K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 4

Văn nghị luận là văn bản được tạo ra từ phương thức lập luận, phản ánh những đặc điểm về mục đích và cách thức biểu đạt nghị luận, xuất hiện ở bài nói hay bài viết. Văn nghị luận vốn là sản phẩm của tư duy logic, vẻ đẹp của mỗi áng văn nghị luận không chỉ thể hiện ở hình thức lập luận phong phú, lí lẽ đanh thép, giọng điệu thuyết phục mà còn thể hiện thái độ của tác giả trước vấn đề nghị luận. Chính vì vậy, việc nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận là điều cần thiết để từ đó hình thành, thiết kế xây dựng các phương pháp học tập đạt hiệu quả, phù hợp với đặc trưng thể loại.

28 tháng 4

Olm chào bạn, bạn có thể liên hệ với mình qua zalo số 0385 168 017

Để được hướng dẫn nhé.

28 tháng 4

Họ và tên : Vũ Phương Anh , Nguyễn Thị Hồng Quyên.                                                        Mong mn có thì cho mình xin kb nhé

Cho đoạn trích sau :GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA(Trích – Thạch Lam)“...Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Chúng nó thấy chị em Sơn đến đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập. Chúng như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy, tuy Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với, chứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.Thằng Cúc, con Xuân, con Tý, con Túc sán gần giương...
Đọc tiếp

Cho đoạn trích sau :

GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA

(Trích – Thạch Lam)

“...Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Chúng nó thấy chị em Sơn đến đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập. Chúng như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy, tuy Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với, chứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

Thằng Cúc, con Xuân, con Tý, con Túc sán gần giương đôi mắt ngắm bộ quần áo mới của Sơn. Sơn nhận thấy chúng ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Nhưng hôm nay, môi chúng nó tím lại, và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau.

Thằng Xuân đến mó vào chiếc áo của Sơn, nó chưa thấy cái áo như thế bao giờ. Sơn lật vạt áo thâm, chìa áo vệ sinh và áo dạ cho cả bọn xem. Một đứa tắc lưỡi, nói:

- Cái áo này mặc thì nóng lắm. Chắc mua phải đến một đồng bạc chứ không ít, chúng mày nhỉ.

Đứa khác nói:

- Ngày trước thầy tao cũng có một cái áo như thế, về sau bán cho ông lý mất.

Con Túc ngây ngô giương đôi mắt lên hỏi Sơn:

- Cái này cậu mua tận Hà Nội phải không?

Sơn ưỡn ngực đáp:

- Ở Hà Nội, chứ ở đây làm gì có. Mẹ tôi còn hẹn mua cho tôi một cái áo len nhiều tiền hơn nữa kia.

Chị Lan bỗng giơ tay vẫy một con bé, từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán, gọi:

- Sao không lại đây, Hiên? Lại đây chơi với tôi.

Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:

- Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc?

Con bé bịu xịu nói:

- Hết áo rồi, chỉ còn cái này.

- Sao không bảo u mày may cho?

 Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:

- Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.

- Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.

          Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui”…

(Trích Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam)

Câu 1. Đoạn trích trên có những nhân vật chính nào?

Câu 2. Thái độ và hành động của chị em Sơn với những đứa trẻ trong xóm chợ?

Câu 3. Qua đoạn trích, em cảm nhận được nhân vật Sơn và chị Lan là người như thế nào?

Câu 4. Em đã gặp tình huống tương tự Sơn và chị Lan chưa. Nếu là em, trong hoàn cảnh đó em sẽ làm gì?

Câu 5. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày suy nghĩ của em về truyền thống tương thân tương ái của con người Việt Nam.

1
28 tháng 4

Câu 1: Trong đoạn trích trên, có các nhân vật chính sau:

Sơn: nhân vật nam, có áo mới và thể hiện sự thương yêu và nhân từ đối với những đứa trẻ nghèo khổ trong xóm.Chị Lan: nhân vật nữ, bạn của Sơn, cũng thể hiện sự quan tâm và lòng nhân ái đối với những trẻ em khó khăn.

Câu 2: Thái độ và hành động của chị em Sơn là thể hiện sự nhân từ và tương thân tương ái. Dù có quần áo mới, họ không kiêu căng mà thân thiện và chia sẻ với những đứa trẻ nghèo khổ trong xóm.

Câu 3: Từ đoạn trích, Sơn được mô tả là một người trẻ tuổi có trái tim nhân từ, biết chia sẻ và quan tâm đến người khác. Còn chị Lan là một người bạn tốt, sẵn sàng hỗ trợ và chia sẻ với người khác trong xã hội.

Câu 4: Em chưa gặp tình huống tương tự như Sơn và chị Lan. Tuy nhiên, nếu đối mặt với hoàn cảnh đó, em cũng muốn được nhân từ và chia sẻ như họ. Em sẽ cùng họ tìm cách giúp đỡ và chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.

Câu 5: Từ đoạn trích, em cảm nhận được truyền thống tương thân tương ái của con người Việt Nam là một giá trị văn hóa quý báu. Sự nhân từ và chia sẻ không chỉ giúp làm ấm lòng những người nhận, mà còn làm phong phú và tạo điều kiện cho sự phát triển xã hội và lòng đồng cảm trong cộng đồng.

cái này mình tìm hiểu trên internet chép vào, mình không cần tick đâu ạ

pt Về Nhà Đi Con-Nguyễn Nga Trời bất chợt đổ cơn mưa ầm ào, mặc kệ, H’Nhiên vẫn ngồi trên ban công, nơi căn gác vươn hẳn ra phía bên ngoài, giữa màn mưa trắng xóa, chẳng buồn bước xuống đi vào trong. Những ngày qua thật dài và mệt mỏi, bao nhiêu cái rủi cứ kéo nhau đến khiến H’Nhiên mệt đầu, thêm trận mưa này thì có nhằm nhò gì. H’Nhiên bước xuống đi vào phòng trọ khi trời đã tối mịt, những ngọn đèn...
Đọc tiếp

pt Về Nhà Đi Con-Nguyễn Nga

Trời bất chợt đổ cơn mưa ầm ào, mặc kệ, H’Nhiên vẫn ngồi trên ban công, nơi căn gác vươn hẳn ra phía bên ngoài, giữa màn mưa trắng xóa, chẳng buồn bước xuống đi vào trong. Những ngày qua thật dài và mệt mỏi, bao nhiêu cái rủi cứ kéo nhau đến khiến H’Nhiên mệt đầu, thêm trận mưa này thì có nhằm nhò gì.

H’Nhiên bước xuống đi vào phòng trọ khi trời đã tối mịt, những ngọn đèn bên đường đã sáng từ rất lâu. Sài Gòn mùa này những cơn mưa vồn vã kéo ngập các con đường, khiến những hàng xe kẹt dài vì chết máy. 4 năm trước, khi quyết tâm ở lại, đối với cô, Sài Gòn là miền đất hứa, là khát khao thoát khỏi những con đường đất đỏ đặc quánh ở buôn mỗi mùa mưa, là ước mong được ở nhà cao tầng, đi xe hơi và mặc những bộ đồ đẹp, đeo giày cao gót. Sài Gòn khi ấy trong suy nghĩ của cô gái mới lớn thật lộng lẫy, tráng lệ, hơn xa cái góc phố bé tẹo ở thị xã nhỏ cách nhà vài chục cây số. Thế là cô gái khi ấy quyết tâm cắp ba lô lên đi theo tiếng gọi của con tim, tiếng gọi của ước mơ.

Nhà văn trẻ H’Xíu Hmok ở Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk

H’Nhiên vẫn nhớ ngày cô rời nhà, leo lên chuyến xe khách buổi sáng muộn. Đoạn đường từ nhà ra bến xe, cha chở cô trên chiếc xe Dream cũ, cọc cạch, chậm chạp. Cả đoạn đường dài, 2 cha con nói với nhau rất ít, cảm giác vài chục cây số như kéo dài đến vô tận. Khác với tâm trạng háo hức của cô gái mới lớn trên hành trình đi tìm kiếm mơ ước với công việc ở công ty mà cô đã trúng tuyển, người cha già đầy ắp sự lo lắng xen lẫn nỗi buồn phải xa con gái. Ông lo con gái ông một mình nơi đất khách gặp phải những khó khăn vất vả mà không có cha mẹ bên cạnh để chở che, hỗ trợ. Ông buồn vì những tháng ngày tới, ngôi nhà dài dưới chân đồi sẽ vắng bóng cô con gái suốt ngày ríu rít như chim sẻ, cặm cụi, tỉ mẩn góc nọ, góc kia trong vườn nhà. H’Nhiên đi rồi, bếp lửa sẽ bớt đỏ vì thiếu củi, chái nhà dài sẽ không còn rộn ràng vì thiếu tiếng chày của H’Nhiên. Những bầu nước sẽ không còn đầy vì thiếu người đi lấy, những cây cỏ dại sẽ mọc khắp vườn khi thiếu tay người cày cuốc. Nhưng buồn nhất là, 2 vợ chồng già sẽ không được nhìn thấy con gái mỗi ngày, không nghe giọng con cười nói mỗi ngày. Nhưng biết sao được, buôn làng không giữ được chân H’Nhiên, bếp lửa, bến nước, cối chày không giữ được lòng H’Nhiên, nên cha mẹ đành chiều lòng cô con gái bé bỏng tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình.

Những ngày đầu nơi thành phố, H’Nhiên háo hức với bao sự lạ lẫm, hào nhoáng của nơi ở mới. Cô chuyển vào ở cùng phòng trọ với An- cô bạn từ hồi học cấp 3 trường nội trú. Lúc biết tin mình trúng tuyển, H’Nhiên đã liên lạc với An để nhờ tìm phòng trọ. An bảo sao không ở cùng nhau cho vui, tuy phòng trọ hơi xa chỗ H’Nhiên làm việc, nhưng được cái giá rẻ, lại tiện đường xe bus- loại phương tiện công cộng phổ biến giá rẻ ở đây, như vậy có thể tiết kiệm thêm chi phí. Thấy có lý nên H Nhiên liền đồng ý, háo hức hẳn lên. Dù sao thì có người quen ở nơi xa lạ này, cảm giác cũng yên tâm hơn rất nhiều.

Guồng quay thời gian cứ thế trôi đi, những sự xa hoa, hào nhoáng ban đầu dần tan đi, mở ra một hiện thực trần trụi của cuộc sống. H’Nhiên bắt đầu nhận ra những khó khăn qua mỗi ngày. Không giống những người bạn ở quê có thể thoải mái chia sẻ với nhau những câu chuyện không đầu không cuối, cũng chẳng phải là đám bạn thân có thể lê la tám chuyện và hồn nhiên cùng ăn cùng chơi như hồi ở trường nội trú. Áp lực công việc khiến cô gái thiếu kinh nghiệm gần như nghẹt thở. Sếp khắt khe, bắt lỗi từng chi tiết. Bạn bè đồng nghiệp trước mặt thì xởi lởi nói cười, nhưng sau lưng lại chia bè kết phái, đặt điều nói xấu người khác. H’Nhiên cảm thấy bị cô lập, cô đơn trong chính công ty mà cô từng đặt nhiều kỳ vọng. Ở phòng trọ cô cũng chỉ lủi thủi một mình, thời gian làm việc của cô và An không giống nhau nên 2 người cũng hiếm có thời gian rảnh để cùng nhau làm một việc gì đó. Không chỉ làm việc ở công ty, An còn tranh thủ làm thêm. Nhờ có ngoại hình và khuôn mặt xinh xắn, An đi làm PG cho một số nhãn hàng, công việc bận rộn. H’Nhiên ban đầu cũng đi làm thêm với bạn nhưng không thể bắt nhịp với môi trường và không gian ấy nên chỉ sau thời gian ngắn thì cô đành nghỉ làm thêm. Những khi rảnh rỗi, thú vui duy nhất của H’Nhiên chỉ có thể là lên mạng hoặc đi dạo ở siêu thị. Những ngày nghỉ tết có lẽ là quãng thời gian vui nhất của H’Nhiên. Cô trở về với gia đình, xà vào lòng mẹ, dúi đầu vào người mẹ như ngày còn nhỏ. Buổi sáng tỉnh dậy, hít hà mùi đất dưới sàn nhà, mùi khói bếp mà cha dậy sớm nhen lên để đun nồi nước. Nghe tiếng con gà tre gáy te te trước sân.

H’Nhiên cảm thấy tâm trạng phấn chấn. Cô cảm nhận được niềm vui của cha mẹ mỗi lần cô trở về. Cha bận rộn vào ra, luống cuống làm những công việc thường nhật. Thỉnh thoảng ông ngồi trầm ngâm, nghĩ gì xa xôi lắm. Mẹ bảo, cha dạo này già rồi nên hay nghĩ ngợi. Hôm trước ông còn bàn hay bán bớt đàn bò đi, lấy tiền đó dựng cái quán tạp hóa trước cửa rồi gọi con về bán buôn. Nhà có đứa con gái mà đi xa quá, căn nhà trống trải, ông cảm thấy buồn. Cô nghe trong lời kể của mẹ có điều gì buồn man mác, khiến lòng cô đau nhói. Nhưng cô vẫn cứng miệng, con vẫn muốn ở lại Sài Gòn thêm vài năm nữa, con chưa muốn về đâu. Giờ về mọi người lại chê cười, còn chẳng khác gì kẻ thất bại, đợi đến lúc con có chút tiền làm vốn, cảm thấy chán rồi con sẽ về mà. Thật ra H’Nhiên biết, cha cô đang lo một nỗi lo khác, chính là chuyện gia đình riêng của cô sau này. Người Êđê của cô theo chế độ mẫu hệ, con gái lớn sẽ cưới chồng về ở với cha mẹ, đẻ ra những đứa con và đặt theo họ mình. Huống chi cha mẹ chỉ có mình cô, mọi thứ trong ngồi nhà này không dành cho cô thì còn cho ai. Nhưng cô thì cứ bôn ba xứ người, rồi lỡ khi gặp và ưng anh chàng nào đó người Yoăn thì lại đi làm dâu người ta, coi như cha mẹ mất con gái. Thế nên cô biết cha bận lòng lắm. Ướm gần ướm xa thì cũng chỉ mong cô ở gần nhà, lấy chồng người mình mà thôi.

Tranh của họa sĩ Hoàng A Sáng

Thương con nên cha mẹ chỉ đành ngậm ngùi chiều lòng con gái. Hết thời gian nghỉ tết, cô lại lật đật khăn gói xuống lại thành phố. Trong nhà không có gì ngoài những thứ tự trồng được, vài đòn bánh tét gói từ hôm 30, ít cá suối phơi khô, bao gạo và vài loại rau củ. Bấy nhiêu thứ được cha mẹ phụ cô gói kỹ, bỏ thùng xốp, ì ạch gửi ra nhà xe. Cô ôm chặt mẹ để tạm biệt, thấy cha lén quay đi, lau vội khóe mắt. Dặn con gái đi làm mạnh khỏe, giữ gìn sức khỏe bản thân thật tốt, phải tự giác nấu ăn và ăn uống đúng giờ. Với cha, cô vẫn là cô con gái bé bỏng, cần được bảo bọc, dặn dò. Chuyến xe lăn bánh, rời xa con đường buôn xanh rì, tiến vào thị xã tấp nập rồi thẳng hướng vào thành phố.

***

Những ngày Sài Gòn bị ốm, đó là khi mọi thứ trở nên vắng lặng, những con đường vắng bóng người, những hàng dây cảnh báo nguy hiểm dăng ngang dọc khắp nơi. Nơi tập hợp dân tứ xứ như Sài Gòn trải qua những ngày nặng nề bởi dịch bệnh. Người ta hạn chế ra khỏi nhà, mọi người đều làm việc từ xa. Công ty cô phải cắt giảm nhân sự bởi rất nhiều đơn hàng và hợp đồng bị hủy, khiến nguồn thu sụt giảm nghiêm trọng. Công việc giảm sút, yêu cầu lại càng ngặt nghèo, mọi nhân viên phải sản xuất và sinh hoạt tại chỗ, trong điều kiện hết sức khó khăn, thiếu thốn. H’Nhiên như vừa bị vấp té, cảm giác đau ở đâu không rõ nữa, chỉ thấy mình trống trải, bơ vơ, ngột ngạt, bức bí và bị ‘bỏ rơi’ giữa Sài Gòn. H’Nhiên thất thểu bước ra khỏi cánh cửa công ty, bị khựng lại bởi cảnh vắng lặng, yên ả trước mặt. Nơi này bây giờ trở nên lạ lẫm, nhợt nhạt, khác xa với nơi sáng rực và lấp lánh sắc màu của cuộc sống cô từng tưởng tượng ra. H’Nhiên cảm thấy nhớ da diết những triền đồi lộng gió, những khúc suối trong vắt mát rượi mà cô vẫn cùng mẹ đi qua mỗi lần đi lên rẫy. Cô định bước ra công viên gần đó để đi dạo thì bị chặn ngay đầu cổng, người cán bộ an ninh tại chốt kiểm soát hỏi lý do cô ra ngoài, có giấy tờ gì để chứng minh không. Không có giấy tờ, cũng không có lý do chính đáng, cô bị nhắc nhở và buộc phải quay lại phòng.

Những ngày trôi qua càng thêm ngột ngạt, con hẻm nơi cô trọ bị giăng dây vì xuất hiện ca bệnh. Cha mẹ lo lắng, những cuộc điện thoại cứ thế kéo dài mỗi ngày. Mẹ sụt sùi khóc, còn cha thì mắt tối đục một màu buồn.

– Con không sao. Ở đây con vẫn ổn. Hàng ngày vẫn có người mang rau, gạo, dầu ăn nước mắm gửi cho con, để ở trước cửa ấy. Cha mẹ đừng lo.

– Mẹ nghe nói ở đó giờ nhiều người mắc bệnh lắm hả con, hay con về đi, về nhà với cha mẹ, về buôn làng mình đi con.

– Giờ con chưa về được, mọi người đang phải phong tỏa, ai ở đâu thì ở yên đó mà cha mẹ.

– Cha mẹ nghe nói sắp có đoàn đi đón người dân về đó, con xem có đăng ký được không thì về đi con.

– Con không biết có đăng ký về được không, con sẽ hỏi xem sao…

– …

Tắt điện thoại, H’Nhiên trầm ngâm, không biết đang suy nghĩ gì. Gần 4 năm xa nhà, chưa bao giờ cô cảm nhận đường về nhà lại xa và gian nan đến vậy. Nếu như là trước kia, chỉ cần xếp đồ vào ba lô, nhảy lên xe bus ra bến xe, rồi từ đó bắt đại một chiếc xe dù, ngủ một giấc là đến thị xã gần nhà. Nhưng những ngày này, ngay cả việc đi bộ ra đầu hẻm cũng trở nên xa vời, cả không gian thu gọn lại chỉ bằng 10 mét vuông với 4 bức tường chật chội. Chưa bao giờ, cảm giác muốn trở về, muốn về nhà lại mãnh liệt nhưng đầy bất lực như lúc này. H Nhiên ngồi đó, vô hồn nhìn 4 bức tường, tâm trí lại đang thả mình đi đâu đó, tìm kiếm một nơi nào đó trong mát, yên bình.

* * *

H Nhiên mừng rỡ tắt điện thoại, lật đật sắp xếp tất cả mọi thứ vào chiếc vali. Đây là cuộc điện thoại cô mong chờ nhất suốt 3 tháng qua, chỉ vẻn vẹn nội dung đoàn đón công dân của tỉnh Đắk Lắk đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu trở về địa phương đã xuất phát, sáng mai sẽ có mặt ở bến xe để đón công dân trở về. Mời chị có mặt lúc… tại… để làm thủ tục theo quy định trước khi trở về địa phương theo nội dung đã đăng ký. H’Nhiên luống cuống, muốn gom lại tất cả mọi thứ, trút hết vào vali để mang về. Nhưng nghĩ lại thì quá nhiều thứ không cần thiết, lại lôi ra sắp xếp thêm một lượt nữa. Trong khoảnh khắc này, đường về nhà đã rất gần, vài trăm cây số mà như chỉ một quả đồi, đi bộ một chút là đến. Đêm đó, H’Nhiên gần như không ngủ được, đôi mắt cứ nhắm rồi lại mở, mong sao trời sáng thật nhanh.

H’Nhiên có mặt tại điểm tập trung từ sáng sớm, làm đầy đủ thủ tục, kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm nhanh trước khi mặc đồ bảo hộ rồi lên xe. Những nhân viên y tế, tình nguyện viên hỗ trợ rất chu đáo, nhiệt tình. Dù phía sau lớp bảo hộ, những đôi mắt có phần mệt mỏi, những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán, dưới cằm, nhưng họ làm công việc của mình một cách tỉ mỉ, cẩn thận, ân cần và dịu dàng. Bước lên xe, hành trình về nhà gần thêm 1 bước nữa. Cô thiếp đi trong dòng suy tưởng, những hình ảnh nơi buôn làng đang hiện ra trước mặt. Con suối chảy vắt qua buôn là nơi cô và lũ bạn hay rủ nhau ra bơi lội mỗi mùa hè hay sau giờ học. Cánh đồng rộng gần đó là nơi gặm có ưa thích của đàn bò mà cha cô vẫn cặm cụi dắt đi mỗi buổi sáng sớm. Cây sung sát bờ suối là chỗ ngồi yêu thích của cô và đám bạn sau mỗi lần lên thăm rẫy và ngày nghỉ….

Rồi cô bừng tỉnh bởi tiếng loa thông báo tập trung mọi người tại trạm dừng nghỉ chuyển tiếp. H’Nhiên nhận ra mình đã về tới cửa ngõ quê hương. Nơi cô dừng chân chính là khuôn viên ngôi trường nội trú mà cô từng gắn bó suốt thời học cấp 3. Những ngày này, trường đang được trưng dụng làm nơi tiếp đón và chuyển tiếp công dân trở về từ các tỉnh thành vùng có dịch. Đỡ lấy phần cháo nóng hổi và chai sữa bắp do tình nguyện viên đưa đến từng người để hỗ trợ, H’Nhiên bỗng cảm thấy khóe mắt mình cay cay. Tất cả mọi người trong bộ đồ bảo hộ trắng, khuôn mặt với ánh mắt lấp lánh sau lớp kính chắn trong suốt, đang nỗ lực hỗ trợ cô và những người dân trên hành trình trở về quê hương. Họ đang cố gắng dành cho những người hồi hương cảm giác ấm áp, an toàn nhất, dù bản thân họ đã thấm mệt vì nhiều ngày thiếu ngủ và chưa được nghỉ ngơi. Giây phút này, thứ tình cảm gọi là tình người, tình đoàn kết dường như dâng trào mạnh mẽ hơn bao giờ hết, nó khiến cho mọi vất vả, khó khăn của hành trình trở về dường như được xóa tan, chỉ còn lại sự biết ơn và niềm hạnh phúc khi được về nhà. Theo sự hướng dẫn của các tình nguyện viên, H’Nhiên tìm được chiếc xe của trung chuyển sẽ chở cô và đoàn người về thị xã, rồi từ đây mọi người sẽ tiếp tục tuân thủ cách ly thêm một thời gian để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho những người thân trong gia đình. Cha H’Nhiên đã chuẩn bị sẵn cho cô một nơi riêng để ở tạm trong những ngày cách ly theo quy định. Chỉ thêm bước này nữa thôi, hành trình hồi hương sẽ khép lại một cách trọn vẹn, an toàn.

Sớm nay, H’Nhiên tỉnh giấc bởi tiếng gà gáy trong vườn. Dạo một vòng quanh chòi, cô ngẩng lên hít thật sâu mùi nắng mai buổi sớm, không khí thoáng đãng thơm mùi hoa cỏ và đẫm ánh mặt trời. Nhìn ra cái ao nhỏ cha đào gần đó, thấp thoáng bóng đàn cá đớp nước tung tăng bơi lội. Giây phút này, H’Nhiên cảm thấy yên bình quá. Chợt nhớ lại câu nói của cha hôm nào đó vang trong điện thoại. Về nhà đi con, về với buôn làng, về với bến nước buôn mình. Giữa những bộn bề ngoài kia, nếu cảm thấy mệt mỏi quá, thì nhà vẫn luôn là nơi yên bình và ấm áp nhất.

0
27 tháng 4

        Lúc sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: "Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích . Hành mà không học thì hành không trôi chảy". Đối với xu thế ngày nay, công nghệ, xã hội ngày càng phát triển. Phụ huynh, học sinh đều phải bận rộn chạy đua với xã hội. Khi các bậc phu huynh, thầy cô quá bận rộn với công việc và không thể kèm chúng ta cả ngày nên những gì họ dạy đều là lí thuyết còn những gì chúng ta cần thực hành lại không có, song có những người thì lại dạy cho chúng ta cách thực hành nhưng lại không cho chúng ta biết lí thuyết. Đa phần thế hệ trẻ ngày nay không có sự tự giác thực hành, học lí thuyết về những thứ chưa biết. Vậy chúng ta hiểu như thế nào về học đi đôi với hành?

        "học" là những lí thuyết, kiến thức mà chúng ta tiếp thu được thông qua nhiều cách khác nhau như đọc sách, báo, giáo viên giảng bài,..Còn "hành" là những hành động chúng ta áp dụng, thực hành vào thực tế từ những thứ mà ta đã học . Vậy thì "học đi đôi với hành" có nghĩa là khii chúng ta học, tiếp thu được những kiến thức nào đó thì đồng thời chúng ta cũng phải thực hành và áp dụng nó để có được một kết quả tốt nhất. Không chỉ vậy, nó cũng là thước đo để thể hiện cho chính chúng ta và những người xung quanh biết chúng ta hiểu được bao nhiêu phần trăm hay những gì chúng ta hiểu chỉ là lí thuyết suông.

        Những gì chúng ta học trên trường lớp cũng là một ví dụ. Chúng ta đi đến trường học mỗi ngày. Vậy mỗi ngày đến trường chúng ta học được gì? Chúng ta có hiểu hết không? Hay đó chỉ là lí thuyết? Khi chúng ta học được bài nào đó trên lớp, chúng ta có thể hiểu được tại trường, tại chính lớp đó. Nhưng khi chúng ta chỉ hiểu lí thuyết và không làm bài tập thì khi gặp lại những bài đó thì chúng ta sẽ không biết làm. Vì chúng ta không thực hành, áp dụng vào bài tập nên tất cả chỉ là lí thuyết và sau đó khi chúng ta chỉ học lí thuyết quá nhiều thì những thứ đã học trước đó đều dễ dàng bị quên sạch. Ngược lại, nếu chúng ta không học lí thuyết mà chúng ta đã lao vào làm bài tập thì sẽ không thể làm bài được vì chúng ta không hiểu. Vì vậy sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành rất quan trọng để hoàn thiện chính bản thân chúng ta.

        Bây giờ công nghệ hiện đại rất nhiều, có rất nhiều cách khiến chúng ta trở nên tốt như học một thứ gì đó tích cực trên mạng vã đã có rất nhiều người thành công. Nhưng tại sao chúng ta học nhưng không thành công? Có rất nhiều ứng dụng phổ biến như facebook, youtube, tiktok,... với một kho tàng khổng lồ bên trong đó. Ví dụ như khi bạn tạo ra một kênh tiktok cho riêng bạn và bạn học nó trên youtube, bạn xem đi xem lại từ video này đến video khác nhưng bạn lại không làm được vì bạn không thực hành. Có những người cũng làm nhưng không thành công còn có người lại thành công. Tất cả cũng đều là học, hành và kiên trì theo đuổi đam mê của mình.

        Cũng là về ví dụ trên, nhưng nói về sự thiếu lí thuyết. Nếu như bạn không đủ kiến thức về vấn đề mạng xã hội, thông tin về xu hướng, chi tiết về cách sử dụng,.. mà bạn đã lao đầu vào làm và tạo ra thật nhiều tài khoản thì tất cả cũng đều thất bại. Sau đó lại mất kiên nhẫn và bỏ cuộc. Hoặc là đang làm thì bạn gặp một sự cố đơn giản nào đó thì bạn sẽ không biết cách giải quyết vì không có đủ kiến thức. Không chỉ vậy, nếu bạn bấm nhầm hoặc vô tình vi phạm cộng đồng thì bạn sẽ bị đình chỉ tài khoản do không có đủ kiến thức.

        Học đi đôi với hành có ý nghĩa thực tiễn đối với tất cả các ngành nghề, tất cả các lĩnh vực của xã hội. Thời đại phát triển hiện đại như hiện nay, thì phương pháp "học đi đôi với hành" là con đường đơn giản nhất để đạt được những gì mình mong muốn, giúp một phần nhỏ của bản thân cho đất nước và xã hội.

28 tháng 4

có chép mạng không bạn??