K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2

Olm chào em, cảm ơn đánh giá của em về chất lượng bài giảng của Olm, cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm trên hành trình tri thức. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm em nhé!

1, Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong hai câu thơ sau: Con ong làm mật, yêu hoa Con cá bơi, yêu nước, con chim ca, yêu trời 2, Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: Đất êm dịu tựa bàn tay người đỡ Mầm mạ lọt lòng mập mạp trắng xinh 3, Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp nghệ thuật trong những câu sau: Mẹ dành...
Đọc tiếp

1, Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong hai câu thơ sau: Con ong làm mật, yêu hoa Con cá bơi, yêu nước, con chim ca, yêu trời 2, Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: Đất êm dịu tựa bàn tay người đỡ Mầm mạ lọt lòng mập mạp trắng xinh 3, Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp nghệ thuật trong những câu sau: Mẹ dành hết tuổi xuân vì con Mẹ dành những chăm lo tháng ngày Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ. 4, Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng qua hai câu thơ sau: “Lời chào là hoa Nở từ lòng tốt” 5, Chỉ ra và làm rõ tác dụng của biện pháp tu từ nhân hoá được sử dụng trong hai câu thơ sau: Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua 6, Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn: “Hãy nhớ rằng tình yêu thương là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời của mỗi chúng ta”.

0
2 tháng 2

Mở bài: Tôi là một cô gái sống cùng mẹ trong một ngôi nhà nhỏ ở làng quê yên bình. Cuộc sống của chúng tôi vô cùng hạnh phúc cho đến một ngày, mẹ tôi lâm bệnh nặng. Nhìn mẹ ngày một yếu đi mà tôi không thể làm gì khiến tôi rất đau lòng. Nhưng tôi không bỏ cuộc và quyết tâm tìm cách cứu mẹ bằng mọi giá.

Thân bài:

Một ngày nọ, tôi nghe nói rằng trên núi cao có một vị tiên ông thông thái có thể chữa được mọi bệnh tật. Với niềm hy vọng mong manh, tôi quyết định lên đường tìm gặp tiên ông. Trải qua bao nhiêu khó khăn, vượt qua bao nhiêu ngọn núi, dòng suối, cuối cùng tôi cũng gặp được tiên ông.

Tiên ông nhìn tôi với ánh mắt hiền từ và lắng nghe câu chuyện của tôi. Ông bảo rằng để cứu được mẹ tôi, tôi phải tìm được bông hoa cúc trắng và số lượng cánh hoa sẽ tương ứng với số ngày mẹ tôi có thể sống thêm. Tôi không chần chừ, lập tức trở về làng và bắt đầu tìm kiếm.

May mắn thay, tôi tìm thấy một bông hoa cúc trắng bên bờ suối. Nhưng khi đếm số cánh hoa, tôi chỉ thấy có vài cánh, không đủ để mẹ tôi sống thêm bao lâu. Trong nỗi tuyệt vọng, tôi nghĩ rằng nếu tôi xé từng cánh hoa thành nhiều cánh nhỏ hơn, số cánh sẽ tăng lên và mẹ tôi sẽ có thêm thời gian.

Tôi bắt đầu tỉ mẩn xé từng cánh hoa, từ một cánh thành hai, từ hai thành bốn, và cứ tiếp tục như vậy cho đến khi bông hoa cúc trắng trông như có vô số cánh nhỏ. Tôi trở về nhà và dùng bông hoa cúc ấy đặt lên ngực mẹ. Phép màu xảy ra, mẹ tôi từ từ hồi phục và khỏe mạnh trở lại.

Kết bài:

Kể từ đó, bông hoa cúc trắng với nhiều cánh nhỏ trở thành biểu tượng của lòng hiếu thảo và tình yêu thương vô bờ bến. Mỗi khi nhìn thấy những bông hoa cúc trắng xinh đẹp, tôi lại nhớ về hành trình gian nan nhưng đầy tình yêu mà tôi đã trải qua để cứu mẹ. Câu chuyện của tôi đã trở thành một bài học quý giá về lòng kiên trì, tình mẫu tử và sức mạnh của tình yêu thương.

Chiếc lá Chim sâu hỏi chiếc lá: - Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi! - Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu. - Bạn đừng có giấu! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa kia lại có vẻ rất biết ơn bạn? - Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ, tôi là một búp non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế cho đến bây giờ. - Thật như...
Đọc tiếp

Chiếc lá Chim sâu hỏi chiếc lá: - Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi! - Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu. - Bạn đừng có giấu! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa kia lại có vẻ rất biết ơn bạn? - Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ, tôi là một búp non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế cho đến bây giờ. - Thật như thế sao? Đã có lần nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt ngày đêm chưa? - Chưa! Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác tôi cả. Suốt đời tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường. - Thế thì chán thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện. - Tôi không bịa chút nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi - những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói đến. (Theo Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Trần Hoài Dương, NXB Kim Đồng, năm 2019) Câu 1. Xác định chủ dề của câu chuyện? Câu 2. Theo câu chuyện, vì sao bông hoa lại kính trọng những chiếc lá? Câu 3.Theo em chiếc lá trong câu chuyện là hình ảnh của những người như thế nào trong cuộc sống của con người? Câu 4.Tôi không bịa chút nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi - những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói đến. Từ câu trả lời của hoa, em rút ra cho mình những bài học gì? Câu 5: Tìm thán từ có trong văn bản trên?

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: CHIỀU DÀY CỦA BỨC TƯỜNG Chỗ này ngày xưa tôi treo một bức tranh phong cảnh. Bức tranh ấy đã làm tôi như được gần thiên nhiên hơn giữa các toà nhà khối hộp góc cạnh khô khan và đơn điệu. Còn bây giờ chị treo ở đấy cái lồng bàn nhựa xanh. Chỗ kia là chỗ của chiếc lá phong tôi mang từ Nga về với bao kỉ niệm. Rồi gió to, rồi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: CHIỀU DÀY CỦA BỨC TƯỜNG Chỗ này ngày xưa tôi treo một bức tranh phong cảnh. Bức tranh ấy đã làm tôi như được gần thiên nhiên hơn giữa các toà nhà khối hộp góc cạnh khô khan và đơn điệu. Còn bây giờ chị treo ở đấy cái lồng bàn nhựa xanh. Chỗ kia là chỗ của chiếc lá phong tôi mang từ Nga về với bao kỉ niệm. Rồi gió to, rồi nắng to, rồi độ ẩm lớn, tất cả đã ập tới đập vào cái lá mỏng manh ấy cho đến khi nó chỉ còn là những cái gân nhỏ xíu yếu ớt và cuối cùng tan ra, bay đi.Nhưng với tôi bao giờ chiếc lá phong vẫn cứ ở chỗ đó, ở chỗ của nó. Còn bây giờ cái tủ đã che kín khoảng tường ấy. Chỗ kia nữa với những dáng người buồn vui trên bức tường, có được từ những lần tôi nhìn rất lâu vào những vệt vôi vô tình và tưởng tượng ra, nay phủ lớp ve xanh. Chẳng còn ở đấy dáng người giống dáng tôi hồi bé.Không thấy đâu hai mái đầu đang chụm lại thì thẩm.Cái mũi cao hếch với hàng mi rợp buồn ở góc tường kia làm tôi thẫn thờ baolần giờ nơi nao? Tất cả, tất cả đều xa lạ, xa lạ quá... Cuộc đến thăm căn phòng cũ đã không như tôi tưởng. [...] Về đến nhà mình, nhìn mọi vật trong phòng, tôi bỗng nhớ tới người chủ cũ của nó. Không biết chỗ hiện nay tôi đặt giá sách người chủ cũ đã gửi gắm tình cảm gì vào đó? Bức tường ấy đã chứng kiến những gì trong phần đời của họ? Chẳng hiểu lớp vôi quét đã phủ lên những kỉ niệm nào của người chủ trước đây? Rồi tôi chợt giật mình nhận ra: Lớp kỉ niệm của tôi trên những bức tường sẽ luôn nằm ở giữa lớp kỉ niệm của người đến trước và người đến sau tôi. Và những bức tường cứ dày lên cùng với những lớp kỉ niệm ấy. (Phạm Sông Hồng, Chiều dày của bức tường, Trần Hoài Dương tuyển chọn, Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi, tập 3, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2016) Câu 1(0,5 điểm): Xác định chủ đề và ngôi kể của câu chuyện? Câu 2 (1,0 điểm): Xét về mục đích nói, những câu in đậm thuộc kiểu câu gì? Theo em tác giả sử dụng kiểu câu đó có ý nghĩa như thế nào với việc thể hiện chủ đề câu chuyện? Câu 3 (1,0 điểm) Em hiểu như thế nào về nhan đề “Chiều dày của bức tường”? Câu 4 (0,5 điểm)Câu văn “Nhưng với tôi bao giờ chiếc lá phong vẫn cứ ở chỗ đó, ởchỗ của nó.” đã cho thấy thái độ như thế nào của nhân vật tôi với những kỉ niệm, những kí ức của mình? Câu 5 (1,0 điểm) Từ câu chuyện trên, em hãy liên hệ với thực tế và viết một đoạn văn 5 – 7 câu nêu suy nghĩ của mình về việc cần biết trân trọng kí ức, kỉ niệm của chính mình.

0
Con bé phát hiện ra thế giới sống động trong khu vườn nhỏ ấy vào buổi chiều. Cơn mưa từ đâu kéo đến giăng kín trời, đất vườn nồng lên mùi ngái ngái. Con bé đứng bên cửa sổ, luồn tay qua khung cửa gỗ để những giọt mưa nặng trĩu trượt dài trên tay mình trước khi tung tóe trên nền gạch đỏ. Đôi chân của con bé cũng không ngừng nhún nhảy theo điệu nhảy hân hoan của mưa. ...
Đọc tiếp

Con bé phát hiện ra thế giới sống động trong khu vườn nhỏ ấy vào buổi chiều. Cơn mưa từ đâu kéo đến giăng kín trời, đất vườn nồng lên mùi ngái ngái. Con bé đứng bên cửa sổ, luồn tay qua khung cửa gỗ để những giọt mưa nặng trĩu trượt dài trên tay mình trước khi tung tóe trên nền gạch đỏ. Đôi chân của con bé cũng không ngừng nhún nhảy theo điệu nhảy hân hoan của mưa. Mưa ngớt dần. Cánh tay vẫn lì lợm vươn ra để níu lấy mấy giọt mưa cuối cùng. Tức thì, con bé thu tay lại khi nhận ra có thứ gì đó bám nhẹ trên tay mình. Ồ! Con chuồn chuồn kim! Con bé nhìn chuồn chuồn kim mảnh mai không chớp mắt. Màu xanh trên thân nó như bầu trời kỳ diệu hiện ra trước mắt. Chuồn chuồn kim chợt run rẩy, hai cánh ướt nhẹp khép vào nhau. - Bố! Bố! Bố ơi! Con bé vừa chạy đi vừa gọi thét lên, xé tan cả điệu nhạc tí tách yên bình sau cơn mưa. Xòe bàn tay có chuồn chuồn ra trước mắt bố, con bé hốt hoảng: - Con chuồn chuồn bị cảm mất bố ơi! Ông Tấn chau mày, buông tiếng thở dài: - Con đem nó ra ngoài sân rồi mau vào tắm gội đi! Đừng nghịch ngợm nữa! Con bé bỏ lại sau lưng lời nhắc nhở của bố và chạy vụt vào trong bếp. Lần đầu tiên sau cơn mưa, con bé huơ tay mình trên đống than hồng. Chỉ là để ủ ấm cho con chuồn chuồn kim bé nhỏ. Đêm đó, con bé sẵn sàng nhường gối êm cho chuồn chuồn kim nằm im trên đó và thủ thỉ với nó: - Em còn lạnh không? - Nhà em ở đâu? - Em thích chơi ở đâu nè? - Mai chị sẽ dẫn em đi chơi nha. ... Nhưng chính chuồn chuồn kim lại dẫn đường cho con bé đến thế giới kỳ lạ trong khu vườn. Cơn mưa đêm qua đã gột sạch tất cả bụi bặm trên những tàu lá. Những đốm nắng vàng mơ đậu đầy trên thảm cỏ. Và, ở góc vườn, mấy con bọ ngựa màu xanh đang ngủ say trên tàu lá chuối, vài con cánh cam vừa cựa mình, hai con bướm trắng đang khẽ rung đôi cánh mềm mại như sắp sửa bay lên. Rồi, con ếch cốm, con cóc nâu, con dế mèn... Một, hai, ba... bảy... chín, mười. Con bé đứng tròn mắt nhìn cả thế giới đang động đậy quanh mình. Thoắt cái, con bé lại chạy vụt đi. ... Đêm đêm, đàn đom đóm đến phiên gác, thắp đèn lung linh cả góc vườn. Con bé lần theo thứ ánh sáng huyền diệu đó bước vào thế giới của riêng mình. Đó là thế giới thần tiên giữa bóng đêm. Con bé như người khổng lồ đang bước vào xứ sở của những người bạn tý hon. Không! Con bé là người mẹ tí hon của mười đứa con tí hon. Con bé quên cả bữa cơm để chăm sóc con cánh cam bị ốm. Con bé quên cả trưa nắng hè để đi tìm con bướm trắng lạc đường. Con bé quên cả bóng đêm để xem con chuồn chuồn hoa đã ngủ say chưa... (“Thế giới của con” - Dương Hằng - Trích trong “65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi” - NXB Kim Đồng, 2022, tr 509 - 511). Câu 1. Hãy xác định ngôi kể và các nhân vật trong truyện ngắn trên? Câu 2. Hãy nêu các chi tiết truyện quan trọng thể hiện tình cảm của nhân vật “con bé” với các con vật dễ thương trong khu vườn bé nhỏ? Qua đó em thấy cô bé là người như thế nào? Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn trích sau: Con bé quên cả bữa cơm để chăm sóc con cánh cam bị ốm. Con bé quên cả trưa nắng hè để đi tìm con bướm trắng lạc đường. Con bé quên cả bóng đêm để xem con chuồn chuồn hoa đã ngủ say chưa... Câu 4. Nhà văn Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri, tác giả của Hoàng tử bé, từng khẳng định: “Chỉ có con mắt trẻ em mới có thể cảm nhận một cách thuần khiết vẻ đẹp phong phú và bí ẩn của thế giới”. Em thấy điều đó có đúng với truyện ngắn trên không? Vì sao? Câu 5. Hãy nêu những thông điệp ý nghĩa em rút ra từ văn bản trên? Câu 6: Tìm thán từ có trong văn bản trên?


0