K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 7

bạn tham khảo nhé !

Quê hương em rất thanh bình và yên tĩnh, có những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Những buổi sáng, đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió nhè nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt đuổi nhau ra xa tít. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đầu làng có con sông nước xanh ngắt, trong lành. Vào những buổi chiều, cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát, những lời trò chuyện của những bác nông dân đi làm đồng. Mùa lúa chín, trong biển lúa vàng ánh lên màu đen nhánh của những cái liềm của người dân đi gặt. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người đi gặt nhấp nhô lên xuống.

 

  • Trạng ngữ: những buổi sáng, vào những buổi chiều, trên nền trời xanh thẳm, mùa lúa chín, rải rác khắp cánh đồng
Trạng ngữ: những buổi sáng, vào những buổi chiều, trên nền trời xanh thẳm, mùa lúa chín, rải rác khắp cánh đồng
17 tháng 7

1.tk

Mẹ em thường nói: “Thời bao cấp, ăn gạo sổ, gia đình ta khó khăn lắm. Nhưng mấy năm gần đây, mọi thứ đã khá hơn nhiều…”. Nhà cửa được trang trí, nền nhà lát gạch hoa, và giờ đây có đủ đồ dùng. Anh Dũng, em trai của em, còn được điều giáo máy để dạy học. Gia đình không lo thiếu áo quần. Bữa cơm giờ đã phong phú hơn với thịt và cá. Nhưng vẫn có điều gì đó đặc biệt trong những bữa cơm họp gia đình vào tối thứ bảy hàng tuần.

Tối thứ bảy lúc nào cũng hân hoan. Dì Thu và chồng, cùng với bạn gái của anh Dũng, đều đến chơi. Rau từ vườn, gà từ chuồng, và bia hộp từ nhà vợ chồng dì Thu đã làm cho bữa cơm trở nên phong cách. Mọi người quây quần xung quanh mâm cơm, tận hưởng không khí đầy ấm cúng.

Chia sẻ bữa ăn này, mọi người không chỉ cười đùa mà còn kể chuyện về công việc, học tập, và những điều xã hội.

Những chủ đề nhẹ nhàng, thân thiện, khiến bữa cơm không chỉ là thời khắc ăn uống mà còn là dịp để gắn bó, tận hưởng niềm vui đơn giản của gia đình.

2. tk

Mỗi kỉ niệm đẹp đẽ luôn được con người lưu giữ lại. Tôi cũng có rất nhiều kỉ niệm như vậy. Và qua đó, tôi đã học được những bài học quý giá.

Cuối tuần này, trường tôi tổ chức một buổi tham quan cho học sinh khối lớp sáu. Các bạn trong lớp tôi đều tham gia. Chuyến tham quan đến với khu di tích Cổ Loa. Nơi đây gợi cho tôi nhớ đến truyền thuyết về vua An Dương Vương.

Khu di tích Cổ Loa nằm ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Đúng sau giờ ba phút, chúng tôi phải có mặt ở trường, lên xe và điểm danh. Bảy giờ, xe bắt đầu xuất phát. Trên xe, mọi người cùng trò chuyện rất vui vẻ. Xe đi khoảng một tiếng thì đến nơi. Sau khi xuống xe, chúng tôi tập trung theo từng lớp để đi tham quan. Mỗi lớp sẽ có một anh hoặc chị hướng dẫn viên dẫn đi tham quan.

Trước hết, học sinh toàn khối sẽ đến thắp hương ở đền thờ vua An Dương Vương. Sau đó, các lớp sẽ đến thăm lần lượt các địa điểm như đình Cổ Loa (hay còn gọi là Ngự Triều Di Quy), kế tiếp là Am Mị Châu (am Bà Chúa hay đền thờ Mị Châu), chùa Cổ Loa, chùa Mạch Tràng (Quang Linh tự), cuối cùng là đình Mạch Tràng. Ở mỗi địa điểm, chúng tôi lại được nghe các anh chị hướng dẫn viên giới thiệu những kiến thức bổ ích.

Đến trưa, chúng tôi sẽ tập trung lại ăn trưa theo lớp rồi được nghỉ ngơi khoảng một tiếng. Buổi chiều, học sinh toàn khối sẽ tập trung lại để tham gia một số hoạt động tập thể. Đầu tiên, chúng tôi được tham gia cuộc thi “Đố vui có thưởng”. Các câu hỏi có liên quan đến khu di tích Cổ Loa mà chúng tôi vừa được tham quan. Rất nhiều bạn đã trả lời đúng và nhận được phần thưởng. Đến câu hỏi cuối cùng là câu hỏi khó nhất, phần thưởng nhận được cũng có giá trị nhất. Một số bạn giơ tay nhưng không trả lời đúng. Cô tổng phụ trách phải đưa ra các gợi ý nhưng vẫn chưa có ai trả lời đúng. Suy nghĩ một lúc, tôi đã đoán ra được đáp án, xung phong trả lời và giành được phần thưởng. Tôi còn nhận được lời khen của cô tổng phụ trách và một tràng pháo tay và ánh mắt ngưỡng mộ các bạn học sinh trong khối. Điều đó khiến tôi cảm thấy rất khá tự hào.

Sau đó, chúng tôi còn được chơi các trò chơi dân gian như bịt mắt đập niêu, nhảy bao bố… Cuối cùng, chúng tôi còn được xem một tiết mục múa rối nước, và hát quan họ. Chuyến đi tham quan khu di tích lịch sử Cổ Loa đã giúp tôi học hỏi thêm nhiều điều bổ ích.

Một kỉ niệm đẹp đẽ và đáng nhớ. Tôi cũng đã học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích hơn và thêm yêu quê hương, đất nước của mình.

 

 

17 tháng 7

I. Mở bài:

  • Giới thiệu tác giả Tô Hoài và tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu ký".
  • Nêu cảm nhận chung về tác phẩm.

II. Thân bài:

1. Hình ảnh chú Dế Mèn trước khi phiêu lưu:

  • Dáng vẻ, tính cách: Dáng dáo khỏe mạnh, kiêu căng, nghịch ngợm, hống hách.
  • Lối sống: Uống rượu, ca hát, trêu chọc bạn bè, không quan tâm đến xung quanh.
  • Bài học đầu tiên: Cái chết của Dế Choắt khiến Dế Mèn ăn năn, hối hận, thay đổi suy nghĩ.

2. Chuyến phiêu lưu của Dế Mèn:

  • Dế Mèn gặp Dế Trũi: Hai chú dế kết bạn, cùng nhau vượt qua nhiều khó khăn, thử thách.
  • Dế Mèn đối đầu với Bọ Ngựa, Bọ Muỗm, Kiến chúa: Thể hiện lòng dũng cảm, mưu trí, sự quyết đoán.
  • Dế Mèn giúp đỡ Dê Mèn, giải thoát đàn kiến: Thể hiện lòng nhân hậu, vị tha, tinh thần tương thân tương ái.

3. Những bài học rút ra từ chuyến phiêu lưu:

  • Bài học về tình bạn: Tình bạn chân thành, giúp đỡ nhau lúc khó khăn.
  • Bài học về lòng dũng cảm: Dám đương đầu với thử thách, bảo vệ lẽ phải.
  • Bài học về lòng nhân ái: Giúp đỡ người khác, sống vì cộng đồng.

4. Đánh giá về tác phẩm:

  • Nội dung: Tác phẩm phản ánh cuộc sống của các loài côn trùng, đề cao tình bạn, lòng dũng cảm, lòng nhân ái.
  • Nghệ thuật: Ngôn ngữ sinh động, miêu tả hấp dẫn, xây dựng nhân vật thành công.

III. Kết bài:

  • Khẳng định giá trị của tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu ký".
  • Nêu cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về tác phẩm .
  •  
  • !!Đây là dàn ý chung, bạn có thể thêm các ý khác để bài phù hợp hơn với bạn nhé!!!

Bài tập 1: 

a. "miền Nam" trong đoạn thơ là chỉ về vùng miền của đất nước ta. 

b. "miền Nam" ở đây là hình ảnh hoán dụ chỉ đồng bào ở miền Nam. Đây là hoán dụ lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng. 

Bài tập 2: 

Cách trò chuyện với trâu trong bài ca dao trên cho em thấy giữa người và trâu có mối quan hệ gắn bó thân thiết giống như những người bạn.

16 tháng 7

Tk

Nếu không có người mẹ hiền thì cũng không có anh hùng, thi sĩ. Mỗi một đứa trẻ trên trái đất đều có một người mẹ; hạnh phúc nhất của đứa con là cMẹ hiền là người mẹ sinh thành nuôi dưỡng đứa con. Tục ngữ có câu: Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ. Mẹ hiền là người yêu thương dạy bảo con nên người, biết nuôi dưỡng chí hướng và lẽ sống cho con, hình thành nhân cách văn hoá cho con. Bà mẹ Mạnh Tử là một người mẹ hiền lý tưởng xưa nay.Bà thay đổi nơi ở đến nhiều lần. Lần thứ nhất dời nhà đến ở gần nghĩa địa, bà quan sát thấy con chỉ biết bắt chước "đào, chôn, lăn khóc". Đó là việc của phu đào huyệt, là những biểu hiện đau buồn của tang gia. Mạnh mẫu nói với mình, nói cho mình: chỗ này không phải chỗ con ta ở được. Lần thứ hai, bà phải dời nhà; dời nhà vì con thơ. Đến nơi ở mới, gần chợ, con trai bà cũng bắt chước nô nghịch cách buôn bán điền đảo. Không thể để con nhiễm phải tính xấu ấy, bà lại nói như nhắc khẽ mình: Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được. Bà lại dời nhà đến nơi khác. Tất cả vì con. Lần thứ ba, Mạnh mẫu chuyện nhà đến ở gần trường học. Con bà thấy trẻ đua nhau học tập lễ phép, cắp sách vở, về nhà cũng bắt chước học tập lễ phép, cáp sách vở. Mẹ Mạnh Tử rất vui lòng, nói: Chỗ này là chỗ con ta ở dược đây. Qua đó, ta thấy Mạnh mẫu rất quan tâm đến con, luôn luôn theo dõi những biến đổi, những tiến bộ của con, tìm môi trường sống, môi trường học tập tốt đẹp cho con. Đó là cách dạy con rất tích cực, rất tiến bộ

 

 

Tìm và nêu tác dụng của các biên pháp tu từ: 1. ngày ngày mặt trời đi qua trên làng     thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ 2. bàn tay ta làm nên tất cả     có sức người, sỏi đá cũng thành cơm 3. mặt trời xuống biển như hòn lửa     sống đã cài then, đêm sập cửa 4. nghe xao động nắng trưa    nghe bàn chân đỡ mỏi    nghe gọi về tuổi thơ 5. đất nước bốn ngàn năm    vất vả và gian lao    đất...
Đọc tiếp

Tìm và nêu tác dụng của các biên pháp tu từ:

1. ngày ngày mặt trời đi qua trên làng 

   thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

2. bàn tay ta làm nên tất cả 

   có sức người, sỏi đá cũng thành cơm

3. mặt trời xuống biển như hòn lửa 

   sống đã cài then, đêm sập cửa

4. nghe xao động nắng trưa

   nghe bàn chân đỡ mỏi

   nghe gọi về tuổi thơ

5. đất nước bốn ngàn năm

   vất vả và gian lao

   đất nước như vì sao

   cứ đi lên phía trước

6. dưới trăng quyên đã gọi hè

   đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông

7. một đàn gà mà bươi trong bếp

   chết ba con hỏi còn mấy con

8. đèn khoe đèn tỏ hơn trăng

   đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn

9. trâu oi ta bảo trâu này 

   trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

10. những hôm mà trăng khuyết

   trông giống con thuyền trôi

6

1. Biện pháp tu từ nhân hóa qua từ "thấy" và ẩn dụ "Mặt trời trong lăng" - Bác Hồ. 

Tác dụng:

- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.

- Cho thấy sức ảnh hưởng mạnh mẽ của Bác đối với dân tộc Việt Nam. Bác tựa như vầng thái dương soi đường chỉ lối cho chúng ta thoát khỏi ách nô lệ và giành được quyền làm chủ đất nước như ngày hôm nay. 

- Tác giả thể hiện sự biết ơn và lòng kính yêu sâu đậm đối với Bác. 

2. Biện pháp nói quá "có sức người sỏi đá cũng thành cơm" và hoán dụ "bàn tay"

Tác dụng: 

- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng với người đọc

- Nhấn mạnh vai trò to lớn của lao động trong cuộc sống hằng ngày sẽ mang đến những thành quả vinh quang và xứng đáng

- Khích lệ tinh thần lao động nơi người đọc. Lao động sẽ tạo nên được một đất nước văn minh, phát triển. 

3. Biện pháp so sánh "mặt trời xuống biển" - "hòn lửa", biện pháp nhân hóa sóng "cài" then, đêm "sập" cửa. 

Tác dụng:  

- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng với người đọc

- Gợi cảm giác vũ trụ như một ngôi nhà khổng lồ và những ngọn sóng là then cửa. Con người đi biển mà ngỡ như đi trong căn nhà của mình

- Miêu tả cảnh mặt trời xuống biển chân thật mà vẫn tinh tế khiến cho bức tranh hoàng hôn trên biển trở nên sống động, kì thú

4. Điệp ngữ "Nghe" được lặp lại ba lần. Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "xao động nắng trưa", "bàn chân đỡ mỏi", "nghe tuổi thơ". Tác dụng: 

- Tăng tính biểu hình biểu cảm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc

- Cho thấy âm vang của tiếng gà trưa giúp người lính xua đi những mệt mỏi, trở về với miền kí ức của tuổi thơ

- Thể hiện niềm xúc động trào dâng trong lòng người chiến sĩ khi nghe thấy tiếng gà trưa quen thuộc.

5. Biện pháp so sánh "Đất nước như vì sao" ( đất nước - vì sao)

Tác dụng: 

- Tăng tính biểu hình biểu cảm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc

- Thể hiện niềm tự hào đầy kiêu hãnh của tác giả về đất nước Việt Nam anh hùng

- Thể hiện niềm tin về sự trường tồn của dân tộc, đất nước sẽ ngày một phát triển mạnh mẽ. 

6. Biện pháp nhân hóa: Quyên đã "gọi" hè. Biện pháp ẩn dụ: "Lửa lựu" - hoa lựu nở rộ rực rỡ như những đốm lửa.

Tác dụng: 

- Tăng tính biểu hình biểu cảm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc

- Khắc họa chân thực và đầy tinh tế cảnh sắc thiên nhiên chớm vào hè từ dấu hiệu đầu tiên là hoa lựu

- Âm thanh tiếng chim cuốc trong bức tranh thiên nhiên ấy khắc khoải gọi hè báo hiệu bước đi của thời gian: hè đã sắp đến

 

a. Cụm chủ vị là: 

C: Cây chanh này

V: sai quả

b. Cụm chủ vị là: 

C: Cơn bão

V: đi qua đã để lại cảnh tượng tan hoang

c. Cụm chủ vị là: 

C: Mùa xuân

V: đến mang bao nhiêu là chim chóc

Các biện pháp ẩn dụ có trong đoạn thơ trên: 

- Biện pháp ẩn dụ "giọt sương lặn vào lá cỏ", "nắng gắt", "bão tố".

- Biện pháp điệp cấu trúc "Qua...qua", "vẫn...vẫn"

Tác dụng: Cả hai biện pháp tu từ đều tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.

- Biện pháp ẩn dụ: 

+ "giọt sương lặng vào bãi cỏ": vẻ đẹp bình dị ẩn mình trong cuộc sống hằng ngày.

+ "nắng gắt" - "bão tố": những biến động, khó khăn luôn tồn tại trong cuộc sống

=> tôn vinh sức sống của cái đẹp bình dị trong cuộc sống hằng ngày dù qua bao nhiêu khó khăn, trắc trở vẫn giữ được vẹn nguyên sức sống mãnh liệt.

- Biện pháp điệp cấu trúc: 

+ Tô đậm vẻ đẹp bền vững, bất biến của những giọt sương qua bao thăng trầm của đời sống.

+ Qua đó khuyên con người đừng đánh mất bản thân trước những khó khăn thử thách tồn tại trên đường đời.