K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tên thí sinh: Vũ Thế MInh Hiếu Link tài khoản hoc24: https://hoc24.vn/?l=user.profile Gmail: 1713010078@studenthuph.edu.vn Thể loại dự thi: tản văn Bài dự thi cuộc thi viết "20/11" Thầy tôi 10 năm có lẽ là khoảng thời gian dài đối với con người ta, nhất là đối với những người trong giai đoạn trưởng thành. Chúng ta thường quên đi những người đã đi qua, là quá khứ trong cuộc đời mỗi con người, nhưng họ lại...
Đọc tiếp

Tên thí sinh: Vũ Thế MInh Hiếu

Link tài khoản hoc24: https://hoc24.vn/?l=user.profile

Gmail: 1713010078@studenthuph.edu.vn

Thể loại dự thi: tản văn

Bài dự thi cuộc thi viết "20/11"

Thầy tôi

10 năm có lẽ là khoảng thời gian dài đối với con người ta, nhất là đối với những người trong giai đoạn trưởng thành. Chúng ta thường quên đi những người đã đi qua, là quá khứ trong cuộc đời mỗi con người, nhưng họ lại là một nguồn sinh lực đã đắp thành con người ta như hiện tại. Mỗi người đều có ít nhất một vài câu chuyện riêng, và với tôi những ký ức về người thầy chủ nhiệm thời cấp 2, tiếng giảng bài, ánh nắng ngập tràn trong lớp học là câu chuyện mà mãi tôi không bao giờ quên.

Thầy chủ nhiệm? Tôi khi ấy là 1 đứa nhóc mới bước chân vào lớp 6 tỏ ra khá ngạc nhiên khi chưa từng thấy một ai là giáo viên là đàn ông cả. Quãng thời gian cấp 1 của tôi luôn gắn liền với những giáo viên là các cô, kể cả là môn thể dục, chỉ có ngoại trừ bác bảo vệ thôi, nhưng tôi chỉ giao tiếp với bác bằng những lời chào khi đến trường và ra về, chứ chưa lần nào nói chuyện với bác cả. Đặc biệt hơn là khối lớp 6 trường tôi có 5 lớp, và chỉ duy nhất lớp tôi là thầy giáo chủ nhiệm.

Đứng vào hàng để nhận lớp, tôi lo lắng khi không biết thầy có nghiêm khắc như bố không, mặc dù tôi khá tự tin là mình không phải là một thằng bày trò hay hỗn láo gì. Nhưng những suy ấy qua nhanh khi các bạn khác đến bắt chuyện với tôi vì thấy tôi đứng cùng lớp. Quá mải mê nói chuyện với các bạn mới, tôi mới nhận ra là thầy đã đến và dẫn chúng tôi vào nhận lớp.

Điều ngạc nhiên tiếp theo là thầy không giống với những gì tôi tưởng tượng, tôi nghĩ thầy trông sẽ tầm trung niên như bác bảo vệ hay như thầy hiệu trưởng vừa phát biểu trong buổi lễ vừa rồi vậy. Nhưng thầy thật sự rất trẻ, trông như người anh trai hơn tôi 10 tuổi vậy, và điều đó đã khiến tôi cảm thấy thầy trông thật gần gũi với mình hơn.

Sau khi ổn định và xếp lớp học, thầy mới giới thiệu là thầy chỉ hơn chúng tôi 13 tuổi, và mới ra trường đại học, khi ấy tôi chẳng hiểu đại học là gì cả nên tôi cũng không ước lượng được là thầy khác chúng tôi hay khi tôi vào cấp 3 như thế nào. Buổi học đầu tiên kết thúc với những lời dặn dò cho buổi học ngày mai là đem sách vở, mặc đồng phục và đúng giờ để xếp hàng dưới sân trường.

Sau một năm học với thầy chủ nhiệm, những nỗi lo ngày ấy về người thầy giáo trong tôi đã tan biến từ lâu, thay vào đó là sự ngưỡng mộ và cả sự tự ti không biết 10 năm nữa mình có thể làm được điều mà bây giờ thầy đang làm hay không. Mặc dù những bài kiểm tra ở trưởng không làm khó được tôi, nhưng sự tự tin và cả tính sáng tạo của tôi đều chưa được hình thành. Là thầy giáo dạy văn, nên có lẽ thầy đã nhận ra điểm yếu của bản thân tôi qua những lời văn không có chút biến hóa nào so với những bài văn mẫu của thầy. Và thật sự, tôi phải cảm ơn thầy vì thầy đã hành động ngay để sinh ra trong tôi sự tự tin và cả sự sáng tạo.

Việc đầu tiên là thầy đã giới thiệu cho cả lớp về việc đọc sách, thầy mang ra những cuốn sách, truyện ngắn như “ Dế mèn phiêu lưu ký”, “ Đất rừng phương nam” để nói về việc đọc sách sẽ giúp chúng tôi tưởng tượng ra những câu chuyện mà tác giả viết. Không chần chừ, tôi và mẹ đã ra hiệu sách để mang về ngay 2 quyển sách đó, và đó là 2 quyển sách đầu tiên tôi đọc đã khiến tôi có một niềm đam mê sách mãnh liệt. Từ đó đến nay, tiền tôi kiếm được luôn trích phần lớn để mua sách, tôi thích cảm giác mua sách, thích mùi sách, thích cầm những quyển sách dày cộp, và hơn hết là tôi thích những thế giới diệu kỳ mà tôi tưởng tượng ra qua lời văn đầy phép thuật trong những quyển sách. Càng đọc nhiều sách, tôi thấy mình càng nhỏ bé, càng hiểu về từng câu chữ trong quyển sách, tôi càng thấy mình thật kém cỏi. Và đó, thầy là một người thầy chuẩn mực, đã khai sáng cho tôi con đường đọc sách mà nếu không có thầy, tôi sẽ không thể có một niềm đam mê mãnh liệt với những giá trị văn hóa kiêu sa đến vậy. Sách giúp tôi thư giãn trong thế giới muôn màu dù chỉ trong quyến sách nhỏ bé, giúp mở rộng vốn văn chương trong tôi để có thể thỏa ước mơ viết một quyển sách. Từ một đứa chỉ biết chăm chăm viết theo văn mẫu, không có sự biến chuyển gì, thì nhờ đó, tôi đã tự có thể xây dựng được thế giới của riêng mình và thu gọn vào những lời văn. Không chỉ vậy, khi nhận thức chúng ta càng cao, sách càng giúp ta nhìn thấy cuộc sống, về cách sống, về cách ăn nói, biểu lộ cảm xúc ở một tầm cao mới, mà tôi đã tự đặt cho nó là “ giao tiếp đỉnh cao”. Nhờ đó mà mọi mối quan hệ xung quanh tôi hiện tại đều diễn ra tốt đẹp và không xảy ra rắc rối gì. Điều đó đều là nhờ thầy tôi đã dạy cho tôi bài học không có trong sách giáo khoa, mà là nhờ tâm của một người giáo viên.

Việc thứ hai là thầy nhận ra tôi là một đứa nhút nhát, thiếu tự tin trong giao tiếp và cả việc phát biểu trước đám đông. Trừ bạn trong lớp ra, tôi thường không nói chuyện với các bạn lớp khác và không dám tham gia các trò chơi do trường tổ chức. Nhờ thành tích học tập tốt, tôi đã vào được ban bí thư lớp, và khi nói về các nội dung trong giờ sinh hoạt, tôi luôn chăm chăm nhìn vào tờ giấy để đọc mà không chú ý đến những người nghe ở dưới. Sau những buổi như vậy, thầy nhắc việc đó là việc đọc chứ không phải là nói, là phát biểu, nên ít nhất là hãy tập vừa đọc xong vừa dùng ánh mắt để giao tiếp với các bạn và khuôn mặt phải biểu cảm nữa. Ban đầu, tôi khá lúng túng khi không biết khi phải giao tiếp ánh mắt vào bạn nào, vì trước mặt tôi là cả lớp, chứ không phải là vài bạn khí nói chuyện những ngày bình thường. Nhưng sau dần, thầy vẫn giao cho tôi việc đó, tôi đã quen dần hơn với vị trí đứng đối diện trước cả lớp, quen với không gian đứng cao hơn mọi người, quen với những tiếng thì thầm ở dưới, quen với sự co lên của cơ mặt khi cười. Sự tiến bộ của tôi là minh chứng cho việc thầy đã cử tôi phát biểu trước những ngày hội ở trường, biểu diễn trên sân khấu. Nhờ đó, tôi không còn rụt rè, nhút nhát như trước, kể cả khi vào đại học, tôi vẫn luôn nhận vừa làm bài tập nhóm, vừa đứng lên thuyết trình trước cả khoa. Nhiều bạn đại học nhận xét tôi là một thằng rất dễ nói chuyện, và tôi biết, tôi có được điều đó là nhờ người thầy đã tận tâm hình thành đức tính tự tin đó cho tôi.

Lời kết, tôi muốn cảm ơn chương trình đã giúp tôi nhớ lại về những gì đã qua và hợp lại những ký ức về người thầy đáng ngưỡng mộ, một người thầy chuẩn mực trong lòng tôi. Hơn hết, em cũng xin cảm ơn thầy rất nhiều về những gì thầy đã nghĩ, đã làm, đã đắp nên con người em như bây giờ, em thật sự cảm thấy mình thật may mắn khi đó đã đứng ở nơi tập hợp lớp 6D đó.

1
13 tháng 11 2020

bài văn hay,có cảm xúc:33

ngoài lề 1 chút: a-c vào đại học rồi ạ?

Nêu nội dung chính và phương thức biểu đạt của đoạn trích trong văn bản Lão Hạc sau: "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân...
Đọc tiếp

Nêu nội dung chính và phương thức biểu đạt của đoạn trích trong văn bản Lão Hạc sau: "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận. Tôi giấu giếm vợ tôi, thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm lão Hạc. Nhưng hình như lão cũng biết vợ tôi không ưng giúp lão. Lão từ chối tất cả những cái gì tôi cho lão. Lão từ chối một cách gần như là hách dịch. Và lão cứ xa tôi dần dần..."

1
26 tháng 4 2022

PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT CHÍNH : BIỂU CẢM M

16 tháng 11 2020

Tham khảo:

I. Mở bài

- Vài nét về Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

- Khái quát chung về hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong tác phẩm

II. Thân bài

1. Nguồn gốc xuất thân của những người nông dân nghĩa sĩ

- Từ nông dân nghèo khổ, những dân ấp, dân lân (những người bỏ quê đến khai khẩn đất mới để kiếm sống)

+ “ cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó ”: hoàn cảnh sống cô đơn, thiếu người nương tựa, âm thầm lặng lẽ lao động mà vẫn nghèo khó suốt đời

- Nghệ thuật tương phản: chưa quen >< chỉ biết, vốn quen >< chưa biết.

=> Nguyễn Đình Chiểu nhấn mạnh việc quen (đồng ruộng) và chưa quen (chiến trận, quân sự) của những người nông dân Nam Bộ để tạo sự đối lập tầm vóc anh hùng trong đoạn sau.

=> Những người nông dân nghĩa sĩ họ chỉ là những người nghèo khó và lương thiện, chính hoàn cảnh đã buộc họ phải đứng lên trở thành những người chiến sĩ và cuối cùng là “nghĩa sĩ”

2. Người nông dân nghĩa sĩ hiện lên với lòng yêu nước nồng nàn

- Khi Thực dân Pháp xâm lược người nông dân cảm thấy: Ban đầu lo sợ ⇒ trông chờ tin quan ⇒ ghét ⇒ căm thù ⇒ đứng lên chống lại.

+ Vốn là những người nông dân nghèo khó không biết đến việc binh đao, họ lo sợ là chuyện bình thường

+ Sự chờ đợi “quan”: như “trời hạn trông mưa”

+Thái độ đối với giặc: “ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”, “muốn tới ăn gan”, “muốn ra cắn cổ” ⇒ Thái độ căm ghét, căm thù đến tột độ được diễn tả bằng những hình ảnh cường điệu mạnh mẽ mà chân thực

- Nhận thức về tổ quốc: Họ không dung tha những kẻ thù lừa dối, bịp bợm ⇒ họ chiến đấu một cách tự nguyện: “nào đợi đòi ai bắt…”

=> Diễn biến tâm trạng người nông dân, sự chuyển hóa phi thường trong thái độ, chính lòng yêu nước và niềm căm thù giặc, cộng với sự thờ ơ thiếu trách nhiệm của “quan” đã khiến họ tự gisc,tự nguyện đứng lên chiến đấu

3. Người nông dân nghĩa sĩ cao đẹp bởi tinh thần chiến đấu hi sinh của người nông dân

- Tinh thần chiến đấu tuyệt vời: Vốn không phải lính diễn binh, chỉ là đân ấp dân lân mà “mến nghĩa làm quân chiêu mộ”

- Quân trang rất thô sơ: một manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi đã đi vào lịch sử ⇒ làm rõ nét hơn sự anh dũng của những người nông dân nghĩa sĩ

- Lập được những chiến công đáng tự hào: “ đốt xong nhà dạy đạo”, “ chém rớt đầu quan hai nọ”

-“đạp rào”, “xô cửa”, “liều mình”, “đâm ngang”, “chém ngược”…: động từ mạnh chỉ hành động mạnh mẽ với mật độ cao nhịp độ khẩn trương sôi nổi

- Sử dụng các động từ chéo “ đâm ngang, chém ngược” → làm tăng thêm sự quyết liệt của trận đánh.

=> Tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân nghĩa sĩ đánh giặc cứu nước.

4. Người nông dân nghĩa sĩ đáng kính trọng bởi sự hi sinh anh dũng

- Sự hi sinh của những người nông dân được nói đến một cách hình ảnh với niềm tiếc thương chân thành

+ “xác phàm vội bỏ”, “da ngựa bọc thây”: cách nói tránh sự hi sinh của những ifn nghĩa sĩ

- Chính họ, những người tự nguyện chiến đấu với những vũ khí thô sơ nay lại hi sinh anh dũng trên chiến trường để lại niềm tiếc thương nhưng tự hào cho người ở lại

=> Hình tượng những người nông dân nghĩa sĩ với sự chiến đấu và hi sinh sanh dũng xứng đáng đi vào sử sách

III. Kết bài

- Khái quát và mở rộng vấn đề



13 tháng 11 2020

T Trong không khí tưng bừng đón chào Ngày giáo Việt Nam, ai ai cũng hân hoan đón đợi. Từ đầu tháng 11, nhà trường đã tổ chức nhiều cuộc thi đua hoa điểm mười để dành tặng thầy cô, các lời tri ân ,những lời hát, bài thơ về thầy cô được chúng em ghi lại, sắp xếp vào tờ báo tường xinh đẹp và đáng yêu chào đón ngày lễ đầy trang trọng.Sân khấu được trang hoàng lộng lẫy đủ màu sắc, có hoa. Hình ảnh Bác Hồ được treo trịnh trọng giữa phông nền, hàng chữ \"Hân hoan chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam\" được trang trí nổi bật. Những chậu hoa tươi do các lớp tự tay cắm được sắp xếp quanh các bậc sân khấu đầy sắc màu và rực rỡ. Sân trường dần đông vui và rộn rã, ai cũng vui cười trong niềm hạnh phúc và đón đợi. Đến giờ buổi lễ bắt đầu, học sinh tập trung về trước sân trường, chúng em xếp hàng ngày ngắn theo từng lớp. Thầy tổng phụ trách đội tuyên bố lý do buổi lễ, giới thiệu các vị khách mời và quý thầy cô tham dự buổi lễ. Hôm nay, thầy cô thật xinh đẹp và oai nghiêm lạ thường. Các cô mang trên mình những tà áo dài đầy duyên dáng, trang điểm nhẹ nhàng mang nét thanh lịch, cuốn hút. Các thầy mang bộ com-lê lịch sự và đứng đắn. Ai cũng nở nụ cười tràn ngập hạnh phúc.Sau màn hát Quốc ca, chúng em được nghe thầy tổng phụ trách đội đọc bài diễn văn về lịch sử truyền thống và ý nghĩa của ngày lễ 20-11. Tiếp đến là chương trình văn nghệ chào mừng buổi lễ. Chương trình văn nghệ diễn ra đầy cuốn hút và hấp dẫn, các tiết mục múa hát của học sinh các lớp không chỉ ấn tượng mà còn đầy xúc động, mang ý nghĩa lớn lao. Đặc biệt, đến từ quý thầy cô có màn trình diễn rất đặc sắc của thầy Lam và cô Ánh Nguyệt với màn song ca bài \"Người giáo viên nhân dân\" thật mượt mà, gây thương nhớ.Chương trình văn nghệ kết thúc, đại diện ban giám hiệu nhà trường là thầy hiệu trưởng Nguyễn Hữu Tuấn lên phát biểu cảm xúc trong ngày lễ thiêng liêng này. Lời thầy nói thật ấm áp và xúc động khiến chúng em thêm yêu, thêm quý và trân trọng công lao, sự hy sinh của mỗi người thầy, người cô trên hành trình truyền thụ tri thức cho chúng em. Để đáp lại ân tình ấy, đại diện học sinh trong nhà trường là bạn Thanh Hoa lớp 5A cũng lên phát biểu, gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cô. Những bó hoa tươi thắm nhất chúng em gửi đến thầy cô mang theo tất cả niềm biết ơn và sự kính trọng. Dù không phải quà cáp vật chất cao sang. Trong ánh mắt của thầy cô, em cảm nhận được niềm vui và sự tự hào dành cho chúng em.Sau khi kết thúc buổi lễ, chúng em cùng nhau ùa lên sân khấu, mang theo những bó hoa xinh đẹp và rực rỡ nhất gửi đến thầy cô. Trong niềm hạnh phúc vô ngần, có lẽ cả thầy cô và chúng em đều nhận được điều gì đó thật lớn lao. Ra về mà những dư âm của buổi lễ còn vang vọng. Em thấy mình phải biết nỗ lực, cố gắng hơn mỗi ngày để không phụ sự hy sinh của thầy cô


13 tháng 11 2020

đại từ tụi bay, tao

tác dụng : các đại từ xưng hô này dùng để diễn tả dc sự căm thù của má với lũ giặc < đại từ mạnh >