K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 6

Học tập là mục đích dấu tranh vậy nhưng chúng hoan toàn khác. Trong học tập sách vở ví như một món vũ khí cùng ta hành quân trên những con đường chông gai. Lớp học sẽ là chiến trường sự ngu dốt của con người sẽ là kẻ thù và đích đến sẽ là thành đạt. Bạn bè có thể là những bằng hữu hay là đối thủ để chúng ta ra sức thi đua, phấn đấu mỗi ngày. Sau con đường học vấn sẽ là một tương lai sẽ là một tương lai tươi sáng hay đen tối. Thế nên ta mới biết được sự quan trong của việc học tập.

21 tháng 6

@ Phạm Khánh Chi Copy phải ghi Tk nhé!

Tk = Tham khảo

20 tháng 6

Vì sao thượng đế tạo hóa con người ta có hai tai nhưng chỉ có một cái miệng, có lẽ mỗi người đều cần hiểu, biết lắng nghe nhiều hơn. Vậy phải chăng lắng nghe là một biểu hiện của yêu thương?. 

Khi con người ta biết lắng nghe, họ sẽ hình thành nên cảm xúc suy nghĩ biết thấu hiểu, cảm thông cho những hành động chưa phải của mọi người. Khi biết lắng nghe, đó cũng là lúc mỗi người chia sẻ sợi dây cảm xúc vui buồn với nhau. Ấy chẳng phải là tình yêu thương hay sao. Tình yêu thương làm nên sự ấm áp trong cuộc sống, như ngọn lửa sưởi ấm trái tim những con người ngoài kia đang chịu nhiều áp lực. Sự lắng nghe: là gián tiếp của việc trao yêu thương. Sẽ thật tuyệt khi có người chịu lắng nghe những câu chuyện bạn gặp và muốn chia sẻ, khi có người tâm sự kề cận bên ta. Con người ta vốn chan chứa cảm xúc từ khi sinh ra đến lúc về lại với đất mẹ, cảm xúc ấy luôn là thứ chi phối nhiều hành động. Và khi được yêu thương, được có người lắng nghe điều ấy thật đáng trân trọng. Không phải ai cũng có thời gian rảnh để ngồi lắng nghe những điều bạn nói, khi người ta có tình cảm yêu thương, họ mới chịu để tâm hi sinh thời gian công sức của mình để cùng thấu hiểu với tình cảnh của bạn. Với bản thân em, lắng nghe luôn là điều cần nên có ở mỗi người. Biết lắng nghe, học cách lắng nghe chính là đang học cách trao đi yêu thương. Điều ấy là rất cần thiết bởi ta sống bởi những gì ta trao đi chứ không phải thứ ta nhận lại. Trên thực tế, sự lắng nghe thấu hiểu là cách đơn giản mà hiệu quả nhất để bày tỏ tình yêu thương giữa mọi người với nhau. Paul Tournie từng nói rằng: "Để thực sự thấu hiểu, chúng ta cần lắng nghe, không phải cần trả lời. Chúng ta cần lắng nghe kiên trì và chăm chú. Để giúp đỡ bất cứ ai mở cửa trái tim, chúng ta phải cho người đó thời gian,.." Thực như vậy, yêu thương chính là biết lắng nghe, một con người muốn yêu thương người khác, điều cần làm trước tiên là kiên nhẫn cố gắng hiểu những điều bày tỏ.

Khép lại, lắng nghe không hẳn là định nghĩa của lòng yêu thương mà đó lại là biểu hiện thuần túy rõ ràng nhất. Ấy còn là sự tôn trọng, sự chia sẻ đồng cảm xúc, sự thấu hiểu và cảm thông đẹp đẽ! Hãy biết lắng nghe để cảm nhận tình cảm cuộc sống nhiều hơn và trao sự ấm áp đến mọi người quanh mình.

☕Tlamm

20 tháng 6

tk

Trong cuộc sống này vốn dĩ luôn tồn tại rất nhiều những điều kì diệu. Sau tất cả những được mất thì cái còn tồn tại lại duy nhất với thời gian chính là tình yêu thương. Có rất nhiều cách để chúng ta có thể biểu lộ tình yêu thương của mình và phải chăng lắng nghe là một biểu hiện của yêu thương.  Lắng nghe trong giao tiếp là thái độ im lặng khi người khác nói để mở lòng đón nhận và chia sẻ những câu chuyện. Điều này vô cùng cần thiết trong cuộc sống. Và nó cũng là biểu hiện của sự yêu thương. Bạn có thê có dủ kiên nhẫn đối với những người bạn không thích sao? Khi bạn thật sự quan tâm đến một ai đó thì mới có đủ thái độ im lặng và tấm lòng sẻ chia mà thôi. Khi ta lắng nghe là ta đã dùng trái tim để cảm nhận cảm xúc của người đối diện và  dùng thái độ thông cảm và thấu cảm với câu chuyện của người đang chia sẻ. LẮng nghe bằng trái tim là lúc ta đã trao đi yêu thương. Nếu thiếu đi sự lắng nghe trong cuộc sống, con người sẽ dần xa cách nhau, cảm xúc sẽ trở nên chai xạn,.... Tuy nhiên chúng ta phải phân biệt rõ lắng nghe chân thành khác với sự im lặng vô cảm.Khi ta lắng nghe, ta cho người khác cơ hội được thổ lộ tâm tình, và cho mình cơ hội để bọc ộ yêu thương và sự thấu hiểu. Và khi lắng nghe không phải chỉ nghe một cách thụ động, hời hợt mà cần xuất phát từ sự chân thành, yêu thương… Tóm lại lắng nghe là một kĩ năng vô cùng quan trọng trong cuộc sống và để bọc lộ sự yêu thương. Vì vậy mỗi chúng ta hãy biết lắng nghe bản thân và mọi người xung quanh một cách chân thành nhất.

19 tháng 6

Câu 1: Đại dịch Covid-19 gây ra hậu quả khó lường như: số người chết trên toàn thế giới dưới 2 tỷ người, giản cách xã hội rất lâu,những chuyến bay sẽ bị hủy bỏ.

 

18 tháng 6

Dàn ý sơ lược.

Mở bài:

- Giới thiệu, nêu được ý kiến bằng cách bàn luận vấn đề liên quan.

Gợi ý: Vạn vật trong cuộc sống vốn không đơn giản, dễ dàng có được bởi xã hội hiện đại ngày nay càng phức tạp, khó khăn hơn. Càng lớn, con người ta càng có nhiều áp lực, nỗi lo lắng về cái ăn mặc, quan hệ cộng đồng,.. Nói về vấn đề này, có ý kiến cho rằng: "Áp lực tạo nên động lực". 

Thân bài:

1. Giải thích:

- Áp lực là gì?

+ Là những điều được tạo ra từ sự khó khăn, gian nan mà cuộc sống mang lại. Làm tinh thần và thể lực con người ta suy giảm, tiêu cực. 

- Động lực là gì?

+ Là điều giúp ta có thêm tinh thần, ý chí cố gắng để hành động nhằm mục đích đạt được kết quả bản thân mong muốn.

+ Giá trị cốt lõi giúp ta chạy đua nhanh hơn trong cuộc đời của mình.

2. Bàn luận, phân tích ý kiến.

- Mối liên hệ giữa "áp lực" và "động lực":

+ Là 2 định nghĩa trái ngược nhau, mang sự tích cực và tiêu cực.

+ Vì sao "áp lực" lại tạo nên "động lực"?

-> Áp lực giúp con người ta phải buộc bản thân ngày càng cố gắng hơn, buộc con người ta dù không muốn cũng vẫn phải hành động vì nhiều lý do liên quan mật thiết. Áp lực tạo nên tinh thần thép, giúp ta mạnh mẽ, trưởng thành, suy nghĩ đúng đắn hơn. Từ đó, liệu ta có "động lực" hay không?

-> Bày tỏ ý kiến đồng tình hay không đồng tình. (Mình làm theo ý của mình nhé)

-> Bản thân em thấy rằng, việc áp lực lẽ có ích thế nhưng phần lớn làm kiệt quệ tinh thần con người ta hơn. Với trẻ em, việc áp lực điểm số học hành sẽ giúp cải thiện kết quả học hơn. Ấy thế, nếu chỉ có áp lực, làm trẻ mỏi mệt thì khi ấy "động lực" được đem đến là từ đâu?. Ở mức độ, hay cái nhìn nào đó. Áp lực ít, giúp ta tốt đẹp hơn khi ấy ta nhận được thành quả tốt, áp lực sẽ biến thành động lực. Nhưng mấy khi con người ta nhận ra và mấy khi áp lực là "ít ỏi" đủ để ta vui vẻ. Với người lớn, những con người bôn ba kiếm đường sống cho bản thân và cho người thân quanh mình. Áp lực tiền bạc, quan hệ xã hội,... buộc phải cố gắng, chịu đựng vì điều họ mong muốn. Nhiều mặt xấu của công việc chưa nói đến. Động lực khi ấy có thể được tạo ra, bởi lòng suy nghĩ vì ai đó mà cố gắng, mà không ngừng nỗ lực. Vậy động lực có tạo nên áp lực không?. Ở nhiều góc độ, suy nghĩ mỗi người về cuộc sống mà ta có câu trả lời khác nhau. Với em, áp lực không tạo nên động lực. Mà động lực được tạo ra từ những suy nghĩ cố gắng, ý chí, tinh thần của con người khi phải chịu áp lực. Thất bại hay thành công, rủi ro hay cơ hội. Tất cả nằm ở đôi tay, nằm ở tư duy và tư chất con người ta. Chỉ khi thực sự lạc quan, thực cố gắng, tự tin, có khả năng thì con người ta việc gì cũng có thể trải qua. Khi gặp khó khăn, gặp bất kể điều gì mà cuộc sống mang lại, là áp lực hay động lực. Tất cả đều phụ thuộc vào góc nhìn, vào suy nghĩ của con người ta. Vì sao mỗi người đều có thời gian một ngày là như nhau, mà lại kẻ thành công người thất bại. Điều đó phụ thuộc nhiều yếu tố, nhiều nhất có lẽ là cách mà họ xử lí vấn đề. Cuộc sống phụ thuộc vào cái nhìn, suy nghĩ, cảm xúc của chúng ta là phần lớn. 

3. Liên hệ thực tế và liên hệ bản thân.

- Không ai giới hạn được khả năng của bản thân mình. Nếu có cố gắng, ý chí thì dẫu gặp "áp lực", tự thân ta cũng có thể tạo đó thành "động lực". 

- Ai cũng là như nhau, đều có lý trí và cảm xúc. Tất cả đều được biến đổi, đều có thể xảy ra dựa vào cách chúng ta đối mặt. Vì thế, giữa áp lực và động lực. Con người chúng ta có thể làm chủ đời mình, ta có thể học theo ý kiến ấy "áp lực tạo nên động lực".

- Bản thân em đã từng chịu áp lực gì và em đã làm gì để biến nó thành động lực?

Kết bài:

- Khẳng định là quan điểm của bản thân về ý kiến.

 

16 tháng 6

Chỉ ra thành phần biệt lập: Đấy, mày nghe chưa?.

Phân tích tác dụng: thể hiện chi tiết hơn tâm lý, suy nghĩ của nhân vật người chú từ đó tăng giá trị diễn đạt cảm xúc, câu văn thêm hay hơn, hấp dẫn người đọc hơn.

b. Cần ngữ liệu 

12 tháng 6

a)\(A=-1,2ab^4-5a^2b^2+3-1,2ab^4-6a^2b^2-\dfrac{2}{3}ab-3\)

\(A=\left(-1,2ab^4-1,2ab^4\right)+\left(-5a^2b^2-6a^2b^2\right)-\dfrac{2}{3}ab+\left(3-3\right)\)

\(A=-2,4ab^4-11a^2b^2-\dfrac{2}{3}ab\)

Vậy...

b)Ta có: \(a=-2;b=\left(-2025\right)^0=1\)

Thay \(a=-2;b=\left(-2025\right)^0=1\) vào A được:

\(A=-2,4.\left(-2\right).1-11.\left(-2\right)^2.1^2-\dfrac{2}{3}.\left(-2\right).1\)

\(A=4,8-44+\dfrac{4}{3}\)

\(A=-\dfrac{568}{15}\)

Vậy...

11 tháng 6

đổi ngay cái nền đi ko con kia ?? ảnh tao mà ??? chụp lúc nào đấy ??

hì hì =)) hôm đi chơi á =)) thấy bạn đứng tự nhiên qué , mk lỡ tay ấy mà thanghoa TL hộ vs ik mà , cô kiểm tra tới nơi rùi , mà rõ cô Trang đi thi , mk đi hỗ trợ thui mà mệt quákhocroi

11 tháng 6

Help tui vs mn <:_((

11 tháng 6

Biện pháp tu từ nhân hóa nhé.