K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 8 2022

Tham khảo 

Tên – Thời gian

Hoàn cảnh

Nội dung cơ bản

Hậu quả

Hiệp ước Nhâm Tuất 5/6/1862

Sau khi đại đồn Chí Hòa thất thủ, quân pháp thừa thắng, lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long. Tình hình này làm cho triều đình phong kiến nhà Nguyễn rất hốt hoảng và lo sợ nên triều đình đã kí với pháp bản hiệp ước Nhâm Tuất

- Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn; mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán; cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây; bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.
- Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến......

- Triều đình đã chính thức đầu hàng, bức bột trước sự xâm lược của Pháp.
- Với việc làm đó, triều đình đã từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống
Pháp đồng thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc.

 

 

 

 

Hiệp ước Giáp Tuất 15/3/1874

- Chiến thắng của ta ở Cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang cực độ còn quân và dân ta phấn khởi, càng hăng hái đánh giặc.
- Ngược lại, triều đình phong kiến nhà Nguyễn lo sợ nên đã vội vã kí với pháp Hiệp ước Giáp Tuất, trước mắt để pháp rút khỏi Bắc Kì.

- Triều đình chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
- Quân Pháp sẽ rút hết quân ở Bắc Kì.

- Triều đình sớm tỏ ra hoang mang, giao động vô căn cứ nên lo sợ, dẫn đến những việc làm ngu ngốc và tội lỗi.
- Với nội dung kí kết đó, triều đình đã tiếp tục phản bội lợi ích dân tộc, lợi ích của nhân dân, tạo đà cho quân Pháp có cơ hội lấn tới trên con đường xâm lược nước ta.

Hiệp ước Quý Mùi 25/8/1883

- Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai làm quân Pháp thêm hoang mang dao động. Chúng đã toan bỏ chạy nhưng triều đình lại chủ trương thương lượng với Pháp.
- Sau khi có thêm viện binh, lại nhân cơ hội vua Tự Đức qua đời, triều đình nhà Nguyễn lục đục, thực dân Pháp chớp ngay lấy cơ hội và quyết định tấn công thẳng vào cửa ngõ kinh thành Huế Đó là cửa biển Thuận An.
- Ngày 20/8/1883 sau 2 ngày bắn pháo, quân Pháp đổ bộ lên Thuận An.Triều đình hoảng hốt xin đình chiến.
- Cao ủy Pháp lên ngay Huế, đưa ra bản hiệp ước thảo sẵn, buộc triều đình chấp nhận và kí ngày 25/8/1883. Hiệp ước mang chính tên viên Cao ủy Pháp: Hiệp ước Hac - măng (còn gọi là hiệp ước Quý Mùi)

+ Triều đình Huế Chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì,cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh_Nghệ_Tỉnh được sáp nhập vào Bắc Kì .Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì,nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế.Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình,nắm cá quyền trị an và nội vụ.Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.

- Tuy nội dung hiệp ước chỉ nói đến mức độ bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và trung Kì nhưng thực chất quyền đối nội, đối ngoại của triều đình đã phụ thuộc vào Pháp và do Pháp quyết định. Vì vậy, thực chất hiệp ước 1883 đã chính thức chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lạp. Tuy vẫn còn tồn tại trên hình thức nhưng triều đình phong kiến chỉ còn là tay sai cho Pháp.
- Với hiệp ước 1883, triều đình phong kiến nhà Nguyễn không những tự mình làm mất đi sự độc lập của một chính quyền nhà nước phong kiến mà qua đó còn thể hiện sự phản bội trắng trợn của triều đình phong kiến và bè lũ vua tôi nhà Nguyễn với lợi ích của dân tộc.

Hiệp ước Pa - tơ - nốt ngày 6/6/1884

- Sau hiệp ước 1883, nhân dân cả nước một mặt phẫn nộ trước thái độ đầu hàng của triều nguyễn, mặt khác càng căm thù quân xâm lược Pháp nên soi nổi đứng lên kháng chiến.
- Trước hoàn cảnh đó, chính quyền thực dân Pháp chủ trương làm dịu bớt tình hình căng thẳng của nhân dân và tỏ ra rộng lượng với triều đình để lấy lòng bọn tay sai nên đã dẫn đến việc kí kết hiệp ước Pa - tơ - nốt ngày 6/6/1884

• Chia nước Việt Nam ra làm ba xứ: Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (Annam), Nam Kỳ (Cochinchine) dưới ba chế độ khác nhau; mỗi kỳ có một chế độ cai trị riêng như là ba nước riêng biệt. Nam Kỳ là xứ thuộc địa Pháp; Bắc Kỳ và Trung Kỳ là xứ Pháp bảo hộ nhưng triều đình nhà Nguyễn trên danh nghĩa vẫn được quyền kiểm soát.
• Trả các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh trước thuộc Bắc Kỳ nay thuộc về Trung Kỳ và trả tỉnh Bình Thuận trước thuộc Nam Kỳ hoàn lại cho Trung kỳ.
nhận xét : Việc kí kết hiệp ước đó không làm thay đổi căn bản tình hình nước ta, kẻ thù vẫn nham hiểm và đô hộ nước ta, triều đình vẫn đầu hàng, can tâm làm tay sai cho giặc.

6 tháng 8 2022

Sao lại là Nhật Bản dùng vũ lực để mở rộng khu vực ảnh hưởng của mình ở Đông Nam Á vào năm 1914 thế kia :v

C.Trung Quốc

6 tháng 8 2022

Câu 9: Năm 1914, Nhật Bản dùng vũ lực để mở rộng khu vực ảnh hưởng của mình ở đâu?

A. Triều Tiên

B. Đông Nam Á

C. Trung Quốc

5 tháng 8 2022

cuộc cách mạng giành độc lập ở bắc mĩ nổ ra để làm là: Giải phóng Bắc Mĩ khỏi chính quyền Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Bắc Mĩ

6 tháng 8 2022

tham khảo

Giải phóng Bắc Mĩ khỏi chính quyền Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Bắc Mĩ. + Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh của nhân dân ở Mỹ La tinh.

28 tháng 7 2022

Tham khảo 

* Nghệ thuật quân sự là : 
- Sự khôn khéo trong nghệ thuật quân sự của Đề Thám, theo Thiếu tướng Trịnh Vương Hồng: 
+ Thứ nhất là, vừa đánh vừa đàm. Từ năm 1897 đến 1909, đã có hai lần đình chiến giữa nghĩa quân với Pháp. Nhờ đó, nghĩa quân Hoàng Hoa Thám có thời gian củng cố lực lượng.

+ Thứ hai, chia nghĩa quân thành nhiều toán nhỏ, phân tán trong rừng và xóm làng nhằm bảo toàn lực lượng và xây dựng căn cứ, kết hợp chiến đấu.

+ Thứ ba, di chuyển hoạt động của nghĩa quân trong địa bàn rộng, gồm Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phúc Yên nhằm tránh những đợt tấn công tổng lực của địch; đồng thời tích cực phối hợp với nhiều lực lượng ở các nơi khác nhau cùng các nhà yêu nước ở Bắc kỳ và Trung kỳ để tăng thêm sức mạnh cho nghĩa quân.

+ Thứ tư, vừa sản xuất tự túc lương thực, vừa mua sắm vũ khí và luyện quân. Tiêu biểu nhất ở đồn Phồn Xương, Hoàng Hoa Thám đã xây dựng nơi đây thành một xã hội gắn kết chặt chẽ giữa nghĩa quân với dân làng, tạo ra thế trận vững chắc trên một địa bàn rộng lớn.

 

28 tháng 7 2022

Còn ý 2 thì mình ko biết làm nhé

21 tháng 7 2022

 Phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX đều có điểm chung:

- Mục đích: chống Pháp, chống triều đình phong kiến.

- Lãnh đạo: đều xuất thân từ các văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước.

- Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân (có cả đồng bào dân tộc thiểu số).

- Quy mô: diễn ra lẻ tẻ, mang tính địa phương, chưa phát triển thành cuộc kháng chiến toàn quốc

- Hình thức: đấu tranh vũ trang, ít chú trọng đến công tác tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị,...

- Tính chất: do hệ tư tưởng phong kiến chi phối, mang tính “Cần Vương”

- Kết quả: Đều thất bại

- Ý nghĩa: Đây là phong trào kháng chiến mạnh mẽ, thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm qúy báu.

21 tháng 7 2022

Bạn copy trên mạng , mong bạn ghi tham khảo vào ạ 

19 tháng 7 2022

Tham khảo:

Vì:

- Quý tộc liên minh với tư sản lãnh đạo cách mạng, xử tử vau Sác-lơ I, lập nền cộng hòa, mọi quyền hành thuộc về quý tộc mới và tư sản.

- Nhân dân – động lực chính của cách mạng không được hưởng chút quyền lợi gì, nhân dân tiếp tục đấu tranh.

- Để bảo vệ quyền lợi của mình, quý tộc mới và tư sản lại chủ trương khôi phục chế độ quân chủ mà vẫn giữ vững thành quả cách mạng.

19 tháng 7 2022

Cảm ơn b

1.Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân Lào đã phối hợp với chiến trường chính Việt Nam như thế nào?a. Liên tục đẩy mạnh các hoạt động quân sự từ Bắc Lào xuống Nam Lào để kiềm chế lực lượng địchb. Ủng hộ mặt trận Điện Biên Phủ 300 tấn gạo và 400 viên đạn pháo 105 ly c.Cả hai phương án trên đều đúng2.Tháng 7/1954, Đoàn cố vấn quân sự Việt Nam (Đoàn 100) sang giúp bộ đội Pathét Lào do ai...
Đọc tiếp

1.Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân Lào đã phối hợp với chiến trường chính Việt Nam như thế nào?

a. Liên tục đẩy mạnh các hoạt động quân sự từ Bắc Lào xuống Nam Lào để kiềm chế lực lượng địch

b. Ủng hộ mặt trận Điện Biên Phủ 300 tấn gạo và 400 viên đạn pháo 105 ly

 c.Cả hai phương án trên đều đúng

2.Tháng 7/1954, Đoàn cố vấn quân sự Việt Nam (Đoàn 100) sang giúp bộ đội Pathét Lào do ai làm trưởng đoàn?

 a.Đồng chí Chu Huy Mân

b. Đồng chí Lê Tiến Phục

 c.Đồng chí Nguyễn Đức Phương

3.Năm 1960, tổ công tác đặc biệt Việt Nam phối hợp với các đồng chí Lào hoạt động bí mật trong nội thành Viêng Chăn đã giải thoát Hoàng thân Xuphanuvông và 15 đồng chí bị bắt ra khỏi trại giam Phôn Khênh vào ngày nào?

 a.Đêm 20 rạng sáng 21/5/1960

b. Đêm 23 rạng sáng 24/5/1960

c. Đêm 26 rạng sáng 27/5/1960

4.Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đường Hồ Chí Minh đã trở thành biểu tượng tình đoàn kết chiến đấu của 3 nước Việt Nam-Lào-Campuchia. Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn là ngày nào?

a. Ngày 19/5/1959

b. Ngày 19/5/1960

c. Ngày 19/5/1961

5.Hiệp định Giơnevơ về Lào năm 1962 được ký kết vào ngày nào?

a. Ngày 23/6/1962

b. Ngày 23/7/1962

 c.Ngày 23/8/1962

6.Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Vương quốc Lào chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày tháng năm nào?

a. Ngày 5/9/1960

 b.Ngày 5/9/1961

c. Ngày 5/9/1962

7.Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam ra Nghị quyết khẳng định “Việt Nam cần phải nỗ lực đáp ứng đến mức cao nhất mọi yêu cầu đối với công cuộc phát triển cách mạng của Lào” vào ngày tháng năm nào?

a. Ngày 3/7/1965

b. Ngày 3/7/1966

c. Ngày 3/7/1967

8.Đến năm 1967, Việt Nam đã cử bao nhiêu người sang làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào?

a. 10.000 cán bộ, công nhân và 7.500 chuyên gia quân sự

b. 15.000 cán bộ, công nhân và 8.500 chuyên gia quân sự

c. 20.000 cán bộ, công nhân và 9.000 chuyên gia quân sự

9.Là quốc gia không giáp biển, nhưng ở Lào có một điểm du lịch nổi tiếng được biết đến là “Vùng đất 4.000 đảo”. Đó là địa danh nào?

a. Vang Vieng

 b.Si Phan Don

c. Luang Prabang

Giúp mik với :<

2
16 tháng 7 2022

1.Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân Lào đã phối hợp với chiến trường chính Việt Nam như thế nào?

a. Liên tục đẩy mạnh các hoạt động quân sự từ Bắc Lào xuống Nam Lào để kiềm chế lực lượng địch

b. Ủng hộ mặt trận Điện Biên Phủ 300 tấn gạo và 400 viên đạn pháo 105 ly

 c.Cả hai phương án trên đều đúng

2.Tháng 7/1954, Đoàn cố vấn quân sự Việt Nam (Đoàn 100) sang giúp bộ đội Pathét Lào do ai làm trưởng đoàn?

 a.Đồng chí Chu Huy Mân

b. Đồng chí Lê Tiến Phục

 c.Đồng chí Nguyễn Đức Phương

3.Năm 1960, tổ công tác đặc biệt Việt Nam phối hợp với các đồng chí Lào hoạt động bí mật trong nội thành Viêng Chăn đã giải thoát Hoàng thân Xuphanuvông và 15 đồng chí bị bắt ra khỏi trại giam Phôn Khênh vào ngày nào?

 a.Đêm 20 rạng sáng 21/5/1960

b. Đêm 23 rạng sáng 24/5/1960

c. Đêm 26 rạng sáng 27/5/1960

4.Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đường Hồ Chí Minh đã trở thành biểu tượng tình đoàn kết chiến đấu của 3 nước Việt Nam-Lào-Campuchia. Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn là ngày nào?

a. Ngày 19/5/1959

b. Ngày 19/5/1960

c. Ngày 19/5/1961

5.Hiệp định Giơnevơ về Lào năm 1962 được ký kết vào ngày nào?

a. Ngày 23/6/1962

b. Ngày 23/7/1962

 c.Ngày 23/8/1962

6.Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Vương quốc Lào chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày tháng năm nào?

a. Ngày 5/9/1960

 b.Ngày 5/9/1961

c. Ngày 5/9/1962

 

7.Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam ra Nghị quyết khẳng định “Việt Nam cần phải nỗ lực đáp ứng đến mức cao nhất mọi yêu cầu đối với công cuộc phát triển cách mạng của Lào” vào ngày tháng năm nào?

a. Ngày 3/7/1965

b. Ngày 3/7/1966

c. Ngày 3/7/1967

8.Đến năm 1967, Việt Nam đã cử bao nhiêu người sang làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào?

a. 10.000 cán bộ, công nhân và 7.500 chuyên gia quân sự

b. 15.000 cán bộ, công nhân và 8.500 chuyên gia quân sự

c. 20.000 cán bộ, công nhân và 9.000 chuyên gia quân sự

9.Là quốc gia không giáp biển, nhưng ở Lào có một điểm du lịch nổi tiếng được biết đến là “Vùng đất 4.000 đảo”. Đó là địa danh nào?

a. Vang Vieng

 b.Si Phan Don

c. Luang Prabang

30 tháng 7 2022

1c

2a

3b

4a

5a

6c

7a

8b

9b

9 tháng 7 2022

+đưa đất nước Nhật bản thoát khỏi chế độ pk và nguy cơ trở thành nước thuộc địa

+Giúp Nhật Bản trở thành nước tư bản công nghiệp hùng mạnh

Trong đó ý thứ hai quan trọng nhất vì nó giúp cho nền kinh tế Nhật bản phát triển giàu mạnh

 

 

 

 

 

 

25 tháng 6 2022

- Nguyên nhân:

*Nguyên nhân chủ quan:

+ Do đường lối lãnh đạo chủ quan,duy ý chí,thiếu tính dân chủ cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho đời sống nhân dân không được cải thiện,kinh tế đình trệ.Về lâu dài đã tăng sự bất mãn trong lòng quần chúng nhân dân.Không chỉ vậy việc các nước Đông Âu áp dụng một cách máy móc bộ máy của Liên Xô lúc này là không phù hợp với thực tiễn cũng như đặc trưng riêng của dân tộc

+ Vào năm 1973,cuộc khủng hoảng dầu mỏ bùng nổ đòi hỏi các nước trên toàn thế giới phải cải tổ về kinh tế,chính trị-xã hội.Tuy vậy,các nhà lãnh đạo đã cho rằng cuộc khủng hoảng chỉ tác động tới các nước TBCN mà không bắt kịp sự thay đổi của thời cuộc,bước phát triển của khoa học-kĩ thuật

+ Khi tiến hành cải tổ đã phạm sai lầm trên nhiều mặt,làm cho cuộc khủng hoảng thêm trầm trọng,toàn diện: Rời bỏ nguyên lí cốt lõi của chủ nghĩa Mác-Lênin

+ Những sai lầm về tư tưởng chính trị,tha hóa về đạo đức của một số lãnh đạo và nhà nước đã khiến tình hình thêm trầm trọng hơn.

* Nguyên nhân khách quan:

+ Do sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước

\(\Rightarrow\) Sự tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu là một tổn thất hết sức nặng nề.Tuy nhiên đây chỉ là sự sụp đổ của một mô hình chưa nhân văn,chưa khoa học,là một bước lùi tạm thời.Lý tưởng XHCN và ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Leenin vẫn đang còn mãi tới ngày nay

Qua sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, Việt Nam cần rút ra được bài học gì nhất là trong tình hình đại dịch Covit-19 hiện nay:

+ Cần phải xây dựng một mô hình XHCN đầy tính nhân văn,khoa học phù hợp với hoàn cảnh và đặc trưng riêng của dân tộc

+  Lấy việc “Trồng người” lên hàng đầu dù cho ở bất kì tình cảnh nào.

+ Luôn phải cảnh giác với các thế lực thù địch,nâng cao vai trò lãnh đạo

+ Học tập kinh nghiệm,rút ra bài học để tiến hành cải cách sao cho hiệu quả,phù hợp với nhu cầu cũng như đảm bảo đúng bản chất của chế độ XHCN

+ Đặc biệt trong tình hình đại dịch Covit 19 hiện nay cần có những cải cách về kinh tế,chính trị-xã hội đúng đắn,linh hoạt đúng với tình hình chung của đất nước

+ Nghiêm khắc,phê bình những người lãnh đạo có những sai lầm và tha hóa về tư tưởng chính trị,đạo đức,lối sống ….

Các câu thường khá là dài nên mình xin phép làm câu 1 nhiều điểm nhất.Có điều gì sai sót mong bạn thông cảm!

26 tháng 6 2022

Tham khảo 

Câu 3

* Những nguyên nhân chính dẫn đến sự tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu:

- Một là, do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Thêm vào đó là sự thiếu dân chủ và công bằng đã làm tăng thêm sự bất mãn trong quần chúng.

- Hai là, không bắt kịp bước phát triển của khoa học – kĩ thuật tiên tiến, dẫn tới tình trạng trì trệ, khủng hoảng về kinh tế, xã hội. Chẳng hạn như ở Liên Xô, trong những năm 70 của thế kỉ XX phải nhập lương thực của các nước Tây Âu.

- Ba là, khi tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng. Đặc biệt là sai lầm khi thực hiện chế độ đa nguyên đa đảng, từ bỏ quyền lãnh đạo cao nhất của Đảng.

- Bốn là, sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước có tác động không nhỏ làm cho tình hình trở nên thêm rối loạn.

* Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam trong tình hình đại dịch covid - 19 hiện nay từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là:

- Kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản

- Nhân dân phải cùng Đẳng đoàn kết để chống dịch 

- Cần nhắc nhở , phê bình những người không có ý thức phòng chống dịch 

- Mọi người cần phải tiêm vacxin covid 

- ...

Câu 4

* Tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945

- Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa của đế quốc thực dân phương Tây.

- Tháng 8-1945, khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, các nước Đông Nam Á đã nổi dậy chống ách thống trị thực dân, giành chính quyền.

- Ngay sau đó, Đông Nam Á lại bị thực dân phương Tây xâm lược trở lại. Các nước này phải tiếp tục tiến hành kháng chiến giành độc lập dân tộc như ở Inđônêxia, Việt Nam,… đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX mới lần lượt giành được độc lập.

* Những biến đổi của Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay:

- Biến đổi thứ nhất: cho đến nay, các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập.

- Biến đổi thứ hai: từ khi giành được độc lập dân tộc các nước Đông Nam Á đều ra sức xây dựng kinh tế – xã hội và đạt được nhiều thành tích to lớn như Sin-ga-po, Thái Lan, Malaixia… Đặc biệt, Sin-ga-po trở thành “con rồng châu Á”, được xếp vào hàng các nước phát triển nhất thế giới.

- Biến đổi thứ ba: Cho đến nay, các nước Đông Nam Á đều gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN. Đây là một tổ chức liên minh chính trị – kinh tế của khu vực Đông Nam Á nhằm mục tiêu xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực.

* Trong ba biến đổi trên, biến đổi thứ nhất là quan trọng nhất. Vì : 

- Từ thân phận các nước thuộc địa, nửa thuộc địa, phụ thuộc trở thành những nước độc lập…

- Nhờ có biến đổi đó, các nước Đông Nam Á mới có những điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển về kinh tế, xã hội cuả mình ngày càng phồn vinh và gia nhập tổ chức ASEAN.

Câu 5

* Nhật Bản đã làm gì:

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản thực hiện một loạt các cải cách dân chủ được tiến bộ:

+ Ban hành Hiếp pháp mới (1946) có nhiều nội dung tiến bộ.

+ Thực hiện cải cách ruộng đất (1946 - 1949).

+ Giải giáp các lực lượng vũ trang, giải thể các công ti độc quyền lớn.

+ Thanh lọc các phần tử phát xít khỏi các cơ quan nhà nước.

+ Ban hành các quyền tự do dân chủ.

- Nhờ đó, nước Nhật đã có một chuyên biến lớn và sâu sắc: Từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ. Chính điều này trở thành một nhân tố quan trọng tạo nên sự phát triển "Thần kì" về kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh (1952-1973).

* Ý nghĩa:

- Chuyên từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ, tạo nên sự phát triển thần kì về kinh tế. Những cải cách dân chủ sau chiến tranh đã mang lại niềm hi vọng mới đối với các tầng lớp nhân dân, là nhân tố quan trọng đưa nước Nhật phát triển sau này