K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 4 2022

refer

 

a) Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 - 1827)

- Căn cứ: Trà Lũ (Nam Định).

- Địa bàn hoạt động: Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên.

- Lực lượng tham gia: nông dân, tri thức.

- Hoạt động: Năm 1821, Phan Bá Vành kêu gọi nông dân khởi nghĩa chống địa chủ quan lại, đánh nhiều trận lớn với quân triều đình.

- Kết quả: Năm 1827, quân triều đình bao vây tấn công. Khởi nghĩa bị đàn áp.

b) Khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 - 1835)

- Địa bàn: miền núi Việt Bắc.

- Lực lượng tham gia: nông dân, người dân tộc thiểu số.

- Nhà Nguyễn nhiều lần cử quân đội đàn áp. Năm1835, khởi nghĩa bị dập tắt.

Mục c, d

c) Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833 - 1835)

- Năm 1833, Lê Văn Khôi khởi binh chiếm thành Phiên An tự xưng là Bình Nam Đại Nguyên soái, được đông đảo nhân dân hưởng ứng.

- Năm 1834, Lê Văn Khôi qua đời, con trai ông lên thay.

- Năm 1835, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.

d) Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 - 1856)

- Năm 1854, Cao Bá Quát đưa một người chắt của vua Lê là Lê Duy Cự làm minh chủ gương cao lá cờ "Phù Lê" kêu gọi nhân khởi nghĩa.

- Đầu năm 1855, Cao Bá quát hy sinh, nghĩa quân tiếp tục chiến đấu. Cuối năm 1856, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.


 

25 tháng 4 2022

Tham khảo:

a) Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 - 1827)

- Căn cứ: Trà Lũ (Nam Định).

- Địa bàn hoạt động: Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên.

- Lực lượng tham gia: nông dân, tri thức.

- Hoạt động: Năm 1821, Phan Bá Vành kêu gọi nông dân khởi nghĩa chống địa chủ quan lại, đánh nhiều trận lớn với quân triều đình.

- Kết quả: Năm 1827, quân triều đình bao vây tấn công. Khởi nghĩa bị đàn áp.

b) Khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 - 1835)

- Địa bàn: miền núi Việt Bắc.

- Lực lượng tham gia: nông dân, người dân tộc thiểu số.

- Nhà Nguyễn nhiều lần cử quân đội đàn áp. Năm1835, khởi nghĩa bị dập tắt.

c) Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833 - 1835)

- Năm 1833, Lê Văn Khôi khởi binh chiếm thành Phiên An tự xưng là Bình Nam Đại Nguyên soái, được đông đảo nhân dân hưởng ứng.

- Năm 1834, Lê Văn Khôi qua đời, con trai ông lên thay.

- Năm 1835, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.

d) Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 - 1856)

- Năm 1854, Cao Bá Quát đưa một người chắt của vua Lê là Lê Duy Cự làm minh chủ gương cao lá cờ "Phù Lê" kêu gọi nhân khởi nghĩa.

- Đầu năm 1855, Cao Bá quát hy sinh, nghĩa quân tiếp tục chiến đấu. Cuối năm 1856, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.



 

25 tháng 4 2022

tham khảo

Tổ tiên nhà Tây Sơn vốn họ Hồ  làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Họ theo chân chúa Nguyễn vào lập nghiệp miền Nam khi chúa Nguyễn vượt Lũy Thầy đánh ra đất Lê - Trịnh tới Nghệ An (1655).

25 tháng 4 2022

Tham khảo 

Tổ tiên nhà Tây Sơn vốn họ Hồ  làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Họ theo chân chúa Nguyễn vào lập nghiệp miền Nam khi chúa Nguyễn vượt Lũy Thầy đánh ra đất Lê - Trịnh tới Nghệ An (1655).

 

25 tháng 4 2022

Tham khảo:

* Đối ngoại:

- Đối với nhà Thanh, các vua Nguyễn thuần phục.

- Đối với các nước phương Tây, nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc

25 tháng 4 2022

Mik cần nêu tác động đến nền kinh tế nha bn, nhưng cx cảm ơn bn nha

25 tháng 4 2022

REFER

khi lên ngôi lại đổi tên là Lê Duy Kỳ, là vị hoàng đế thứ 16 và là hoàng đế cuối cùng của Hoàng triều Lê nước Đại Việt, giữ ngôi từ cuối tháng 7 âm lịch năm 1786 tới đầu tháng 1 năm 1789.

25 tháng 4 2022

Vua Lê Duy Kỳ

25 tháng 4 2022

 "Chiến dịch Ngọc Hồi-Đống Đa”.

TK:
Trận Ngọc Hồi – Đống Đa (hay Chiến thắng Kỷ Dậu) là tên gọi do các nhà sử học Việt Nam dành cho loạt trận đánh chống ngoại xâm thắng lợi của nước Đại Việt thời Tây Sơn do vua Quang Trung lãnh đạo vào đầu năm Kỷ Dậu 1789, đánh tan đội quân Mãn Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy - kéo sang biên giới và tràn vào lãnh thổ Đại ...

25 tháng 4 2022

refer

Năm 944, Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha tiếm quyền, các phe phái nổi lên khắp nơi => Đất nước không ổn định. - Năm 950, Ngô Xương Văn lật đổ Dương Tam Kha nhưng do mâu thuẫn nội bộ uy tín nhà Ngô giảm sút. - Năm 965, Ngô Xương Văn chết, các thế lực cát cứ nổi lên, đất nước rơi vào tỉnh trạng chia cắt.

25 tháng 4 2022

Refer

 

A. Về chính trị :1. Nhà Ngô (939-965)

Ngô Vương 938-944 ; Dương Bình Vương 945-950 ; Hậu Ngô Vương 951-965

Đánh đuổi quân Nam Hán, Ngô Quyền xưng vương (939), đóng đô ở Cổ Loa. Ngô Vương đặt ra các chức quan văn võ, qui định triều nghi, lập bộ máy chính quyền mang tính chất tập quyền.
Ngô Quyền chỉ ở ngôi được sáu năm. Lúc sắp mất, Ngô Quyền đem con là Ngô Xương Ngập ủy thác cho người em vợ là Dương Tam Kha. Dương Tam Kha là con của Dương Đình Nghệ, em của bà Dương Hậu. Nhưng khi Ngô Quyền mất rồi. Dương Tam Kha phản bội lòng tin của Ngô Quyền, cướp lấy ngôi, tự xưng là Bình Vương (945-950). Ngô Xương Ngập phải chạy trốn vào núi. Dương Tam Kha bèn bắt người con thứ của Ngô Quyền là Ngô Xương Văn làm con nuôi. Ngô Xương Văn, trong một dịp đi hành quân dẹp loạn, đem quân trở ngược lại bắt được Dương Tam Kha, giáng Kha xuống bậc công.

Ngô Xương Văn xưng vương và cho người đi rước anh về cùng làm vua. Không bao lâu Ngô Xương Ngập bệnh chết (954). Thế lực nhà Ngô ngày một suy yếu, khắp nơi loạn lạc. Trong một chuyến đi dẹp loạn (965), Xương Văn bị trúng tên chết. Kể từ đấy, nhà Ngô không còn là một thế lực trung tâm của đất nước nữa. Con của Xương Văn là Ngô Xương Xí trở thành một trong 12 sứ quân.

 

Từ đó đất nước trải qua một thời kỳ nội chiến tranh quyền khốc liệt mà sử sách gọi là loạn 12 sứ quân. Sau nhờ Đinh Bộ Lĩnh (924-979) đánh thắng tất cả các sứ quân, đất nước mới thoát cảnh nội chiến.

2. Nhà Đinh (968-980) – Đại Cồ Việt

Đinh Tiên Hoàng 968-979 ; Đinh Tuệ (Đinh Toàn) 980

Sau khi dẹp tan loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế tức là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình).

Đồng thời với gian đoạn này, ở Trung Hoa, nhà Tống làm chủ đất nước và tiêu diệt nước Nam Hán (970). Đinh Tiên Hoàng sai sứ sang thông hiếu. Đến năm 972 nhà vua sai Đinh Liễn đem quà sang cống. Vua Tống bèn phong cho Đinh Tiên Hoàng làm An Nam Quận vương và Đinh Liễn làm Tĩnh Hải Quân Tiết độ sứ.

Đinh Tiên Hoàng đặt ra những luật lệ hình phạt nặng nề như bỏ phạm nhân vào dầu hay cho hổ báo xé xác.

Quân đội dưới thời Đinh Tiên Hoàng đã được tổ chức chặt chẽ, phân ra làm các đơn vị như sau:

Đạo = 10 quân; Quân = 10 lữ ; Lữ = 10 tốt; Tốt = 10 ngũ ; Ngũ = 10 người.

Năm 979, nhân lúc Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn say rượu, nằm ở sân điện, một tên quan hầu là Đỗ Thích giết chết cả hai. Đinh Tiên Hoàng làm vua được 12 năm, thọ 56 tuổi.
Sau khi Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích giết chết, đình thần tìm bắt được Đỗ Thích và đem giết chết đi rồi tôn người con nhỏ là Đinh Tuệ (Đinh Toàn), mới sáu tuổi lên làm vua. Quyền bính ở cả trong tay Thập Đạo Tướng quân Lê Hoàn. Lê Hoàn lại có quan hệ chặt chẽ với người vợ góa của Đinh Tiên Hoàng là Dương Thái Hậu nên uy thế rất lừng lẫy. Các công thần cũ của Đinh Bộ Lĩnh như Nguyễn Bặc, Đinh Điền đem quân vây đánh Lê Hoàn nhưng bị Lê Hoàn tiêu diệt và giết cả.

READ:  Lịch sử 7 - Bài 12: ĐỜI SỐNG KINH TẾ - VĂN HÓA 3. Nhà Tiền Lê (980-1009)

Lê Đại Hành 980-1005 ; Lê Long Việt 1005 ; Lê Long Đĩnh 1005-1009

Nhà Tống lợi dụng sự rối ren trong triều nhà Đinh, chuẩn bị cho quân sang xâm lược Đại Cồ Việt. Thái hậu Dương Vân Nga trao long cổn (áo bào của vua Đinh Tiên Hoàng – tượng trưng cho uy quyền của nhà vua) cho Lê Hoàn và cùng quan lại, quân lính tôn Lê Hoàn lên làm vua.

Lê Hoàn lên ngôi, lấy hiệu là Lê Đại Hành, lập nên nhà Tiền Lê. Để có thời gian chuẩn bị, nhà vua phái sứ giả qua xin hòa hoãn cùng nhà Tống. Đồng thời nhà vua gấp rút bày binh bố trận. Đầu năm 981, quân Tống theo hai đường thủy bộ, vào đánh Đại Cồ Việt. Lê Đại Hành một mặt cho quân chặn đánh toán quân bộ ở Chi Lăng (Lạng Sơn). Tướng Hầu Nhân Bảo, cầm đầu toán quân bộ, mắc mưu trá hàng của Lê Hoàn, bị chém chết; quân sĩ bị diệt quá nửa, tan rã. Toán quân thủy bị chặn ở Bạch Đằng, nghe tin thất bại, bèn tháo chạy về nước.

Dù chiến thắng, Lê Đại Hành vẫn giữ đường lối hòa hoãn, cho thả các tù binh về nước, đồng thời cho người sang nhà Tống xin triều cống. Thấy thế không thắng được Lê Đại Hành, vua Tống đành chấp thuận, phong cho ông làm Tiết độ sứ.

Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất thắng lợi đã biểu thị ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân ta; chứng tỏ bước phát triển mới của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của Đại Cồ Việt.

Không còn lo lắng việc chống Tống nữa, Lê Đại Hành sửa sang mọi việc trong nước. Ông mở mang kinh đô Hoa Lư, củng cố bộ máy chính quyền trung ương, sắp xếp các đơn vị hành chính.

Để khuyến khích hoạt động nông nghiệp, Lê Đại Hành làm lễ cày ruộng Tịch điền, mở đầu cho tục lệ này ở đất nước. Về đối ngoại, nhà vua tuy thần phục nhà Tống và chịu lệ cống, nhưng hoàn toàn không lệ thuộc gì cả.

Lê Hoàn làm vua được 24 năm, mất năm 1005, thọ 65 tuổi.

Sau khi Lê Đại Hành mất, Thái tử Long Việt lên ngôi được ba ngày thì bị Long Đĩnh sai người giết chết. Các hoàng tử đánh nhau trong 8 tháng để tranh ngôi. Cuối cùng Lê Long Đĩnh diệt được các hoàng tử khác và lên ngôi vua cai trị đất nước.

READ:  Trình bày tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ? 

Lê Long Đĩnh là người hoang dâm, không thiết gì việc xây dựng đất nước, chỉ lo đến việc ăn chơi. Do bị bệnh hoạn, mỗi khi thiết triều, Lê Long Đĩnh không thể ngồi được mà phải nằm, nên sử sách gọi ông ta là Lê Ngọa Triều. Lê Long Đĩnh lại rất tàn ác, đặt ra nhiều hình phạt dã man để mua vui. Lê Long Đĩnh ở ngôi 4 năm (1005-1009) thì chết. Triều đình đưa người dòng họ khác là Lý Công Uẩn lên ngôi vua.

B. Về kinh tế:

Thời kì này, quyền sở hữu ruộng đất nói chung thuộc về làng xã, theo tập tục chia nhau cày cấy, nộp thuế, đi lính và làm lao dịch cho nhà vua. Việc đào vét kênh mương, khai khẩn đất hoang… được chú trọng, nên nông nghiệp ổn định và bước đầu phát triển; nghề trồng dâu tằm cũng được khuyến khích; nhiều năm được mùa.

Đã xây dựng một số công trường thủ công: từ thời Đinh đã có những xưởng đúc tiền, chế tạo vũ khí, may mũ áo… xây cung điện, chùa chiền. Các nghề thủ công truyền thống cũng phát triển như dệt lụa, làm gốm.

Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quê được hình thành. Nhân dân hai nước Việt – Tống thường qua lại trao đổi hàng hóa ở vùng biên giới.

Tóm lại, thời Ngô – Đinh – Tiền Lê, nước ta đã bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ trong điều kiện đất nước đã độc lập, các triều vua đã có một số biện pháp khuyến nông như đào vét kênh, vua tổ chức lễ cày Tịch điền; về thủ công nghiệp, các thợ lành nghề không còn bị bắt đưa sang Trung Quốc… nên kinh tế đã có sự phát triển.

C. Về văn hóa xã hội:

Xã hội chia thành 3 tầng lớp: tầng lớp thống trị gồm vua, quan văn võ (cùng một số nhà sư); tầng lớp bị trị mà đa số là nông dân tự do, cày ruộng công làng xã; tầng lớp cuối cùng là nô tì (số lượng không nhiều).

Nho học chưa tạo được ảnh hưởng, giáo dục chưa phát triển. Đạo Phật được truyền bá rộng rãi, chùa chiền được xây dựng khắp nơi, nhà sư được nhân dân quý trọng. Nhiều loại hình văn hóa dân gian như ca hát, nhảy múa, đua thuyền… tồn tại và phát triển trong thời gian này.

25 tháng 4 2022

Refer

Hội An: Từ đầu thế kỷ XVI, sau các phát kiến địa lý, thương nhân châu Âu bắt đầu hướng các hoạt động giao thương đến châu Á. Thương nhân Nhật Bản cũng tìm cách xâm nhập vào thị trường Đông Nam Á. Thời kỳ này có rất nhiều thương thuyền ngoại quốc cập cảng Việt Nam.Vào thế kỷ XVI – XVII, với vị trí là một thương cảng quốc tế, lại nhận được những chính sách tích cực của các chúa Nguyễn, Hội An là điểm đến hấp dẫn không chỉ của các thương nhân mà còn cả các nhà truyền giáo, nhà thám hiểm… từ nhiều quốc gia. Cảng thị Hội An ngày nay đã được chính phủ Việt Nam công nhận là “Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia”, và ở đó vẫn còn những dãy nhà gỗ dược dựng từ đầu thế kỷ XIX, một minh chứng khá rõ ràng cho sự hòa trộn của cảnh quan phố cảng Đông Nam Á và yếu tố “thị” của một đô thị cổ Việt Nam. Năm 1993, Nhật Bản và Việt Nam cùng bắt đầu một chương trình gìn giữ và bảo tồn Hội An. Đây cũng là thời điểm những cuộc điều tra khai quật nhằm tìm hiểu về lịch sử hình thành khu phố cổ bắt đầu được tiến hành

 

Thăng Long: Trong thế kỷ XVI, XVII, Thăng Long là nơi tập trung buôn bán rất sầm uất của miề đồng bằng Bắc Bộ. Thăng Long khi ấy còn có tên là kẻ chợ, từ 36 phố phường thời Lê đã trở thành một trung tâm chính trị và thương mại quan trọng.Đến thế kỷ thứ XVIII, đất kinh kỳ vẫn còn mang đậm nét làng xã, hầu như phường nào cũng có đình thờ thành Hoàng dàng gốc của mình.Kinh thành Thăng Long xây dựng vào năm 1010 trong những điều kiện rất thuận lợi nên ngày càng phát triển, thịnh vượng và từ đó trở thành trung tâm của đất nước Việt Nam liên tục trong gần 1000 năm nay.

 
25 tháng 4 2022

Tham khảo <3
 Hội An: Từ đầu thế kỷ XVI, sau các phát kiến địa lý, thương nhân châu Âu bắt đầu hướng các hoạt động giao thương đến châu Á. Thương nhân Nhật Bản cũng tìm cách xâm nhập vào thị trường Đông Nam Á. Thời kỳ này có rất nhiều thương thuyền ngoại quốc cập cảng Việt Nam.Vào thế kỷ XVI – XVII, với vị trí là một thương cảng quốc tế, lại nhận được những chính sách tích cực của các chúa Nguyễn, Hội An là điểm đến hấp dẫn không chỉ của các thương nhân mà còn cả các nhà truyền giáo, nhà thám hiểm… từ nhiều quốc gia. Cảng thị Hội An ngày nay đã được chính phủ Việt Nam công nhận là “Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia”, và ở đó vẫn còn những dãy nhà gỗ dược dựng từ đầu thế kỷ XIX, một minh chứng khá rõ ràng cho sự hòa trộn của cảnh quan phố cảng Đông Nam Á và yếu tố “thị” của một đô thị cổ Việt Nam. Năm 1993, Nhật Bản và Việt Nam cùng bắt đầu một chương trình gìn giữ và bảo tồn Hội An. Đây cũng là thời điểm những cuộc điều tra khai quật nhằm tìm hiểu về lịch sử hình thành khu phố cổ bắt đầu được tiến hành

Thăng Long: Trong thế kỷ XVI, XVII, Thăng Long là nơi tập trung buôn bán rất sầm uất của miề đồng bằng Bắc Bộ. Thăng Long khi ấy còn có tên là kẻ chợ, từ 36 phố phường thời Lê đã trở thành một trung tâm chính trị và thương mại quan trọng.Đến thế kỷ thứ XVIII, đất kinh kỳ vẫn còn mang đậm nét làng xã, hầu như phường nào cũng có đình thờ thành Hoàng dàng gốc của mình.Kinh thành Thăng Long xây dựng vào năm 1010 trong những điều kiện rất thuận lợi nên ngày càng phát triển, thịnh vượng và từ đó trở thành trung tâm của đất nước Việt Nam liên tục trong gần 1000 năm nay.