Hãy trình bày nổi bật lối sống vô cùng giản dị và thanh bạch của Bác Hồ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dàn ý
A. Mở bài
- Nếu có dịp được đến Hà Nội, vào lăng viếng Bác, bạn hãy đừng quên viếng thăm ngôi nhà sàn đơn sơ nhỏ bé, nơi vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng sống và làm việc nhiều năm ở đó.
- Đến đây, bạn sẽ thêm hiểu, thêm tự hào và kính yêu một con người vĩ đại mà vô cùng bình dị đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một huyền thoại.
B. Thân bài
1. Địa điểm, không gian:
- Nhà sàn Bác Hồ nằm trong khuôn viên Phủ Chủ tịch, thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội được kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh, nguyên Cục phó Cục Thiết kế kiến trúc thuộc Bộ Giao thông thuỷ lợi được trao nhiệm vụ thiết kế và chỉ đạo xây dựng ngôi nhà. Đoàn 5 Cục Doanh trại (nay là Cục Kiến thiết cơ bản) thuộc Tổng cục Hậu cần, Quân đội nhân dân Việt Nam chịu trách nhiệm thi công. Ngôi nhà sàn được khởi công xây dựng vào ngày 15/4/1958 và khánh thành vào ngày 17/5/1958.
- Nhà sàn Bác Hồ có khu vườn rộng sau Phủ Chủ tịch, có một con đường hẹp trải sỏi, hai bên trồng xoài dẫn tới một ngôi nhà sàn nhỏ nhắn bình dị, nằm giữa những vòm cây. Hàng rào dâm bụt bao quanh nhà, cổng vào kết bằng cành cây đan xen nhau.
- Trước nhà Bác ở là một cái hồ thả cá. Một hàng rào râm bụt chạy quanh trước ngõ như ở quê nhà Nghệ An của Bác. Bác sống hoà mình với thiên nhiên, với đất trời, với quê hương.
- Xung quanh nhà Bác trồng rất nhiều loài cây và hoa. Hoa cam, hoa bưởi tháng ba thơm ngào ngạt; hàng dừa xoè bóng mát trên những lối đi; cây vú sữa, quà của đồng bào miền Nam tặng Bác được trồng ở hiên sau nhà; góc vườn trước nhà, bốn mùa rau nối nhau tươi tốt.
2. Hình dáng ngôi nhà : Nơi Bác ở và làm việc là một ngôi nhà gác nhỏ được thiết kế như kiểu nhà sàn của đồng bào Việt Bắc. Nhà làm bằng gỗ, mái lợp ngói, bốn bề lộng gió.
3. Diện tích sử dụng : Khoảng hơn 70 m2. Ngôi nhà sàn đó chỉ có vẻn vẹn vài phòng để tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ.
4. Đồ đạc trong nhà hết sức mộc mạc, đơn sơ :
a) Phòng họp, phòng tiếp khách chỉ có một bộ bàn ghế, lọ hoa, bộ ấm chén uống nước.
b) Phòng làm việc có một bộ bàn ghế nhỏ, một chiếc máy chữ, một chiếc đài phát thanh Liên Xô cũ để Bác nghe tin tức, đặc biệt tin từ miền Nam và giúp Bác đỡ cảm thấy cô quạnh trong đêm vắng...
c) Đến thăm phòng ngủ của Bác càng thương Bác hơn: chiếc giường nhỏ bằng gỗ thường, mộc mạc không mùi sơn, trên trải chiếu cói, một chiếc gối vải đã sờn cũ. Trên gối, chiếc quạt nan nằm lặng lẽ. Chiếc quạt nan này đã từng thức cùng vị Chủ tịch trong bao đêm hè oi ả, lòng nặng những lo toan việc nước. Góc phòng, bộ quần áo kaki bạc màu giản dị được treo gọn gàng trên móc áo. Trên ngực áo không có một tấm huân chương, nhưng bên trong lần áo vải là một trái tim nóng bỏng, sáng ngời. Dưới chân giường, đôi dép cao su mòn gót xếp ngay ngắn. Đôi dép ấy đã từng theo chân Bác đi suốt ngàn dặm đường đất nước.
5. Bác sống ở đó, một mình, với một tư trang ít ỏi, một chiếc vali con với vài vật kỉ niệm của một cuộc đời dài, rộng và bất tử.
6 Giá trị lịch sử:
Mười lăm năm cuối cuộc đời sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch, trong đó 11 năm trực tiếp ở nhà sàn là một khoảng thời gian khá dài trong sự nghiệp cách mạng của vị lãnh tụ kính yêu và là giai đoạn có ý nghĩa vô cùng lớn lao, quyết định đối với sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà. Chính vì vậy, nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã trở thành một địa danh lớn phản chiếu về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một tấm gương hết lòng phục vụ lợi ích của nhân dân, đấu tranh không mệt mỏi cho danh dự, tự do và độc lập của Tổ quốc mình” – Người là Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới.
Ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời (2-9-1969), khu vực Phủ Chủ tịch đã sớm được hình thành là một di tích lịch sử-văn hóa-danh nhân. Ngày 25-11-1970, Bộ Chính trị Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 206-NQ/TƯ. Điều 2, Nghị quyết có ghi rõ: “Bảo quản tốt khu lưu niệm các di tích và hiện vật lưu niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch”.
Trên suốt chặng đường 35 năm tồn tại, như minh chứng cho chân giá trị lịch sử của một vĩ nhân-một dân tộc, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch mà điểm nổi bật, đặc trưng là ngôi nhà sàn Bác Hồ ở và làm việc, với đầy đủ ý nghĩa quan trọng và lớn lao không những đã trở thành một địa danh trên bản đồ hành hương mà còn đọng lại ấn tượng sâu đậm trong triệu triệu trái tim con người.
35 năm qua, kể từ ngày Bác Hồ đi xa, Nhà sàn đã được bảo quản chu đáo, nguyên trạng. Gần 40 triệu lượt người đã đến tham quan, nghiên cứu, học tập. Trong đó có khách của hơn 150 nước trên thế giới, gồm các vị nguyên thủ quốc gia, các chính khách và đủ các đối tượng khác nhau, khi đến Việt Nam vào thăm nơi Bác Hồ ở và làm việc.
Nhà sàn Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch đã trở thành di sản văn hóa vô giá của dân tộc và có ý nghĩa quốc tế. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: Cuộc đời của Bác Hồ có vô vàn cái giản dị, nhưng Nhà sàn-nơi Bác ở và làm việc là điều giản dị nhất, nó trở nên kỳ diệu hơn, hấp dẫn hơn. Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng từng nói: “Cái nhà sàn đơn sơ của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại thì cái nhà nho nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao”.
Trước ngôi nhà sàn tĩnh lặng, một nhà báo phương Tây đã thốt lên đầy xúc động: Con người ta khi đạt đến đỉnh cao của vinh quang thường hay bị vinh hoa quyến rũ. Nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh không thế. Người đã vượt lên trên tất cả, Người đã chiến thắng chính bản thân mình để trở thành con người hoàn thiện. Ngôi nhà này là hiện thân của tinh thần đó. Một đại diện của Liên hợp quốc đã nói đầy thán phục: “Chủ tịch Hồ Chí Minh thật thông minh khi chọn ngôi nhà này để ở. Ngôi nhà này đã nói lên tất cả con người ông: nhân cách, tầm vóc trí tuệ, phong cách sống và đạo đức cách mạng”.
Cách diễn đạt khác:
Ngày 15/4/1958, ngôi nhà sàn được khởi công xây dựng. Anh em cán bộ, chiến sĩ đã làm việc khẩn trương để ngôi nhà kịp trở thành món quà mừng sinh nhật lần thứ 68 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày 17/5/1958, ngôi nhà được khánh thành. Nhân dịp này Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức một buổi liên hoan nhỏ để cảm ơn kiến trúc sư và anh em thi công, sau đó Người chuyển về ở và làm việc tại nhà sàn.
Ngôi nhà sàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng bằng gỗ bình thường, thiết kế theo kiểu nhà sàn của đồng bào dân tộc ở Việt Bắc: nhà hai tầng, xung quanh có mành che, tầng dưới để thoáng. Nét kiến trúc thanh nhã, trang trí không cầu kỳ này khiến công trình trở thành một kiến trúc độc đáo, mang sắc thái riêng nhưng rất hài hoà với thiên nhiên và các công trình kiến trúc xung quanh. Trước nhà là một vườn hoa nhỏ, trồng nhiều loại hoa thơm. Phía ngoài là hàng rào dâm bụt gợi nhớ hình ảnh quê hương Nghệ An, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên. Trong hồ nước rộng hơn 3.000m2 trước nhà sàn, Chủ tịch Hồ Chí Minh nuôi cá vì theo Người nuôi cá ở đây vừa cải tạo môi trường sống trong lành, cải thiện bữa ăn hàng ngày, vừa là một cách thư giãn thú vị sau giờ làm việc khi Người cho cá ăn. Nhà sàn của Bác hoà hợp với thiên nhiên là thế đấy! Nó tạo ra nét bình dị gần gũi với mọi người dân Việt Nam ở khắp mọi miền Tổ quốc.
Tầng dưới nhà sàn kê một bộ bàn ghế lớn, là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc về mùa hè, nơi Người họp, trao đổi công việc với các đồng chí trong Bộ Chính trị, cán bộ phụ trách đầu ngành hoặc các địa phương và cũng là nơi Người tiếp thân mật các cán bộ, chiến sĩ miền Nam. Trên bàn làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện nay vẫn còn những cuốn sách Người đang đọc vào những ngày cuối cùng. Trong đó, có những cuốn sách nói về gương người tốt, việc tốt của các giới, các ngành được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Bên cạnh những cuốn sách "Người tốt việc tốt" là sách của V.I Lênin viết về cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại, sách của các tác giả nước ngoài viết về cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam và phong trào đấu tranh chống phân biệt chủng tộc ở ngay trong lòng nước Mỹ. Trên bàn làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có chiếc khay đá màu đen, hình con thuyền mà Người thường để bút, đó là kỷ vật của Tổng thống nước cộng hoà nhân dân Cu Ba Ôt-xvan-đô Đoóc-ti-cốt tặng Người năm 1967. Món quà là biểu hiện cho tình bạn, tình đồng chí thân thiết giữa hai nhà lãnh đạo cũng như tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam- Cu Ba.
Tại ngôi nhà sàn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thân mật một số đoàn khách quốc tế. Những buổi tiếp khách quốc tế ở nơi đây mang một ý nghĩa thật đặc biệt, diễn ra trong bầu không khí cởi mở, chân tình, không bị ràng buộc bởi nghi lễ ngoại giao. Đây chính là nét độc đáo trong phong cách giao tiếp của Người và đã để lại những ấn tượng hết sức tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế.
Phía cuối phòng tầng dưới nhà sàn có ba chiếc máy điện thoại. Chiếc máy màu xanh Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc với Bộ Chính trị, hai máy màu đen Người làm việc với Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu và Bộ Tư lệnh Phòng không- Không quân. Mỗi lần nhận được tin quân và dân ta bắn rơi máy bay, bắn chìm tàu chiến của đế quốc Mỹ, Người đều kịp thời động viên, khen thưởng. Chiếc mũ sắt để bên cạnh được anh em bảo vệ mang theo trong những lần Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm các địa phương, đơn vị bộ đội... để phòng tránh những mảnh bom, đạn. Gần đó là chiếc ghế xích đu (còn gọi là ghế chao) bằng mây, Người thường nghỉ ngơi vào buổi trưa hoặc sau giờ làm việc. Xung quanh tầng dưới nhà là những bệ xi măng bên trên lát ván gỗ được làm theo gợi ý của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để mỗi lần các cháu thiếu nhi vào thăm Người có đủ chỗ ngồi. Người còn nhắc anh em phục vụ đặt thêm bể cá vàng cho các cháu vui hơn.
Tầng trên nhà sàn có hai phòng: phòng làm việc và phòng ngủ. Mùa đông, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường làm việc ở trên nhà. Hiện nay, trên bàn làm việc vẫn còn những tài liệu Người đang xem dở. Trên giá sách đặt trong vách ngăn giữa phòng làm việc và phòng ngủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh được sắp xếp rất ngăn nắp, khoa học. Bên cạnh sách kinh điển của C.Mác, F.Ăngghen, V.I Lênin là những cuốn sách về các lĩnh vực triết học, kinh tế, lịch sử, văn học nghệ thuật, khoa học... có cả những cuốn sách của các tác giả nước ngoài tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh với những lời đề tặng đầy tình cảm quý mến và trân trọng. Ngăn dưới cùng giá sách là chiếc máy chữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường tự đánh máy các bài viết, văn bản, thư gửi tới các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác, sản xuất, chiến đấu, điện mừng, lời chia buồn tới nhân dân và bạn bè thế giới.
Tại phòng ngủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiện nghi sinh hoạt cũng đơn giản như ở mọi gia đình người dân Việt Nam thời đó. Chiếc giường gỗ mùa hè trải chiếu cói, mùa đông có thêm tấm đệm và chăn bông. Cạnh đó là một lò sưởi điện nhỏ, Người dùng những hôm trời giá lạnh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường làm việc rất khuya. Trên bàn làm việc ở phòng ngủ vẫn còn một số sách, tạp chí lưu lại bút tích của Người. Trong đó có bài nói về vấn đề cải cách chữ quốc ngữ, bài "Lênin nói về vấn đề giáo dục chủ nghĩa cộng sản cho thế hệ trẻ” của tạp chí Tuyên huấn... Đặt cạnh đó là chiếc đài bán dẫn - món quà của bà con Việt kiều Thái Lan kính biếu Chủ tịch Hồ Chí Minh và chiếc mũ cát Người thường dùng trong những chuyến đi công tác trong nước và nước ngoài.
Trên chiếc tủ nhỏ đặt ở đầu giường vẫn còn chiếc đồng hồ và cuốn sách Người đang đọc: "Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII” của hai tác giả Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm. Chiếc blôc lịch đang mở ngày 17/8/1969, ngày cuối cùng Bác làm việc ở nhà sàn này, cũng như bên dưới nhà sàn, chiếc đồng hồ vẫn đều đặn chạy khiến cho chúng ta cảm thấy như Người vẫn hiện diện ở nơi đây, thật thân thiết và gần gũi với tất cả chúng ta.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tại ngôi nhà sàn trong 11 năm cuối cùng cuộc đời Người. Những tài liệu, hiện vật ở nơi đây đã thể hiện đầy đủ, rõ nét cuộc sống, tư tưởng, đạo đức và phong cách làm việc của một lãnh tụ hết lòng vì nước, vì dân, vì sự nghiệp hoà bình, hữu nghị và tiến bộ của các dân tộc trên thế giới.
C. Kết bài
- Nơi ở của Bác, vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, đơn sơ, giản dị như câu chuyện về một vị thần tiên trong thần thoại, cổ tích.
- Nơi ở của Người là do chính Người lựa chọn, sự lựa chọn ấy giúp chúng ta hiểu thêm phong cách Hồ Chí Minh, tinh hoa của dân tộc Việt Nam.
Ngôi nhà sàn Bác Hồ không những có ý nghĩa về lịch sử mà còn là một công trình kiến trúc mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Nhân kỷ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nho nhỏ đó cũng luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn. Một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao”.
Có thể thêm thơ ở mở bài hoặckết bài:
Anh dắt em vào cõi Bác xưa
Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa
Có hồ nước lặng sôi tăm cá
Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa.
Có rào râm bụt đỏ hoa quê
Như cổng nhà xưa Bác trở về
Có bốn mùa rau tươi tốt lá
Như những ngày cháo bẹ măng tre...
Nhà gác đơn sơ, một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn. ...
Phân tích:
Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước chống giặc ngoại xâm, truyền thống đó là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam từ xưa tới nay như Bác Hồ ta đã từng nói “đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, thành công thành công đại thành công”, đây là phương pháp đánh giặc có hiệu quả của dân tộc ta.
Đoàn kết đó là sự gắn bó mật thiết với nhau, cùng chung tay góp sức để làm những việc lớn, chủ tịch hồ chí minh người đã trải nghiêm chiêm nghiệm nhiều điều từ cuộc sống, do người đã đi hầu hết tất cả các nước trên thế giới người hiểu được tại sao nhân dân ta cần đoàn kết để chống giặc ngoại xâm, Việt Nam là 1 nước có truyền thống đoàn kết từ lâu đời truyền thống đó đã ăn sâu vào dòng máu của con người Việt Nam, đoàn kết sẽ tạo cho con người những sức mạnh, nhưng động lực để con người vượt lên trên những khó khăn, những đe dọa để vươn lên trong cuộc sống, nhiều những hành động những tấm gương đã làm liều thuốc quý cho con người Việt Nam học tập và noi theo, truyền thống của dân tộc Việt Nam đó là đùm bọc tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, lá lành đùm lá rách, người giàu sẽ giúp người nghèo, một cây làm chẳng nên non, hai cây chụm lại nên hòn núi cao, truyền thống vẻ vang của dân tộc ta đó là đoàn kết từ đường làng ngõ xóm, đoàn kết trong cộng đồng xã hội, đến những khu vực to lớn hơn đó là đất nước. Chủ Tịch Hồ Chí Minh luôn kêu gọi sự đoàn kết trong nhân dân truyền thống đó đã có từ xưa nhưng sau khi Chủ Tịch Hồ chí Minh ra lời kêu gọi đó thì tinh thần đó lại vóng lên 1 hồi chuông cảnh tỉnh những người dân Việt Nam cần đoàn kết đấu tranh để tạo lên sức mạnh chiến đấu với kẻ thù. Một dân tộc to lớn là 1 dân tộc biết đoàn kết toàn dân, nhân dân đồng lòng, 1 lòng vì đất nước vì nhân dân.
Truyền thống vẻ vang của dân tộc Việt Nam đó là đã biết đoàn kết trong cộng đồng, dân ta tuy yếu về lực lượng nhưng có sự cấu kết chặt chẽ trong đoàn kết nội bộ, có sự đoàn kết đã làm tăng sức mạnh của cả dân tộc Việt Nam lên đến hàng ngàn lần, truyền thống đó đi sâu vào từng gia đình, từng xã hội, từng cá nhân, người dân ý thức được sự quan trọng đó, từ đó đã tạo lên bao nhiêu những thành quả bởi những cuộc chiến công ác liệt của cả dân tộc. So sánh tương quan lực lượng dân tộc ta luôn yếu về lực lượng nhưng so sánh về chiến lược thì quân đội ta rất vững mạnh, Chủ Tịch Hồ Chí Minh người lãnh tụ sáng suốt của dân tộc Việt Nam, đã biết dựa vào dân để đấu tranh với kẻ thù xâm lược, một vị lãnh tụ giỏi là vị lãnh tụ biết dựa vào dân coi dân làm gốc, đoàn kết những cá nhân với cá nhân, giữa tập thể với tập thể đã tạo lên một sức mạnh cực kì to lớn của cả dân tộc ta. Đi đâu chúng ta cũng đều bắt gặp những nghĩa cử cao đẹp của sự đoàn kết, của các cộng đồng dân tộc, dân tộc Việt Na, cả dân tộc là con của con rồng cháu tiên, có chung 1 dòng máu đào niềm tự hào lớn lao của cả dân tộc đến nay đã mang trong mình những niềm tin, niềm tự hào và cả những cấu kết làng xóm để tạo lên sức mạnh nữa. Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết thành công thành công đại thành công đã là kim chỉ nan cho mọi người học tập và nói theo, 1 sức mạnh của cả dân tộc sẽ chiến thắng được những kẻ thù đầu xỏ.
Tự hào về dân tộc Việt Nam, chúng ta đã gặp rất nhiều những vị lãnh tụ thiên tài như bác Võ Nguyên Giáp hay chủ tịch Hồ Chí Minh những người đã biết dựa vào dân, những người đã nêu cao tinh thần lấy dân làm gốc.
Lời dạy của Bác Hồ đúng ở mọi hoàn cảnh trong xã hội trong xã hội xưa và nay nó đều là những bài học xương máu những bài học đã thấm đẫm những chiêm nghiệm và những trải nghiệm thực tế qua đó đã tạo ra cho mọi người những niềm tin về một đảng lãnh đạo to lớn.
Nhà sàn nơi Chủ tịch nước Hồ Chí Minh làm việc tại Phủ Chủ tịch
Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, gọi tắt là Khu di tích Phủ Chủ tịch tại Hà Nội, là nơi sống và làm việc lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh (từ 19 tháng 12 năm 1954 đến 2 tháng 9 năm 1969), được Bộ Văn hóa Thông tin ra Quyết định xếp hạng là Khu di tích ngày 15 tháng 5 năm 1975. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt.
Khu đất này nguyên là phần đất phía tây bắc của Hoàng thành thuộc Kinh thành Thăng Long xưa. Khi Pháp xâm lược Việt Nam, sau khi chiếm xong miền Bắc đã chọn Hà Nội làm trung tâm đầu não cho toàn bộ Đông Dương và Phủ toàn quyền Đông Dương được xây dựng trên mảnh đất này. Sau khi cuộc kháng chiến p kết thúc, nơi này được chọn là nơi làm việc của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước, đồng thời là nơi sống và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nơi đây cũng là nơi Hồ Chí Minh đã qua đời.
Tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng gặp nhiều đoàn khách là đại biểu của các chính đảng, đoàn thể, tôn giáo; đại biểu của công nhân, nông dân, trí thức, quân đội; đại biểu của đồng bào các dân tộc thiểu số; đại biểu của người dân Miền Nam Việt Nam và quân nhân thuộc Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam (ở Việt Nam gọi tắt là "đồng bào chiến sĩ miền Nam")
Cũng tại nơi đây, ông còn tiếp những người là đại biểu những người Việt sống ở nước ngoài về thăm Việt Nam; đại biểu của các đội thiếu niên, đoàn thanh niên, hội phụ nữ...
Vì Chủ tịch Hồ Chí Minh rất yêu quý các thiếu niên nhi đồng nên ngày 9 tháng 2 năm 1955, cửa Phủ Chủ tịch đã mở cho các thiếu niên đến vui chơi, từ đó các thiếu nhi có nhiều dịp được vào đây thăm ông. Ông còn tổ chức nhiều triển lãm tranh thiếu nhi tại đây.
Hà Nội là nơi Bác Hồ đã sống và làm việc lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Nó không chỉ mang đậm dấu ấn lịch sử, mà còn là một di sản kiến trúc, di sản văn hóa của Việt Nam.
Nhà sàn Bác Hồ là một di tích đặc biệt quan trọng trong quần thể di tích Phủ Chủ tịch. Từ khi Bác qua đời tới nay, khu di tích Phủ Chủ tịch đã đón tiếp hơn 21 triệu lượt khách trong và ngoài nước tới tham quan, trong đó có nhiều đoàn khách cấp cao, là nguyên thủ quốc gia của 150 nước và hàng trăm tổ chức quốc tế. Khách nước ngoài khi đến đây thường hỏi: Tại sao giữa thủ đô Hà Nội, Bác Hồ lại thích ở nhà sàn?
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ở chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ đã ở nhà sàn bằng tre nứa. Chín năm trường kỳ kháng chiến, Bác đã sống cùng với đồng bào dân tộc. Do vậy khi hòa bình, trở về Hà Nội, Người vẫn nhớ đồng bào với tình cảm đặc biệt sâu sắc.
Năm 1954 từ Việt Bắc trở về Hà Nội, từ chối không ở ngôi nhà của toàn quyền Đông Dương Pháp để dành làm nhà tiếp khách cho Đảng và Nhà nước, Bác Hồ chọn cho mình ngôi nhà nhỏ của người công nhân thợ điện. Người ở đây từ 19/12/1954 đến tháng 5/1958.
Sau chuyến thăm hợp tác xã nông nghiệp đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên, trên đường về, Bác trầm ngâm suy nghĩ rồi nói với các đồng chí phục vụ: Bác muốn làm một căn nhà sàn ở bên kia bờ ao để ở và làm việc cho thoáng.
Theo ý Bác, mùa hè năm 1958, Cục thiết kế cơ bản thuộc Tổng cục Hậu cần đã thi công ngôi nhà này. Kiến trúc sư là ông Nguyễn Văn Ninh, Cục trưởng Cục thiết kế Dân dụng, Bộ Kiến trúc (nay là Công ty tư vấn xây dựng, Bộ xây dựng). Ông Ninh là một trong tám người Việt Nam học kiến trúc khóa đầu tiên ở trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương. Chính ông là người thiết kế lễ đài Ba Đình đón Bác và Trung ương Đảng, Chính phủ trở về thủ đô, ngày 1/1/1955.
Trước khi thiết kế, Bác đã trao đổi với kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh. Người nói: làm giống như ngôi nhà sàn Bác đã ở chiến khu Việt Bắc nhưng bằng gỗ. Tầng trên có hai phòng nhỏ, mỗi phòng vừa đủ để cho một người ở. Bác có ý định để Thủ tướng Phạm Văn Đồng ở một phòng, Bác ở một phòng. Nhưng khi làm xong, vì Thủ tướng tiếp nhiều khách sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của Bác nên xin phép được tiếp tục ở ngôi nhà cũ.
Bác căn dặn kiến trúc sư rất cụ thể: Cần làm hành lang chung quanh để khi có các đồng chí lãnh đạo đến làm việc với Bác có lối đi và khi Bác làm việc, các đồng chí phục vụ đi lại không ảnh hưởng đến Người. Bác nói: Lợi dụng vách ngăn hai phòng làm một giá sách cho gọn, tiết kiệm và tiện sử dụng. Người nhắc nhở: Nhà làm bằng gỗ bình thường, gỗ loại một để dành làm tà vẹt đường sắt và trường học. Dưới tầng trệt, Bác bảo làm bệ xi măng thấp ở chung quanh, trên có lát ván tạo thành hàng ghế băng dài cho các cháu thiếu niên vào chơi có đủ chỗ ngồi.
Sau khi được Bác góp ý, bản vẽ thiết kế đã nhanh chóng hoàn thành và đi vào thi công. Trong thời gian Bác đi công tác, đội thi công 30 người lính công binh đã khẩn trương xây dựng và hoàn thành ngôi nhà vào ngày 1/5/l958. Vào dịp sinh nhật năm 1958, Bác Hồ đã chuyển sang ở ngôi nhà này cho tới ngày 17/8/1969.
Ngôi nhà được thiết kế theo kiểu nhà sàn của đồng bào dân tộc: dài 10,5m rộng 6,2m, có hai tầng, tầng trên có hai phòng: mỗi phòng rộng trên dưới 10m2 dùng làm phòng ngủ và phòng làm việc về mùa đông. Tầng dưới là nơi Bác Hồ thường làm việc về mùa hè, nơi họp Bộ Chính trị quyết định nhiều vấn đề quan trọng của cách mạng Việt Nam, nơi tiếp khách thân mật. Nhà sàn là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình.
Ngôi nhà sàn Bác Hồ không những có ý nghĩa về lịch sử mà còn là một công trình kiến trúc mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Nhân kỷ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nho nhỏ đó cũng luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn. Một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao"
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
ô thôi đi dừng ảo tưởng nữa sợ bạn luôn muốn yêu đương lên fb nhé^^
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Bạn dừng lại ik...
Vừa mới gặp chuyện yêu đương của đứa kia bây giờ lại đến đứa này :v
Nhà thơ Tố Hữu sáng tác bài Lượm vào năm 1949, in trong tập thơ Việt Bắc. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một em bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Lượm là bài thơ tự sự - trữ tình kể về cuộc đời ngắn ngủi nhưng rất anh dũng của chu bé liên lạc, hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời, dũng cảm đã ngã xuống để bảo vệ sự bình yên cho chính mảnh đất quê hương mình. Hình ảnh nhân vật Lượm xuyên suốt trong bài thơ.
Trong năm khổ thơ đầu, bằng cái nhìn trìu mến thân thương, tác giả đã miêu tả một chú bé rất đáng yêu:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
Ca nô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...
Nhắc đến Lượm, người đọc nhớ đến hai khổ thơ này, bởi đây là hai khổ thơ đầy ấn tượng về một chú bé liên lạc nhỏ nhắn, xinh xinh, nhanh nhẹn hồn nhiên, nhí nhảnh vui tươi. Những từ láy loát choắt, xinh xinh, thoăn thoát, nghênh nghềnh được dùng rất gợi hình gợi cảm, cùng với thể thơ bốn chữ và nhịp thơ nhanh, tạo âm hưởng vui tươi, nhí nhảnh rất phù hợp với một chú bé như Lượm. Một hình ảnh so sánh đẹp như con chim chích - nhảy trên đường vàng... gợi lên trước mắt chúng ta một chú bé hồn nhiên yêu đời. Thật thú vị! Nhà thơ Lê Đức Thọ cũng có bài thơ Em bé liên lạc, ông cũng hình dung em như một con chim non vui tươi ở những câu kết:
Ngày mai trên quãng đường trắng
Có em bé lại dẫn đường bên anh.
Miệng cười chân bước nhanh nhanh,
Như con chim nhỏ trên cành vui tươi.
Có lẽ không còn hình ảnh nào có thể thay thế cho được hình ảnh con chim nhỏ và chỉ có hình ảnh này mới thể hiện được vẻ đẹp trẻ thơ của chú bé liên lạc. Bao trùm lên tất cả là cái tình của nhà thơ, cái nhìn trìu mến, thân thương của tác giả đối với chú bé. Phải yêu quí Lượm lắm thì mới miêu tả Lượm hay đến như vậy!
Người đọc yêu biết bao cái cười híp mí, má đỏ bồ quân của chú, nhưng càng yêu hơn niềm vui được tham gia kháng chiến của chú bé:
Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà!
Nhà thơ miêu tả Lượm vui như con chim sổ lồng. Cái ý đi làm liên lạc thích hơn ở nhà, đúng là niềm vui của con chim sổ lồng. Đó là niềm vui chung của cả thế hệ trẻ sau Cách mạng tháng Tám, chứ không riêng gì của chú bé Lượm
Đáng yêu hơn là tiếng chào: Thôi chào đồng chí vừa tinh nghịch dí dỏm, lại vừa đứng đắn nghiêm trang, bởi em đã tham gia kháng chiến như mọi người, như chú của em vậy. Trong tiếng chào ấy ta thấy vang lên một niềm tự hào kiêu hãnh rất trẻ con, và rất đáng yêu-của Lượm.
Ấn tượng của cuộc gặp gỡ vẫn còn giữ nguyên vẹn nét đẹp đẽ, vui tươi, ấm áp trong lòng tác giả, thì bỗng nhiên có tin Lượm hy sinh. Câu thơ bốn tiếng được ngắt làm hai dòng, bị gãy đôi như một tiếng nấc:
Ra thế
Lượm ơi!
Đó là nỗi sửng sốt, xúc động đến nghẹn ngào. Và nhà thơ hình dung ngay ra cảnh tượng chú bé hy sinh trong khi đang làm nhiệm vụ:
Một hôm nào đó
Như bao hôm nào
Chú đồng chí nhỏ
Bỏ thư vào bao
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề “thượng khẩn”
Sợ chi hiểm nghèo?
Để rồi lại nghẹn ngào gọi em một lần nữa:
Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!
Lượm đã hy sinh anh dũng như một chiến sĩ thực thụ ở trên, nhà thơ còn gọi em bằng cháu, và ở đây khi kể lại cảnh Lượm hy sinh. Tố Hữu đã gọi chú bàng những lời xưng hô trang trọng: Chú đồng chí nhỏ và có tới hai lần gọi như thế. Việc làm của em, sự hy sinh cao đẹp của em khiến em xứng đáng được nhà thơ gọi như thế. Phải chăng đó là lòng cảm phục của một cán bộ cách mạng đối với một em thiếu nhi anh hùng.
Nhưng rồi cuối cùng, tình cảm công dân ấy lại quay về tình chú - cháu. Nhà thơ lại gọi Lượm bằng tiếng cháu thân thương khi miêu tả cái chết đẹp đẽ cua em giữa đồng lúa quê hương:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng...
Cánh đồng quê hương như vòng nôi, như vòng tay của mẹ, ấm êm dịu dàng đón em vào lòng. Em chết mà tay vẫn nắm chặt bông lúa, quê hương và hương lúa vẫn bao bọc quanh em như ru em vào giấc ngủ đẹp của tuổi thơ anh hùng. Em chết mà hồn bay giữa đồng, vừa thiêng liêng vừa gần gũi biết bao! Không yêu mến, xót thương, cảm phục Lượm thì không thể miêu tả một cái chết hồn nhiên và lãng mạn đến như thế! Đó là cái chết của những thiên thần nhỏ bé. Thiên thần nhỏ bé ấy đã bay đi để lại bao tiếc thương cho chúng ta, như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba bằng một câu thơ day dứt:
Lượm ơi còn không?
Câu thơ đứng riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy sâu vào lòng người đọc. Nếu không có cái tình với Lượm thì nhà thơ làm sao lại day dứt thế được!
Câu hỏi ngân vang ấy, tưởng chừng như không có câu trả lời, nhưng chính tác giả đã trả lời bằng hai khổ thơ cuối khép lại bài thơ:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng.
Hai khổ thơ cuối láy lại khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba như một điệp khúc để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi với quê hương đất nước, sống mãi trong lòng tác giả. Bài thơ hết nhưng ý thơ lại mở ra vẫn còn tiếp nối mãi trong lòng người đọc hình ảnh một chú bé liên lạc hồn nhiên mà dũng cảm, đáng yêu và đáng cảm phục. Lượm vẫn còn công mãi trong lòng chúng ta như bài ca bất diệt về tuổi thơ trong sáng đã hiến dâng đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc.
Với thể thơ bốn chữ, một thể thơ dân gian truyền thống phù hợp với lối kể chuyện có nhịp kể nhanh. Với cách ngắt đôi câu thơ đột ngột, và nghệ thuật tách câu thơ thành một khổ thơ riêng rất độc đáo, kết hợp với cách sử dụng câu hỏi tu từ, câu cảm thán... Lượm thật sự là một bài thơ hay, cảm động về một tấm gương bé bỏng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Bài làm
Nhà thơ Tố Hữu sáng tác bài Lượm vào năm 1949, in trong tập thơ Việt Bắc. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một em bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Lượm là bài thơ tự sự - trữ tình kể về cuộc đời ngắn ngủi nhưng rất anh dũng của chu bé liên lạc, hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời, dũng cảm đã ngã xuống để bảo vệ sự bình yên cho chính mảnh đất quê hương mình. Hình ảnh nhân vật Lượm xuyên suốt trong bài thơ.
Trong năm khổ thơ đầu, bằng cái nhìn trìu mến thân thương, tác giả đã miêu tả một chú bé rất đáng yêu:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
Ca nô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...
Nhắc đến Lượm, người đọc nhớ đến hai khổ thơ này, bởi đây là hai khổ thơ đầy ấn tượng về một chú bé liên lạc nhỏ nhắn, xinh xinh, nhanh nhẹn hồn nhiên, nhí nhảnh vui tươi. Những từ láy loát choắt, xinh xinh, thoăn thoát, nghênh nghềnh được dùng rất gợi hình gợi cảm, cùng với thể thơ bốn chữ và nhịp thơ nhanh, tạo âm hưởng vui tươi, nhí nhảnh rất phù hợp với một chú bé như Lượm. Một hình ảnh so sánh đẹp như con chim chích - nhảy trên đường vàng... gợi lên trước mắt chúng ta một chú bé hồn nhiên yêu đời. Thật thú vị! Nhà thơ Lê Đức Thọ cũng có bài thơ Em bé liên lạc, ông cũng hình dung em như một con chim non vui tươi ở những câu kết:
Ngày mai trên quãng đường trắng
Có em bé lại dẫn đường bên anh.
Miệng cười chân bước nhanh nhanh,
Như con chim nhỏ trên cành vui tươi.
Có lẽ không còn hình ảnh nào có thể thay thế cho được hình ảnh con chim nhỏ và chỉ có hình ảnh này mới thể hiện được vẻ đẹp trẻ thơ của chú bé liên lạc. Bao trùm lên tất cả là cái tình của nhà thơ, cái nhìn trìu mến, thân thương của tác giả đối với chú bé. Phải yêu quí Lượm lắm thì mới miêu tả Lượm hay đến như vậy!
Người đọc yêu biết bao cái cười híp mí, má đỏ bồ quân của chú, nhưng càng yêu hơn niềm vui được tham gia kháng chiến của chú bé:
Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà!
Nhà thơ miêu tả Lượm vui như con chim sổ lồng. Cái ý đi làm liên lạc thích hơn ở nhà, đúng là niềm vui của con chim sổ lồng. Đó là niềm vui chung của cả thế hệ trẻ sau Cách mạng tháng Tám, chứ không riêng gì của chú bé Lượm
Đáng yêu hơn là tiếng chào: Thôi chào đồng chí vừa tinh nghịch dí dỏm, lại vừa đứng đắn nghiêm trang, bởi em đã tham gia kháng chiến như mọi người, như chú của em vậy. Trong tiếng chào ấy ta thấy vang lên một niềm tự hào kiêu hãnh rất trẻ con, và rất đáng yêu-của Lượm.
Ấn tượng của cuộc gặp gỡ vẫn còn giữ nguyên vẹn nét đẹp đẽ, vui tươi, ấm áp trong lòng tác giả, thì bỗng nhiên có tin Lượm hy sinh. Câu thơ bốn tiếng được ngắt làm hai dòng, bị gãy đôi như một tiếng nấc:
Ra thế
Lượm ơi!
Đó là nỗi sửng sốt, xúc động đến nghẹn ngào. Và nhà thơ hình dung ngay ra cảnh tượng chú bé hy sinh trong khi đang làm nhiệm vụ:
Một hôm nào đó
Như bao hôm nào
Chú đồng chí nhỏ
Bỏ thư vào bao
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề “thượng khẩn”
Sợ chi hiểm nghèo?
Để rồi lại nghẹn ngào gọi em một lần nữa:
Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!
Lượm đã hy sinh anh dũng như một chiến sĩ thực thụ ở trên, nhà thơ còn gọi em bằng cháu, và ở đây khi kể lại cảnh Lượm hy sinh. Tố Hữu đã gọi chú bàng những lời xưng hô trang trọng: Chú đồng chí nhỏ và có tới hai lần gọi như thế. Việc làm của em, sự hy sinh cao đẹp của em khiến em xứng đáng được nhà thơ gọi như thế. Phải chăng đó là lòng cảm phục của một cán bộ cách mạng đối với một em thiếu nhi anh hùng.
Nhưng rồi cuối cùng, tình cảm công dân ấy lại quay về tình chú - cháu. Nhà thơ lại gọi Lượm bằng tiếng cháu thân thương khi miêu tả cái chết đẹp đẽ cua em giữa đồng lúa quê hương:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng...
Cánh đồng quê hương như vòng nôi, như vòng tay của mẹ, ấm êm dịu dàng đón em vào lòng. Em chết mà tay vẫn nắm chặt bông lúa, quê hương và hương lúa vẫn bao bọc quanh em như ru em vào giấc ngủ đẹp của tuổi thơ anh hùng. Em chết mà hồn bay giữa đồng, vừa thiêng liêng vừa gần gũi biết bao! Không yêu mến, xót thương, cảm phục Lượm thì không thể miêu tả một cái chết hồn nhiên và lãng mạn đến như thế! Đó là cái chết của những thiên thần nhỏ bé. Thiên thần nhỏ bé ấy đã bay đi để lại bao tiếc thương cho chúng ta, như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba bằng một câu thơ day dứt:
Lượm ơi còn không?
Câu thơ đứng riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy sâu vào lòng người đọc. Nếu không có cái tình với Lượm thì nhà thơ làm sao lại day dứt thế được!
Câu hỏi ngân vang ấy, tưởng chừng như không có câu trả lời, nhưng chính tác giả đã trả lời bằng hai khổ thơ cuối khép lại bài thơ:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng.
Hai khổ thơ cuối láy lại khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba như một điệp khúc để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi với quê hương đất nước, sống mãi trong lòng tác giả. Bài thơ hết nhưng ý thơ lại mở ra vẫn còn tiếp nối mãi trong lòng người đọc hình ảnh một chú bé liên lạc hồn nhiên mà dũng cảm, đáng yêu và đáng cảm phục. Lượm vẫn còn công mãi trong lòng chúng ta như bài ca bất diệt về tuổi thơ trong sáng đã hiến dâng đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc.
Với thể thơ bốn chữ, một thể thơ dân gian truyền thống phù hợp với lối kể chuyện có nhịp kể nhanh. Với cách ngắt đôi câu thơ đột ngột, và nghệ thuật tách câu thơ thành một khổ thơ riêng rất độc đáo, kết hợp với cách sử dụng câu hỏi tu từ, câu cảm thán... Lượm thật sự là một bài thơ hay, cảm động về một tấm gương bé bỏng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Hãy trình bày nổi bật lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ.
Bài làm
Hồ Chí Minh, vị cha già của dân tộc Việt Nam, người đã đời đời gắn bó, chiến đấu cùng nhân dân trong hai cuộc kháng chiến trường kì không ngại gian lao, không cần sự đền đáp. Bác đã hiến trọn cuộc đời mình cho dân tộc, cho đất nước Việt Nam. Ở Người hội tụ nhiều phẩm chất tốt đẹp mà thế hệ chúng ta cần nên noi theo và học hỏi. Một trong số đó là lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Người.
Thật vậy, trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc ta, công lao của Bác Hồ dành cho đất nước là vô cùng to lớn được toàn dân tộc Việt Nam đời đời ghi nhớ. Đặc biệt với lứa tuổi học sinh thì công ơn đó lại càng sâu nặng. Vì thế, ai ai cũng ra sức học tập, cố gắng tiếp thu nhiều hơn những phẩm chất tốt đẹp của Người. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, lối sống giản dị vô cùng có ích, giúp cho mọi người biết sống giản dị, phù hợp với lứa tuổi, với hoàn cảnh gia đình.
Lối sống giản dị của Người được thể hiện trong tất cả mọi việc, trong từng bữa cơm, trong từng phong cảnh sống.
Bữa cơm chỉ có vài ba món đơn giản, căn nhà cũng chỉ có vài ba phòng nhưng lúc nào cũng gió lộng, hòa hợp với thiên nhiên. Tuy nó đơn sơ, mộc mạc nhưng được Bác dành nhiều tình cảm cho tất cả các vật dụng trong đó. Từ chiếc bàn, chiếc ghế, cái giường ngủ của Bác nữa. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
Nhà Bác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
Giường mây, chiếu cói đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.
Tất cả những vật dụng chỉ có thế nhưng Bác vẫn làm việc và sống vui vẻ với hoàn cảnh hiện tại của mình. Nỗi băn khoăn lớn nhất của Bác chỉ mong sao dân tộc ta thoát khỏi vòng lệ thuộc của các nước phương Tây để có một cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc. Bác luôn luôn quan tâm và gần gũi, cởi mở với người khác. Trong thời phong kiến, vua chúa đều có rất nhiều người hầu, kẻ hạ; những món ăn toàn là sơn hào hải vị, tất cả đều được chuẩn bị thật tốt, không một chút sai sót nào. Nhưng đối với Bác thì không phải thế! Vì vậy, người giúp việc của Bác chỉ đếm trên đầu ngón tay, Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi là những người may mắn được chăm sóc và gần gũi với Bác nhất. Thế nhưng, những gì Bác tự làm được thì Bác không cần ai giúp. Bác đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau. Bác đã làm việc và chịu không ít khó khăn trên đất khách. Thế nhưng, sự giản dị của Bác vẫn còn mãi. Dù Bác đã làm gì, từ một đầu bếp, một người cào tuyết, đốt lò hay khi đã là lãnh tụ, Bác vẫn là Bác, vẫn chiếc áo kaki sờn màu cùng với đôi dép cao su đã gắn bó với Bác, trên mọi nẻo đường. Chính vì điều đó mà hình ảnh của Bác sẽ đời đời khắc sâu trong trái tim của người dân Việt Nam.
Với mọi người Bác rất quan tâm và luôn chăm sóc cho những người xung quanh. Lối sống giản dị của Bác còn được thể hiện qua cả lời ăn, tiếng nói. Bác là người luôn nghĩ cho người khác. Bác thức trọn đêm để chờ tin thắng trận, nhường phần ăn của mình cho chiến sĩ bị bệnh. Bác thật là nhân hậu, cao cả. Không chỉ có thế, Bác cũng thường xuyên quan tâm đến các em nhi đồng. Bác khuyên mọi người phải biết đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Các cấp lớn hơn thì phải chăm lo cho dân cho nước. Bác là một người giản dị chính trực, công bằng trong mọi việc. Một vị lãnh tụ lại biết xuống ruộng làm việc cùng mọi người, chỉ dẫn tận tình về sâu, bệnh của cây lúa cho người nông dân được biết. Nếu như trong cuộc sống có những kẻ tham ô, hối lộ, làm những việc đổi trắng thay đen thì Bác Hồ phê phán nhưng cũng cho họ cơ hội sửa chữa. Bác đã đi xa nhưng lời dạn dò lo cho dân, cho nước, phải biết xây dựng đất nước phát triển thì vẫn luôn còn mãi.
Là người con của dân tộc Việt Nam, mọi người phải ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, để xây dựng một đất nước phồn thịnh và phát triển hơn. Đặc biệt, lối sống giản dị phải được mọi người áp dụng trong học tập, trong cả công việc của mình. Bởi vì, đó là phẩm chất tốt mà mỗi con người chúng ta cần có.
Hãy trình bày lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ
Bài làm
Trong ăn mặc, sinh hoạt thường ngày, Bác Hồ giản dị thế nào ta hằng biết và truyền tụng. Ăn thì vẫn cà pháo, tép đồng kho, rau muống luộc; hạt cơm vô ý rơi vãi thì nhặt bỏ vào mâm... Mặc thì, đại lễ có bộ ka-ki, ngày thường bộ bà ba mầu nâu lụa Hà Ðông, đi guốc gỗ hay dép cao-su. Tiện nghi thì rất ít, đơn sơ: giường gỗ, màn cá nhân, chiếc quạt nan, ở trong ngôi nhà gỗ cất khiêm nhường tại một góc vườn. Trên bàn làm việc, Bác không bày biện nhiều đồ, chỉ là tiện nghi tối thiểu để đọc, viết. Kể sao hết những chuyện như thế trong đời sống phong phú nhưng rất giản dị của Bác. Mỗi lần được nghe, được thấy những chuyện, những cảnh ấy, lòng chúng ta xiết bao cảm động, bởi rất tự nhiên, ta so sánh, tự vấn với cuộc sống trong xã hội, trong đó có bản thân ta.
Khi Bác nói về đường lối, chính sách, chủ trương với quần chúng cũng hết sức giản dị, dễ hiểu. Ðầu những năm 40 của thế kỷ 20, nước ta mới gây dựng phong trào cách mạng, một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ kiểu mới chưa có tiền lệ ở Ðông - Nam Á, nên bao khó khăn, phải có cách đi từ đầu, Bác nói ra đường lối, chủ trương cách mạng đó trong bài "Nhóm lửa" (01-8-1942) đoạn đầu như sau:
Lúc leo lét bắt đầu nhóm lửa,
Biết bao nhiêu là sự khó khăn?
Chỉ đìu hiu một mảy gió xuân,
Cũng lo sợ lửa khi tắt mất.
Nghi ngút khói, mặc dầu thổi quạt,
Che một bên lại tạt một bên;
Khi lửa đà chắc chắn bén lên,
Thì mưa gió, chi chi cũng cháy.
Mưa lún phún, lửa càng nóng nảy.
Gió càng cao, ngọn lửa càng cao.
Núi rừng đều bén, cháy ào ào,
Lửa nung đỏ cả giời sáng tóe.
Năm 1954, khi hòa bình được lập lại trên miền Bắc, có lần nói chuyện với bà con công giáo ở Phát Diệm, Bác nói: "Từ nay, với sự cố gắng của đồng bào, sản xuất sẽ ngày càng phát triển, phần xác ta được ấm no thì phần hồn cũng được yên vui". Những lời nói của người thể hiện quan điểm tư tưởng rất vững chắc, lập trường chính trị rất rõ ràng, song vẫn dễ đi vào lòng người, thúc đẩy mọi người hành động. Bác nói được với mọi người, hơn thế, nói được với mỗi người, bởi đó là tiếng nói chân thực, giản dị; giản dị vì trước hết là tiếng của một tấm lòng. Một lần đến thăm Indonesia, thời Tổng thống Sukarno, Chính phủ bạn dành phòng đại lễ để Bác gặp kiều bào ta. Nhưng thật bất ngờ, phòng trở nên chật vì già, trẻ, gái, trai. Việt kiều đến quá đông. Không chút do dự, Bác bước ra bãi cỏ rộng phía trước, rút dép cao-su, ngồi bệt xuống, kiều bào ta quây quần quanh Bác. Một nhà thơ Indonesia chứng kiến cảnh đó đã viết bài thơ có tựa đề (dịch) "Vẻ đẹp bên trong của viên ngọc", trong đó có những câu:
Người không thích ngồi ghế danh dự, suy tôn
Ngồi vào đó, với Người, không có nghĩa.
Về lĩnh vực văn nghệ, Bác rất giản dị ở sự nhìn nhận, đánh giá bản thân. "Ngâm thơ ta vốn không ham", ấy là lời Bác nói rõ rằng mình không lấy sáng tác văn chương làm lẽ sống, mặc dầu chúng ta biết Bác rất yêu quý nghệ thuật, quý trọng người làm nghệ thuật. Người là nhà thơ, nhà văn lớn. Bác chưa một lần nhận mình là nhà thơ, nhà văn. Có thể do Bác khiêm tốn, tự thấy mình chỉ là "người học trò nhỏ của nhà văn vĩ đại Tolstoi" (lời Bác), chưa xứng đáng danh hiệu cao quý nhà văn, nhà thơ. "Ngục trung nhật ký" gồm những bài thơ chữ Hán sáng tác trong nhà tù Tưởng Giới Thạch từ tháng 8-1942 - 9-1943, Bác viết cho Bác đọc. Ông Vũ Kỳ kể: Ðọc bản dịch thơ Bác cho Bác nghe, Bác không nói gì chỉ tủm tỉm cười. Ðánh bạo hỏi Bác, Bác nói: "Các chú quý thơ, yêu thơ Bác nên dịch thơ Bác. Nhưng dịch thế nào được thơ Bác. Chính Bác cũng không dịch được thơ Bác, giây phút đó qua rồi. Thôi thì các chú cùng Bác sáng tác vậy". Có cái hóm hỉnh, đùa vui nhưng ngẫm kỹ thì vẫn là thái độ, cách nhìn nhận mình và người rất giản dị.
Viết thơ, văn, Bác không câu nệ về đề tài, những gì có trong cuộc đời, đến như mất cái gậy, rụng chiếc răng... Người đều đưa vào thơ. Bởi cũng như C.Mác và các bậc hiền triết xưa nay, không có gì liên quan đến con người mà xa lạ với Bác. Bác cũng rất giản dị về việc lựa chọn thể loại, không nhất thiết là truyện, ký, kịch hay thơ...; thơ thì thơ luật hay thơ tự do, làm thơ luật nhưng đâu có bị khuôn vào niêm luật, dùng cả văn ngôn lẫn bạch thoại, thơ tứ tuyệt mà vẫn viết quá bốn câu... (tập “Nhật ký trong tù”). Trong truyện, kết hợp nhiều yếu tố, đưa vào cả huyền thoại, viễn tưởng chính trị (“Lời than vãn của bà Trưng Trắc”, “Con người biết mùi hun khói”...). Có thể nói, Bác viết văn, làm thơ một cách giản dị, làm chủ nghệ thuật như đã làm chủ thời gian, sinh hoạt, tiện nghi, tình thế, lịch sử... Người phá bỏ các quy phạm nghệ thuật gò bó mà chỉ giữ lại quy luật chung nhất của nghệ thuật mà thôi. Giọng điệu văn thơ cũng giản dị, chẳng thấy Bác cao đạo, đại ngôn, khẩu khí "vĩ nhân" bao giờ.
Có những bài thơ của Bác ngay cả người giàu trí tuệ, am hiểu văn hóa, văn học, vẫn chưa hiểu hết. Ðể dịch "Ngục trung nhật ký" của Bác, Viện Văn học đã tập trung những nhà Hán học uyên thâm, những nhà thơ xuất sắc do ông Nam Trân đứng đầu, thế mà dù đã cố gắng, nhưng không ít bài dịch vẫn lạc giọng nguyên tác. Không phải là nhà nghiên cứu phê bình, dịch thuật thiếu tài năng, càng không phải thiếu tình với thơ Bác, mà chỉ do thơ Bác giản dị quá, tự nhiên đến mức không ngờ; thơ là, "văn tức là người" là thế.
Còn có thể chỉ ra sự giản dị trong thơ, văn Bác ở lời, ở chữ, ở câu và nhiều chỗ khác nữa như sự giản dị có ở muôn nơi trong đời sống phong phú của Bác. Nhưng nói đến cùng giản dị, đơn giản trong cuộc sống, trong văn nghệ ... ở Bác là do cội nguồn: giản dị của cách cảm, cách nghĩ.
Nghệ sĩ Ưu tú Kim Liên, người vinh dự được nhiều lần gặp Bác, kể lại trong bữa cơm Bác mời ngày 17-7-1969, thấy Bác ăn ít quá, chị cố nài, Bác nói: "Khi Bác ăn được thì không có cái để mà ăn. Khi có cái ăn thì ăn không được". Có lẽ không cần nói gì thêm về sự trung thực, giản dị của ý nghĩ, lời nói của Bác. Một đoạn khác, khi theo Bác lên nhà sàn - chị kể: "Tôi không ngờ Bác Hồ, vị Chủ tịch nước kính yêu và vĩ đại của dân tộc, lại ở trong một gian phòng nhỏ, tiện nghi quá giản đơn, của cải chẳng có gì! Như hiểu được ý nghĩ của tôi, Bác nói giọng trầm buồn:
- Bác chẳng có gì cho cháu cả! Bác chỉ có cái thước mà lúc còn trẻ bôn ba qua các nước, Bác có nhặt được mảnh gỗ, tự tay đẽo thành một cái thước kẻ để dùng, nay Bác cho cháu để làm kỷ niệm.
Tôi cầm cái thước mà rơm rớm nước mắt vì không ngờ Bác lại sống giản dị đến thế. Tôi phát hiện trên cái thước có ghi ba chữ cái: S - N - K (Suy nghĩ kỹ). Ðến uyên thâm và vĩ đại như Bác mà khi viết và nói gì cũng phải: "Suy nghĩ kỹ" (bài “Ðóa sen hồng”, báo Văn nghệ số 16, 17 ra ngày 28-4-1990).
Tại sao Bác giản dị đến nhường ấy? Bởi con người Bác là sự kết tinh của nhiều nền văn hóa. Bác làm chủ hoàn toàn được mình về trí tuệ, tình cảm, bởi Bác sống "như trời đất của ta", hiểu được lẽ Trời Ðất, thiên mệnh, sống hòa nhịp với con người, với thời gian hiện tại nhưng lại hướng về tương lai, nghĩa là Người là biểu tượng của nhân loại ở thời kỳ "từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của Tự do"