Những yếu tố cơ bản tạo ra tính chất truyền thuyết ở truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là gì?
A. Hiện thực lịch sử;
B. Những chi tiết hoang đường
C.Dấu Ấn lịch sử và những chi tiết nghệ thuật kì ảo
D. Dấu Ấn lịch sử và những chi tiết nghệ thuật kì ảo
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần là vì:
- Cuộc khởi nghĩa hợp lòng dân.
- Ban đầu thế lực còn yếu gặp nhiều thất bại.
2. Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với nhau thì “vừa như in”. Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết nhân dân ở khắp nơi, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi.
Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều đó thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Hai chữ “Thuận Thiên” (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.
3.
Sức mạnh của gươm thần được thể hiện:
4.
5.
Ý nghia của truyện Sự tích Hồ Gươm:
Câu 2 (Trang 42 SGK) Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào? Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì?
Bài làm:
Xem toàn bộ: Soạn bài: Sự tích Hồ Gươm - văn 6 tập 1
Mẹ- tiếng gọi ấy thân thương và thiêng liêng biết mấy. Mẹ là người bên ta, chăm lo cho ta từ bữa ăn đến giấc ngủ. Hạnh phúc biết bao khi em sống trong vòng tay yêu thương của mẹ.
Mẹ em đã ngoài ba mươi tuổi. Nhưng bề ngoài mẹ có vẻ già trước tuổi bởi nỗi nhọc nhằn nuôi em khôn lớn vẫn in hằn trên gương mặt mẹ. Dáng người mẹ dong dỏng cao nhưng đầy đặn. Mái tóc mẹ dài, đen láy như suối mây. Mỗi khi nằm trong lòng mẹ em thấy mái tóc ấy mềm mại và có hương thơm dìu dịu từ hoa bưởi, trái bồ kết. Nước da trắng hồng của mẹ ngày nào, giờ đây lại rám nắng. Đôi bàn tay của mẹ gầy gầy, xương xương, xuất hiện những vết chai sần do công việc lam lũ vất vả. Em yêu nhất vẫn là đôi mắt của mẹ, ánh mắt luôn nhìn em trìu mến. Khi em phạm sai lầm, đôi mắt mẹ thoáng buồn; khi em đạt thành tích tốt, đôi mắt mẹ cũng ánh lên niềm vui, niềm tự hào. Mẹ em mang vẻ đẹp bình dị nhưng đối với em, mẹ luôn là người tuyệt vời nhất.
Ngày ngày đi học về trên triền đê, em thường phóng tầm mắt ra cánh đồng bát ngát để trông thấy dáng hình quen thuộc của mẹ. Chiếc áo nâu bạc màu cần mẫn vun trồng cho từng ruộng lúa, đến ruộng rau. Cây lúa, rau lớn lên, xanh mơn mởn được tưới tắm từ biết bao giọt mồ hôi của mẹ đổ xuống. Mẹ em là người chịu thương, chịu khó như chú ong cần cù vậy. Bận rộn với công việc đồng áng, nhưng ngôi nhà nhỏ của em luôn ngăn nắp, gọn gàng bởi bàn tay tần tảo của mẹ. Là cô công chúa bé bỏng, nên mọi tình yêu thương mẹ đều dành trọn cho em. Mỗi lần mẹ đi chợ về, mẹ lại mang cho em những thức quà, những món quà bé nhỏ nhưng em cảm nhận được tình yêu thương của mẹ gửi gắm trong đó. Nhà thơ Chế Lan Viên từng nói rằng:
“ Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt cuộc đời, lòng mẹ vẫn theo con”.
Thật vậy, mẹ cưu mang em suốt chín tháng mười ngày, mẹ lại không quản công nâng đỡ giấc ngủ của em trong những trưa hè oi ả. Là giọt máu cắt đôi của mẹ nên tình cảm mẹ dành cho em là vô bờ bến. Những đêm đông khi em thức học bài, chợt thấy lòng yên bình khi nhìn qua khe cửa ánh đèn phòng mẹ vẫn le lói. Mẹ không muốn em thức một mình, có khi đôi bàn tay ấy đang khéo léo khâu cho em chiếc áo rét để đông về em không còn thấy lạnh cóng trên đường đi học. Cảm nhận được tình yêu thương của mẹ, em cố gắng học tập thật tốt. Học kì vừa qua em đạt giải thưởng cấp tỉnh, lúc lên bục nhận thưởng, em bắt gặp ánh nhìn thân thương của mẹ. Mẹ thường vuốt mái tóc của em và nói: “ Con là niềm tự hào của mẹ, hãy cố gắng học nên người con nhé!”. Em đáp: “Vâng ạ”. Nhưng trong lòng em, mẹ mới là người em tự hào. Mẹ trở thành động lực để em bước tiếp quãng đường chông gai, mẹ cũng là điểm tựa mỗi khi em gặp thất bại. Xót xa biết mấy những ai không được bàn tay mẹ che chở.
Dù không nói ra nhưng trong lòng em vẫn thầm nhủ “Con yêu mẹ nhiều lắm, con cảm ơn mẹ đã luôn dõi theo con”. Dù mai này có đi đâu về đâu em cũng luôn khắc ghi tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp.
Bài làm
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”
Hai câu thơ trên quả không sai một chút nào. Trong gia đình, người mà tôi yêu nhất và kính trọng nhất chính là mẹ.
Mẹ tôi năm nay đã gần năm mươi tuổi, cái tuổi của một thời xuân sắc đã trôi qua. Mẹ có dáng người gầy nhỏ và nước da nâu vì sương gió. Mẹ tôi không có làn da trắng hồng và đôi bàn tay thon dài với những ngón tay tháp bút. Đôi bàn tay của mẹ xương xương với những ngón tay chai sạn và gầy guộc vì nhiều năm cầm cuốc. Vậy mà khi đôi bàn tay ấy dịu dàng vuốt ve gò má tôi hay xoa nhẹ mái tóc tôi, tôi lại cảm thấy bình yên đến lạ, bởi vì nó truyền cho tôi cảm nhận được hơi ấm của tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp.
Mẹ tôi có mái tóc đen đã điểm bạc dù tuổi chưa đến năm mươi, có lẽ là vì sự vất vả mà mẹ tôi đã già trước tuổi. Mẹ tôi có đôi mắt biết nói, đôi mắt ấy tràn ngập tình yêu thương vô bờ bến mà mẹ dành cho những đứa con yêu của mẹ. Mẹ tôi là một người phụ nữ cần cù và chăm chỉ, dịu dàng và tâm lí, bởi mẹ luôn biết cách quản lí và quán xuyến mọi việc trong gia đình, biết cách thể hiện tình yêu và sự quan tâm cho cả ba anh em chúng tôi.
Có lẽ thứ mà tôi nhớ nhất chính là nụ cười và giọng nói của mẹ. Những lúc mẹ cười trông mẹ trẻ ra nhiều lắm, trông tươi vui và hạnh phúc vô cùng. Còn giọng nói của mẹ tôi, nó trầm ấm và vô cùng dịu dàng. Tôi còn nhớ rõ lúc mẹ kể chuyện cho chúng tôi nghe, giọng nói của mẹ như nhẹ nhàng êm dịu như dòng nước đưa chúng tôi vào giấc ngủ. và chẳng biết từ bao giờ giờ giọng nói ấy đã khắc sâu vào trong tâm trí chúng tôi nhẹ nhàng mà mãnh liệt như những đóa hoa dại không tên.
Tôi yêu mẹ tôi nhiều lắm, yêu bằng cả tâm hồn và trái tim của một đứa con thấu hiểu nỗi vất vả của mẹ nó. Tôi chỉ mong mẹ luôn vui tươi và hạnh phúc bên gia đình nhỏ của mình.
# Học tốt #
Nam là học sinh lớp 6A. Tính Nam rất hiếu động nên hôm qua, trước khi đi chợ xa mẹ dặn Nam: “Ở nhà một mình con chớ nghịch ngợm và đặc biệt không được trèo cây, vì trèo cây là nguy hiểm lắm đó!”. Nam trả lời mẹ: “Dạ con nhớ mẹ ạ”. Thế nhưng mẹ vừa ra khỏi nhà Nam đã quên ngay lời mẹ dặn chạy tót ra vườn chơi. Ra đến vườn Nam đi hết gốc cây này sang gốc cây khác, chợt Nam nhìn thấy trên một cành xoài cao có một quả đã ửng vàng. Xoài đầu mùa ngon tuyệt! Nam không nín được cơn thèm! Thế là việc trèo cây bắt đầu.
Nam bám hai tay vào thân xoài và quặp hai bàn chân vào phía dưới rồi cứ thế nhích lên từng đoạn một. Khi một tay đã níu được một cành xoài lớn. Nam đu người lên rồi đứng thẳng lên cành xoài. Nam với tay ra hái trái xoài chín nhưng trái xoài nằm ở cành trên, với không tới. Nam lại phải trèo tiếp lên cao rồi nhoài người ra hái trái xoài treo đung đưa ở đầu cành. Khi tay Nam vừa đụng vào trái xoài chín, cảm giác sung sướng chưa kịp đến thì bỗng rắc một cái, cành cây mà Nam đang đứng gẫy gục. Nam tuột tay rơi bịch xuống đất, nằm sóng soài bất tỉnh. Lát sau Nam tỉnh lại thì thấy đùi trái đau nhức. Nam lê lết mãi mới vào được trong nhà bò lên giường nằm. Khi mẹ về thì chân Nam lại càng đau. Nam rên lên vì đau đớn. Mẹ hoảng hốt đưa Nam đi bệnh viện, sau khi chụp X quang xong bác sĩ bảo: “Xương đùi trái bị gẫy phải bó bột”.
Hơn hai tháng trời mẹ phải ròng rã chở Nam vào tận cửa lớp, rồi lại vào tận cửa để đón Nam về. Đến lớp Nam phải ngồi bất động một chỗ nhìn bạn bè vui đùa mà lòng khát khao biết mấy.
Sau lần gẫy xương đó Nam ân hận vô cùng vì đã không nghe lời mẹ. Nam tự hứa, sẽ không bao giờ dám trái lời ba mẹ nữa
Trả lời:
* Phương thức tự sự của truyện được thể hiện ở chỗ: Truyện được kể theo trình tự thời gian, sự việc nối tiếp nhau, kết thúc bất ngờ, ngôi kể thứ ba. Nội dung của truyện kể diễn biến tư tưởng của một ông già.
* Ý nghĩa của câu chuyện:
- Ca ngợi trí thông minh của ông lão.
- Thể hiện tư tưởng yêu cuộc sống, dù kiệt sức thì sống cũng hơn chết.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/soan-bai-tim-hieu-chung-ve-van-tu-su-c33a13324.html#ixzz5zDemQaVj
Sau khi En - Ri Cô đọc được thư của bố, En - Ri -Cô vô cùng hối hận.
Tham khảo:
Ngày nay, xã hội càng phát triển, nhiều cơ hội được mở ra nhưng ta vẫn thấy có những biểu hiện trái ngược. Bên cạnh những con người thành công, ta thấy rất nhiều bạn trẻ bây giờ thấy khó khăn thì nản chí. Thấy thất bại thì hủy hoại chính mình. Sống thiếu niềm tin, thiếu ý chí, sống hèn nhát và gục ngã. Đây là vấn đề cần lên án. Về nhận thức, ta thấy ý chí nghị lực là động lực, niềm tin của con người. Là kim chỉ nam của con người. Về hành động ta cần: rèn luyện cho mình ý chí và nghị lực; phê phán những kẻ yếu đuối, thiếu tự tin. Họctập những tấm gương về ý chí và nghị lực. Từ đó ta dám sống và dám đi đến thành công. Tóm lại, ý chí nghị lực là thước đo phẩm giá của con người. Mỗi chúng ta hãy rèn luyện để có ý chí và nghị lực sống. Sống không hèn nhát và yếu đuối. Muốn vậy ngay từ bây giờ bạn hãy là chính bạn với những ước mơ và khát vọng và rèn luyện để vươn tới thành công nhé!
~ Học tốt ~
" Không ai có quyền chọn nơi mình sinh ra ,nhưng có thể chọn cách mình sẽ sống. và đây câu chuyện mà mình muốn kể về tấm gương vượt khó của cô sinh viên nghèo vượt khó . Sinh ra trong gia đình khó khăn, nhưng cô Lò Thị Ngươi vẫn vươn lên vượt khó,cố găng hoàn thành ươc mơ của cô là 1 kĩ sư làm giàu đất nước. Tưởng chừng thật dễ nhưng lại có nhiều nhọc nhằn trên đôi chân nhỏ bé này.Trong quá trình học , cô phải vừa học vừa chăm sóc cha mình . Cô tự kiếm tiền đi học bằng cách làm thêm . Mỗi ngày trung bình cô phài làm suốt 12 tiếng đế có tiền đi học và nuôi cha nhưng vẫn không thể nào trang trai đầy đủ . Nhưng trong cô vẫn luôn có niềm hi vọng và tinh tưởng vào chính mình và khọng bao giờ gục ngã . Em hi vọng trong 1 ngày không xa chị sẽ hoàn thành được mơ ước làm kĩ sư của chị
câu C nah bạn
trả lời C