K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 11 2020

k mk nha

Quê hương em mới tươi đẹp làm sao! Những con đường làng quanh co trải dài típ tắp. Hai bên đường là những lũy tre xanh rì rào trong gió. Con đường đất trải dài đến vô tận. Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, quê hương em đều có những vẻ đẹp rất riêng. Xuân về quê em như thay áo mới, màu sắc của chồi non của hoa màu bung nở rực rỡ làm lên một vùng đất trời tràn ngập sức sống. Những ngày hè, tiếng ve kêu râm ran trên vòm cây xanh lá, khi ấy, cây đa nơi đầu đình là nơi đông người tập trung nhất. Nào trẻ con, người già, tiếng cười đùa rôm rả vang vọng khắp không gian làng quê, những bóng cây xanh như mở ra một khoảng trời xanh mát mới, không còn cái nóng như thiêu đốt của nắng hạ mà chỉ còn những cơn gió, những câu chuyện trò của trẻ nhỏ, người già. Chiều chiều, trên những cánh đồng lúa vàng là những đàn cò bay lả bay la. Những cơn gió hè mang theo hương đồng cỏ nội bay đi khắp con đường làng. Hương lúa mới quyện vào mùi đất đai như một dấu ấn tuyệt vời nhất mà em chẳng thể nào quên nơi quê hương mình. Thu sang, lá vàng lại làm cho bức tranh quê thêm bao phần thơ mộng, khung cảnh ấy gợi lên những rung động, những hoài niệm thân quen. Đông về, không gian yên lặng và chỉ còn tiếng rít của những cơn gió buốt lạnh. Cây cối khi ấy gầy gò và yếu ớt nhưng vùng đất ấy vẫn âm thầm cố gắng nuôi trong mình dòng chảy tràn trề nhựa sống để rồi khi xuân sang lại thêm phần rực rỡ, sáng tươi. Quê hương! Hai tiếng gọi ấy thật thân thương và gần gũi. Mảnh đất ven bờ sông Hồng được nhận biết bao phù sa, làm lên vùng quê trù phú và màu mỡ, đẹp đẽ đến như vậy. Ôi, em yêu biết mấy quê hương tươi đẹp của mình!

2 tháng 3

Quê em là một ngôi làng nhỏ nằm dưới chân núi. Đứng ở lưng núi là có thể quan sát toàn bộ ngôi làng. Nhìn khắp làng, đâu cũng là màu xanh tươi tràn ngập sức sống. Đó là màu xanh của ruộng lúa đương thì ngon gái thơm nồng hương sữa lúa non. Là màu xanh của những khu vườn tươi tốt được chăm sóc chu đáo. Là màu xanh của những ao bèo, hồ sen. Thật là thích mắt! Nhờ thảm xanh ấy và cả ngọn núi lớn mà cả làng lúc nào cũng mát mẻ. Cuộc sống nơi đây thì bình yên, chậm rãi. Em luôn cảm thấy quê mình như là một chốn thế ngoại đào viên cho mọi người dừng chân nghỉ ngơi khi đã mệt nhọc với chốn xô bồĐứng trên ngọn đồi hoa sim nở tím biếc, em có thể ngắm nhìn toàn cảnh ngôi làng nhỏ - quê ngoại yêu dấu của em. Đây là một ngôi làng nhỏ mang những đặc trưng thân thuộc nhất của một làng quê bắc bộ. Với những ngôi nhà gạch có mái ngói đỏ tươi, cùng khoảng sân rộng bằng xi măng ở phía trước. Và cả một vườn rau với cái ao bèo phía sau nhà. Con đường trong làng giờ đã rộng hơn trước, nhưng vẫn khá ngoằn nghoèo và khúc khuỷu. Những cột điện đứng nép hai bên đường, vừa đỡ dây điện vừa đóng vai trò là cột đèn đường. Cuối làng là một cánh đồng rộng lớn, trồng đầy lạc, củ đậu và su hào. Những người dân trong làng ai cũng hiền lành và dễ mến. Mỗi khi có ai ở xa về, họ lại niềm nở đón chào, gửi tặng những món quà nặng tình láng giềng. Trong buổi chiều tà, sương giăng kín mít. Những mái nhà lại hắt lên ánh đèn vàng ấm áp. Khung cảnh ấy thật bình yên quá đỗi. Yêu biết bao nhiêu quê hương này của em! ngoài kia.

LM
Lê Minh Vũ
CTVHS VIP
16 tháng 11 2020

ngày xưa, đã xưa lắm rồi, khi những khu rừng già bao phủ cà thế gian, khi làng mạc con người còn thưa thớt hơn cả thú trong rừng thì câu chuyện này xảy ra.

lúc đó, loài thỏ có một bộ lông trắng muốt điểm xuyết đen và một cái đuôi sặc sỡ 7 sắc cầu vồng luôn óng mượt và lấp lánh rực rỡ. muôn loài trong rừng đều rất ngưỡng mộ với thỏ. thỏ rất hãnh diện và tự hào về cái đuôi của mình. công - khi ấy chỉ là một con chim bé xíu và khoác trên mình một bộ cánh xấu xí màu nâu xỉn và chỉ có một cái đuôi tròn tròn ngắn củn , rất ghen tị với thỏ. nó luôn rình mò thỏ mọi lúc mọi nơi khiến thỏ mệt mỏi và phát cáu lên. một ngày nọ thỏ hỏi công "tại sao anh luôn bám theo tôi vậy? anh muốn gì?" đạt được mục đích công sung sướng trả lời "anh cho tôi mượn bộ lông và cái đuôi của anh đc ko?" thỏ lập tức đồng ý với điều kiện công không đc bám theo và trả lại cho thỏ bộ lông. mượn bộ lông và cái đuôi của thỏ công chạy khắp nơi khoe bạn bè đến quên cả ăn. tối muộn nó mới đói bụng cuống cuồng tìm thức ăn. nhưng bộ lông của nó quá thu hút sự chú ý của những con báo và con hổ. công quá sợ hãi nên sáng hôm sau đến chỗ thỏ đòi lại bộ lông giản dị lẫn với cỏ cây nhưng nó hối hận nhận ra rằng nó đã hứa ko trả lại bộ lông và cái đuôi. từ đó công ko bao h ghen tị và chơi xấu các con thú khác . 

16 tháng 11 2020

ngày xửa ngày xưa xưa ơi là xưa có nhà đẹp . hết

16 tháng 11 2020

ngày xưa, đã xưa lắm rồi, khi những khu rừng già bao phủ cà thế gian, khi làng mạc con người còn thưa thớt hơn cả thú trong rừng thì câu chuyện này xảy ra.

lúc đó, loài thỏ có một bộ lông trắng muốt điểm xuyết đen và một cái đuôi sặc sỡ 7 sắc cầu vồng luôn óng mượt và lấp lánh rực rỡ. muôn loài trong rừng đều rất ngưỡng mộ với thỏ. thỏ rất hãnh diện và tự hào về cái đuôi của mình. công - khi ấy chỉ là một con chim bé xíu và khoác trên mình một bộ cánh xấu xí màu nâu xỉn và chỉ có một cái đuôi tròn tròn ngắn củn , rất ghen tị với thỏ. nó luôn rình mò thỏ mọi lúc mọi nơi khiến thỏ mệt mỏi và phát cáu lên. một ngày nọ thỏ hỏi công "tại sao anh luôn bám theo tôi vậy? anh muốn gì?" đạt được mục đích công sung sướng trả lời "anh cho tôi mượn bộ lông và cái đuôi của anh đc ko?" thỏ lập tức đồng ý với điều kiện công không đc bám theo và trả lại cho thỏ bộ lông. mượn bộ lông và cái đuôi của thỏ công chạy khắp nơi khoe bạn bè đến quên cả ăn. tối muộn nó mới đói bụng cuống cuồng tìm thức ăn. nhưng bộ lông của nó quá thu hút sự chú ý của những con báo và con hổ. công quá sợ hãi nên sáng hôm sau đến chỗ thỏ đòi lại bộ lông giản dị lẫn với cỏ cây nhưng nó hối hận nhận ra rằng nó đã hứa ko trả lại bộ lông và cái đuôi. từ đó công ko bao h ghen tị và chơi xấu các con thú khác nx.

16 tháng 11 2020

Tôi tên là Trương Sinh, con một nhà hào phú giàu có ở Nam Xương. Từ nhỏ, tôi đã chẳng mặn mà gì với việc học hành nên lúc lớn cũng chỉ sống dựa vào nếp nhà. Nhiều người nói tôi trăng hoa ong bướm nhưng tôi thì không nghĩ vậy, vì từ khi lớn lên đến giờ, tôi chỉ thích có mỗi một người đó là Vũ Thị Thiết người con gái nết na và tư dung tốt đẹp. Tôi thưa với mẹ. Tính ngày tháng tốt, mẹ sửa soạn trăm lạng vàng, sang nhà Vũ Nương xin cưới nàng cho tôi.

Tuy là con nhà nghèo nhưng nàng rất “công dung ngôn hạnh”, vì vậy cuộc sống lứa đôi của chúng tôi vô cùng hạnh phúc. Nhưng cuộc sum vầy chẳng được bao lâu, triều đình bắt lính đi đánh giặc, và tôi nằm trong số người phải đi tòng quân. Lúc đó, vợ tôi còn đang mang thai đứa con đầu lòng. Ngày chia tay bịn rịn, lưu luyến đầy nước mắt. Tôi cúi đầu thương cảm nhận lời dạy bảo của mẹ già. Tôi đau đớn nghe những lời li biệt của vợ rồi lên đường ra nơi biên ải. Trong lòng vừa thương nhớ vợ con, vừa lo lắng cho mẹ già.

Ở nơi chinh chiến, tôi không nguôi nhớ về ngôi nhà đơn sơ với mẹ già và người vợ trẻ. Mãi rồi cuộc chiến cũng chấm dứt, tôi được trở về quê. Vừa đặt chân đến nhà thì hay tin mẹ già đã mất, tôi đau đớn vô cùng. Cảnh nhà heo hút càng sầu thảm làm sao. Tôi bế con trai tôi - nó tên Đản ra thăm mộ mẹ. Đứa con xa lạ với người cha mới gặp cứ quấy khóc hoài. Tôi cố gắng dỗ con:

– Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi.

Đản lại ngây thơ hỏi lại tôi:

– Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói? Chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.

Tôi ngạc nhiên khi nghe con nói thế, liền gạn hỏi thêm thì thằng bé nói:

– Trước đây có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.

Nghe lời con trẻ, tôi vừa đau lòng vừa tức giận. Vậy ra vợ tôi là người đàn bà hư hỏng, trong lúc chồng đi chiến trường thì ở nhà lăng loàn với người đàn ông khác. Thế mà khi ở chiến trường nguy hiểm kia tôi lại không ngừng nhớ tới nàng, mong ngày mong đêm để được về đoàn tụ với nàng.

Về đến nhà, cơn ghen mù quáng khiến tôi không nhịn được, tôi la um lên cho hả giận. Chẳng màng vợ hết lời thanh minh, hàng xóm hết lòng khuyên giải, tôi đuổi Vũ Nương đi. Biết tôi không tin vào sự thật, nàng đau đớn ôm con lần cuối cùng rồi ra khỏi nhà.

Chiều muộn hôm đó, tôi nghe tin nàng đã gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Tuy vẫn giận nhưng tôi cũng mang lưới ra để vớt xác nàng nhưng vớt mãi suốt đêm cũng chẳng thấy đâu.

Một đêm vắng vẻ, tôi ngồi ôm con bên ngọn đèn mới thắp, lòng buồn rầu nghĩ đến Vũ Nương. Bỗng thằng bé reo lên:

– Cha Đản lại đến kia kìa!

Tôi vội hỏi đâu thì nó chỉ vào cái bóng của tôi trên vách nhà. Tôi chợt hiểu ra mọi chuyện. Nhưng mà trời ơi! Tôi đã làm gì thế này. Chính tôi đã giết vợ mình. Vợ tôi đã chết oan uổng vì sự hồ đồ, đa nghi, cả ghen, ích kỉ,… của chính tôi. Tôi hối hận quá. Nhưng đã muộn mất rồi.

Đúng thì tick nhe đừng chép kohiuhiu