I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
VỪA NHẮM MẮT VỪA MỞ CỬA SỔ
[…] Thằng Tí hay đem cho bố tôi những trái ổi. Nó trèo cây giỏi lắm, nhà nó có một vườn ổi. Những trái ổi to được nó lựa để dành cho bố đều có bịch ni – lông bọc lại đàng hoàng. Những trái ổi như thế bao giờ cũng vừa to vừa mềm, cắn vào rất đã. Bố tôi ít khi nào ăn ổi, nhưng vì nó, bố ăn:
Tôi nói:
- Sao bố kính trọng nó quá vậy?
Bố cười xòa:
- Không phải đâu, bố không cưỡng lại được trước món quà. Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó.
Bố còn nói thêm một nụ hôn cũng là một món quà sang trọng. Một giấc ngủ của tôi cũng chính là một món quà, cả con người tôi đều là món quà của bố. Tôi đi nhẹ ra vườn. Tôi hiểu, khu vườn là món quà bất tận của tôi. Mỗi một bông hoa là một món quà nhỏ, một vườn hoa là món quà lớn. Tôi nhắm mắt và chạm tay rồi gọi tên từng món quà. Tôi chạm phải bố. Tôi la lên:
- A! Món quà của tui đây rồi. Ôi cái món quà này bự quá!
Bố lại nghĩ ra trò chơi khác. Thay vì chạm vào hoa, bây giờ tôi chỉ ngửi rồi gọi tên nó. Bố đưa bông hoa trước mũi tôi rồi nói, hoa gì? Trò chơi cứ được diễn ra liên tục cho đến hồi tôi nhận diện được tất cả mùi hương của các loài hoa.
Đêm, tôi mở cửa sổ và nói:
- Hoa hồng đang nở kìa bố ơi!
Bố không tin, xách đèn ra soi và đúng vậy. Những bông hoa cứ đem hương đến cửa sổ như báo cho tôi biết từng mùa. Hoa gì nở sớm, hoa gì nở muộn. Tôi còn phân biệt được đồng một lúc những hoa gì đang nở. Bố nói tôi có cái mũi tuyệt vời nhất thế giới!
Bạn hãy tưởng tượng, một buổi sáng mờ sương. Bạn vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, và bạn chợt hiểu khu vườn nói gì. Bạn hiểu bây giờ là mùa gì và bông hoa nào đang nở, tên gì. Từng tiếng bước chân trong vườn, bạn biết chính xác người có bước chân đó cách xa bạn bao nhiêu mét. Bạn còn biết tiếng chân đó là của ai, bố hay mẹ…
(Nguyễn Ngọc Thuần, NXB Trẻ, 2004)
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: (0,5 điểm) Trong văn bản, những gì là món quà theo nhân vật “tôi” hiểu?
Câu 2: (0,5 điểm) Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong đoạn văn sau:
Đêm, tôi mở cửa sổ và nói:
- Hoa hồng đang nở kìa bố ơi!
Câu 3: (1,0 điểm) Em hiểu thế nào về câu nói của nhân vật bố: Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó?
Câu 4: (1,0 điểm) Bài học em rút ra từ văn bản trên là gì?
a,Đoạn thơ trên trích trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương.
b, Thể thơ:Tự do
c, “Người đồng mình” đó là những người vùng mình, người miền quê mình. Hay rộng hơn là những người sống cùng trên một đất nước, một dân tộc.
* Mở đoạn: Giới thiệu ngắn gọn nội dung đoạn thơ.
*Thân đoạn:
- Cuộc sống của “Người đồng mình” còn nhiều vất vả, nhiều nỗi buồn, song họ luôn mạnh mẽ, giàu ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống, thể hiện qua cách nói của người miền núi:
“Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn”
-Sự thủy chung bền bỉ, gắn bó với quê hương, dẫu còn cực nhọc, đói nghèo. Phân tích điệp ngữ “không chê” mang tính khẳng định, hình ảnh mộc mạc mà giàu ý nghĩa khái quát như “đá”, “thung”, “gập ghềnh” “nghèo đói”, chỉ nơi sống và cuộc sống ở đó còn gặp nhiều khó khăn, vất vả.
- “Người đồng mình” có cách sống mộc mạc, hồn nhiên, khoáng đạt. Phân tích hình ảnh so sánh “ Sống như sông, như suối”. Thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” chỉ nỗi khó nhọc trong cuộc sống, làm ăn, song “người đồng mình’ không lo cực nhọc” vẫn sống tự tin, thanh thản.
* Người cha nhắc nhở con:
- Sống phải có nghĩa tình, chung thủy với quê hương mình.
- Biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí, bằng niềm tin của mình.
=> Phân tích qua lời gọi tha thiết “con ơi”, cụm từ “cha vẫn muốn” , điệp ngữ “ không chê”, “sống”… để thấy lời mong mỏi tha thiết con sẽ làm được những điều cha mong muốn.
*Phần kết đoạn:
Bằng giọng thơ thiết tha, trìu mến, cách diễn đạt tình cảm và suy nghĩ với những hình ảnh cụ thể, mộc mạc mà có tính khái quát, giàu chất thơ, nhà thơ dân tộc Y Phương qua đoạn thơ trên đã giúp ta hiểu thêm về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của một dân tộc miền núi, nhắc nhở ta gắn bó với quê hương và có ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
a. Tác phẩm "Nói với con" của nhà thơ Y Phương
b. Thể thơ tự do
c.
- "Người đồng mình" là những người dân vùng núi, những người đồng bào ở nơi mà con được sinh ra
- Những vẻ đẹp của "người đồng mình":
+ Vượt qua nỗi buồn, gian nan, thử thách... hơn nữa luôn nuôi chí lớn, nỗ lực phấn đấu đi lên
+ Dù cuộc sống gian nan, vất vả, "người đồng mình" vẫn suốt đời gắn bó thủy chung, không chê bai, không một lời than thở
+ Sống lạc quan, mạnh mẽ như thiên nhiên (sông, suối) chấp nhận những thác ghềnh để rút ra những bài học quí báu