K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 3

Thiên tài

sống ở dưới nước 6,7 ngày

ĐỀ 4: Nói với conChân phải bước tới chaChân trái bước tới mẹMột bước chạm tiếng nóiHai bước tới tiếng cườiNgười đồng mình yêu lắm con ơi!Đan lờ cài nan hoaVách nhà ken câu hátRừng cho hoaCon đường cho những tấm lòngCha mẹ mãi nhớ về ngày cướiNgày đầu tiên đẹp nhất trên đờiNgười đồng mình thương lắm con ơi!Cao đo nỗi buồnXa nuôi chí lớnDẫu làm sao thì cha vẫn muốnSống...
Đọc tiếp

ĐỀ 4: Nói với con

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

Người đồng mình yêu lắm con ơi!

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng

Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời

Người đồng mình thương lắm con ơi!

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục

Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con!

(Y Phương, trong Thơ Việt Nam 1945 – 1985)

Câu 1. Thể thơ của bài thơ trên? Vì sao em biết?

Câu 2. Giải thích nghĩa của từ “chân” trong câu “Chân phải bước tới cha”  và cho biết đó là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển

Câu 3. Cuối bài thơ người cha đã dặn con như thế nào? Em thấy được gì từ tình cảm của người cha?

Câu 4. Em sẽ làm gì để đến đáp công ơn của cha mẹ?

1
15 tháng 3

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.

  • Dấu hiệu nhận biết: không có số câu, số chữ cố định; nhịp điệu linh hoạt, giàu cảm xúc; ngôn ngữ tự nhiên, gần gũi với lời nói hằng ngày.

Câu 2: Từ “chân” trong câu “Chân phải bước tới cha” mang nghĩa là bộ phận cơ thể dùng để di chuyển. Đây là nghĩa gốc của từ “chân” vì nó chỉ trực tiếp bộ phận cơ thể mà không có sự chuyển nghĩa.

Câu 3:

  • Cuối bài thơ, người cha dặn con phải mạnh mẽ, kiên cường, tự hào về quê hương và không bao giờ được cảm thấy nhỏ bé, yếu đuối trên đường đời (“Không bao giờ nhỏ bé được / Nghe con!”).
  • Qua đó, ta cảm nhận được tình yêu thương sâu sắc, sự kỳ vọng lớn lao của người cha dành cho con. Ông muốn con luôn kiên trì, vững vàng trước khó khăn, trân trọng quê hương và giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Câu 4:
Để đền đáp công ơn cha mẹ, em sẽ:

  • Cố gắng học tập tốt để không phụ lòng cha mẹ.
  • Biết vâng lời, chăm chỉ, giúp đỡ cha mẹ trong công việc hằng ngày.
  • Yêu thương, quan tâm, chăm sóc cha mẹ khi họ già yếu.
  • Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, trở thành người có ích cho xã hội.
15 tháng 3

hay làm thơ hay đó


15 tháng 3

hay,bạn làm thơ đỉnh nha.Tui đội tuyển Văn mà ko biết làm thơ lun

15 tháng 3

Qua câu chuyện này ta rút ra được bài học là không nên kiêu căng hống hách, phải biết suy nghĩ trước khi làm.

15 tháng 3

Bài học em tâm đắc nhất sau khi đọc câu chuyện “Sự tích hoa cúc trắng”tình yêu thương, lòng hiếu thảo và sự hy sinh của người con dành cho mẹ.

Câu chuyện dạy em rằng, trong cuộc sống, tình cảm gia đình là điều quý giá nhất. Khi yêu thương ai đó thật lòng, ta sẵn sàng làm mọi thứ để họ được hạnh phúc và bình an. Cô bé trong chuyện đã không ngại gian khổ, vượt qua thử thách để cứu mẹ, và chính lòng hiếu thảo ấy đã được đền đáp.

Từ đó, em hiểu rằng hiếu thảo với cha mẹ không chỉ là lời nói, mà quan trọng nhất là hành động, là sự quan tâm, chăm sóc từ những điều nhỏ bé nhất trong cuộc sống hằng ngày.

15 tháng 3

Dưới đây là đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Quạt cho bà ngủ: Bài thơ Quạt cho bà ngủ đã chạm đến trái tim em bằng những vần thơ giản dị nhưng đầy yêu thương. Hình ảnh người cháu ngồi bên quạt cho bà ngủ không chỉ thể hiện tình cảm sâu sắc mà còn gợi lên sự ấm áp, hiếu thảo của tình thân. Qua từng câu thơ, em cảm nhận được sự yêu thương, quan tâm chân thành của cháu đối với bà, giống như một dòng suối mát lành giữa ngày hè oi ả. Bài thơ khiến em nhớ đến bà của mình, nhớ những lần bà kể chuyện, chăm sóc em từ thuở bé. Đọc xong bài thơ, em càng trân trọng hơn những phút giây bên bà và muốn dành nhiều thời gian hơn để yêu thương, chăm sóc bà nhiều hơn.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạonăm 2025Bài thi môn: Ngữ Văn 6Thời gian làm bài: phút(không kể thời gian phát đề)(Đề số 1)I. Đọc hiểu (5 điểm)Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi đã cho:        Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay...
Đọc tiếp

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

năm 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 6

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi đã cho:

        Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.

       Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khỏang rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.

(Trích Nhà mẹ Lê – Thạch Lam)

Câu 1: Nêu nội dung chính của văn bản trên?

Câu 2: Nhân vật chính trong văn bản trên là ai? Anh/chị cảm nhận như thế nào về nhân vật đó?

Câu 3: Tìm và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ bất kì được tác giả sử dụng trong văn bản trên.

Câu 4: Theo anh/chị, nhà văn đã thể hiện tình cảm gì đối với nhân vật? Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm đó.

II. Tập làm văn (5 điểm)

Ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Những cánh buồm 

0
hãy lập dàn ý cụ thể cho bài:Bất kì ai trong chúng ta cũng từng là những đứa trẻ, với một tuổi thơ đầy ắp biết bao kỉ niệm bên người thân, bạn bè. Tôi cũng vậy, dường như mỗi ngày, mỗi giờ đối với tôi đều là những kỉ niệm đáng nhớ. Tuy nhiên kỉ niệm mà tôi nhớ nhất đến tận bây giờ chính là một lần được cô giáo khen hồi lớp 3. Hồi đó, tôi là một cô bé học rất...
Đọc tiếp

hãy lập dàn ý cụ thể cho bài:

Bất kì ai trong chúng ta cũng từng là những đứa trẻ, với một tuổi thơ đầy ắp biết bao kỉ niệm bên người thân, bạn bè. Tôi cũng vậy, dường như mỗi ngày, mỗi giờ đối với tôi đều là những kỉ niệm đáng nhớ. Tuy nhiên kỉ niệm mà tôi nhớ nhất đến tận bây giờ chính là một lần được cô giáo khen hồi lớp 3.

 

Hồi đó, tôi là một cô bé học rất kém môn Tiếng Việt, đặc biệt là phần tập làm văn. Tính cách ham chơi, năng nổ quá mức khiến tôi khó mà ngồi yên một chỗ để viết nắn nót từng câu văn được. Thế nên, mỗi tiết làm văn với tôi thực sự là một cơn ác mộng. Và cô Linh- giáo viên chủ nhiệm của tôi hồi ấy cũng đưa tôi vào nhóm những học sinh cần đặc biệt quan tâm trong giờ học tiếng việt. Cứ thế, giờ tập làm văn của tôi cứ trôi qua nặng nề như thế.

 

Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi vào một ngày mùa đông cuối năm, khi cô giáo yêu cầu tôi viết bài văn tả cảnh khu chợ ngày cuối năm, gần Tết. Lúc đó, tôi mang theo vở bài tập theo mẹ ra chợ mua hoa, người qua kẻ lại tấp nập, rộn ràng khiến tôi nhanh chóng quên đi phần bài tập cần làm. Nhưng cuối cùng mẹ vẫn buộc tôi đối diện với nó. Như thường lệ, tôi mở cuốn vở tập làm văn ra với một tâm trạng chán nản và mệt mỏi. Mẹ tôi thấy thế liền bảo rằng:

- Con hãy nhìn xung quanh đi, các cô chú bán hàng, rồi người đi mua, người đi chơi… con thấy như thế nào thì tả giống như vậy, không có khó đâu.

Nghe lời mẹ, tôi bắt đầu quan sát xung quanh thật kĩ rồi mới viết. Lần đầu tiên, tôi thấy việc viết văn cũng thú vị đến thế. Tôi viết liền mạch cả một bài văn thật dài. Tôi tả những hàng hoa, hàng bánh kẹo của các cô, các chú được bày biện xinh đẹp, rực rỡ. Tôi tả những cô bé, cậu bé lăng xăng chạy theo mẹ. Tôi còn tả cả những nụ cười tươi rói của cô bán hoa khi có người mua hàng. Cứ thế, mà cả hai trang giấy phút chốc kín hết cả chữ. Kết thúc bài văn, lòng tôi vui đến lạ kì. Cả tối hôm ấy, tôi cứ thao thức mãi, mong thật nhanh đến ngày mai để nộp bài cho cô.

 

Đến giờ tập làm văn hôm sau, khi đọc đến bài văn của tôi, cô giáo ngừng lại, lật bìa vở ra xem lại tên rồi mới đọc tiếp. Tôi nín thở hồi hộp dõi theo từng cử chỉ của cô. Cô nhăn mày  cũng khiến tôi hồi hộp theo. Và rồi cô cũng đọc xong. Nhưng cô giáo chẳng nói gì cả, mà điềm tĩnh đọc tiếp bài làm của các bạn khác trong lớp. Điều đó khiến tôi vô cùng thất vọng, nằm sấp xuống mặt bàn. Một lát sau, cô giáo yêu cầu cả lớp tập trung, cô từ tốn nhận xét những ưu, khuyết điểm của cả lớp trong bài viết lần này. Xong xuôi, tự nhiên cô cầm một cuốn vở ra đứng trước lớp và nói:

- Lần này, cô muốn cả lớp mình cùng dành một tràng vỗ tay cho bạn Ngọc Anh, vì bạn ấy đã viết rất tốt. Tuy vẫn có một vài lỗi nhỏ, nhưng những gì bạn ấy miêu tả và kể lại vô cùng sinh động và hấp dẫn. Vậy nên cô sẽ cho bạn một điểm chín.

 

Nói rồi, cô gọi tôi lên bục để nhận vở. Trước ánh mắt ngạc nhiên và ngưỡng mộ của các bạn, tôi tiến lại gần cô. Cô giáo dịu dàng nhìn tôi nhận lấy vở và trở về chỗ. Lúc ấy, cô giáo rồi đến các bạn lần lượt vỗ tay chúc mừng tôi. Đó là lần đầu tiên tôi được điểm chín và được cô khen trong môn tập làm văn. Niềm tự hào ấy không gì có thể diễn tả được.

Từ hôm đó, tôi thêm yêu việc viết văn. mỗi khi cô yêu cầu viết bài, tôi sẽ tìm hiểu thật kĩ rồi mới viết thật cẩn thận. Bằng tất cả sự nghiêm túc của mình. Nhờ vậy, mà khả năng viết văn của tôi ngày càng tốt hơn

Giờ đây, việc viết văn đối với tôi không có gì là khó. Tất cả chính là nhờ lời khen và điểm chín hào phóng của cô ngày hôm đó. Chính nó đã tiếp thêm cho tôi sức mạnh, niềm tin để cố gắng hơn. Vì vậy, kỉ niệm ngày hôm đó, tôi vẫn luôn nhớ mãi đến bây giờ.

Cảm ơn trước ạ❤❤❤

 

0