Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mình thấy như vậy là cô giáo của bạn thiên vị. Còn thằng Lượng thì lôi nó lên phòng hiệu trưởng, nói thẳng với thầy ( cô ) hiệu trưởng coi lại camera của lớp, đuổi học nó luôn. Ngoài ra, bạn còn tranh thủ canh giờ ra về để mách bố mẹ nó. Nó mà ở lớp mình là mình đ** sợ nó ( tại mình là lớp trưởng ). Mình sẽ " xử lý " nó như thế này ( bạn có thể áp dụng ) :
Me : Lượng!
Nó : Gì? Kiếm chuyện à?
Me : No, tui có cái này cho ông.
Nó : Có gì, nói lẹ!
Me : Theo tui.
Mình đã mách thầy hiệu trưởng và thầy đã đi xem camera hoặc theo dõi thằng Lượng từ trước.
Mình lừa nó đến gặp thầy hiệu trưởng.
Đứng cách thầy hiệu trưởng một khoảng cách thích hợp ( lúc đó nên cố gắng đứng sau nó ) rồi đột ngột đá mạnh nó 1 cái đến chỗ thầy hiệu trưởng ( mình đứng cách thầy hiệu trưởng một khoảng cách thích hợp để nó không để ý. Nếu mình đứng gần thầy hiệu trưởng thì nó sẽ biết mánh khóe của mình và nó sẽ đập mình ).
Còn kết quả nó bị gì thì tất nhiên sẽ là... tùy cách xử của hiệu trưởng ( có thể là nhéo tai nó lôi vào phòng của thầy với bố mẹ nó và... đuổi học ngay lập tức. Về nhà thể nào nó cũng được bố mẹ thưởng cho mấy roi à. )
Ngoài ra, các bạn cũng nên biết cách tự vệ.
Hi vọng cách của mình sẽ trị được nó nhé!
a, uống nước nhớ nguồn
b, có công mài sts có ngày nên kim
Lấy 1 câu thôi nha :v
a) Đứng trên cầu Cấm em thề:
Chưa xong nhiệm vụ chưa về quê hương
b) Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.
Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em
Học Tập - Giáo dục » Văn mẫu » Bài văn hay lớp 5
Tổng hợp các bài văn mẫu Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em
Bài viết liên quan
- Kể lại kỉ niệm đáng nhớ với thầy, cô giáo của em
- Kể về một thầy (cô) giáo kính yêu nhất của em
- Viết một đoạn văn ngắn kể về cô giáo hoặc thầy giáo cũ của em
- Kể về một kỉ niệm đáng nhớ
- Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến
Đề bài: Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em
3 bài văn mẫu Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em
Bài Mẫu Số 1: Kể Một Kỉ Niệm Về Thầy Giáo Hoặc Cô Giáo Của Em
Nếu có ai hỏi: "Người thầy, cô giáo em quý mến nhất trong suốt năm năm học tiểu học của em là ai?" Thì em sẽ không ngần ngại mà trả lời ngay: "Đó là thầy Nha". Người thầy giáo đã tận tình dạy dỗ em năm lớp một. Và với em đó cũng là người cha thứ hai của mình.
Mặc dù bấy giờ thầy trò đã xa nhau. Nhưng những kỉ niệm sâu sắc năm em còn học lớp 1C của thầy thì không thể nào quên được. Ở lớp, em là đứa duy nhất viết tay trái nên thầy vẫn phải thường cầm bàn tay em nắn nót từng nét chữ. Và mặc dù thầy hết lòng dạy dỗ mà các ngón tay của em cứ nhất quyết không chịu nghe lời. Các chữ cái a, ă, â,... chẳng bao giờ ngay hàng thẳng lối và lúc nào cũng méo mó như bị ai nện một cây gậy vào. Ấy vậy mà bàn tay trái tuy không có ai dạy dỗ cả mà lại viết đẹp hơn nhiều. Khiến cho thầy phải thốt lên: "Thật là ngược đời". Một hôm, khi tới giờ tập viết - tiết học căng thẳng nhất của em lúc ấy khi thấy thầy ra ngoài lớp nghe điện thoại. Thầy vừa bước ra khỏi cửa là em vội vàng đổi sang viết tay trái. Đến cuối giờ, thầy bảo em đưa vở lên chấm. Em hồi hộp đưa mắt nhìn thầy, bỗng thầy ngồi dậy, xoa đầu em:
- Hôm nay Thăng giỏi quá! Viết đẹp ghê ta! Có sự tiến bộ vượt bậc đấy.
Rồi thầy quay xuống lớp kêu to:
- Để mừng sự tiến bộ của bạn, các em cho một tràng pháo tay nào!
Nhìn sự mừng rỡ không một chút nghi ngờ trong đôi mắt thầy mà trong lòng em thấy hổ thẹn vô cùng. Tối hôm đó, em trằn trọc không ngủ. Đến sáng hôm sau, em quyết định sẽ nói hết sự thật với thầy. Nhưng ngồi trong lớp, em không đủ can đảm để nói ra sự thật với tất cả các bạn và thầy. Mãi đến lúc tan trường, khi các bạn đã về hết và thầy cũng định đi về thì em mới nói với thầy:
- Thầy ơi, em có chuyện muốn nói.
Thầy đưa mắt nhìn em, hỏi:
- Thăng em, em có chuyện gì thế?
Nghe thầy hỏi, mặc dù đã chuẩn bị kĩ cho giờ phút này nhưng em vẫn thấy chột dạ. Ấp a, ấp úng mãi, em mới nói được một câu:
- Thưa th...â...ầy, chuyện ngày hôm qua em...
- Chuyện ngày hôm qua nó làm sao?
Em bật khóc:
- Thưa thầy, hôm qua em đã nói dối thầy. Bài tập viết đó không phải do em nắn nót bàn tay phải như thầy đã dạy mà đó là thành quả của ... bàn tay trái ạ.
Nghe em nói, khuôn mặt thầy lộ vẻ buồn phiền và hơi giận dữ, nhưng chỉ một lát sau, khuôn mặt ấy là trở về vẻ hiền từ. Thầy lấy tay gạt nước mắt của em bảo:
- Nín đi, con trai mà khóc nhè thì xấu lắm đấy. Chuyện lầm lỗi ai chẳng có một lần mắc phải. Nhưng quan trọng là người đó có biết nhận lỗi như em hay không? Thôi, em về đi, chuyện lần này thầy có thể bỏ qua, nhưng lần sau không được phạm phải nữa đâu nhé! Về đi.
Em mừng rỡ cảm ơn thầy rồi ôm cặp, nhanh chân bước về nhà và thầm hứa với lòng mình từ nay sẽ chuyên tâm học hành nghiêm chỉnh để không phụ lòng thầy.
Bấy giờ, khi đã rời xa mái trường tiểu học mến yêu, thời gian có thể trôi qua, mọi thứ có thể phai nhoà theo năm tháng. Nhưng hình ảnh người thầy đáng kính sẽ mãi mãi theo em đến suốt cuộc đời.
Bài tham khảo 1
Trong thời gian đi học, em đã được học rất nhiều thầy cô. Mỗi người ai cũng có những điểm giống và khác nhau trong tính cách và cách dậy học. Thế nhưng với em, em thích nhất là được học với cô giáo Thúy - cô chính là cô giáo chủ nhiệm lớp bảy của em. Với cô, em đã có rất nhiều nhưng kỉ niệm đẹp mà cho tới tận bây giờ em vẫn không thể nào mà quên được.
Năm lớp bảy, lớp em được nhận cô giáo chủ nhiệm mới. Cô là cô giáo mới về trường, năm đó cô giáo mới có 23 tuổi. Có lẽ cũng bởi vì thế mà ở cô giống như một người chị của chúng em. Cô hiểu chúng em như những người em của mình và luôn ở bên cạnh chúng em để giúp chúng em cố gắng trong học tập. em còn nhớ rất nhiều những kỉ niệm về cô, những kỉ niệm ấy như đi cùng với em suốt cả những chặng đường dài bởi chính cô là người đã dạy cho em những điều hay, những điều mà trước đó em không hề biết. Còn nhớ nhất là kỉ niệm về cô. Khi ấy, em vẫn còn là một học sinh rất nghịch ngợm, lại hay cãi nhau với bạn, không chịu học bài và làm bài mỗi khi tới lớp. Thấy em như vậy, cô giáo đã gọi em và nói chuyện cùng với em.
Lúc đầu em cứ nghĩ rằng có lẽ cô lại mắng mình rồi. Thế nhưng cô lại không hề làm như vậy. Cô hỏi em tại sao em lại không làm bài tập ở nhà một cách rất dịu dàng. Lúc ấy, em không biết phải trả lời như thế nào, chỉ có thể cúi đầu xuống và không dám trả lời cô. Cô bảo rằng cô biết em là một người con ngoan, có thể em không thích học vì em đã bị mất gốc nên cô đã chủ động tới nhà để kèm cặp riêng cho em. Thời gian đầu em không hề muốn học cô, thế nhưng cô đã thay đổi cả những suy nghĩ của em bởi mỗi lần tới nhà, cô chỉ như một người chị đang giúp đỡ em mình học tập thậm chí khi tới cô mang những thứ mà chúng em thích như xoài, ổi hay những hộp ô mai nho nhỏ. Cô bảo rằng đó chính là bí mật của hai cô trò. Sau này nhờ có công lao dạy bảo của cô mà em đã có những tiến bộ vượt bậc trong học tập và thay đổi hẳn thái đọ với việc học và làm bài.
Cô Thúy là cô giáo mà em ngưỡng mộ nhất. Tuy giờ đây cô đã chuyên công tác nhưng trong lòng của em thì cô luôn la người thầy mà em biết ơn và kính trọng cho tới suốt cuộc đời.
Bài tham khảo 2
Nếu có ai hỏi: “Người thầy, cô giáo em quý mến nhất trong suốt năm năm học tiểu học của em là ai?” Thì em sẽ không ngần ngại mà trả lời ngay: “Đó là thầy Nha”. Người thầy giáo đã tận tình dạy dỗ em năm lớp một. Và với em đó cũng là người cha thứ hai của mình.
Mặc dù bấy giờ thầy trò đã xa nhau. Nhưng những kỉ niệm sâu sắc năm em còn học lớp 1C của thầy thì không thể nào quên được. Ở lớp, em là đứa duy nhất viết tay trái nên thầy vẫn phải thường cầm bàn tay em nắn nót từng nét chữ. Và mặc dù thầy hết lòng dạy dỗ mà các ngón tay của em cứ nhất quyết không chịu nghe lời. Các chữ cái a, ă, â,… chẳng bao giờ ngay hàng thẳng lối và lúc nào cũng méo mó như bị ai nện một cây gậy vào. Ấy vậy mà bàn tay trái tuy không có ai dạy dỗ cả mà lại viết đẹp hơn nhiều. Khiến cho thầy phải thốt lên: “Thật là ngược đời”. Một hôm, khi tới giờ tập viết – tiết học căng thẳng nhất của em lúc ấy khi thấy thầy ra ngoài lớp nghe điện thoại. Thầy vừa bước ra khỏi cửa là em vội vàng đổi sang viết tay trái. Đến cuối giờ, thầy bảo em đưa vở lên chấm. Em hồi hộp đưa mắt nhìn thầy, bỗng thầy ngồi dậy, xoa đầu em:
– Hôm nay Thăng giỏi quá! Viết đẹp ghê ta! Có sự tiến bộ vượt bậc đấy.
Rồi thầy quay xuống lớp kêu to:
– Để mừng sự tiến bộ của bạn, các em cho một tràng pháo tay nào!
Nhìn sự mừng rỡ không một chút nghi ngờ trong đôi mắt thầy mà trong lòng em thấy hổ thẹn vô cùng. Tối hôm đó, em trằn trọc không ngủ. Đến sáng hôm sau, em quyết định sẽ nói hết sự thật với thầy. Nhưng ngồi trong lớp, em không đủ can đảm để nói ra sự thật với tất cả các bạn và thầy. Mãi đến lúc tan trường, khi các bạn đã về hết và thầy cũng định đi về thì em mới nói với thầy:
– Thầy ơi, em có chuyện muốn nói.
Thầy đưa mắt nhìn em, hỏi:
– Thăng em, em có chuyện gì thế?
Nghe thầy hỏi, mặc dù đã chuẩn bị kĩ cho giờ phút này nhưng em vẫn thấy chột dạ. Ấp a, ấp úng mãi, em mới nói được một câu:
– Thưa th…â…ầy, chuyện ngày hôm qua em…
– Chuyện ngày hôm qua nó làm sao?
Em bật khóc:
– Thưa thầy, hôm qua em đã nói dối thầy. Bài tập viết đó không phải do em nắn nót bàn tay phải như thầy đã dạy mà đó là thành quả của … bàn tay trái ạ.
Nghe em nói, khuôn mặt thầy lộ vẻ buồn phiền và hơi giận dữ, nhưng chỉ một lát sau, khuôn mặt ấy là trở về vẻ hiền từ. Thầy lấy tay gạt nước mắt của em bảo:
– Nín đi, con trai mà khóc nhè thì xấu lắm đấy. Chuyện lầm lỗi ai chẳng có một lần mắc phải. Nhưng quan trọng là người đó có biết nhận lỗi như em hay không? Thôi, em về đi, chuyện lần này thầy có thể bỏ qua, nhưng lần sau không được phạm phải nữa đâu nhé! Về đi.
Em mừng rỡ cảm ơn thầy rồi ôm cặp, nhanh chân bước về nhà và thầm hứa với lòng mình từ nay sẽ chuyên tâm học hành nghiêm chỉnh để không phụ lòng thầy.
Bấy giờ, khi đã rời xa mái trường tiểu học mến yêu, thời gian có thể trôi qua, mọi thứ có thể phai nhoà theo năm tháng. Nhưng hình ảnh người thầy đáng kính sẽ mãi mãi theo em đến suốt cuộc đời.
Trên bàn học của em có một cái đồng hồ báo thức nhãn hiệu "Con Cò Vàng" tuyệt đẹp. Đồng hồ bằng nhựa.
Mặt đồng hồ hình tròn, đường kính 6cm. Mười hai chữ số (từ số 1 đến số 12) màu đen, cách đều nhau theo thứ tự đường tròn của mặt kính trong suốt. Có 3 cái kim cũng bằng nhựa, to nhỏ, dài ngắn khác nhau, cùng chung một cái trục nằm đúng tâm mặt đồng hồ. Kim ngắn, to nhất, màu nâu, chỉ giờ. Kim dài hơn, hình cái trâm màu đen, chỉ phút. Kim dài nhất như cái gai màu xanh để định giờ chuông reo báo thức, nó không có kim chỉ giây. Dưới con số 12 có hình quả chuông và ngôi sao đỏ.
Bao bọc đồng hồ là một cái hộp nhựa màu cẩm thạch óng ánh. Phía sau là hai cái ngăn để máy đồng hồ và đựng pin con thỏ, có 2 cái núm xoáy màu trắng bằng cái cúc áo để điều chỉnh giờ và định giờ cho chuông reo.
Tối nào, em cũng ngồi vào bàn để học bài, làm bài, từ 7 giờ rưỡi đến 9 giờ. Sáng nào cũng vậy, đúng 6 giờ rưỡi là chuông reo. Không phải là tiếng chuông mà là tiếng gà gáy, nghe thật rộn rã. Tiếng gà gáy cất lên là em thức dậy học thuộc lòng. Xếp sách vở vào ba-lô, em làm vệ sinh cá nhân, đúng 7 giờ đi học.
Từ ngày học lớp Một, em đã biết xem giờ. Cái đồng hồ nhỏ bé ấy là quà của bà ngoại tặng khi em lên 6 tuổi. Nó trở thành người bạn thân thiết giúp em học hành đúng giờ giấc. Ngồi vào bàn học, em cảm thấy nó nhìn em và nhắc khẽ: "Bé Tâm ơi, phải chăm ngoan và học giỏi nhé!".
Hè vừa qua, công ty bố em tổ chức cho gia đình cán bộ công nhân viên du lịch các tỉnh miền Bắc. Đoàn được viếng lăng Bác Hồ và tham quan viện bảo tàng Lịch sử Hà Nội. Tại viện bảo tàng Lịch sử Hà Nội, em được chiêm ngưỡng trống đồng Đông Sơn.
Trong gian phòng lớn, nơi trưng bày các đồ vật cổ, trống đồng Đông Sơn được đặt trên một bục gỗ khắc chạm bốn chân theo kiểu cổ. Đường bệ và uy nghi, chiếc trống đồng có hình dáng đồ sộ, cân đối và hài hoà. Chiếc trống đồng Đông Sơn được đúc bằng đồng, hình khối trụ tròn, cao sáu mươi xăng-ti-mét, hình thể phức tạp: phần trên phình ra hình nón cụt, ở giữa thắt lại hình trụ tròn, phần thân loe ra hình phễu. Mặt trống hình tròn, đường kính chín mươi xăng-ti-mét gồm nhiều vòng tròn đồng tâm có hình khắc chìm trên mặt trống. Giữa mặt trống có hình ngôi sao lớn. Vòng tròn ngoài ngôi sao cũng khắc chìm các hình ngôi sao nhỏ hơn. Mỗi ngôi sao có mười hai cánh. Ngôi sao lớn ở giữa biểu tượng cho tục lệ thờ Thần Mặt Trời của người Việt cổ, mười tám ngôi sao xung quanh xen lẫn mười tám con chim tượng trưng cho mười tám đời vua Hùng Vương. Bao quanh các ngôi sao có hoạ tiết lông công, hình conngười múa, người giã gạo, người đánh trống hoặc bơi thuyền. Hoạ tiết hình chim có các hình tam giác đan xen vào nhau. Hoa văn hình học xung quanh mặt trống là các đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn láng, vành tròn ngoài có hoa văn hình răng cưa, và các vạch ngắn song song.
Thân trống là phần hình trụ của khối tròn. Thân trống có hình hoa văn khắc hình chiếc thuyền, hình võ sĩ, chim muông và thú. Tất cả hình ở thân trống được khắc nổi, trang trí theo hình chữ nhật. Hình ảnh được sắp xếp rất cân đối. Quai trống được đúc theo hình dâythừng bện. Thân trống trơn láng, không có hoa văn, cao khoảng mười lăm xăng-ti-mét. Chân trống là phần loe hình phễu của khối trụ tròn. Trống đồng Đông Sơn là cổ vật thể hiện đời sống của nhân dân và văn hoá của người Việt cổ. Theo lời cô thuyết minh của viện bảo tàng, trống đồng được làm từ thế kỉ VI và thể kỉ VII trước Công nguyên. Các hình khắc trên trống đồng cho ta hình dung được nền văn minh nông nghiệp của nước ta thời kì trước Công nguyên. Hoa văn của trống ghi lại các hoạt động của xã hội Lạc Việt thời đó: dân ta đã biết đánh bắt hải sản, chăn nuôi gia súc, sản xuất thủ công và sử dụng sức kéo trong nông nghiệp.
Trống đồng thực chất là một nhạc khí. Người Việt cổ dùng trống đồng trong hội hè, đình đám, lễ lạc, tang lễ. Trống đồng còn là biểu tượng quyền lực của các thủ lĩnh bộ tộc. Trống đồng Đông Sơn cho ta biết nền văn minh văn hoá Đông Sơn của người Việt cổ. Việc nghiên cứu lịch sử, thời gian, biểu tượng của trống còn đang tiến hành nhưng
những gì em biết được từ cô thuyết minh cũng làm em bồi hồi cảm động. Bộ sưutập trống đồng Đông Sơn của Việt Nam là bộ sưutập trống lớn nhất thế giới. Hoa văn trên mặt trống thể hiện nền văn hoá lâu đời của dân tộc Việt. Trải qua bao nhiêu thế kỉ, trống đồng Đông Sơn vẫn là nét son sáng chói trong lịch sử Việt Nam. Không chỉ có thế, trống đồng còn là một đề tài nghiên cứu hấp dẫn các nhà khảo cổ trong và ngoài nước. Được chiêm ngưỡng trống đồng Đông Sơn thật là một nịềm vui lớn và may mắn của em.
Em ra về mang theo trong tâm hồn xúc cảm dạt dào của lòng tự tôn dân tộc. Em được mở mang thêm kiến thức về lịch sử nước nhà. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để xứng đáng là con cháu Lạc Việt, cống hiến hết sức mình cho Tổ quốc đúng như lời Bác Hồ dạy: "Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.".
Nhân dân Việt Nam có một lòng yêu nước nồng nàn, đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại nổi lên như một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, đánh chìm tất cả lũ giặc ngoại xâm". Vì vậy, sau bao cuộc chiến tranh đất nước ta liên tiếp dành được thắng lợi. Các hiện vật của những cuộc chiến đó nay đã được lưu giữ tại bảo tàng Lịch sử. Đến đây, mọi người sẽ thấy các cọc gỗ của Ngô Quyền cắm trên sông Bạch Đằng, con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé nơi vườn cà bên sông Hồng,...Nhưng em thích nhất là cái trống đồng Đông Sơn .
Trong gian phòng lớn, nơi trưng bày các đồ vật cổ, trống đồng Đông Sơn được đặt trên một bục gỗ khắc chạm bốn chân theo kiểu cổ. Đường bệ và uy nghi, chiếc trống đồng có hình dáng đồ sộ, cân đối và hài hòa. Trống được đúc bằng đồng, hình khối trụ tròn, cao khoảng sáu mươi xăng-ti-mét, hình thể phức tạp: phần trên phình ra hình nón cụt, ở giữa thắt lại hình trụ tròn, phần thân loe ra hình phễu.
Trống đồng Đông Sơn đa dạng không chỉ về hình, dáng kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn. Tuy trống đồng Đông Sơn đã cũ nhưng vẫn giữ được những hình ảnh trên mặt trống đồng. Giữa mặt trống có hình ngôi sao nhiều cánh. Tiếp đến là những hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, hình chim bay, hình hươu nai có gạc. Nổi bật trên mặt trống là hình ảnh con người cần cù lao động, họ săn bắt, đánh đá bằng những dụng cụ thô sơ. Bên cạnh những hình ảnh xưa cổ, cuộc sống lao động của con người được thể hiện qua những hành động đánh trống, thổi kèn và những điệu múa. Những hình ảnh cho thấy con người rất hòa hợp với thiên nhiên,được thể hiện ở mặt trống qua những cánh cò bay lả dập dờn, những chim lạc, chim Hồng tung bay giữa trời như những chiếc máy bay bằng giấy của trẻ thơ. Tất cả đã hòa hợp lại và tạo nên một cuộc sống rất sinh động.
Trống đồng thực chất là một nhạc khí. Người Việt cổ dùng trống trong hội hè, đình đám, lễ lạt, tang lễ. Trống đồng còn là biểu tượng quyền lực của các thủ lĩnh bộ tộc . Trống đồng Đông Sơn cho ta biết nền văn minh văn hóa Đông Sơn của người Việt Cổ. Hoa văn trên mặt trống thể hiện nền văn hóa lâu đời của dân tộc Việt . Trải qua bao nhiêu thế kỉ, trống đồng Đông Sơn vẫn là nét son vàng sáng chói trong lịch sử Việt Nam. Không chỉ thế, trống đồng còn là một đề tài nghiên cứu hấp dẫn các nhà khảo cổ trong và ngoài nước.
Trống đồng Đông Sơn phản ánh nền văn hóa của một thời kì lịch sử cổ đại của ông cha ta. Nó cũng là niềm tự hào về truyền thống của dân tộc ta.