K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 1 2018

Lưỡng cư là những động vật có xương sống có cấu tạo thích nghi với đời sống vừa nước vừa cạn : da trần và ẩm ướt , di chuyển bằng bốn chi, hô hấp bằng phổi và da , có hai vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn , tâm thất chứa máu pha , là động vật biến nhiệt , sinh sản trong môi trường nước , thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái.

Bò sát là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn : da khô , vảy sừng khô , cổ dài , màng nhĩ nằm trong hốc tai , chủ yếu có vuốt sắc , phổi có nhiều vách ngăn , tim có vách hụt ngăn tâm thất (trừ cá sấu) , máu đi nuôi cơ thể vẫn là máu pha , là động vật biến nhiệt , có cơ quan giao phối , thu tinh trong, trứng có màng dai, giàu noãn hoàn.

lớp Bò sát thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn hơn vì chúng đã hình thành những đặc điểm như da khô , vảy sừng khô giảm sự thoát hơi nước của cơ thể , cổ dài phát huy những tính năng của các bộ phận trên đầu , quan sát con mồi dễ dàng,màng nhĩ được bảo vệ kĩ hơn, đã có cơ quan giao phối thụ tinh trong trong , trứng đã có màng dai giàu noãn hoàn tỉ lệ sinh sản tăng cao , hô hấp hoàn toàn bằng phổi , phổi có nhiều vách ngăn

29 tháng 1 2018

Mành có lông vũ bao phủ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng, phổi có mạng ống khí và có túi khí tham gia vào hô hấp, tim có 4 ngăn, máu nuôi cơ thể là máu tươi, là động vật hằng nhiệt. Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ.

29 tháng 1 2018

- Đời sống: gồm hầu hết những loài chim hiện nay, là những chim biết bay ở những mức độ khác nhau.

+ Thích nghi với đời sống đặc biệt như bơi lội (vịt trời, mòng két), ăn thịt (chim ưng, cú)…

- Đặc điểm cấu tạo: cánh phát triển, chân có 4 ngón.

- Đại diện: chim bồ câu, chim én …

- Nhóm chim bay chia làm 4 bộ: bộ Gà, bộ Ngỗng, bộ Chim ưng và bộ Cú.

+ Đặc điểm cấu tạo ngoài của mỗi bộ chim bay thích nghi với đời sống của chúng

29 tháng 1 2018

Tì của chim bồ câu thuộc hệ tuần hoàn và có chức năng lọc máu.

29 tháng 1 2018

Tì là lá lách. Thuộc hệ tuần hoàn. Có chức năng lọc máu.

29 tháng 1 2018

hiện tượng noãn thai sinh tiến hóa hơn vì :

- Thai sinh không phụ thuộc vào lượng noãn hoàn trong trứng.

- Phôi phát triển trong bụng mẹ nên an toàn và điều kiện sống thích hợp để phát triển.

- Con non được nuôi bằng sữa mẹ, không bị lệ thuộc vào thức ăn trong tự nhiên.

Chúc bạn học tốt nha haha

29 tháng 1 2018
  • Vòng tuần hoàn nhỏ: máu đỏ thẩm đi từ tâm thất phải đi theo động mạch phổi đến phổi, thải CO2 và nhận O2, máu trở thành máu đỏ tươi theo tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái.
  • Vòng tuần hoàn lớn: Máu đỏ tươi từ tâm thất trái theo động mạch chủ đến các cơ quan. Cung cấp O2 và chất dinh dưỡng, nhận CO2 và chất bã, máu trở thành máu đỏ thẩm theo tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới trở về tâm nhĩ phải.
  • Vai trò: thực hiện chu trình luân chuyển môi trường trong cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể.
29 tháng 1 2018

Gồm hai vòng tuần hoàn:

Máu từ tâm thất trái theo động mạch phổi lên phổi lấy O2 rồi theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái. Từ tâm nhĩ phải máu đi xuống tâm thất phải theo động mạch chủ đi đến các wo quan để cung cấp O2 . Máu sau khi cung cấp đủ O2 theo tĩnh mạch chủ về tâm nhĩ trái, kết thúc chu trình tuần hoàn.

29 tháng 1 2018
* Thằn lằn : - Hệ tuần hoàn : Có 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt, máu đi nuôi cơ thể là máu pha. - Hệ hô hấp : Thở bằng phổi, sự trao đổi khí được thực hiện nhờ sự co dãn của các cơ liên sườn. - Hệ bài tiết : Thận ( sau ) có khả năng hấp thụ lại nước. * Ếch : - Hệ tuần hoàn : Tim 3 ngăn ( 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất ) Hai vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha. - Hệ hô hấp : Xuất hiện phổi Hô hấp nhờ sự nâng hạ của thềm miệng Da trần ( trơn, ẩm ướt ) có hệ mao mạch máu để trao đổi khí. - Hệ bài tiết : Thận giữa Chất thải ra ngoài qua lỗ huyệt.
29 tháng 1 2018
* Thằn lằn : - Hệ tuần hoàn : Có 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt, máu đi nuôi cơ thể là máu pha. - Hệ hô hấp : Thở bằng phổi, sự trao đổi khí được thực hiện nhờ sự co dãn của các cơ liên sườn. - Hệ bài tiết : Thận ( sau ) có khả năng hấp thụ lại nước. * Ếch : - Hệ tuần hoàn : Tim 3 ngăn ( 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất ) Hai vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha. - Hệ hô hấp : Xuất hiện phổi Hô hấp nhờ sự nâng hạ của thềm miệng Da trần ( trơn, ẩm ướt ) có hệ mao mạch máu để trao đổi khí. - Hệ bài tiết : Thận giữa Chất thải ra ngoài qua lỗ huyệt.
29 tháng 1 2018

Vai trò của thân và đuôi: khi thân và đuôi uốn mình bám sát vào đất, tạo nên một lực ma sát vào đất đẩy con vật tiến lên. Thân và Cả đuôi càng dài, thì sức đẩy của thân và đuôi lên mặt đất càng mạnh, con vật bò càng nhanh.

29 tháng 1 2018

* Miêu tả hoạt động của thằn lằn khi bò: khi thằn lằn uốn sang phải thì đuôi uốn sang trái, chi trước bên phải và chi sau bên trái chuyển lên phía trước (và ngược lại). Khi đó vuốt của chúng cố định vào đất, sự di chuyển của chi giống hệt người leo thang.

* Vai trò của thân và đuôi: khi thân và đuôi uốn mình bám sát vào đất, tạo nên một lực ma sát vào đất đẩy con vật tiến lên. Thân và Cả đuôi càng dài, thì sức đẩy của thân và đuôi lên mặt đất càng mạnh, con vật bò càng nhanh.

29 tháng 1 2018

Khi di chuyển thân và đuôi thằn lằn uốn mình liên tục. Sự co, duỗi của thân và đuôi với sự hỗ trợ cùa chi trước, chi sau (cả hai còn ngắn, yếu) vả vuốt sắc cùa chúng tác động vào đất làm con vật tiến lên phía trước.

Hình minh hoạ động tác thân và đuôi của thằn lằn bò trên mặt đất ứng với thứ tự của chi trước và chi sau giống như người leo thang

29 tháng 1 2018

- Đặc điểm hệ bài tiết và sinh dục của chim:
+ Bài tiết: thận sau, không có bóng đái
=> Nước tiểu thải ra ngoài cùng phân.
+ Sinh dục: con đực có một đôi tinh hoàn, con cái buồn trứng trái và ống dẫn trứng trái phát triển, thụ tinh trong.
- Đặc điểm thích nghi của chim đối với sự bay:
+ Toàn thân phủ lông vũ. Chi trước thường biến đổi thành cánh để thích nghi với sự bay lượn trên không. Chi sau biển đổi khác nhau thích hợp với đậu trên cành cây.
+ Da mỏng, hầu như không có tuyến, trừ tuyến phao câu ở cuối thân.
+ Bộ xương hoá cốt hoàn toàn. Xương xốp, nhiều khoang khí, nhưng rất rắn chắc. Xương ức phát triển tạo nên gờ lưỡi hái.
+ Hệ thần kinh phát triển cao. Bán cầu não, thuỳ thị giác, tiểu não lớn, thuỳ khứu giác nhỏ.
+ Thính giác nhạy. Mắt lớn, là cơ quan định hướng khi bay.
Khứu giác kém phát triển.
+ Hệ tuần hoàn kép, tim 4 ngăn, chỉ còn cung chủ động mạch phải.
Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi hoàn toàn.
+ Hô hấp bằng phổi. Hệ thông túi khí phát triển len lỏi vào giữa các nội quan, cơ dưới da. Túi khí giúp cơ thể Chim cách nhiệt, giảm nhẹ thể trọng, chủ yếu hô hấp trong khi bay.
+ Cơ quan tiêu hoá có cấu tạo theo hướng làm nhẹ cơ thể: không có răng, không có ruột thẳng tích trữ phân, các phần phủ tạng đều tập trung ở phần trước cơ thể.
+ Hệ bài tiết là hậu thận. Không có bóng đái.
+ Là nhóm động vật di hình chủng tính. Chim mái chỉ có một buồng trứng và ống dẫn trứng trái. Thụ tinh trong.

29 tháng 1 2018

"Cường độ trao đổi chất" thì phải đấy bạn :))

31 tháng 1 2018

ừ nhỉ, thế mà mình ko nghĩ ra. thanks!!!