy, lễ vật ngon lạ ... là đủ, cho nên vội sai người đi tìm của quý khắp trên rừng, dưới biển.

   Riêng Lang Liêu - con trai thứ mười tám của vua Hùng đã được một vị Thần giúp đỡ, bởi vì chàng vốn chịu thiệt thòi so với các anh, không được hưởng giàu sang phú quý. Từ nhỏ, chàng đã phải chăm lo công việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Lang Liêu tuy thân là con vua nhưng phận thì lại giống người nông dân lao động. Chàng buồn vì trong nhà chỉ có khoai và lúa. Nhưng khoai lúa thường quá ! Chàng tủi thân nghĩ thầm như vậy.

   Theo quan niệm của tổ tiên chúng ta ngày xưa thì Thần, Phật, Tiên, Bụt thường hay giúp đỡ người hiền lành, nghèo khó. Lang Liêu không có quyền thế, của cải gì, lại chẳng có kẻ ăn người ở để sai khiến đi tìm của ngon vật lạ. Chàng chỉ có tấm lòng yêu kính cha và đôi tay làm lụng chuyên cần. Chàng đã được Thần Phật giúp đỡ.

   Lang Liêu được Thần báo mộng, dạy rằng hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương, bởi trong trời đất không có gì quý bằng hạt gạo. Hạt gạo nuôi sống con người. Hạt gạo quý giá như vậy và nó lại dễ kiếm bởi nó được làm ra do chính bàn tay lao động của con người.

   Lang Liêu hiểu và làm theo ý Thần. Lời khuyên của Thần thật sáng suốt, chân tình. Càng nghĩ Lang Liêu càng thấy đúng. Suy nghĩ của Thần chính là suy nghĩ, tâm tư, ước vọng của nhân dân. Thần đây chính là hiện thân của nhân dân. Ai có thể trân trọng coi hạt gạo là hạt ngọc của trời đất và cũng là kết quả mồ hôi, công sức của con người như nhân dân ? Nhân dân rất quý trọng cái nuôi sống mình, cái mình làm ra được. Phải là những người một nắng hai sương làm ra hạt gạo nuôi đời mới có suy nghĩ sâu sắc và đáng quý như vậy. Lang Liêu dâng lên vua cha phẩm vật quý nhất trong trời đất, lại do chính tay mình làm ra thì quả thật chàng là người con hiếu thảo.

   Được thần linh mách bảo, kết hợp với tấm lòng thành, óc sáng tạo và đôi tay khéo léo, Lang Liêu đã dùng thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, cùng với đậu xanh, thịt lợn, gói bằng lá dong, buộc bằng lạt giang thành một thứ bánh hình vuông rồi đem nấu chín.

   Vậy là chàng không phải mất công tìm kiếm đâu xa. Gạo, đậu do chàng trồng, lợn chàng nuôi, lá dong mọc sẵn trong vườn, ngoài bãi. Ngần ấy thứ kết hợp với nhau thành thứ bánh đặc biệt xưa nay chưa từng có. Và cũng gạo nếp ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn rồi nặn thành thứ bánh hình tròn. Đó là bánh giầy.

   Thật thú vị là cảnh thi cỗ trong ngày cúng Tiên Vương. Các con trai của vua Hùng mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng (cách gọi các sản vật quý hiếm) tới, chẳng thiếu thứ gì. Thế nhưng vua cha chỉ xem qua một lượt rồi dừng lại trước mâm cỗ của Lang Liêu. Điều gì đã cuốn hút nhà vua quan tâm tới hai thứ bánh ấy ? Có lẽ trước tiên là hình dáng vuông vức của bánh chưng và hình dáng tròn trịa của bánh giầy cùng vẻ đẹp mộc mạc, ưa nhìn của chúng. Bánh chưng xanh, bánh giầy trắng muốt, mịn màng. Hùng Vương rất vừa ý, bèn gọi Lang Liêu lên hỏi . Chàng thật tình đem chuyện giấc mộng gặp Thần ra kể lại. Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời Đất và Tiên Vương.

   Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu lại được Hùng Vương lựa chọn và chàng được nối ngôi vua ?

   Bởi vì hai thứ bánh đó thể hiện thái độ quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo do chính con người làm ra.

   Hùng Vương chắc đã cảm nhận được tính chất thiêng liêng trong câu chuyện Thần báo mộng kia. Lời Thần dạy quả không sai : Trong trời đất, hạt gạo là quý nhất. Hạt gạo nuôi sống con người, dân có ấm no thì ngai vàng mới vững. Lang Liêu biết quý lao động, quý thành quả làm ra từ mồ hôi nước mắt của mình.

   Sau khi thưởng thức hai thứ bánh của Lang Liêu, nhà vua và quần thần ai cũng tấm tắc khen ngon. Lời giải thích của nhà vua về hai thứ bánh này thật có lí có tình : Bánh hình tròn là tượng Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông là tượng Đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài, ta đặt tên là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau ...

   Hai thứ bánh này chứng tỏ được tài đức của người có thể nối chí nhà vua. Đem cái quý nhất trong trời đất, lại do tay mình làm ra dâng lên vua cha để tiến cúng Trời Đất cùng các bậc Tiên Vương thì Lang Liêu quả là người con tài năng, thông minh, hiếu thảo. Vua Hùng phán rằng : Lang Liê đã dâng lễ vật hợp với ý ta. Lang Liêu sẽ nối ngôi ta, xin Tiên Vương chứng giám.

   Lang Liêu là người tốt, có đủ tài trí để chăm lo cho muôn dân và nối chí vua cha. Trao ngôi báu cho Lang Liêu là thuận ý trời, hợp ý Hùng Vương.

   Sự tích bánh chưng, bánh giầy đã đi vào phong tục ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc Việt. Nhân dân ta đã xây dựng nên phong tục từ những cái bình thường giản dị nhưng rất giàu ý nghĩa. Chiều 30, tiếng chày giã bánh giầy vang khắp xóm thôn. Đầm ấm biết bao là cảnh cả nhà náo nức vây quanh ngọn lửa hồng nấu bánh chưng xanh. Trên bàn thờ tổ tiên phải bày vài cặp bánh chưng và mâm bánh giầy thì mới là Tết.

   Sự tích bánh chưng, bánh giầy nằm trong mảng cổ tích giải thích nguồn gốc sự vật xuất hiện sau thời kì vua Hùng dựng nước. Sự tích trầu cau giải thích tục ăn trầu. Sự tích dưa hấu giải thích nguồn gốc dưa hấu ... Đằng sau cách giải thích thú vị về nguồn gốc bánh chưng bánh giầy là hiện thực cuộc sống của tổ tiên dân tộc Việt - một dân tộc có nền văn minh lúa nước lâu đời. Thuở ấy, dân ta đã có kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi, chế biến các món ăn đặc biệt vừa ngon lành, vừa giàu ý nghĩa.

   Truyện còn là bài học sâu sắc về cách lựa chọn người có đức có tài để trị vì đất nước, chăm sóc muôn dân. Vì thế, tuy ra đời cách đây đã hàng ngàn năm mà cho đến nay, truyện vẫn còn nguyên vẹn ý nghĩa của nó.

Trên thế giới, mỗi dân tộc đón Tết cổ truyền theo một phong tục khác nhau. Ở nước ta, từ ngàn xưa đã có tục cúng Tết bằng bánh chưng, bánh giầy. Truyện sự tích bánh chưng, bánh giầy vừa giải thích nguồn gốc của hai loại bánh này vừa phản ánh thành tựu của nền văn minh nông nghiệp buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự tôn kính trời, đất, tổ tiên của nhân dân ta. Truyện còn là bài học quý về cách lựa chọn và sử dụng người có tài, có đức để trị vì đất nước.

   Bối cảnh của truyện là đời Hùng Vương thứ sáu. Khi đã về già, nhà vua muốn truyền ngôi nhưng vì có tới hai mươi người con trai nên băn khoăn không biết chọn ai cho xứng đáng. Lúc ấy, giặc ngoài đã dẹp yên, nhưng giặc trong vẫn còn phải đề phòng. Nhà vua muốn đưa đất nước đến giai đoạn thịnh vượng. Ông biết rằng dân ấm no thì ngai vàng mới vững. Hiềm một nỗi, nhà vua tuổi cao sức yếu, lực bất tòng tâm.

   Một hôm, ông gọi các con lại và nói : Tổ tiên ta từ khi dựng nước đã truyền được sáu đời. Giặc Ân nhiều lần xâm chiếm bờ cõi, nhờ phúc ấm Tiên Vương, ta đều đánh đuổi được, thiên hạ hưởng thái bình. Nhưng ta già rồi, không sống mãi ở đời, người nối ngôi ta phải nối chí ta, không nhất thiết là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên Vương chứng giám.

   Các Lang (con trai vua Hùng thời ấy gọi là Lang), ai cũng muốn ngôi báu về mình nhưng họ không thể hiểu nổi ý tứ sâu xa của vua cha. Họ chỉ nghĩ đơn giản là cứ chuẩn bị mâm cao, cỗ đầy, lễ vật ngon lạ ... là đủ, cho nên vội sai người đi tìm của quý khắp trên rừng, dưới biển.

   Riêng Lang Liêu - con trai thứ mười tám của vua Hùng đã được một vị Thần giúp đỡ, bởi vì chàng vốn chịu thiệt thòi so với các anh, không được hưởng giàu sang phú quý. Từ nhỏ, chàng đã phải chăm lo công việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Lang Liêu tuy thân là con vua nhưng phận thì lại giống người nông dân lao động. Chàng buồn vì trong nhà chỉ có khoai và lúa. Nhưng khoai lúa thường quá ! Chàng tủi thân nghĩ thầm như vậy.

   Theo quan niệm của tổ tiên chúng ta ngày xưa thì Thần, Phật, Tiên, Bụt thường hay giúp đỡ người hiền lành, nghèo khó. Lang Liêu không có quyền thế, của cải gì, lại chẳng có kẻ ăn người ở để sai khiến đi tìm của ngon vật lạ. Chàng chỉ có tấm lòng yêu kính cha và đôi tay làm lụng chuyên cần. Chàng đã được Thần Phật giúp đỡ.

   Lang Liêu được Thần báo mộng, dạy rằng hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương, bởi trong trời đất không có gì quý bằng hạt gạo. Hạt gạo nuôi sống con người. Hạt gạo quý giá như vậy và nó lại dễ kiếm bởi nó được làm ra do chính bàn tay lao động của con người.

   Lang Liêu hiểu và làm theo ý Thần. Lời khuyên của Thần thật sáng suốt, chân tình. Càng nghĩ Lang Liêu càng thấy đúng. Suy nghĩ của Thần chính là suy nghĩ, tâm tư, ước vọng của nhân dân. Thần đây chính là hiện thân của nhân dân. Ai có thể trân trọng coi hạt gạo là hạt ngọc của trời đất và cũng là kết quả mồ hôi, công sức của con người như nhân dân ? Nhân dân rất quý trọng cái nuôi sống mình, cái mình làm ra được. Phải là những người một nắng hai sương làm ra hạt gạo nuôi đời mới có suy nghĩ sâu sắc và đáng quý như vậy. Lang Liêu dâng lên vua cha phẩm vật quý nhất trong trời đất, lại do chính tay mình làm ra thì quả thật chàng là người con hiếu thảo.

   Được thần linh mách bảo, kết hợp với tấm lòng thành, óc sáng tạo và đôi tay khéo léo, Lang Liêu đã dùng thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, cùng với đậu xanh, thịt lợn, gói bằng lá dong, buộc bằng lạt giang thành một thứ bánh hình vuông rồi đem nấu chín.

   Vậy là chàng không phải mất công tìm kiếm đâu xa. Gạo, đậu do chàng trồng, lợn chàng nuôi, lá dong mọc sẵn trong vườn, ngoài bãi. Ngần ấy thứ kết hợp với nhau thành thứ bánh đặc biệt xưa nay chưa từng có. Và cũng gạo nếp ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn rồi nặn thành thứ bánh hình tròn. Đó là bánh giầy.

   Thật thú vị là cảnh thi cỗ trong ngày cúng Tiên Vương. Các con trai của vua Hùng mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng (cách gọi các sản vật quý hiếm) tới, chẳng thiếu thứ gì. Thế nhưng vua cha chỉ xem qua một lượt rồi dừng lại trước mâm cỗ của Lang Liêu. Điều gì đã cuốn hút nhà vua quan tâm tới hai thứ bánh ấy ? Có lẽ trước tiên là hình dáng vuông vức của bánh chưng và hình dáng tròn trịa của bánh giầy cùng vẻ đẹp mộc mạc, ưa nhìn của chúng. Bánh chưng xanh, bánh giầy trắng muốt, mịn màng. Hùng Vương rất vừa ý, bèn gọi Lang Liêu lên hỏi . Chàng thật tình đem chuyện giấc mộng gặp Thần ra kể lại. Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời Đất và Tiên Vương.

   Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu lại được Hùng Vương lựa chọn và chàng được nối ngôi vua ?

   Bởi vì hai thứ bánh đó thể hiện thái độ quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo do chính con người làm ra.

   Hùng Vương chắc đã cảm nhận được tính chất thiêng liêng trong câu chuyện Thần báo mộng kia. Lời Thần dạy quả không sai : Trong trời đất, hạt gạo là quý nhất. Hạt gạo nuôi sống con người, dân có ấm no thì ngai vàng mới vững. Lang Liêu biết quý lao động, quý thành quả làm ra từ mồ hôi nước mắt của mình.

   Sau khi thưởng thức hai thứ bánh của Lang Liêu, nhà vua và quần thần ai cũng tấm tắc khen ngon. Lời giải thích của nhà vua về hai thứ bánh này thật có lí có tình : Bánh hình tròn là tượng Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông là tượng Đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài, ta đặt tên là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau ...

   Hai thứ bánh này chứng tỏ được tài đức của người có thể nối chí nhà vua. Đem cái quý nhất trong trời đất, lại do tay mình làm ra dâng lên vua cha để tiến cúng Trời Đất cùng các bậc Tiên Vương thì Lang Liêu quả là người con tài năng, thông minh, hiếu thảo. Vua Hùng phán rằng : Lang Liê đã dâng lễ vật hợp với ý ta. Lang Liêu sẽ nối ngôi ta, xin Tiên Vương chứng giám.

   Lang Liêu là người tốt, có đủ tài trí để chăm lo cho muôn dân và nối chí vua cha. Trao ngôi báu cho Lang Liêu là thuận ý trời, hợp ý Hùng Vương.

   Sự tích bánh chưng, bánh giầy đã đi vào phong tục ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc Việt. Nhân dân ta đã xây dựng nên phong tục từ những cái bình thường giản dị nhưng rất giàu ý nghĩa. Chiều 30, tiếng chày giã bánh giầy vang khắp xóm thôn. Đầm ấm biết bao là cảnh cả nhà náo nức vây quanh ngọn lửa hồng nấu bánh chưng xanh. Trên bàn thờ tổ tiên phải bày vài cặp bánh chưng và mâm bánh giầy thì mới là Tết.

   Sự tích bánh chưng, bánh giầy nằm trong mảng cổ tích giải thích nguồn gốc sự vật xuất hiện sau thời kì vua Hùng dựng nước. Sự tích trầu cau giải thích tục ăn trầu. Sự tích dưa hấu giải thích nguồn gốc dưa hấu ... Đằng sau cách giải thích thú vị về nguồn gốc bánh chưng bánh giầy là hiện thực cuộc sống của tổ tiên dân tộc Việt - một dân tộc có nền văn minh lúa nước lâu đời. Thuở ấy, dân ta đã có kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi, chế biến các món ăn đặc biệt vừa ngon lành, vừa giàu ý nghĩa.

   Truyện còn là bài học sâu sắc về cách lựa chọn người có đức có tài để trị vì đất nước, chăm sóc muôn dân. Vì thế, tuy ra đời cách đây đã hàng ngàn năm mà cho đến nay, truyện vẫn còn nguyên vẹn ý nghĩa của nó.

9 tháng 9 2019

ko đăng linh tinh nha bạn

thôi đừng bán nữa coi chừng olm trừ điểm bây giờ 

Nguyễn Ngọc Ký,Tô Lịch,Cao Bá Quát,...

Ngày nào em cũng làm xong bài tập trước khi đi ngủ

gây hại cho con người về gan ,Ung thư

9 tháng 9 2019

như vậy sẽ làm tổn hại tới SK của con người.

hút thuốc lá : răng vàng, đen, mắc bệnh vè tim,...

rượu: nếu ko kìm chế đc có thể lên cơn loạn thần vì rượu, gđ cx phần là do rượu

k mk nhé, mk là người đầu tiên

9 tháng 9 2019

Câu trả lời là nâng nhặt chặt bị nhé.