K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 11 2017
  • Để lao động có năng suất cao cần làm việc nhịp nhàng, vừa sức đảm bảo khối lượng và nhịp co cơ thích hợp.
  • Ngoài ra, cũng cần có tinh thần thoải mái vui vẻ.
  • Việc rèn luyện thân thể thường xuyên thông qua lao động, thể dục thể thao sẽ làm tăng dần khả năng co cơ và sức chịu đựng của cơ, đây cũng là biện pháp nâng cao năng suất lao động.
  • Khi mỏi cơ cần được nghỉ ngơi, thở sâu kết hợp với xoa bóp cho máu lưu thông nhanh. Sau hoạt động chạy (khi tham gia thể thao) nên đi bộ từ từ đến khi hô hấp trở lại bình thường mới nghỉ ngơi và xoa bóp.
6 tháng 11 2017

Biện pháp tăng cường thể lực :

- Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao

- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng

- Có tư thế ngồi học hay làm việc hợp lí

- Không sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khỏe ...

6 tháng 11 2017

1) tông xe 2) phóng nhanh vượt ẩu

6 tháng 11 2017

Các tai nạn do ngã: Chủ yếu do trơn trượt, vấp ngã do đường đi mấp mô và thường xảy ra ở nơi vui chơi, chủ yếu là ở các thiết bị đồ chơi ngoài trời.

Tai nạn do thiết bị đồ dùng đồ chơi ngoài trời: Thiết bị đồ chơi ngoài trời chủ yếu do nhà trường và giáo viên tự chế hoặc được cấp đã nhiều năm, độ bền và độ an toàn hạn chế, thiếu kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên nên khi trẻ chơi thường xẩy ra các trường hợp hỏng hóc, sập, trượt ốc vít...

Đuối nước: Do trẻ bị ngã vào xô, chậu có nước, một số trường, lớp, sân chơi của trẻ gần ao, hồ, sông suối nhưng không có tường bao quanh, cổng chắn cũng là nguyên nhân dẫn tới trẻ bị đuối nước...

Các tai nạn do ngộ độc: Chủ yếu do ngộ độc thực phẩm, ăn phải quả độc, thức ăn có dược phẩm độc hại không đảm bảo vệ sinh ATTP, do uống nhầm thuốc...

Tai nạn thương tích gây ra do vật sắc nhọn: Do trẻ đùa nghịch xô đẩy nhau, dùng que làm kiếm nghịch, đấu kiếm, chọc nhau... Trẻ có thể cầm gạch, sỏi ném đùa nhau, va vào các bậc thềm gây rách da, chấn thương phần mềm, gẫy xương.

Tai nan gây ngạt đường thở: Do khi chơi với đồ chơi trẻ tự nhét đồ chơi vào mũi, tai mình hoặc nhét vào tai bạn, mũi bạn. Các vật trẻ có thể nhét vào mũi, tai là hạt cườm, con xúc xắc, các loại hạt, quả, thậm chí có trường hợp trẻ còn nhét cả đất nặn vào tai. Trẻ còn ngậm đồ chơi vào mồm và có thể rách niêm mạc miệng, gãy răng hoặc hít vào gây dị vật đường thở, nuốt vào gây dị vật đường ăn...

Tai nạn thương tích do súc vật và động vật hoang dã (chó, rắn, ong... ): Trong đó chủ yếu do súc vật và côn trùng cắn và thường xảy ra ở nơi vui chơi, một số ít xảy ra ở gia đình.

Do bỏng, điện giật: Chủ yếu do trẻ sau khi chơi, khát nước, uống nhầm vào nước nóng, khi ăn, uống, trẻ cũng có thể bị bỏng do thức ăn (canh, cháo, súp ....) mang từ nhà bếp lên còn đang rất nóng, nếu không chú ý mà ăn, uống ngay sẽ gây bỏng cho trẻ. Có trường hợp trẻ bị bỏng do cháy, hoả hoạn, các ổ cắm điện để ở vị trí thấp, thiếu an toàn.

Tai nạn giao thông: Đối với trẻ mầm non các tai nạn thương tích chủ yếu do trẻ được đưa đón bằng xe đạp và xe máy, vùng nông thôn do nhà gần trường nên trẻ thường đi về một mình không có người lớn đi cùng nên cũng thường xẩy ra tai nạn.

6 tháng 11 2017

Tai nạn là một sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn, do một tác nhân bên ngoài gây nên các tổn thương/thương tích cho cơ thể về thể chất hay tâm hồn của nạn nhân". Có hai loại tai nạn:
- Tai nạn không chủ định thường không có nguyên nhân rõ ràng, khó có thể đoán trước được như ngã, bỏng, ngộ độc, chết đuối.
- Tai nạn có chủ định như chiến tranh, bạo lực, tự tử, bạo hành... thường có nguyên nhân và có thể phòng tránh được.

"Thương tích" thì không phải là tai nạn mà là sự tổn thương của cơ thể ở các mức độ khác nhau gây nên, bởi tiếp xúc đột ngột với các nguồn năng lượng (có thể là các tác động cơ học, nhiệt, hóa chất, chất phóng xạ...) quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể hoặc do cơ thể thiếu các yếu tố cần thiết cho sự sống như thiếu ôxy, mất nhiệt. Thương tích có thể lý giải được và có thể phòng tránh được.

6 tháng 11 2017

Tai nạn thương tích là một sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn, do một tác nhân bên ngoài gây nên các tổn thương/thương tích cho cơ thể về thể chất hay tâm hồn của nạn nhân.

7 tháng 11 2017

a)Vì dung tích sống phụ thuộc tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn. Dung tích phổi phụ thuộc vào dung tích lồng ngực. mà dung tích lồng ngực phụ thuộc vào sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ ko phát triển nữa. Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co tối đa của các cơ thở ra, các cơ này cần luyện tập đều đặn từ bé

b)Thở sâu sẽ giúp oxi vào nhiều hơn,cho nên sẽ tăng hiệu quả hô hấp,lúc đó trong máu sẽ có nhiều oxi hơn,nhịp tim ổn định hơn,tuần hoàn máu tốt hơn,từ đó các cơ quan nội tạng khỏe và làm việc tốt hơn,và khi bạn tập thở sâu thì cơ hoành phải làm việc nặng hơn nên cơ này sẽ khỏe hơn từ đó giúp cho sự thở của bạn tốt hơn,cuối cùng khi bạn thở sâu thì thời gian cho mỗi lần hít ra thở vào là lâu hơn nên sẽ giảm số nhịp thở mỗi phút

c)Trồng nhiều cây xanh

Đeo khẩu trang khi dọn dẹp vệ sinh

Không hút thuốc lá

Hạn chế việc sử dụng các thiết bị thải ra các khí độc

Thường xuyên dọn vệ sinh nơi ở mình

6 tháng 11 2017

Chúng ta phải giữ vs hô hấp vì :

- Nó giúp chúng ta có thể tránh được một số bệnh về đường hô hấp.

- Giúp cho chúng ta luôn khoẻ mạnh.

- Có rất nhiều các tác nhân gây hại cho đường hô hấp như: bụi bẩn, các chất khí độc hại (nitơ oxit, lưu huỳnh, oxit, cacbon oxit, nicotin....), vi sinh vật gây bệnh gây nên những bênh như lao phổi, viêm phổi, ung thư phổi....

6 tháng 11 2017
+ Đường dẫn khí: dẫn khí ra và vào phổi; làm ấm, làm ẩm không khí vào phổi; bảo vệ phổi bởi các tác nhân có hại.
+ Phổi: trao đổi khí giữa môi trường ngoài với máu trong mao mạch phổi
6 tháng 11 2017

Trả lời:

- Các tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ hô hấp của người:

+ Bụi, các khí độc hại như NOx, SOx, CO, nicôtin,...

+ Các vi sinh vật gây bệnh.

8 tháng 11 2017

Các tác nhân là;

-bụi

-nito oxit

-lưu huỳnh ôxit

-cacbon oxit

-các chất tố độc hại (nicotin,...)

-các vi sinh gây bệnh có trong không khí ở bệnh viện và các môi trường bị ô nhiễm

6 tháng 11 2017

Câu 1: Trình bày cấu tạo của tim ( các ngăn tim, thành cơ tim) liên quan đến chức năng của từng thành phần.

Cấu tạo tim: tĩnh mạch chủ trên, tâm nhĩ phải, động mạch vành phải, tâm thất phải, tĩnh mạch chủ dưới, cung động mạch chủ, động mạch phổi, tĩnh mạch phổi, tâm nhĩ trái, động mạch vành trái và tâm thất trái. Hay ta nói ngắn gọn hơn: Tim được cấu tạo bởi cơ tim và mô liên kết tạo thành các ngăn tim (tâm nhĩ phải, tâm nhĩ trái, tâm thất phải và tâm thất trái) và các van tim (van nhĩ- thất và van động mạch).

- Nhờ có tim mà quá trình vận chuyển máu dễ dàng hơn, lượng máu độc trong cơ thể đc lưu giữ, lượng máu tươi đi nuôi cơ thể.

Cấu tạo hệ mạch: gồm có 3 mạch; ĐỘNG MẠCH, TĨNH MẠCH VÀ MAO MẠCH.

- ĐỘNG MẠCH: gồm biểu bì, cơ trơn và mô liên kết.

- TĨNH MẠCH: gồm biểu bì, cơ trơn, mô liên kết (cũng giống như động mạch) nhưng có thêm van.

- MAO MẠCH chỉ có duy nhất một lớp biểu bì do nó có rất nhiều sợi.

Câu 2: Mô tả hoạt động của tim.

Tim đập suốt đời không cần nghỉ bởi chu kì làm việc của tim gồm 3 pha (0,8s). Pha thất co(0,3s), pha nhĩ co(0,1s), và pha dãn chung (0,4s), khi pha này hoạt động thì pha kia không hoạt động. Như vậy pha thất co hoạt động 0,3s và nghỉ 0,5s; pha nhĩ co hoạt động 0,1s và nghỉ 0,7s; pha dãn chung hoạt động 0,4s và nghỉ 0,4s nên tim có thể hoạt động không mệt mỏi

Câu 3: Phân biệt động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.

Quả tim có chức năng như một cái bơm , bơm máu đi nuôi cơ thể , động mạch là khi quả tim bóp tống máu đi nuôi cơ thể , nên động mạch là mạch dẫn máu đi .Tỉnh mạch, là khi máu đã nuôi cơ thể bị ô nhiểm trở thành đen bầm, máu được tỉnh mạch dẫn về phổi trở về phổi để nhờ o xy của sự thở ở phổi để lọc máu thành đỏ lại rồi lại dẫn vào tim nhờ động tác phồng của tim tạo nên sức hút . Động mạch và tỉnh mạch là những mạch chính ,đưa máu đi và về theo nhịp bóp , phồng của tim . Còn hệ thống mạch nhỏ li ti chằng chịt khắp cơ thể phụ thuộc 2 hệ thống đi và về đó thì gọi là mao mạch.
Ga rô là miếng vải được thắt bên trên chỗ bị thương để không cho máu thoát ra chỗ bị thương , máu ra nhiều quá , hết máu, người bị thương sẽ tử vong , mặc dù vết thương không gây tử vong , tử vong như thế này là do mất hết máu , thường thường nếu vết thương làm đứt động mạch thì máu tuôn ra thành từng vòi . Thắt ca rô bên trên vết thương để ngăn máu chảy ra , nhưng thỉnh thoảng phải nới ra để cơ thể phần dưới ca rô được nuôi bằng máu , nếu không, phần đó sẽ bị hoại tử vì không có máu . Thắt ga rô có người trông coi , thỉnh thoảng nới lỏng ra một chút rồi cột lại chứ không thắt luôn 100%. Đó là sơ cứu khi người bị thương , điều quan trọng là chở người bị thương gấp đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời .

Câu 4: Thử tìm cách xác định động mạch và tĩnh mạch trên cổ tay của mình và nêu ra những dấu hiệu để nhận biết chúng?

Động mạch thì rờ vào nó có nhịp mạch đập theo nhịp tim, còn tĩnh mạch thì không. Khi bị đứt, động mạch có máu đỏ tươi và xịt thành tia theo nhịp tim đập, còn tĩnh mạch thì chỉ chảy 1 ít máu, máu có màu đỏ thẫm, không xịt thành tia.

Câu 5: Nhìn đồng hồ và đặt tay lên ngực trái ( nơi thấy rõ tiếng đập của tim ) rồi tự đếm nhịp tim/phút cho bản thân mình trong 2 trạng thái ( mỗi trạng thái đếm 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 phút ):

- Lúc nghỉ ngơi:..............

-Sau khi chạy tại chỗ 5 phút:....................

Pạn tự làm nha

8 tháng 11 2017

Cấu tạo:

*Động mạch:

-Thành dày

-Thành có 3 lớp :mô liên kết,cơ trơn,biểu bì

-Lòng hẹp

-Có các sợi đàn hồi

*Tĩnh mạch:

-Thành mỏng

-Thành có 3 lp tương tự động mạch

-Lòng rộng

-không có sợi đàn hồi

*Mao mạch:

-Thành rất mỏng

-Chỉ có 1 lớp tế bào biểu bì

-Lòng hẹp nhất

-Các sợi đàn hồi nhỏ và phân nhiều nhánh

Chức năng:

*Động mạch:

Vận chuyển máu từ tim đến các tế bào

*Tĩnh mạch:

Vận chuyển máu từ các tế bào về tim

*Mao mạch:

Là nơi thực hiện trao đổi chất và khí giữa máu và tế bào

6 tháng 11 2017

Quả tim có chức năng như một cái bơm , bơm máu đi nuôi cơ thể , động mạch là khi quả tim bóp tống máu đi nuôi cơ thể , nên động mạch là mạch dẫn máu đi .Tỉnh mạch, là khi máu đã nuôi cơ thể bị ô nhiểm trở thành đen bầm, máu được tỉnh mạch dẫn về phổi trở về phổi để nhờ o xy của sự thở ở phổi để lọc máu thành đỏ lại rồi lại dẫn vào tim nhờ động tác phồng của tim tạo nên sức hút . Động mạch và tỉnh mạch là những mạch chính ,đưa máu đi và về theo nhịp bóp , phồng của tim . Còn hệ thống mạch nhỏ li ti chằng chịt khắp cơ thể phụ thuộc 2 hệ thống đi và về đó thì gọi là mao mạch.
Ga rô là miếng vải được thắt bên trên chỗ bị thương để không cho máu thoát ra chỗ bị thương , máu ra nhiều quá , hết máu, người bị thương sẽ tử vong , mặc dù vết thương không gây tử vong , tử vong như thế này là do mất hết máu , thường thường nếu vết thương làm đứt động mạch thì máu tuôn ra thành từng vòi . Thắt ca rô bên trên vết thương để ngăn máu chảy ra , nhưng thỉnh thoảng phải nới ra để cơ thể phần dưới ca rô được nuôi bằng máu , nếu không, phần đó sẽ bị hoại tử vì không có máu . Thắt ga rô có người trông coi , thỉnh thoảng nới lỏng ra một chút rồi cột lại chứ không thắt luôn 100%. Đó là sơ cứu khi người bị thương , điều quan trọng là chở người bị thương gấp đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời .
cách đây 6 tháng

6 tháng 11 2017

Tim của chúng ta bình thường thi đập 1 giây/60 lần.