K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 9 2018

\(\frac{9}{16}-x=\frac{3}{5}\Rightarrow x=\frac{9}{16}-\frac{3}{5}=-\frac{3}{80}\)

\(x-\frac{2}{3}=\frac{8}{9}\Rightarrow x=\frac{8}{9}+\frac{2}{3}=\frac{14}{9}\)

K MK NHA.

~GIÚP MK LÊN 200 ĐIỂM NHA CÁC BẠN~

25 tháng 9 2018

lam sao de giup

Hà Nội tức cảnh

Phất phơ ngọn trúc trăng tà,
Tiếng chuông Trấn Võ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mùng khói tỏa ngàn sương,
Dịp chầy An Thái, mặt gương Tây hồ.

Người có công phiên âm từ chữ Nôm sang chữ quốc ngữ bài thơ này đầu tiên là nhà sưu tập Trần Trung Viên vào đầu thế kỷ 20. Cuối thập kỷ 50 đầu thập kỷ 60 của thế kỷ 20, nhà giáo Nguyễn Duy Diễn, tác giả sách luận đề về Dương Khuê đã công bố thêm một phiên bản, có vài tiểu tiết khác so với bản của Trần Trung Viên:

Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Võ, canh gà Thọ Xương
Mịt mùng khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Về cái sự chuyển hóa bài thơ này thành ca dao cũng có nhiều ý kiến, trong đó có những ý kiến mâu thuẫn, trái chiều. Có tài liệu viết, theo nhà giáo Nguyễn Duy Diễn cho biết, Dương Thiệu Cương – anh ruột của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và tiến sĩ giáo dục Dương Thiệu Tống đã hiệu đính nguyên tác của ông nội mình 2 chi tiết mà không ngại phạm tội “bất kính” vì đã biến thơ thành ca dao.

“Phất phơ ngọn trúc la đà” thành: “Gió đưa cành trúc la đà”

“Mịt mù” thành “mịt mùng”

Song, cũng có nguồn ghi, dựa theo Dương gia phả ký của dòng họ, tham khảo thêm Luận đề về Dương Khuê của Nguyễn Duy Diễn (Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn, 1960), tiến sĩ Dương Thiệu Tống đã chép lại nguyên văn bài thơ Hà Nội tức cảnh trong thiên khảo luận Tâm trạng Dương Khuê và Dương Lâm (NXB Văn học, Hà Nội, 1995) kèm theo nhận xét về câu lục mở đầu: “Có người đã sửa đổi câu thơ này là Gió đưa cành trúc la đà, nhưng có lẽ là sai vì làm mất đi ý nghĩa ẩn dụ của toàn câu mà chỉ có ý nghĩa tả cảnh mà thôi!”

Cũng từ nguồn này cho hay, người sửa thơ của Dương Khuê là Phạm Quỳnh (1892 – 1945). Khi có dịp ra Huế, ông mượn nửa bài thơ cũ (của Dương Khuê), thêm bớt đôi chỗ để thành một bài “tức cảnh” cho xứ Huế.

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương.

Vậy đã rõ, thay vì phong cảnh Hà Nội, nó đã thành ra phong cảnh Huế. Bấy giờ là tháng 4 – 1918, lần đầu Phạm Quỳnh được ghé chốn Thần Kinh và sau đó thực hiện liền bút ký Mười ngày ở Huế để kịp đăng trên tạp chí Nam Phong (NXB Văn học in lại thành sách, Hà Nội, 2001). Dưới cặp lục bát tân trang, Phạm Quỳnh viết thêm: “Cả cái hồn thơ của xứ Huế như chan chứa trong hai câu ca ấy. Chùa Thiên Mụ là một chốn danh lam, có cái tháp bảy tầng, làng Thọ Xương thì ở bờ bên kia. Đêm khuya nghe tiếng chuông chùa với tiếng gà gáy xa đưa văng vẳng ở giữa khoảng giời nước long lanh mà cảm đặt thành câu ca".

Và cũng bắt đầu từ đó, hai câu lục bát của Phạm Quỳnh nổi lên, chưa hẳn vì hay mà vì thiên ha tranh nhau tranh luận, giành địa danh. Khoan bàn đúng sai, hai câu lục bát này đã gây ra hiệu ứng dư luận thời bấy giờ. Tập I Ca dao xứ Huế bình giải do Ưng Luận soạn thảo (Sở Văn hóa - Thông tin Thừa Thiên - Huế, 1991) phản ánh: "Không ngờ hai câu này đã gây nên nhiều cuộc bàn cãi sôi nổi, vì chùa Thiên Mụ ở Huế mà huyện Thọ Xương ở Hà Nội".

Ở Hà Nội, huyện Thọ Xương thuở xưa kéo dài từ khu vực Nhà Thờ Lớn ra tới Đồn Thủy, tương đương hai quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng hiện nay. Nhưng người Huế cũng có lý của người Huế bởi ở Huế, tuy chẳng có làng nào tên Thọ Xương đối ngạn chùa Thiên Mụ qua sông Hương như Phạm Quỳnh nhầm tưởng. Thế nhưng, địa bàn đó có ngọn đồi từng mang tên Thọ Xương. Đó là đồi Long Thọ ở làng Nguyệt Biều, nay thuộc phường Thuỷ Biều, thành phố Huế.

Nếu thế, dù Phạm Quỳnh có công với đất nước và phê bình ông bà không được người Việt chấp nhận nhưng rõ ràng trong trường hợp này, Phạm Quỳnh có dấu hiệu đạo văn, thuổng thơ của Dương Khuê. Thậm chí ăn cắp một cách trắng trợn. Có thể ở thời này, người ta chưa thực sự ý thức về tác quyền nhưng qua cách làm (đổi địa danh rồi khoe khoang, khoác lác) của Phạm Quỳnh.

Và giờ đây, chúng ta cần phải khẳng định, không ai có quyền hiệu đính một vài tiểu tiết của một bài thơ hoàn chỉnh để phù phép nó trở thành ca dao cả. Có chăng, ở thời loạn lạc, khi người ta còn quá nhiều việc để làm nên đành phải chấp nhận như vậy. Khi có điều kiện, phải trả bài thơ ấy về cho Dương Khuê.

25 tháng 9 2018

mời bạn tham khảo nhé 

Bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà là một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh mùa thu vào buổi sáng sớm nơi kinh thành Thăng Long. Mỗi câu thơ là một cảnh đẹp được chấm phá qua ngòi bút đặc sắc của các tác giả dân gian nhằm ca ngợi cảnh đẹp quê hương:

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói toả ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Ca dao dân ca xưa và kể cả không ít những nhà thơ đã tả nhiều về vẻ đẹp thanh bình kinh thành Thăng Long. Cảnh mùa thu thật đẹp, gió nhẹ nhẹ đủ làm gợn sóng mặt hồ Tây, bên bờ hồ liễu rủ biêng biếc. Câu thơ mở đầu cho thấy gió rất nhẹ, gió không thổi mà chỉ đưa nhẹ nhàng làm đung đưa những cành trúc rậm rạp la đà sát mặt đất. Cành trúc được làn gió thu trong trẻo, mát lành vuốt ve êm dịu, cùng vói gió cành trúc khẽ lay động bay cùng chiều gió.

Gió đưa cành trúc la đà

Cảnh đẹp thật gợi cảm, gợi tình trong khí thu mát mẻ trong lành. Câu thơ có màu xanh của trúc, khe khẽ của gió, và đương nhiên khí thu, tiết thu, bầu trời khoáng đạt, những cánh diều vi vu trên không, đằng sau những cành trúc la đà là tiếng oanh vàng thánh thót.

Mùa thu câu cá - Bài thơ nổi tiếng tả cảnh sắc mùa thu nơi đồng bằng Bắc Bộ của Nguyễn Khuyến cũng có gió nhẹ làm mặt ao lăn tăn, chiếc lá thì khẽ đưa vèo. Còn Đỗ Phủ thì “Hai cái oanh vàng kêu liễu biếc”. Đó chính là những tín hiệu mùa thu.

Nếu như ta chỉ cảm nhận bằng thị giác là chính sau những cành trúc la đà mặt đất thì câu thơ thứ hai lại là động là âm thanh.

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Đây là thủ pháp quen thuộc lấy xa tả gần, lấy động tả tĩnh. Xa xa văng vẳng tiếng chuông Trấn Vũ êm êm gây không khí rộn ràng náo động. Tiếng gà tàn canh Thọ Xương vọng tới. Tiếng chuông ngân vang hoà cùng tiếng gà gáy le te. Âm thanh như tan ra hoà cùng đất trời sương khói mùa thu. Trong làn sương khói, ánh sáng đêm thu bao phủ tràn khắp mọi nẻo, nhịp chuông vang vọng cùng gà gáy như làm cho mọi vật càng mơ màng thơ mộng hơn. Cuộc sống đang say tràn trong niềm vui háo hức:

Mịt mù khói toả ngàn sương

Khói toả mịt mù được đảo lại mịt mù khói toả. Thủ pháp nghệ thuật đảo ngữ làm tăng sự huyền ảo lung linh của cảnh vật, của cuộc sống. Mặt đất một màu trắng mờ, do màn sương bao phủ. Nhìn cận cảnh hay viễn cảnh đều có cảm giác như mặt đất đang chìm trong khói phủ. Cuộc sống yên bình tĩnh lặng, vũ trụ đang quay, thời gian trôi đi, trời trở về sáng. Tiếng chày đều tay từ phường Yên Thái ngân vang dồn dập. Nhịp chày chính là nhịp đập của cuộc sống, sức sống mạnh mẽ của kinh đô này. Bình minh ửng hồng phía đằng Đông xua tan làn sương khói. Hồ Tây mênh mông phẳng lặng như chiếc gương khổng lồ sáng dần lên in hình phố cổ. Đây là hình ảnh trung tâm mặt gương Tây Hồ, một tứ thơ toả sáng làm cho cả bài bừng lên:

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Bài thơ tả cảnh dẹp kinh thành Thăng Long, nhưng thông qua miêu tả cảnh, ẩn chứa tình cảm tự hào về quê hương đất nước:

Rủ nhau chơi khắp Long Thành

Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai

Quê hương đang ngày ngày thay da đổi thịt, cảnh tình thấm vào nhau rung động mãi trong hồn ta. Tâm hồn tác giả thật say sưa mới có những vần thơ hay đến vậy.

Bài ca dao để lại trong ta ấn tượng tuyệt vời về Thăng Long. Nó giúp ta yêu hơn tự hào hơn, về kinh đô ngàn năm văn hiến. Bài ca dao mang vẻ đẹp cổ điển hoa lệ như một bài cổ thi trác tuyệt.

Trích: loigiaihay.com

25 tháng 9 2018

Army đây nhưng ko biết câu trả lời bài của bn

25 tháng 9 2018

a Các từ láy trong đoạn đầu văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê: bần bật, thăm thẳm, chiêm chiếp. nức nở, tức tưởi, rón rén, nhảy nhót, ríu ran, nặng nề. 
b. Bảng phân loại

25 tháng 9 2018

Từ ghép : chung quanh, lủng củng, hung dữ, dẻo dai, chí khí, xa lạ, mong ngóng, phẳng lặng

còn lại là từ ghép

( hình như thế, k bt đúng k nx )

25 tháng 9 2018

từ ghép: chung quanh, hung dữ, cứng cáp, vương vấn, châm chọc.

từ láy: sừng sững, lủng củng, mộc mạc, nhũn nhặn, dẻo dai, chí khí, chậm chạp, mong ngóng, xa xôi, phẳng lặng.

7 tháng 12 2018

tự làm mẹ đi chứ đăng làm đéo gì

25 tháng 9 2018

Vào thời xã hội phong khiến đã có rất nhiều ng phải khổ cực.Ruộng đất nằm cho tay địa chủ và lãnh chúa .Họ lại giao cho nông dân hoặc nông nô cày cấy để thu thuế.Lập bộ máy nhà nc đó vừa đg đầu để cai trị ,bọc lột ,đàn áp các giai cấp khác .Nhà vua và các triều đại khác ăn ở xa hoa lãng phí, ko tôn trọng ng dân như thế ko đáng để mọi ng tôn trong

25 tháng 9 2018

đọc nội quy nha 

mk sẽ tôt cáo bn

25 tháng 9 2018

Xin lỗi mình ko phải là ARMY nha

Và bạn ko nên đăng câu hỏi lung tung nha

Chúc bạn học giỏi các môn!

25 tháng 9 2018

bạn ơi lần sau làm tiếp đi nhé!Dể cô giáo ca cho bn 1 bải là bn hiểu ra luôn chứ mk ko có cách

25 tháng 9 2018

Hơn ''bảy mươi phần trăm cơ thể bạn là nước” - đó không còn là lời quảng cáo cho một hãng nước khoáng nào nữa, giò' đây nó trở thành lời cảnh báo cho con người về tầm quan trọng của nước sạch đối với đời sống. Đặc biệt trong thực tế, nguồn nước sạch ngày càng vơi cạn như hiện nay.

Nhắc đến nước sạch, ta nhắc đến những nguồn nước ngầm được đưa lên mặt đất (nước máy, nước giếng), hay nước mưa... Những nguồn nước này được sử dụng cho sinh hoạt của con người: ăn uống, tắm giặt..., cho sản xuất mà không gây hại cho sức khoẻ.

Con người có thể nhịn ăn cả tuần nhưng khó có thể nhịn uống một vài ngày. Nhận định ấy phần nào thể hiện được vai trò cua nước sạch đối với đời sống. Không chi vậy, nhắc đến nước sạch, ta còn nhắc đến một phần tất yếu không thể thiếu trong nhiều mặt của cuộc sống.

Nước sạch dùng cho sinh hoạt hàng ngày, nước đểuống, nước để rửa thực phẩm, chế biến thực phẩm, nước để tắm rửa, để lau dọn... Cơ thể người có đến hon 70% là nước. Như vậy, nước chiếm một vai trò rất lớn đối với sựsống con người: nước chiếm một lượng lớn trong tế bào, nước vận chuyến, đưa máu đi khắp cơ thể, nước thanh lọc thận... Không có nước sạch, rau củ quả, thịt cá cũng không được rửa sạch, khi đó con người cũng không được dùng chúng một cách ngon lành. Không có nước sạch, thực phẩm rất khó được chế biến, lúc đó biết đâu ta sẽ phải ăn sống hoặc ăn toàn đồ cháy? Có ai đó nói rằng: nước là thứ duy nhất trên cõi đời này trong sạch. Nước trong sạch trước hết bởi chính bản thân chúng trong sạch và còn bởi nước làm trong sạch nhiều thứ. Nước để giặt giũ, nước để lau dọn, để thanh lọc... Hãy thử tưởng tượng, nước bao trùm lên mọi thứvì lí do này hay vì lí do khác kể cả con người, khi ấy nếu nước váy bẩn thì mọi thứ cũng theo đó mà ô nhiễm, tanh hôi...

Nước sạch còn là yếu tố không thể thiếu để sản xuất. Nước để tưới tiêu cho nông nghiệp. Nước để giảm nhiệt mấy cho công nghiệp nặng, nước để làm sạch nguyênliệu cho công nghiệp nhẹ... Nước sạch là một tài nguyên không thể thiếu cho sự duy trì và phát triển kinh tế.

Vai trò của nước to lớn là vậy nhưng tiếc thay, nước sạch lại không phải là tài nguyên vô tận. Càng đáng tiếc hơn là khi con người không bảo vệ được nước sạch vì thế mà nguồn nước sạch đang dần dần vơi cạn.

Thực tế cho thấy các mạch nước ngầm đang giảm dần. Đêcó được nước sạch, giếng phải đào sâu hơn vào lòng đất, có nơi sâu đến vài chục mét mà vẫn vô vọng. Lưu lượng các con sông cũng giảm dần. Ó Việt Nam trong vài năm trở lại đây, sông Hồng, sông Đuống... hay rơi vào tình trạng “sông cạn”, mực nước xuống thấp dưới mức báo động làm tàu thuyền không thể lưu thông... Đó là chưa nói đến tình trạng nước sạch bị ô nhiễm, váy bẩn. Rác thải sinh hoạt khiến những dòng sông đổi màu nhanh chóng. Chất độc hoá học làm ô nhiễm mạch nước ngầm. Đó là chưa nhắc đến tình trạng lãng phí nước sạch ở nhiều gia đình, nhiều cá nhân.

Bởi sự phụ thuộc của sựsống con người, của sản xuất đối với nước sạch, khi nước sạch dần vơi cạn, đời sống con người cũng phải lên tiếng kêu cứu.

Đâu cứ phải châu Phi nóng bức, sa mạc trải dài mới thiếu nước sạch. Ngay giữa lòng thành phố của nhiều quốc gia tình trạng thiếu nước cũng vẫn là vấn đềcăng
thẳng, nhức nhối. Hà Nội là một ví dụ sinh động, tiêu biểu cho điều đó. Những con sông ô nhiễm nặng nề như một mầm bệnh nguy hiểm nằm im chờ dịp bùng phát bệnh tật. Những làng “ung thư”, làng “u bệnh” xuất hiện trong vài năm trở lại đây là hậu quả của những mạch nước ngầm bị nhiễm độc. Rồi mùa màng bị tàn phá, kim loại bị ăn mòn... đó là hậu quả của những cơn mưa axit độc hại...

Nước sạch đang dần vơi cạn, thực tế đó như một hiếm họa đe doạsựsống toàn nhàn loại. Trái đất tự ép mình, co rúm. méo mó, ép hoài, ép hoài mới cho ra vài giọt nước hiếm hoi mỏng manh... Vài giọt ấy sao có thể ban phát sự sống cho mấy ti con người vẫn đang tiếp tục gia tăng?

Con người phải hành động dể giữ gìn, bảo vệ nước sạch và cũng là bảo vệ chính con người. Tiết kiệm nguồn nước sạch hiện có là biện pháp trước mắt. Nhưng về lâu dài, chúng ta phải biết giữ vệ sinh; rác thái sinh hoạt, rác thải công nghiệp phải được thu gom xửlí. Bên cạnh đó bảo vệ rừng cũng là cách để thanh lọc nguồn nước bịô nhiễm, từ đó cải hoá nước mưa axit, các nguồn nước bị ô nhiễm.

Bên cạnh nước sạch, không khí, rừng... cũng là những tài nguyên vô giá thiên nhiên ban tặng cho sựsống. Song, trước thực tếđang ngày càng vơi cạn, dần bịô nhiễm của các loại tài nguyên, con người cán gióng lên hổi chuông cảnh tỉnh lẫn nhau để cùng bảo vệ sự sống.

25 tháng 9 2018

Trong cuộc đời mỗi con người, chúng ta chắc hẳn luôn có những người bạn giúp chúng ta vượt qua những khó khăn và kề bên mỗi khi gặp chuyện vui cũng như chuyện buồn. Em cũng không phải là ngoại lệ, cũng có một người bạn thân luôn sẻ chia và giúp đỡ mỗi khi em gặp khó khăn. Kha – đó là tên đứa bạn thân nhất của em.

Kha năm nay bằng tuổi em, cũng là mười tuổi. Kha có nước da trắng như trứng gà bóc cùng dáng người thanh mảnh. Lúc nào đến lớp bạn cũng gọn gàng trong bộ đồng phục áo trắng quần đen, mái tóc dài được búi gọn gàng sau gáy. Kha có khuôn mặt bầu bĩnh và đôi mắt biết nói. Đôi mắt bạn to tròn lấp lánh ánh cười luôn cong cong như vầng trăng khuyết, nó như biết nói biết cười, biết sẻ chia mỗi khi em buồn và cổ vũ mỗi khi em gặp chuyện vui. Giọng nói của Kha trong trẻo như tiếng chim vàng oanh mỗi sáng, bạn đừng lầm tưởng rằng giọng nói ấy sẽ chua ngoa nhé. Bởi vì giọng nói ấy rất truyền cảm và vô cùng thu hút. Kha thường kể cho chúng em nghe những câu chuyện ma mà bạn ấy biết, với chất giọng ly kì hấp dẫn, nó luôn làm chúng em hét toáng mỗi khi đến đoạn cao trào. Đổi lấy một tiếng cười vang nhí nhảnh của nó là bộ mặt hoảng hồn của mấy đứa chúng em.

Thú thật lúc đầu em cũng không thích Kha bởi vì người đâu mà vừa học giỏi vừa xinh lại còn hát hay nữa. Không những thế ba mẹ lại rất hay lôi Kha ra để so sánh với em làm em cảm thấy rất bực bội cùng tủi thân bởi chẳng một đứa trẻ nào thích bị bố mẹ so sánh với bạn bè đâu, đặc biệt là trong khi đứa trẻ ấy còn không thích cô bạn kia nữa. Và có lẽ em vẫn sẽ ghét Kha như vậy nếu không có chuyện xảy ra lần đó.

Hôm ấy là một buổi sáng mùa đông lạnh lẽo, từng cơn gió bấc rít gào bên ô cửa sổ khiến em run lên. Chẳng hiểu sao chiều hôm trước em còn khỏe mạnh, chạy từ đầu sân đến cuối sân chơi trò đuổi bắt với anh trai mà ngày hôm sau đã ốm đến không dậy nổi. Em mệt mỏi mở to đôi mắt thẫn thờ nhìn bầu trời xám đen bên ngoài ô cửa, lòng nghĩ thầm cách để đến lớp mà không làm phiền ai. Mùa đông đến, em biến thành con sâu lười ham ngủ, chính vì vậy mà em luôn là nguời ngủ dậy muộn nhất nhà. Ba mẹ thường cùng anh trai em ăn sáng rồi đi học, đi làm em dậy sau nên sẽ ăn sáng sau rồi tự đi học. Nếu không phải hôm nay trường anh em tổ chức làm tình nguyện nên phải đi từ sớm thì nếu không anh sẽ không để em như thế này mà đến trường. Em đang đau đầu định bước xuống giường thì nghe thấy tiếng của Kha vọng từ bên ngoài vào:
- Lan ơi, cậu không đi bây giờ là cậu muộn học đấy!

Em muốn nói thật to cho nó rằng tớ đang bị ốm nhưng lời nói chẳng thể nào thoát ra khỏi cổ họng được. Chờ mãi không thấy ai trả lời, lại thấy đèn nhà em đang sáng, nó tò mò bước vào nhà không quên kèm theo câu: “Cháu xin phép ạ.”. Vào đến phòng em nó hoảng hốt chạy vào, hết sờ mặt lại sờ đến trán:
- Cậu sốt rồi, sao không gọi tớ vào, bố mẹ cậu đâu, anh trai cậu đâu sao cậu ở nhà một mình thế?
- Bố…mẹ…tớ…đi làm. Còn… còn anh tớ đi tình nguyện rồi…khụ..
- Cậu đã ăn sáng chưa? Rồi còn nhà cậu có thuốc không, để đâu chỉ tớ, tớ đi lấy.

Nhìn bộ dạng lo sốt vó của nó mà em ngỡ ngàng, bấy lâu nay em nghĩ Kha cũng chẳng ưa em vậy mà khi em ốm bạn liền lo lắng đến như vậy. Tự nhiên em cảm thấy mình đúng là một đứa bạn tồi, không nhận ra Kha tốt như thế nào mà chỉ theo suy nghĩ riêng của mình mà ghét bạn. Em ngại ngùng đón nhận sự giúp đỡ từ bạn mà vui sướng khi có một người bạn tốt như Kha. Sau khi nấu cháo cho em ăn, bạn còn giúp em uống thuốc và gọi điện xin phép cho cả hai chúng em cùng nghỉ bởi vì chăm sóc em đã khiến bạn muộn giờ học.

Từ hôm ấy ngày nào Kha cũng qua nhà giảng bài cho em, nhờ vậy mà em đã theo kịp bạn bè khi đi học trở lại mà không cần đến sự giúp đỡ của gia sư hay thầy cô phụ đạo thêm. Dù trước đây luôn ham chơi bỏ bê bài tập nhưng sau kỉ niệm lần ấy em đã chú ý hơn và nâng cao được điểm số khiến thầy cô và bố mẹ rất vui lòng. Tất cả là nhờ có sự tận tâm giúp đỡ của Kha, cuối học kì I vừa rồi chúng em đã đứng trong top 10 của lớp và được các thầy cô tuyên dương là đôi bạn cùng tiến đấy!
Em rất yêu quý cô bạn thân của mình và mong muốn tình bạn của chúng em cũng sẽ bển chặt qua thời gian để em có thể lưu lại được những kí ức tuổi học trò khi ở bên bạn bè và gia đình.

k mk nhé

         Trong suốt những năm tháng ở dưới mái trường Tiểu học, em có rất nhiều những người bạn tốt. Nhưng trong suốt 5 năm đến trường, trong số những người bạn ấy, em có một cậu bạn thân từ hồi lớp Một cho đến bây giờ. Đó là Nam.
      Nam không chỉ là bạn thân ở trường mà còn là bạn ấu thơ, người bạn hàng xóm cạnh nhà của em. Cùng là con trai nên sở thích của chúng em khá giống nhau. Trái ngược với những bạn nữ thích để tóc dài điệu đà xinh xắn, em và Nam cắt tóc ngắn. Bởi vì bọn em còn chơi rất nhiều trò hay với nhau, khi ra mồ hôi cũng không thấy quá khó chịu. Nam có nước da hơi ngăm đen vì những ngày tháng tuổi thơ cùng em chơi thả diều hay chơi đuổi bắt với đám trẻ hàng xóm. Cậu ấy có dáng người cao, đặc biệt là đôi chân dài nên Nam là người chạy nhanh nhất trong lớp. Nam sở hữu một đôi mắt sáng, lúc nào cũng linh động. Mẹ em nói người nào có đôi mắt như thế là thông minh lắm. Quả thật đúng là vậy. Nam vô cùng thông minh. Trong các giờ học, cậu ấy luôn là người giơ tay hăng hái phát biểu nhất lớp. Dù mới chỉ là học sinh lớp Năm nhưng đôi khi Nam có những câu hỏi mà khiến thầy cô giáo phải bất ngờ. Các bài kiểm tra của Nam luôn đạt điểm cao và đứng đầu lớp. Không chỉ trong các giờ học, mà ngay cả các hoạt động của lớp, Nam cũng nhiệt tình tham gia.
Nam là một người năng nổ, hoạt bát và rất dễ mến. Lớp em ai cũng quý cậu ấy. Nam và em là bạn thân từ nhỏ nên mỗi sáng cậu ấy đều qua rủ em đi học, chiều cùng đi về nhà. Chúng em thân thiết với nhau như hình với bóng khiến nhiều bạn trong lớp phải thắc mắc mà hỏi rằng: “Thế hai đứa không tách nhau ra được à?” Những lúc ấy Nam đều cười xòa và đáp lại rằng: “Không thể đâu, bọn tớ chơi thân với nhau từ bé quen rồi.”
Hồi còn nhỏ, em rất hay bị ốm nên mẹ không bao giờ cho em ra ngoài chơi cùng đám trẻ hàng xóm cả. Mỗi ngày em đều nhìn chúng chơi đùa, cười nói vui vẻ mà vô cùng khát khao. Em cứ nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ được chơi cùng chúng thì một ngày mùa thu nọ, nắng vàng dịu nhẹ trải dài khắp muôn nơi, Nam đã chạy đến trước mặt em và rủ em cùng cậu ấy đi chơi thả diều. Ban đầu em vẫn còn ngập ngừng phân vân vì mẹ không cho, nhưng ngay sau đó, Nam đã chạy vào xin phép mẹ em. Chẳng hiểu sao cậu ấy chỉ cần nói vài ba câu là mẹ em đã gật đầu đồng ý rồi. Chẳng thể chờ lâu hơn, em cùng Nam nhanh chân chạy tới triền đê, cả hai đứa cùng nhau chơi thả diều suốt ngày hôm đó. Từ ngày ấy, ngày nào Nam cũng qua rủ em đi chơi cùng, thế rồi hai đứa cứ thế mà thân nhau. Chúng em đã là bạn thân từ khi còn bé đến tận năm lớp Năm rồi, em mong rằng đến lúc lên cấp hai, bọn em vẫn sẽ học chung trường, chung lớp như bây giờ.
      Em rất yêu quý Nam. Nam chính là người đã đem tới cho em rất nhiều niềm vui và kỷ niệm. Em mong rằng tình bạn của hai đứa sẽ bền lâu và gắn chặt mãi đến sau này.