K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 4 2018

Thái độ và sự im lặng của Phan Bội Châu trong truyện thể hiện ông là một người kiên cường , bất khuất  , thể hiện bản lĩnh của nhà cách mạng trước kẻ thù  , xứng đáng là con người được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng. 

18 tháng 4 2018

a) f(x) đạt gtnn bằng -5 tại x=5

b) g(x) đạt gtnn tại 2017 tại x=-1 hoặc x=-2018

18 tháng 4 2018

bạn giải ra hộ mình với

18 tháng 4 2018

Tôi nghĩ nước ngọt hòa tan chất hữu cơ, nước mặn hòa tan chất vô cơ.

18 tháng 4 2018

nhan đề"sống chết mặc bay"là thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của một ông quan hộ đê trước tính mạng của hàng vạn người dân nghèo. Bằng nhan đề này, Phạm Duy Tốn đã phê phán xã hội Việt nam những năm trước CM Tháng tám 1945 với cuộc sống tăm tối, cực khổ nheo nhóc của muôn dân và lối sống thờ ơ vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến.

CHÚC BN HC TỐT!!!

CHÚC BN HC TỐT!!!

27 tháng 5 2018

Dàn bài: 
MB: Giới thiệu văn bản Sống chết mặc bay, hoàn cảnh ra đời [nếu em biết thêm], tác giả là con người như thế nào...
TB: 
-"Sống chết mặc bay" ~ Từ cái nhan đề của nó đã cho ta biết được phần nào ý nghĩa của văn bản này.
+Sống chét mặc bay là một khẩu ngữ chỉ thái độ vô trách nhiệm (giải thích)
+Nhan đề thể hiện thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của một con người, cụ thể trong văn bản này là ông quan "cha mẹ của dân" ở một phủ nhỏ.
[Các chi tiết trong bài em trích dẫn chính xác từng câu chữ nhé, chị không có sách nên dẫn chứng có thể không chính xác :">
~Cảnh quan ngồi đánh bài, có người hầu hạ: "Điếu, mày!"... 
~Có người xồng xộc chạy vào thì quan mắng: "Đê vỡ, thời ông cách cổ chúng-mày..." ]
~Lúc quan ù to một avsn bài cũng alflucs đê vỡ, số phận người dân lênh đênh...
-Bằng nhan đề này, Phạm Duy Tốn đã phê phán những con người vô nhân tính, chỉ biết mình, ham chơi tổ tôm mà quên đi trách nhiệm, quên đi mạng sống của người khác đang bị đe dọa...
KB: Giải thích ngắn gọn về "Sống chết mặc bay", phê phán những tên quan xưng là "phụ mẫu" mà lại thờ ơ, vô trách nhiệm.

23 tháng 4 2018

Tác dụng: Làm sáng bóng đèn

Dụng cụ: Bóng đèn, Pin, Công tắc

~ Chúc em học tốt! ~

18 tháng 4 2018

Sống trong ngọc đá kim cương

Không bằng sống giữa tình thương bạn bè

Câu ca dao đã nêu bật được một tình cảm thiêng liêng đáng quý - Tình bạn chân thành thắm thiết. Nguyễn Khuyến, một vị quan về ở ẩn mang nỗi cô đơn u hoài, sống hiu quạnh nơi nông thôn, cũng cảm xúc dạt dào khi gặp lại bạn cũ. Ta hãy lắng nghe tiếng nói chân thành mộc mạc của nhà thơ khi nói với bạn:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

 Cải chửa ra hoa, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây ta với ta

Bài thơ đã khơi dậy trong ta niềm xúc động trước tấm chân tình của nhà thơ Nguyễn Khuyến:

Một chút nhẹ nhàng tự nhiên hóm hỉnh được tác giả mở đầu bằng câu thơ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Câu thơ như một lời chào hồ hởi thân mật vừa bộc lộ nỗi vui bất ngờ vừa tỏ ý trân trọng, quý mến bạn. Đã bấy lâu nay có nghĩa là một thời gian dài, một thời gian nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau làm sao mà không xúc động, không vui mừng cho được. Từ lúc cáo quan về vui sống với cảnh điền viên, ông chỉ biết lấy thiên nhiên làm bạn. Trái tim ông gửi trọn cho đất nước quê hương, nên tâm hồn luôn khắc khoải u hoài. Trong những giây phút ấy mà không ai không muốn có một người bạn để tâm sự, để an ủi. Người bạn đó đã đến với ông - Còn nỗi vui mừng nào hơn. Chính nỗi vui mừng, bất chợt mà Nguyễn Khuyên đã thốt ra lời bông đùa với bạn một cách dí dỏm cho thoả lòng trông đợi.

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có.

Mới nghe qua, ta thấy dường như nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không có một thứ gì để tiếp, bạn để thết đãi bạn cả: chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có. Tác giả đang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình. Thực ra đây chỉ là cách nói cường điệu như vậy mà đã đùa với bạn, vừa tỏ thái độ nhớ mong chờ đợi bấy lâu mà thôi. Và qua những lời trần tình ấy ta cũng hiểu được cuộc sống của tác giả ở làng quê: đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.

Nhịp thơ đều đặn 4-3 nhẹ nhàng êm ái như một lời thủ thỉ, kèm theo là nụ cười hóm hỉnh, cười vui của tác giả. Đối lập với những cái "không" ấy là cái có thật đáng quý.

Bác đến chơi đây, ta với ta...

Câu thơ bộc lộ thật rõ nét tình cảm chân thành của tác giả đối với bạn. Đó là một tình cảm thiêng liêng cao quý. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên cơ sở vững chắc là tình cảm yêu thương chân thật không màng đến vật chất. Bác đến chơi đây không có gì cả, chỉ có ta với ta khiến ta nhớ đến câu kết trong bài  Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan khi đứng trước cảnh đèo ngang hoang vắng cô liêu, đang mang nặng một nỗi u buồn, niềm suy tư khôn cả, không thể tâm sự cùng ai, nên bà tự quay về với lòng mình “ta với ta”. Còn “ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không. Qua đó ta mới thấy nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật là hóm hỉnh nhẹ nhàng mà tế nhị sâu sắc.

Bài thơ thể hiện sự thành công của tác giả trong bút pháp trào phúng. Ngôn ngữ được sử dụng một cách đặc sắc. Tuy là bài thơ Đường với khuôn mẫu bó buộc nhưng lời thơ lại bình dị như lời ăn tiếng nói hằng ngày. Những sản vật của nông thôn được đưa vào thơ ông thật đậm đà hương vị làng quê. Ngôn ngữ quần chúng kết hợp với âm a (nhà, xa, cá, gà, hoa, ta) thể hiện rõ nét chất phác thật thà đôn hậu của một con người. Chính yếu tố âm điệu, nhịp điệu bài thơ phối hợp nhịp nhàng tạo ra một mạch thơ liên tục, thanh thoát, tự nhiên như lời nói chuyện tâm tình của nhà thơ với người bạn tri âm tri kỉ của mình.

Đây là một trong những bài thơ hay về tình bạn trong sáng chân thành thắm thiết của Nguyễn Khuyến. Bài thơ làm nổi bật một nét đẹp trong cuộc đời và thơ văn Nguyễn Khuyến. Ông xứng đáng là một nhà thơ của làng quê Việt Nam. Tình bạn cao cả tuyệt vời của nhà thơ sẽ là bài học giúp ta tìm và cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng đáng quý đó.

24 tháng 3 2019

ùùùùùùùùùùùùùùùùùùùùùù

18 tháng 4 2018

Làn điệu dân ca cổ truyền cùng các loại hình sân khấu từ lâu trở thành những món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của người dân, thể hiện bản sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc, vùng miền. Vĩnh Phúc là tỉnh còn lưu giữ nhiều làn điệu truyền thống đặc sắc, song do công tác bảo tồn gặp nhiều khó khăn nên các làn điệu truyền thống đang đứng trước nguy cơ bị mai một.

Về Trung Mỹ (Bình Xuyên), chúng tôi được Phó Chủ tịch UBND xã Lưu Văn Thành kể nghe nhiều câu chuyện về những người say hát Soọng cô, say đến quên ăn, quên ngủ. Ông Thành cho biết, Soọng cô là làn điệu dân ca trữ tình, một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian phong phú, hấp dẫn của đồng bào dân tộc Sán Dìu. Người Sán Dìu có thể nhịn ăn một ngày nhưng không thể nhịn hát trong một giờ. Khi đi chợ, làm đồng cho tới lúc ở nhà, người Sán Dìu đều hát, khi thì hát thành tiếng, khi lại chỉ hát lẩm nhẩm, thì thầm như sợ người khác nghe thấy. Có ông Quán ở thôn Trung Mầu say hát đến nỗi, mỗi ngày, ông đều thức dậy từ 4 giờ sáng để tập hát, tập cho đến lúc mặt trời bắt đầu lên trên ngọn núi sau nhà, ông Quán mới ra đứng trước mái hiên để ngóng bạn chơi. Bạn của ông Quán là ông Truyền, ông Man, cũng đều là những người say hát, họ tụ tập ngồi hát đến trưa, đến chiều không biết chán. Đã thế, đến tối, họ lại kéo đến nhà nhau hát cho tới nửa đêm mới về.

Trước kia, những người mê hát Soọng cô ở Trung Mỹ thường tập hợp theo từng nhóm đơn lẻ, nhưng vài năm trở lại đây, do nhu cầu cấp thiết cần phải bảo tồn làn điệu truyền thống của dân tộc, mỗi thôn đã thành lập CLB hát Soọng cô và sinh hoạt đều đặn hàng tuần. Ở Trung Mỹ, CLB hát Soọng cô thôn Trung Mầu thành lập từ năm 2012, hiện có 60 thành viên, tất thảy đều say mê hát. Không chỉ sinh hoạt tại địa phương, nhiều thành viên trong CLB còn đi thi hát với các CLB ở Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn... Phong trào giao lưu văn nghệ mang tính tự phát, nên các thành viên cùng góp tiền, thuê xe rồi cử một số thành viên tiêu biểu trong CLB đi giao lưu với tỉnh bạn. Bà Dương Thị Sinh, cựu thành viên cốt cán trong CLB thôn Trung Mầu cho biết, đoàn thường đi từ sáng đến tối, thậm chí là đi qua đêm đến sáng hôm sau mới về. Khi giao lưu, già trẻ gái trai đều hăng say hát, dẫm lên cả đám cỏ mà hát, bị kiến đốt vẫn cứ hát. Lúc Đoàn chủ nhà bưng cơm ra, các thành viên hát mời cơm tới 30 phút khiến cơm canh đều nguội cả. Lúc về nhà, mọi người còn nhớ nhung, lưu luyến nhau nên tiếp tục gọi điện thoại cả giờ đồng hồ để hát tiếp, đến nỗi hết sạch tiền trong tài khoản. Thấy tôi thắc mắc không hiểu vì sao người Sán Dìu lại mê hát Soọng cô đến vậy, bà Sinh lý giải: “Hát Soọng cô là hình thức hát đối đáp nhau, vừa để tìm hiểu, vừa để trổ tài. Nếu đội bạn hát mà đội mình không đối lại được thì các thành viên rất buồn. Do đó, về nhà phải tập thật nhiều bài hát mới để hôm sau hát đối lại, phải hát cho đến khi nào thắng mới thôi”. Bà Sinh tập hát Soọng cô từ lúc 15 tuổi, đến nay, hơn 30 năm, bà không thể nhớ mình học thuộc lòng tất cả bao nhiêu bài hát nữa.

Thôn Cổ Tích (xã Đồng Cương, Yên Lạc) cũng có những người mê hát, say hát như ở Trung Mỹ. Thể loại âm nhạc mà họ yêu thích nhất là chèo. Một lần về Cổ Tích, tôi được nghe các thành viên trong đội chèo của thôn trình diễn tiết mục “cây cau con trồng” rất xúc động. Ông Nguyễn Văn Thư, Phó Chủ nhiệm CLB văn nghệ thôn Cổ Tích cho biết, các thành viên trong CLB, đặc biệt, các cụ già trên 60 tuổi đều “nghiện” chèo như nghiện thuốc phiện. Tối đến, cơm nước xong là các cụ tụ tập tại nhà văn hóa thôn để hát. Đêm đến, nhiều cụ không ngủ được lại mở đài nghe hát chèo trên kênh VOV của Đài Tiếng nói Việt Nam. Ngoài những lúc vui vầy bên con cháu, văn nghệ đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của các cụ.

Làn điệu cổ truyền của mỗi dân tộc không chỉ là lời ca tiếng hát để mua vui, giải trí, trên hết, nó thể hiện hồn phách, trí tuệ được kết tinh qua hàng ngàn, hàng vạn năm. Ông Lưu Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Trung Mỹ chia sẻ: “Làn điệu Soọng cô là vốn văn hóa quý giá của dân tộc Sán Dìu, nếu không truyền dạy sẽ mai một. Ngày nay, nhiều người trẻ ở Trung Mỹ không biết hát Soọng cô, đa số thích hát và nghe nhạc hiện đại hơn. Những người mê hát Soọng cô chủ yếu trên 50 tuổi, họ thường dạy hát cho con cháu nhưng không mấy người tiếp thu được. Các CLB hát Soọng cô thành lập một cách tự phát, thiếu kinh phí hoạt động, các thành viên trong CLB thường tìm kiếm việc làm để có thêm thu nhập, đóng góp kinh phí duy trì hoạt động CLB.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh rất nhiều CLB văn nghệ còn giữ được các làn điệu dân ca truyền thống. Tuy nhiên, hầu hết các CLB hoạt động tự phát, không có sự khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước về kinh phí và định hướng bảo tồn các làn điệu truyền thống. Bà Nguyễn Thị Diện, Trưởng Ban Quản lý di tích, Sở VH- TT & DL cho biết, các hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Từ năm 2011 - 2013, Sở VH, TT & DL giao cho Ban Quản lý di tích thực hiện kiểm kê lại các di tích văn hóa phi vật thể (trong đó có các làn điệu dân ca cổ truyền) nhưng đến nay mới tiến hành kiểm kê xong 4 huyện, thị (Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên, thị xã Phúc Yên), các địa phương còn lại chưa thực hiện kiểm kê do còn thiếu kinh phí. Công tác vinh danh nghệ nhân tiêu biểu trong quần chúng chưa được thực hiện, đa số người dân chưa phân biệt được các hình thức, thể loại tác phẩm âm nhạc truyền thống, công tác bảo tồn các làn điệu dân ca cổ truyền gặp nhiều khó khăn. Theo bà Nguyễn Thị Diện, trong những năm tới, tỉnh cần có chính sách khuyến khích việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể, nhất là bảo tồn các làn điệu dân ca truyền thống, tăng cường mở lớp tập huấn các loại hình hát ca trù, chầu văn, hát xoan, chèo… hoặc tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu về văn hóa phi vật thể. Bên cạnh đó, tăng cường hỗ trợ, đầu tư kinh phí tiếp tục thực hiện các dự án kiểm kê, hoạch định chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể.

17 tháng 4 2018

hoi google se ra

17 tháng 4 2018

nhưng đây là nhok bạch dương trên online math đó

17 tháng 4 2018

Có tiền thì hợp hết :v

17 tháng 4 2018

lên mạng nha nhưng làn sau bạn nhớ ko nên đăng những câu hỏi linh tinh

17 tháng 4 2018

doc lai noi quy

17 tháng 4 2018

ko hỉu