K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 12 2021

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ xuất sắc của nền văn học trung đại. Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Nguyễn Khuyến. Tám câu thơ giản dị mộc mạc nhưng lại ẩn chứa nghĩa tình mặn mà, sâu sắc.

Gặp lại bạn hiền thân thiết trong lòng vỡ ra biết bao vui sướng. Cụm từ “đã bấy lâu nay” cho thấy đã rất lâu hai người không được gặp nhau. Đó còn thể hiện sự mong nhớ thiết tha của tác giả dành cho người bạn xưa cũ. Tác giả có lẽ đã mong ngóng đã nhẩm đếm từng giờ từng khắc từng ngày để được gặp bạn. Câu thơ còn được chú ý qua cách xưng hô thú vị: “bác - tôi” - cách xưng hô của sự thân mật gần gũi. Cả câu thơ ngắn gọn vừa toát lên được hoàn cảnh diễn ra cuộc hội ngộ lại vừa cho ta thấy được tình bạn keo sơn thắm thiết của tác giả.

Một tình bạn trân quý đến như thế ắt phải tiếp đón cao sang, đặc biệt lắm đây. Thế nhưng Nguyễn Khuyến lại hóm hỉnh vô cùng. Cái chất hóm hỉnh ấy được giãi bày chân thành: “Trẻ thời đi vắng chợ thời xa”. Bạn đến nhà tôi cũng muốn mua những cao lương mĩ vị về tiếp bạn ấy thế nhưng trắc trở về không gian lại chả cho phép: nhà thì xa chợ; trẻ con sai khiến thì lại đi chơi mà tôi thì tuổi già sức yếu lại không thể đi chợ được. Không đi chợ được thì thôi ta tận dụng ngay những món ăn tại gia vậy. Và rồi Nguyễn Khuyến cũng lại lúng túng:

“Ao sâu nước cả khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”

Chợ thì không thể đi để mua đầy đủ những món ăn ngon để đãi bạn nhưng ở nhà thì cũng không khả quan hơn là mấy. Đặc biệt nhất là: “Đầu trò tiếp khách, trầu không có”. Nhân gian xưa có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Miếng trầu là cái mở đầu cho sự hứng khởi, là thứ tối thiểu để tiếp khách thế nhưng nhà thơ cũng chẳng thể có để mời bạn. Điệp từ “không” được nhắc lại khéo léo giữa mỗi câu thơ vừa nhấn mạnh hoàn cảnh thiếu thốn cho tình bạn lại vừa như một lời khẳng định chắc nịch cho tình bạn cao cả. Đó là tình bạn phi vật chất, tình bạn vượt lên những lợi ích tầm thường. Tình bạn ấy vượt qua những khó khăn, chông gai, vất vả để trường tồn mãi cùng với không gian và thời gian dài rộng.

Để rồi đến cuối cùng nhà thơ chốt lại bằng nỗi lòng đượm đà:

“Bác đến chơi đây ta với ta”

Từ “Bác” thêm một lần nữa được lặp lại, thể hiện một tình cảm yêu quý, kính trọng xuyên suốt câu thơ. Cảm ơn bạn đã vượt ngàn dặm xa tới thăm người bạn cũ, cảm ơn bạn đã chẳng vì thiếu thốn mà rời xa tôi. Và “ta với ta” - tôi và bạn, tôi và chúng ta. Tâm hồn nhà thơ và người bạn đến đây đã đồng điệu, tuy hai mà một, tình cảm thắm nồng. Không có mâm cao cỗ đầy, không thức ăn bình dị, không trầu cau, nhưng nhà thơ và bạn của mình vẫn vui vẻ nói chuyện tâm đầu ý hợp, suy nghĩ tương thông. Hai chữ “ta” lam sáng cả bài thơ gợi lên một ý nghĩa trọn vẹn. Đây chắc chắn chỉ có thể là một tình bạn tri âm tri kỉ, một tình bạn trân quý vô cùng.

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật với âm, luật được niêm, đối một cách chặt chẽ. Tuy thế vẫn không làm mất đi cái dáng vẻ phóng khoáng, hóm hỉnh của hồn thơ dân tộc Nguyễn Khuyến. Kết hợp với nghệ thuật lặp từ tinh tế, nhà thơ đã khéo léo dựng lên một tình huống khó xử để thử thách tình bạn. Qua đây tác giả đã truyền tải một thông điệp ý nghĩa về tình bạn vô tư, chân chính, đích thực.

30 tháng 12 2021

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ xuất sắc của nền văn học trung đại. Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Nguyễn Khuyến. Tám câu thơ giản dị mộc mạc nhưng lại ẩn chứa nghĩa tình mặn mà, sâu sắc.

Gặp lại bạn hiền thân thiết trong lòng vỡ ra biết bao vui sướng. Cụm từ “đã bấy lâu nay” cho thấy đã rất lâu hai người không được gặp nhau. Đó còn thể hiện sự mong nhớ thiết tha của tác giả dành cho người bạn xưa cũ. Tác giả có lẽ đã mong ngóng đã nhẩm đếm từng giờ từng khắc từng ngày để được gặp bạn. Câu thơ còn được chú ý qua cách xưng hô thú vị: “bác - tôi” - cách xưng hô của sự thân mật gần gũi. Cả câu thơ ngắn gọn vừa toát lên được hoàn cảnh diễn ra cuộc hội ngộ lại vừa cho ta thấy được tình bạn keo sơn thắm thiết của tác giả.

Một tình bạn trân quý đến như thế ắt phải tiếp đón cao sang, đặc biệt lắm đây. Thế nhưng Nguyễn Khuyến lại hóm hỉnh vô cùng. Cái chất hóm hỉnh ấy được giãi bày chân thành: “Trẻ thời đi vắng chợ thời xa”. Bạn đến nhà tôi cũng muốn mua những cao lương mĩ vị về tiếp bạn ấy thế nhưng trắc trở về không gian lại chả cho phép: nhà thì xa chợ; trẻ con sai khiến thì lại đi chơi mà tôi thì tuổi già sức yếu lại không thể đi chợ được. Không đi chợ được thì thôi ta tận dụng ngay những món ăn tại gia vậy. Và rồi Nguyễn Khuyến cũng lại lúng túng:

“Ao sâu nước cả khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”

Chợ thì không thể đi để mua đầy đủ những món ăn ngon để đãi bạn nhưng ở nhà thì cũng không khả quan hơn là mấy. Đặc biệt nhất là: “Đầu trò tiếp khách, trầu không có”. Nhân gian xưa có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Miếng trầu là cái mở đầu cho sự hứng khởi, là thứ tối thiểu để tiếp khách thế nhưng nhà thơ cũng chẳng thể có để mời bạn. Điệp từ “không” được nhắc lại khéo léo giữa mỗi câu thơ vừa nhấn mạnh hoàn cảnh thiếu thốn cho tình bạn lại vừa như một lời khẳng định chắc nịch cho tình bạn cao cả. Đó là tình bạn phi vật chất, tình bạn vượt lên những lợi ích tầm thường. Tình bạn ấy vượt qua những khó khăn, chông gai, vất vả để trường tồn mãi cùng với không gian và thời gian dài rộng.

Để rồi đến cuối cùng nhà thơ chốt lại bằng nỗi lòng đượm đà:

“Bác đến chơi đây ta với ta”

Từ “Bác” thêm một lần nữa được lặp lại, thể hiện một tình cảm yêu quý, kính trọng xuyên suốt câu thơ. Cảm ơn bạn đã vượt ngàn dặm xa tới thăm người bạn cũ, cảm ơn bạn đã chẳng vì thiếu thốn mà rời xa tôi. Và “ta với ta” - tôi và bạn, tôi và chúng ta. Tâm hồn nhà thơ và người bạn đến đây đã đồng điệu, tuy hai mà một, tình cảm thắm nồng. Không có mâm cao cỗ đầy, không thức ăn bình dị, không trầu cau, nhưng nhà thơ và bạn của mình vẫn vui vẻ nói chuyện tâm đầu ý hợp, suy nghĩ tương thông. Hai chữ “ta” lam sáng cả bài thơ gợi lên một ý nghĩa trọn vẹn. Đây chắc chắn chỉ có thể là một tình bạn tri âm tri kỉ, một tình bạn trân quý vô cùng.

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật với âm, luật được niêm, đối một cách chặt chẽ. Tuy thế vẫn không làm mất đi cái dáng vẻ phóng khoáng, hóm hỉnh của hồn thơ dân tộc Nguyễn Khuyến. Kết hợp với nghệ thuật lặp từ tinh tế, nhà thơ đã khéo léo dựng lên một tình huống khó xử để thử thách tình bạn. Qua đây tác giả đã truyền tải một thông điệp ý nghĩa về tình bạn vô tư, chân chính, đích thực.

30 tháng 12 2021

Số phận người phụ nữ được nói đến nhiều trong thơ ca Việt Nam. Một trong những tác phẩm tiêu biểu phải kể đến bài thơ “Bánh trôi nước” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, với hai nét nghĩa tả thực và ẩn dụ. Chiếc bánh trôi được nhà thơ miêu tả với màu sắc (vừa trắng), hình dáng (vừa tròn). Cùng với đó là cách thức làm bánh - luộc bánh trong nước, khi nào bánh nổi lên mặt nước có nghĩa là đã chín. Bên trong nhân bánh thường được làm bằng đường phên. Bánh trôi khi chín rắn hay nát là do người nặn có được khéo léo. Tưởng chừng như đơn giản nhưng cũng kì công để có thể hoàn thành một bát bánh trôi hoàn hảo.

Nhưng qua hình ảnh chiếc bánh trôi, chúng ta còn thấy được một nét nghĩa khác - hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Ca dao xưa cũng đã từng nhắc đến:

“Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Hay Nguyễn Du đã từng viết:

“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

Dù là ca dao hay trong thơ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương cũng đều cho thấy số phận bất hạnh của người phụ nữ. Họ là những con người tài sắc vẹn toàn, mà lại phải chịu kiếp sống long đong. Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” đã làm rõ hơn về số phận vất vả, gặp nhiều gian truân. Thậm chí, họ còn không được tự quyết định cuộc đời của mình mà phải “rắn nát mặc dầu tay kẻ nạn” - phụ thuộc vào người khác, không được tự mình quyết định. Điều đó khiến chúng ta càng thêm thương xót, đồng cảm hơn cho người phụ nữ trong xã hội xưa.

Câu thơ cuối như một lời khẳng định: “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Dù cuộc đời có khổ cực, nhưng người phụ nữ vẫn luôn giữ được tấm lòng thủy chung, son sắc. Điều đó khiến chúng ta càng thêm cảm phục, ngưỡng mộ họ.

Như vậy, Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương đã đem đến cho người đọc những ấn tượng sâu sắc. Đây quả là một bài thơ hay, giàu ý nghĩa nhân văn cao đẹp.

30 tháng 12 2021

 Bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc. Với ngôn ngữ bình dị, gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc, giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước - một món ăn bình dị, quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận, cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ thật đẹp “vừa trắng lại vừa tròn” nhưng số phận lại hẩm hiu, lận đận “bảy nổi ba chìm” và phải sống cuộc đời phụ thuộc, không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương. Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu, người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son, chung thủy của mình “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy. Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm, trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hương đối với người phụ nữ thời bấy giờ. Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ. Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng, công bằng, văn minh.

 

30 tháng 12 2021

cảm xúc

30 tháng 12 2021
Câu kể:Em rất vui vì hôm nay được điểm 10 môn Toán là dùng để nói về cảm xúc
30 tháng 12 2021

ko có từ in nghiêng thì làm kiểu rì

30 tháng 12 2021
Đúng rồi đó ban
30 tháng 12 2021

lom khom, lác đác, gia gia, quốc quốc

30 tháng 12 2021

Phép tương phản (cũng gọi là đối lập) trong nghệ thuật là việc tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm. ... Chỉ ra hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay.

30 tháng 12 2021

– Phép tương phản (cũng gọi là đối lập) trong nghệ thuật là việc tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm.

30 tháng 12 2021

Phép tương phản (cũng gọi là đối lập) trong nghệ thuật là việc tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm. ... Chỉ ra hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay.

30 tháng 12 2021

Dàn ý chung

1. Mở bài: Giới thiệu sơ qua về Hồ Chí Minh khẳng định Người là một lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.

2. Thân bài:

a. Hồ Chí Minh con người vĩ đại, lãnh tụ của một dân tộc:

  • Người đã có cho mình tình yêu nước nồng nàn, ý thức dân tộc.
  • Ba mươi năm bôn ba xứ người, Người vừa làm tất cả những công việc nặng nhọc vừa học hỏi , tìm ra con đường Cách mạng, lối đi đúng đắn cho cả một dân tộc
  • Lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp Mĩ thành công, xây dựng lại đất nước theo con đường mới
  • Bác đã hòan thành xuất sắc sứ mệnh của mình đối với nhân dân,với đất nước. Công lao của Bác có thể sánh với trời cao ,biển rộng.

b. Sự vĩ đại của Người còn thể hiện ở sự bình dị trong cuộc sống, cách ứng xử, tình cảm của Người dành cho con dân đất Việt:

  • Người luôn quan tâm đến mọi người, từ trẻ nhỏ, thanh thiến niên dến người già
  • Vẻ giản dị, mộc mạc vô cùng thuần khiết của Bác
  • Cách sống của Bác cũng bình dị, mộc mạc như mục đích sống của Bác là hết lòng vì nước vì dân
  • Người còn là một nghệ sĩ, một nhà thơ, một danh nhân văn hóa thế giới:
  • Với bài báo “ Những Người cùng khổ” như một ngòi nổ, vạch trần bộ mặt giả dối, tội ác của thực dân Pháp lúc bấy giờ.
  • Người còn là nhà văn ,nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam với những tập thơ “ Nhật ký trong tù”,” Cảnh khuya”,” Đi thuyền sông Đáy”,…với hai bản luận cương chính trị nổi tiếng là” Lơi kêu gọi toàn quốc kháng chiến” và” bảng tuyên ngôn độc lập”

c.Tình cảm của mọi người dân dành cho Người và thế hệ trẻ:

  • Yêu mến,khâm phục và biết ơn sâu sắc
  • Bác đc tôn vinh là lãnh tụ cách mạng kiệt xuất,chíên sĩ hòa bình,danh nhân văn hóa thế giới.
  • Bác sống mãi với đất nước và dân tộc.
  • Thế hệ trẻ ngày nay cầm cố gắng học tập và phát huy tài năng của mình cho đất nước để không phụ kì vọng của Người và cũng là cách thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã ngã xuống để giành lạy độc lập cho chúng ta

3. Kết bài: Khẳng định và bộc lộ cảm xúc của bản thân

30 tháng 12 2021

THỜI GIAN QUÝ BÁU LẮM

Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ là 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người vẫn chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”.Cũng về giờ giấc, trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí sĩ quan cấp tướng đến làm việc với Bác chậm 15 phút, tất nhiên là có lý do: Mưa to, suối lũ, ngựa không qua được. 

Bác bảo: 

- Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan không chuẩn bị đủ phương án, nên chú không giành được chủ động”.

Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp. 

Bác hỏi: 

- Chú đến muộn mấy phút?

- Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!

- Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.

Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh em trí thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Sắp đến giờ lên đường bỗng trời đổ mưa xối xả. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị cho hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí còn đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác… Nhưng bác không đồng ý: 

- Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì đến bao giờ? Thà chỉ mình bác và vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cả lớp phải chờ uổng công!.

Thế là Bác lên đường đến thăm lớp chỉnh huấn đúng lịch trình trong tiếng reo hò sung sướng của các học viên…Bác Hồ của chúng ta quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu. Chính vì vậy, trong suốt cuộc đời Bác không để bất cứ ai đợi mình. Sự quý trọng thời gian của Bác thực sự là tấm gương sáng để chúng ta học tập.

Bài học kinh nghiệm

Quỹ thời gian của con người là có hạn. Người ta có thể làm lại một cái nhà, một con đường,… nhưng không thể lấy lại được một tích tắc thời gian đã mất đi. Chính vì lẽ đó mà thời gian còn quý hơn vàng, bạc. Tiết kiệm thời gian là tiết kiệm thông minh và văn minh nhất.

Mỗi người đều có thể tiết kiệm được thời gian của mình. Tuy nhiên, để thực hiện điều đó chúng ta cần phải làm việc phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết; làm việc ngăn nắp, gọn gàng; thầy cô chuẩn bị bài chu đáo trước khi lên lớp, lên lớp đúng giờ, sử dụng hiệu quả giờ học; cán bộ cần chuẩn bị nội dung tốt trước khi tiến hành tổ chức hội họp, tiếp dân,... Đó chính là tiết kiệm thời gian của mình và của mọi ngườ

" Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đằng đẵng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ vụn ra và lăn lóc xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối.Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng...
Đọc tiếp

" Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đằng đẵng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ vụn ra và lăn lóc xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối.Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ".

 

Câu 1.Đoạn văn trên được kể theo ngôi nào? Nhân vật " tôi" ban đầu vốn là gì?

Câu 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng để xây dựng nhân vật trong đoạn văn trên.

Câu 3.Theo em các hình ảnh: "mặt trời nung đốt, những va đập, lăn lộn"  tượng trưng cho điều gì trong cuộc sống con người?

Câu 4. Nêu một bài học em rút ra được sau khi đọc đoạn văn trên.

3
30 tháng 12 2021

Câu 1: tự sự

Câu 2: phép nối: Nhưng, Và

Câu 3: Hành trình của đá khổng lồ trải qua những thăng trầm, khổ ải để có thể trở thành hòn sỏi láng mịn, đẹp đẽ

Câu 4:

Con người muốn đạt được thành công trong cuộc sống thì phải sẵn sàng đối diện với khó khăn, thử thách. Khó khăn, thử thách sẽ tôi luyện bản lĩnh và giúp ta gặt hái thành công trong cuộc sống. 

30 tháng 12 2021

hello tự thi nhé bn ko trả lời đâu nhé . Thi mà cần giúp thì học éo gì nữa