K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 12 2021

lớp 9 mà dốt nát

Anh làm thợ mộc Thanh HoaLàm cầu, làm quán, làm nhà khéo thay:Lựa cột anh dựng đòn tayBào trơn, đóng bén nó ngay một bề.Bốn cửa anh chạm bốn dê- Bốn con dê đực chầu về tổ tông.Bốn cửa anh chạm bốn rồng,Trên thì rồng ấp, dưới thì rồng leoBốn cửa anh chạm bốn mèoCon thì bắt chuột, con leo xà nhà.Bốn cửa anh chạm bốn gàĐêm thì nó gáy nhà ra làm vườnBốn cửa anh chạm bốn lươnCon...
Đọc tiếp

Anh làm thợ mộc Thanh Hoa
Làm cầu, làm quán, làm nhà khéo thay:
Lựa cột anh dựng đòn tay
Bào trơn, đóng bén nó ngay một bề.
Bốn cửa anh chạm bốn dê
- Bốn con dê đực chầu về tổ tông.
Bốn cửa anh chạm bốn rồng,
Trên thì rồng ấp, dưới thì rồng leo
Bốn cửa anh chạm bốn mèo
Con thì bắt chuột, con leo xà nhà.
Bốn cửa anh chạm bốn gà
Đêm thì nó gáy nhà ra làm vườn
Bốn cửa anh chạm bốn lươn
Con thì thắt khúc, con trườn ra xa
Bốn cửa anh chạm bốn hoa
Trên là hoa sói, dưới là hoa sen
Bốn cửa anh chạm bốn đèn
Một đèn dệt cửi, một đèn quay tơ
Một đèn đọc sách, ngâm thơ
Một đèn anh để đợi chờ nàng đây

Câu 1: Nhân vật trữ tình anh trong bài ca dao trên đã giới thiệu về mình như thế nào ?Câu 2: Theo anh chị, các con vật kể trên có đặc điểm chung là gì?Câu 3: Anh chị hiểu như thế nào về câu cuối của bài ca dao ?Câu 4: Mục đích giao tiếp của anh thợ mộc có phải là để khoe tài ?Câu 5: Nhận xét về anh thợ mộc trong bài ca dao trên   
0
27 tháng 12 2021

cái bóng

27 tháng 12 2021

cái bóng

27 tháng 12 2021

thôi chưa có ok

27 tháng 12 2021

Xin lỗi nhưng bài văn của bạn có vẻ tôi chưa thấy bao giờ

27 tháng 12 2021

Đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng” trong tập truyện ngắn cùng tên của O.Hen-ri là một tác phẩm nổi tiếng trên toàn thế giới; trong đó, nhân vật cụ Bơ-men là nhân vật đem lại cho tôi nhiều cảm xúc cũng như dư âm nhất! Trong truyện, cụ Bơ-men là một họa sĩ nghèo sống cùng nhà với hai nhân vật chính là Xiu và Giôn-xi. Cụ thường làm người mẫu vẽ cho các họa sĩ để kiếm tiền. Mùa đông năm đó, Giôn-xi bị sưng phổi nặng rất khó chữa. Cụ rất lo lắng, quan tâm tới sức khỏe của Giôn-xi và cụ cũng hiểu chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân có ý nghĩa như thế nào với Giôn-xi. Sự thể hiện của cụ rất âm thầm, lặng lẽ và chỉ được thể hiện ở một đoạn văn ngắn “...họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”. Đoạn văn “ Và bây giờ tôi phải xuống dưới nhà thăm một bệnh nhân khác, tên là Bơ-men, hình như là nghệ sĩ thì phải. Cũng lại chứng sưng phổi. Ông cụ là một người già yếu, bệnh tình nguy kịch. Chẳng còn hi vọng gì, nhưng hôm nay ông cụ sẽ vào nằm bệnh viện để được chăm sóc chu đáo hơn” làm người đọc băn khoăn: chẳng hiểu sao cụ Bơ-men lại ra nông nỗi này? Một người nghệ sĩ chẳng mấy khi đi ra ngoài thì làm sao có thể viêm phổi được! Đến cuối câu chuyện, khi tình trạng bệnh tình của Giôn-xi đã khá hơn nhờ “chiếc lá cuối cùng”, tác giả đã làm người đọc vô cùng ngạc nhiên và xúc động với những gì cụ làm cho Giôn-xi. Hóa ra, “chiếc lá cuối cùng” kia chính là kiệt tác cuối cùng của cụ. Trong đêm đông giá rét nhất, trời mưa bão ầm ầm, cụ đã chẳng ngại ngần trước sự khắc nghiệt của thời tiết và vẽ “nó”, vào chính cái đêm chiếc lá cuối cùng đã rụng. Cụ đã vẽ chiếc lá cuối cùng bằng tất cả tài năng, tình yêu thương của mình. Tấm lòng của cụ quả thật không thể đo đếm. Qua bức vẽ cụ đã truyền khát vọng sống, một “khởi đầu mới” cho Giôn-xi. Cụ đã hồi sinh một linh hồn, một con người. Có thể nói nhân vật cụ Bơ-men là một biểu tượng cho “tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ”

"Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời cụ Bơ- men. Nó là một bức tranh cứu sống con người. Sức sống mãnh liệt của chiếc lá đó đã gieo vào lòng Giôn- xi một tia sáng của niềm tin và hi vọng để Giôn- xi vượt qua cái chết, băng qua cửa tử thần.Cụ Bơ-men là một người có tấm lòng cao cả, cụ hi sinh cả tính mạng gần đất xa trời của mình cho 1 họa sĩ nghèo giàu mơ ước- Giôn-xi. Kiệt tác này xuất phát từ tình yêu thương cao cả, tấm lòng đồng cảm sâu sắc của những con người nghèo khổ. Để có được bức tranh này, vì muốn cứu sống người khác, cụ Bơ- men, người nghệ sĩ tài năng đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Trong đêm mưa tuyết, cụ đã vẽ một chiếc lá giống như chiếc lá thường xuân cuối cùng, "ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa". Chiếc lá giả ấy đã giúp Giôn- xi thấy mình thật là tệ. Muốn chết là một tội. Tác giả O Hen- ri đã thành công trong nghệ thuật đảo ngược tình huống, xây dựng hình tượng nhân vật sinh động. Chao ôi! Kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" của cụ Bơ- men không phải là vật vô tri, vô giác mà nó là thiên sứ của sự sống, của tình yêu thương nhân đạo cao cả. Ta còn thấy: nghệ thuật chân chính vì mục đích nhân sinh, vì cuộc sống con người. Kiệt tác của cụ Bơ- men đã nhắc ta bài học: tình yêu thương con người, tấm lòng nhân đạo cao sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn.(gạch chân dưới câu ghép)

27 tháng 12 2021

Đây là bài ca dao nói về cảnh đẹp của Hà Nội. Tục truyền, vua Lý Thái Tổ đi tìm đất đóng đô, ngang qua đây chợt thấy có rồng vàng bay vút lên trời, cho là điềm lành, bèn quyết định dừng lại, cho xây dựng kinh thành và đặt tên là Thăng Long.

Lịch sử của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội đã ngót ngàn năm. Hàng trăm thế hệ nối tiếp nhau đổ mồ hôi, xương máu để xây dựng mảnh đất này thành gương mặt tiêu biểu cho Việt Nam giàu đẹp. Hà Nội được coi là một vùng đất thiêng, là nơi kết tụ tinh hóa của quốc gia, dân tộc. Thủ đô đã đứng vững qua bao phen khói lửa, bao cuộc chiến tranh đau thương và oanh liệt chống giặc ngoại xâm. Bởi vậy cho nên người Hà Nội rất đỗi tự hào khi giới thiệu về mảnh đất của mình:

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.

Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,

Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

Cái tên hồ Hoàn Kiếm gắn liền với một truyền thuyết lịch sử đẹp đẽ. Truyện kể rằng vào thế kỉ XV, dưới ách đô hộ của giặc Minh, nhân dân ta phải chịu bao điều cơ cực. Mọi người căm giận quân xâm lược đến tận xương tủy. Nghĩa binh Lam Sơn buổi đầu nổi dậy, lực lượng còn non yếu nên Long Quân đã kín đáo cho Lê Lợi mượn thanh bảo kiếm để đánh giặc giữ nước. Sau khi quét sạch mấy chục vạn quân xâm lược Minh ra khỏi bờ cõi, Lê Lợi lên ngôi vua, dựng lại nền độc lập, thống nhất Tổ Quốc. Nhân buổi nhàn du, vua Lê đã cùng quân thần đi thuyền dạo chơi trên hồ Tả Vọng. Bỗng có một con Rùa Vàng rất lớn nổi lên mặt nước. Thuyền đi chậm lại. Tự nhiên nhà vua thấy thanh gươm đeo bên mình động đậy. Rùa Vàng bơi đến trước thuyền và nói: Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân! Vua Lê rút gươm thả xuống cho Rùa Vàng. Rùa Vàng đớp lấy thanh gươm và lặn nhanh xuống nước. Một lúc lâu sau, vệt sáng vẫn còn le lói dưới đấy hồ sâu. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

Hồ gươm nằm giữa lòng thành phố là một thắng cảnh xinh tươi của Thủ đô. Giữa hồ có đền Ngọc Sơn nép mình dưới bóng dâm cổ thụ, có Tháp Rùa xinh xắn xây trên gò cỏ quanh năm xanh mướt.

Lối vào đền Ngọc Sơn là một cây cầu nhỏ cong cong sơn màu đỏ có tên Thê Húc (Tức là nơi ánh sáng ban mai đậu lại). Hai bên là Đài Nghiên, Tháp Bút do nhà thơ Nguyễn Siêu xây dựng vào giữa thế kỉ XIX. Đền Ngọc Sơn thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo - vị anh hùng dân tộc nổi tiếng đời nhà Trần cà thờ Văn Xương đế quân - một vị thần trông coi về văn học - vì Hà Nội được coi là xứ sở của văn chương thi phú.

Trong những năm chiến tranh ác liệt chống đế quốc Mĩ ném bom bắn phá miền Bắc, bắn phá Hà Nội - trái tim của cả nước - chú bé Trần Đăng Khoa mười tuổi đã nhận ra điều kì diệu trong tư thế hiên ngang, bất khuất của Thủ đô. Sau mịt mùng lửa đạn, bầu trời Hà Nội lại xanh trong, soi bóng xuống mặt hồ Hoàn Kiếm và Tháp Bút giống như một cây bút trong tay thi sĩ, ung dung viết thư lên trời cao, những vần thơ sảng khoái thể hiện tài hoa và khí phách của người Hà Nội.

Cũng bởi hồ Hoàn Kiếm đẹp và giàu ý nghĩa như vậy nên du khách đến thăm Hà Nội không thể bỏ qua. Thắng cảnh này tiêu biểu cho truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam cho nên bài ca dao trên vừa là lời giới thiệu, vừa là lời mời mọc chân tình: Du khách muôn phương hãy đến đây để cùng thưởng thức cảnh đẹp, cùng chia sẻ niềm vui, niềm kiêu hãnh với chúng tôi, những người dân Thủ đô khéo léo, cần cù, thanh lịch và hiếu khách!



 

28 tháng 12 2021

- BPNT: So sánh

- Chăm sóc bố,...

16 tháng 1 2022

so sánh

chăm sóc,giúp đỡ bố,..

27 tháng 12 2021

- Lãn ông biết tin bèn đến thăm
- Lãn ông không ngại khổ để chữa bệnh cho cháu bé.

- Ông ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho nó.

- Ông chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:BUỔI ĐẦU TIÊN HỌC TRƯỜNG YÊN PHỤNGUYỄN HIỂN LÊTôi chỉ có tội ham chơi chứ học không đến nỗi dốt lắm, vì cha tôi dạy tôi chữ Nho rồi chữ Quốc ngữ chung với vài đứa em họ tôi và con một người bạn của mẹ tôi. Chúng đều hơn tôi hai, ba tuổi mà học kém tôi.Học như vậy được khoảng hai năm, rồi cha tôi nhờ một thầy kí có bằng...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

BUỔI ĐẦU TIÊN HỌC TRƯỜNG YÊN PHỤ

NGUYỄN HIỂN LÊ

Tôi chỉ có tội ham chơi chứ học không đến nỗi dốt lắm, vì cha tôi dạy tôi chữ Nho rồi chữ Quốc ngữ chung với vài đứa em họ tôi và con một người bạn của mẹ tôi. Chúng đều hơn tôi hai, ba tuổi mà học kém tôi.

Học như vậy được khoảng hai năm, rồi cha tôi nhờ một thầy kí có bằng Tiểu học Pháp Việt dạy vần Tây cho tôi. Đầu năm Canh Thân (1920), cha tôi xin cho tôi được vào học lớp dự bị Trường Yên Phụ. Lúc đó, vào giữa năm học, chắc tôi không được chính thức ghi tên vô sổ.

Buổi học đầu tiên của tôi nhằm ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch. Cha tôi dậy sớm, sắp xếp bút mực, thước kẻ, sách vở vào cái cặp da nhỏ (một xa xỉ phẩm thời đó) rồi khăn áo chỉnh tề, thuê một chiếc xe kéo bánh sắt (chưa có bánh cao su) để đưa tôi tới trường ở dưới chân đê Yên Phụ, cách nhà tôi hai cây số, dắt tôi lại chào thầy Hà Ngọc Chử, gởi gắm tôi với thầy.

Ngày nay, đọc lại hai trang đầu bài Tựa cuốn Thế hệ ngày mai, trong đó, tôi chép lại một buổi học đầu tiên của tôi và buổi học đầu tiên của con tôi ngoài hai chục năm sau vẫn còn bùi ngùi: tình cha tôi đối với tôi, và tình vợ chồng tôi đối với con tôi, sự săn sóc của chúng tôi đối với con y như nhau, hai thế hệ một tấm lòng, một tinh thần.

Tôi còn thấy rõ nét mặt của cha tôi, của thầy Chử, cảnh sân trường, cảnh lớp học, tưởng đâu như việc mới xảy ra tháng trước, thế mà đã sáu chục năm qua rồi. Bài Tựa đó đã làm cảm động nhiều độc giả, có người định lựa cho vào một tập Văn tuyển.

Hôm đó, cả sáng lẫn chiều, cha tôi đưa tôi tới trường, rồi đợi tan học lại đưa tôi về. Nhưng chỉ ngày hôm sau, cha tôi kiếm được một bạn học cùng lớp với tôi, lớn hơn tôi một, hai tuổi, nhà ở Hàng Mắm gần nhà tôi, và nhờ em đó hễ đi học thì rẽ vào nhà tôi, đón tôi cùng đi. Từ đó, người khỏi phải đưa tôi nữa, và mỗi ngày tôi với bạn đi đi về về bốn lượt, từ nhà tôi tới trường, từ trường về nhà. Mùa hè để tránh nắng, chúng tôi theo bờ đê Nhị Hà, qua phố Hàng Nâu, Ô Quan Chưởng gần cầu Đu-me (Doumer) (cầu Long Biên), bến Nứa để hưởng hương thơm ngào ngạt của vài cây đuôi chồn (loại lilas) ở khỏi dốc Hàng Than, lá mùa xuân xanh như ngọc thạch, mùa đông đỏ như lá bàng. Mùa đông để tránh gió bấc từ sông thổi vào, chúng tôi theo con đường ở phía trong, xa hơn, qua phố Hàng Đường, Hàng Than, sau nhà máy nước, nhà máy thuốc lá. Có lẽ, nhờ đi bộ như vậy, mỗi ngày tám cây số, luôn năm, sáu năm trời nên thân thể cứng cáp, mặc dầu thiếu ăn thiếu mặc.

(Trích Hồi kí Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn học, Hà Nội, 1993)

 

Câu 1. Nội dung chính của văn bản trên đã được thể hiện rõ ở phương án nào?

A. Câu mở đầu của văn bản

B. Tiêu đề của văn bản

C. Câu cuối văn bản

D. Câu đầu của các đoạn

Câu 2. Dòng nào sau đây nêu đúng tính chất hồi kí của văn bản này?

A. Ghi lại những sự việc có thực mà tác giả đã trải qua

B. Ghi lại những sự việc trọng đại đã xảy ra trong quá khứ

C. Ghi lại các câu chuyện của các danh nhân nổi tiếng

D. Ghi lại những câu chuyện tưởng tượng trong quá khứ

Câu 3. Văn bản được viết theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ nhất số nhiều

C. Ngôi thứ hai

D. Ngôi thứ ba

Câu 4. Tính chất xác thực của văn bản trên được thể hiện ở chi tiết nào sau đây?

A. Bài Tựa đó đã làm cảm động nhiều độc giả….

B. Hôm đó, cả sáng lẫn chiều, cha tôi đưa tôi tới trường, rồi đợi tan học lại đưa tôi về.

C. Chúng tôi theo bờ đê Nhị Hà, qua phố Hàng Nâu, Ô Quan Chưởng gần cầu Đu-me (Doumer) (cầu Long Biên), bến Nứa …

D. Cha tôi dậy sớm, sắp xếp bút mực, thước kẻ, sách vở vào cái cặp da nhỏ (một xa xỉ phẩm thời đó)…

Câu 5. Dòng nào chứa cảm xúc, tâm trạng của người viết?

A. Buổi học đầu tiên của tôi nhằm ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch.

B. Lúc đó, vào giữa năm học, chắc tôi không được chính thức ghi tên vô sổ.

C. …thế mà đã sáu chục năm qua rồi.

D. …cha tôi đưa tôi tới trường, rồi đợi tan học lại đưa tôi về.

Câu 6. Các sự việc trong văn bản được kể theo trình tự nào?

A.Theo diễn biến của sự việc

B. Theo trình tự không gian

C.Theo hồi ức của người kể

D. Theo trình tự thời gian

Câu 7. Trong câu: “ Cha tôi dậy sớm, sắp xếp bút mực, thước kẻ, sách vở vào cái cặp da nhỏ (một xa xỉ phẩm thời đó) rồi khăn áo chỉnh tề, thuê một chiếc xe kéo bánh sắt (chưa có bánh cao su) để đưa tôi tới trường ở dưới chân đê Yên Phụ, cách nhà tôi hai cây số, dắt tôi lại chào thầy Hà Ngọc Chử, gởi gắm tôi với thầy.” từ “ chân” trong “ chân đê” có cùng nghĩa với từ “chân” nào trong các câu sau đây?

A. Thầy u mình với chúng mình chân quê ( Nguyễn Bính)

B. Anh em như thể tay chân ( Ca dao)

C. Chân ta bước lòng ung dung tự hào ( Phan Nhân)

D. Hãy du ngoạn một vòng dưới chân núi Tam Đảo.

Câu 8. Trong những ví dụ sau, ví dụ nào không sử dụng từ đồng âm?

A. Ruồi đậu mâm xôi mâm xôi đậu

B. Chiếc bàn này , chân đã gãy/ Tôi muốn bàn với cậu một việc.

C. Tay anh ấy bị đau./ Những tay tre đan vào nhau như bức tường thành.

D. Mẹ mua đường về làm bánh./ Đường đời muôn nỗi chông gai

Câu 9. “ Biết ơn người thầy đã dạy dỗ, chỉ bảo mình từ những điều nhỏ nhất” là nội dung ý nghĩa của thành ngữ nào?

A. Khỏi rên quên thầy

B. Ăn cháo đá bát

C. Tôn sư trọng đạo

D. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

Câu 10. Đặt câu với thành ngữ mà em vừa tì

0