Em hãy tưởng tượng và kể 3 phương tiện giao thông tranh công so bì nhau
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ xưa đến nay, người tài trí luôn được coi trọng, bởi họ có thể giúp ích cho nước nhà. Trải qua các triều đại với nhiều biến cố trong lịch sử, đất nước ta cũng đã xuất hiện rất nhiều người tài giúp ích cho đất nước, giúp nước ta vượt qua khó khăn mỗi khi có quân xâm lược. Trong nhân gian cũng có nhiều câu chuyện kể về người tài, đề cao những người có đức, có tài, trong số đó có truyện Em bé thông minh.
Ngày xửa, ngày xưa, có một vị vua nổi tiếng là thanh liêm, bình an trị quốc rất giỏi. Một ngày nọ, đất nước đứng trước nguy cơ bị xâm lược, quân giặc khắp nơi đều nhòm ngó và muốn tiến quân đánh chiếm nước ta. Trước tình hình đó, nhà vua bèn sai cận thần của mình đi khắp nơi để tìm người tài về giúp vua cai trị đất nước. Vị cận thần nghe lời vua dặn, đi khắp nơi để tìm người tài về giúp vua nhưng tìm mãi, tìm mãi mà vẫn chưa thấy có một người nào thông minh, lỗi lạc.
Một ngày nọ, vị cận thần đi qua cánh đồng quê, nơi đây chỉ toàn những người nông dân chân lấm tay bùn, lúc đầu ông nghĩ rằng: “Người tài chắc sẽ không hiện hữu ở những nơi như thế này đâu”. Sau đó, ông nhìn thấy hai cha con nhà nông phu đang miệt mài làm ruộng, người cha thì đánh trâu cày còn người con trai khoảng bảy, tám tuổi đang đập đất. Vị cận thần lúc này đã rất chán nản, tuyệt vọng, nhưng rồi ông tự nhủ “Hay là mình cứ thử xem sao, biết đâu điều kì diệu sẽ xảy ra”.
PROMOTED CONTENT
Mỗi đêm, bạn sẽ bị mất 1kg, nếu bạn làm điều này trước khi ngủ!
Thechokoslimlb
Anh chàng kiếm 6,9 tỷ mỗi tháng bằng phương pháp quái đản.
Freetut
10 điều mà cô nàng nào cũng muốn bạn trai làm mà không cần nói ra
Herbeauty
Ông bèn cất tiếng hỏi:
– Này lão kia! Trâu của lão một ngày cày được mấy đường?
Nghe thấy câu hỏi từ vị cận thần, người cha chỉ biết ngẩn ra, không biết trả lời quan như thế nào vì quá khó. Đúng lúc đó, cậu bé để tóc trái đào nhanh nhảu hỏi lại quan rằng:
– Thế xin hỏi ông câu này đã: Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi một ngày cày được mấy đường.
Xem thêm: Hướng dẫn soạn văn Ông lão đánh cá và con cá vàng – Chương trình Ngữ văn lớp 6
Viên quan nghe thấy liền sửng sốt, mừng thầm trong lòng. Ông nghĩ rằng cậu bé này chính là người tài mà ông muốn tìm kiếm. Ông bèn hỏi tên, quê quán của hai cha con rồi vội lên ngựa về tâu với vua.
Vị cận thần về kể lại câu chuyện cho nhà vua nghe, nhà vua rất mừng rỡ nhưng ông vẫn chưa tin ngay và muốn thử tài cậu bé một lần nữa. Ngài bèn sai người ban cho làng đó ba thúng gạo nếp và ba con trâu đực, lệnh cho làng đó phải nuôi ba con trâu đực ấy đẻ thành chín con, hẹn một năm sau phải nộp đủ, nếu không cả làng phải chịu tội.
Nhận được lệnh bề trên, cả làng vô cùng lo lắng, rất nhiều cuộc họp làng đã được mở ra để tìm cách giải quyết tình huống nguy nan này nhưng vẫn vô ích. Ngay sau đó, cậu bé nghe được tin này và liền nói với cha rằng:
– Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng giết thịt hai con trâu nấu thúng gạo nếp để dân làng ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một trâu, một thúng gạo, ta xin làng làm tổn phí cho cha con mình trẩy kinh lo liệu việc này.
Người cha nghe con nói vậy rất sợ hãi, vội khuyên can:
– Đã ăn thịt trâu còn lo liệu thế nào? Mày đừng có mà dại dột mà mất đầu đấy con ạ!
– Cha cứ mặc con, thế nào con cũng lo xong xuôi mọi việc.
Thấy con quả quyết như vậy, người cha cũng không nói gì thêm, vội ra trình với làng. Dân làng nghe vậy nửa tin nửa ngờ, bắt hai cha con viết giấy cam đoan rồi mới dám ngả trâu đánh chén.
Vài ngày sau, hai cha con cũng đến được hoàng cung, cậu bé dặn cha đứng đợi ở ngoài còn mình thì lẻn vào trong rồi lăn ra khóc nức nở. Nghe thấy tiếng khóc, vua sai lính dẫn em bé vào và hỏi:
– Thằng bé kia! tại sao nhà ngươi lại khóc ầm ĩ, làm kinh động đến ta?
Nghe thấy vậy, cậu bé nín khóc, dụi mắt vờ đáp:
– Tâu đức vua, mẹ con thì chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cha con cho con được nhờ.
Nghe cậu bé nói vậy, nhà vua và các quan triều đình đều bật cười, vua đáp:
– Này nhóc! Mày muốn có em chơi cùng thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực thì làm sao mà đẻ được.
Chỉ đợi nghe câu này của nhà vua, em bé tươi tỉnh đáp:
– Thế sao làng của con lại bị lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ!
Vua cười bảo:
– Ta thử trí thông minh của nhà ngươi đấy thôi. Thế làng các ngươi không biết đem trâu ra giết thịt ăn với nhau à?
Em bé tươi tỉnh đáp:
– Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp biết là lộc vua ban nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi ạ.
Nhà vua rất hài lòng với cách ứng xử của em bé nhưng vẫn muốn thử tài em một lần nữa. Ngày hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm thì nhà vua cho cận thần đem đến một con chim sẻ, lệnh cậu bé dọn thành ba cỗ thức ăn. Cậu bé suy nghĩ một lúc rồi chạy đi lấy một cây kim và nói với sứ giả rằng: “Ông cầm lấy cái này, về tâu với đức vua xin rèn cho tôi một con dao thật sắc để xẻ thịt chim”.
Xem thêm: Hướng dẫn soạn văn Câu cá mùa thu của tác giả Nguyễn Khuyến
Sứ giả mang cây kim về tâu với đức vua, nhà vua thán phục trí thông minh của cậu bé, thưởng cho hai cha con rất hậu hĩnh. Hai cha con vui mừng trở về quê nhà.
Không lâu sau, có một nước láng giềng muốn chiếm bờ cõi nước ta. Họ sai sứ giả đem sang cho nước ta một cái vỏ ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố chúng ta sâu được sợi chỉ qua đường ruột ốc. Nhà vua thấy vậy bèn triệu tập bá quan văn võ trong triều để tìm cách giải quyết nhưng vẫn không được. Đức vua bèn sai người đi hỏi cậu bé. Khi nghe thấy quan mang dụ chỉ của vua đến, cậu bé chỉ cười và hát rằng:
Tang tình tang, tình tính tang
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang
Tang, tình tang…
Rồi cậu bé nói với viên quan rằng: “Cứ làm theo cách đó là xâu được ngay”.
Nghe cậu bé nói vậy, viên quan vội vã về tâu với nhà vua. Vua sai người làm theo những gì cậu bé dặn và đúng là con kiến càng đã sâu được sợi chỉ xuyên qua ruột ốc. Nhà vua và triều đình ai cũng vui mừng, sứ giả nước bạn thì vô cùng thán phục. Sau này, em bé được vua phong làm Trạng nguyên và được ở trong dinh thự hoàng cung tiện cho việc giúp vua bình an trị quốc.
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, quan niệm ấy từ xưa đến nay vẫn được chúng ta duy trì và phát huy. Người có trí tuệ sẽ nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo, cũng giống như cậu bé trong câu chuyện, thay vì suy nghĩ làm thế nào để thực hiện được lệnh vua ban thì hãy đặt ra các tình huống tương tự để nhà vua thực hiện. Câu truyện giống như một lời nhắn nhủ đến các nhà lãnh đạo và các thế hệ trẻ của nước ta hiện nay. Để trở thành một người lãnh đạo giỏi, cần phải biết lựa chọn người tài để giúp sức. Còn thế hệ trẻ thì cần phải cố gắng để trở thành những người tài, có ích cho đất nước. Mỗi một cá nhân cần phải rèn luyện cả đức và tài, chăm chỉ học tập, rèn luyện để cống hiến cho đất nước.
Từ xưa đến nay, người tài trí luôn được coi trọng, bởi họ có thể giúp ích cho nước nhà. Trải qua các triều đại với nhiều biến cố trong lịch sử, đất nước ta cũng đã xuất hiện rất nhiều người tài giúp ích cho đất nước, giúp nước ta vượt qua khó khăn mỗi khi có quân xâm lược. Trong nhân gian cũng có nhiều câu chuyện kể về người tài, đề cao những người có đức, có tài, trong số đó có truyện Em bé thông minh.
Ngày xửa, ngày xưa, có một vị vua nổi tiếng là thanh liêm, bình an trị quốc rất giỏi. Một ngày nọ, đất nước đứng trước nguy cơ bị xâm lược, quân giặc khắp nơi đều nhòm ngó và muốn tiến quân đánh chiếm nước ta. Trước tình hình đó, nhà vua bèn sai cận thần của mình đi khắp nơi để tìm người tài về giúp vua cai trị đất nước. Vị cận thần nghe lời vua dặn, đi khắp nơi để tìm người tài về giúp vua nhưng tìm mãi, tìm mãi mà vẫn chưa thấy có một người nào thông minh, lỗi lạc.
Một ngày nọ, vị cận thần đi qua cánh đồng quê, nơi đây chỉ toàn những người nông dân chân lấm tay bùn, lúc đầu ông nghĩ rằng: “Người tài chắc sẽ không hiện hữu ở những nơi như thế này đâu”. Sau đó, ông nhìn thấy hai cha con nhà nông phu đang miệt mài làm ruộng, người cha thì đánh trâu cày còn người con trai khoảng bảy, tám tuổi đang đập đất. Vị cận thần lúc này đã rất chán nản, tuyệt vọng, nhưng rồi ông tự nhủ “Hay là mình cứ thử xem sao, biết đâu điều kì diệu sẽ xảy ra”.
Ở trên sân trường có rất nhiều loại cây lâu năm, nào cây bàng, cây xà cừ, cây phượng, cây bằng lăng. Mỗi loại cây đều có một đặc trưng riêng. Khi mùa hè đến, tiếng ve kêu râm ran hoa phượng nở đỏ rợp trời, hoa bằng lăng nở tím một góc. Đó cũng là lúc chúng em bước vào một kì nghỉ hè mới.
Ở sau trường em có một cái sân bằng đất rất to, là nơi mà chúng em tập thể dục mỗi khi đến giờ. Ở 4 góc của chiếc sân này có 4 cây bàng xung quanh, tỏa bóng rất mát mỗi khi chúng em ngồi nghỉ ngơi.
Ca dao – dân ca là tiếng nói tâm tình của người lao động. Bên cạnh những bài thể hiện đời sống tình cảm phong phú còn có những bài trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ của người nông dân trước công việc của hộ, tiêu biểu là bài sau đây:
"Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cây còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm,
Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời êm, bể lặng mới yên tâm lòng."
Người nông dân nghĩ sao nói vậy, thật giản dị, mộc mạc, tự nhiên. Nhưng chính điều đó lại tạo nên sự cảm động chân thành, sâu sắc trong lòng người đọc. Nỗi băn khoăn lo lắng của người nông dân quá lớn, như đúc lại thành khối nặng nề đè lên đôi vai gầy của họ, khiến chúng ta không khỏi xót xa, thương cảm.
Ý thơ thật đơn giản: người phụ nữ nông dân đi cấy lúa, chân ngập dưới bùn sâu mà lòng ngổn ngang trăm mối lo toan, trông mong nhiều bề, mong sao mưa thuận gió hòa, mọi sự bình an.
Tục ngữ có câu: Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn. Kể từ khi cắm mạ xuống ruộng cho đến khi mang lúa về nhà, người nông dân phải làm bao nhiêu công việc vất vả, cực nhọc, phải tính toán, trăn trở mọi lẽ. Nhiều khi lúa đã chín vàng đồng, chỉ một trận lũ lụt tràn qua là tay trắng lại hoàn tay trắng.
Trong nghề nông, thường thì công việc cày bừa nặng nhọc dành cho đàn ông, còn việc nhổ mạ, cấy hái dành cho phụ nữ. Cho nên căn cứ vào giọng điệu, có thể cho rằng nhân vật trữ tình đang bày tỏ nỗi niềm trong bài ca dao trên là một phụ nữ hay làm và rất có ý thức về công việc của mình. Trước hết là sự phân biệt rõ ràng giữa mình với những người thợ cấy khác.Người ta đì cấy lấy côngTôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.Đi cấy lấy công là đi cấy thuê cho người khác để lấy tiền công. Cấy ít tiền ít, cấy nhiều tiền nhiều. Xong việc là chẳng ràng buộc trách nhiệm gì với chủ ruộng, có vất vả cũng chỉ là vất vả tấm thân: Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, Đổi bát mồ hôi lấy bát cơm, ... ( Tục ngữ ). Còn mình thì đi cấy trên ruộng của nhà mình. Đó là cơ sở để phân biệt giữa người làm thuê với người làm chủ. Và sự trông mong, lo lắng nhiều bề cùng xuất phát từ đây. Người thợ cấy tự hào phân biệt “tôi” khác với “người ta” ở cách tính toán trăn trở, năm liệu bảy lo về công việc mình làm với một ý thức trách nhiệm cao và một vốn hiểu biết khá phong phú, toàn diện.
Hai từ trông và bề ở câu thứ hai thật hàm súc, đa nghĩa và được sử dụng đúng nơi đúng lúc. Trông ở đây vừa có nghĩa quan sát, nhìn ngó, nhận xét, phân tích, vừa có nghĩa là lo lắng, mong đợi, hy vọng. Bề ở đây cũng vậy, vừa chỉ cái hữu hình tồn tại trong không gian có thể nhìn bằng mắt ( trời, đất, mây ), vừa chỉ cái vô hình có thể trông, nhìn hoặc chiêm nghiệm bằng tâm tưởng ( nỗi lo thiên tai, niềm vui được mùa, ...)
Có lẽ không có bài ca dao nào mà từ trông được lặp lại nhiều lần và độc đáo như ở bài này. Toàn bài chỉ có 6 câu mà từ trông được dùng đến 9 lần, mỗi lần mỗi nghĩa cụ thể khác nhau. Do đó, tuy lặp lại nhiều lần nhưng nghe vẫn thấy mới mẻ, sống động, không nhàm chán.
Ở câu đầu:
"Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề "
từ trông mang ý nghĩa khái quát gắn liền với từ nhiều bề, gợi lên hình ảnh người nông dân có cách suy nghĩ, nhìn nhận về công việc rất thấu đáo. Đây chính là chủ đề của bài thơ.
"Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm."
Các từ trông trên đây đều có thể hiểu theo hai hoặc ba lớp nghĩa và mỗi từ có một sắc thái biểu cảm khác nhau.Nếu như ở câu: Trông trời, trông đất, trông mây, từ "trông" có nghĩa là nhìn, quan sát và theo dõi liên tục những thay đổi của thời tiết với thái độ băn khoăn, lo lắng, thì ở câu dưới:
"Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm."
Từ "trông " còn có nghĩa là mong mỏi. Mong sao mưa thuận gió hòa cho cây lúa tốt tươi, để người vơi bớt nhọc nhằn và chứa chan hy vọng. Đến hai câu cuối thì từ trông hoàn toàn biểu hiện niềm hy vọng, cầu mong tha thiết:
"Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời êm, bể lặng mới yên tấm lòng."
Chân cứng đá mềm là thành ngữ chỉ ý chí và sức khỏe con người cùng sự an toàn của người lao động, nhất là những người phải xông pha trong công việc gian nan vất vả thường ngày để có niềm vui, niềm tin vào cuộc sống.
Trời êm, bể lặng cũng là một thành ngữ biểu hiện sự thuận hòa của thiên nhiên ( thời tiết, khí hậu ); cao hơn nữa là sự yên bình trong cuộc sống ( xã hội trật tự, an ninh, không có chiến tranh, trộm cướp )…
Càng hiểu rõ nội dung ý nghĩa của từ trông trong bài ca dao này, ta càng khâm phục và đồng cảm với nỗi lo toan vất vả của người thợ cấy nói riêng và của người nông dân nói chung. Từ đó, càng thêm thương thêm quý những giọt mồ hôi ngày ngày họ đổ xuống đồng để làm ra hạt lúa nuôi đời:
"Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần."
Trong những bài ca dao trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ của người làm ruộng trước công việc của họ, khó tìm thấy một bài vừa giản dị, tự nhiên, vừa hàm súc như bài này.
#Jiin
Tôi là chủ của một cửa hàng bán cá nọ. Tôi sẽ kể cho các bạn một câu chuyện mà tôi thấy áy náy vô vùng.
Số là hôm đó tôi muốn quảng cáo về cửa hàng của mình. Thế là tôi làm một cái biển, mặt đề mấy chữ to tướng:
"Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI"
Khi biển vừa treo lên, có một người đi ngang qua nhìn cái biển, cười bảo:
- Trước kia nhà hàng này quen bán cá ươn hay sao mà giờ phải đề là " cá tươi".
Tôi nghe vậy, thấy có lí, liền bỏ ngay chữ "tươi" đi.
Hôm sau, có một người khách đến mua cá, nhìn cái biển, cười bảo:
- Người ta chả lẽ ra hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là "có bán".
Nghe vậy, tôi nghĩ:" Ừ nhỉ! Sao mình lại không nghĩ ra." Thế là tôi bỏ ngay hai chữ "Ở đây".
Vài hôm sau, lại có một người khách đến mua cá, nhìn cái biển cúng cưởi bảo:
- Nhà này không bán cá thì bày ra để khoe hay sao mà phải đề là "có bán".
Tôi nghe vậy thấu đúng, liền bỏ ngay chữ "có bán", thành tấm biển chỉ có mỗi chữ " cá". Tôi nghĩ giờ chẳng ai bắt bẻ được tôi nữa.
Cách vài hôm, có nhười láng giềng sang chơi nhà tôi, nhìn cái biển, nói:
- Chưa đi đến đâu phố đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần thì thấy toàn là cá, ai chả biết là bán cá, còn cải đề cái biển làm gì, mất công ra!
Thế là tôi lại cất nốt cái biển. Kì lạ là sau hôm đó nhà tôi rất vắng khách, không hiểu tại sao, mong các bạn giải thích hộ tôi nhé.
* Chú ý: Bài văn có nhiều lỗi diễn đạt, mong các bạn sửa lại. Chúc các bạn học tập vui vẻ!!!
Bãi biển quê tôi đẹp lắm. Buổi sáng, mặt trời soi nắng vàng, mặt biển lấp lánh như có hàng ngàn viên kim cương. Buổi trưa, mặt trời như giận dữ, rọi một một luồng ánh sáng xuống mặt biển. Buổi chiều, biển khoác lên mình chiếc áo tím hồng của hoàng hôn. Buổi tối, biển thật huyền bí với tấm áo màu đen và lấp lánh những ngọn đèn hải đăng không ngừng chớp đỏ.
Tôi đứng trên bãi cái, sóng biển tràn vào rồi lại trôi về dòng nước xanh biếc, khi sóng biển dạt vào trong tôi, tôi có cảm giác được vị thần sóng đưa ra khơi để tham gia vào sự sống dưới làn nước trong vắt kia. Vô cùng đẹp, vô cung tràn trề sự sống. Mặt biển xanh, bầu trời xanh, những dãy núi xanh vô tận. Giữa những màu xanh ấm áp đó nổi bật nhất có lẽ là bãi cát vàng mịn màng. Bãi cát giống như một tấm nhung lụa khổng lồ, trải dà cả một bờ biển. Đứng trên đó, tôi có cảm giác như mình đang đứng trong "tiệm bán vải" của thiên nhiên. Tấm vải của bầu trời, tấm vải của mặt biển, tấm vải cát ...
Chiều chiều lũ trẻ thường chạy nhảy, nô đùa dưới bãi cát vàng này để thả diều. Tôi cũng vậy, cũng thả diều. Chiếc diều của tôi thả hok đơn thuần là chiếc diều, thả diều không đơn thuần là tôi cầm nó và đưa lên bầu trời xanh bao la kia. Mà chúng là cả một tâm tình, một suy nghĩ của tôi. Tôi thích tâm hồn mình trở thành chiếc diều kia để nó mãi mãi trong sáng. Tôi thích suy nghĩ của mình là mặt biển xanh biếc kia để suy nghĩ được thông suốt. Tôi yêu lắm những buổi hoàng hôn có từng đàn chim hải âu bay về cái tổ thân yêu của chúng....yêu sao những buổi tối, những chiếc thuyền lớn ra khơi chỉ để lại những chiếc xuồng nhỏ. Sóng ban đêm như lạnh hơn ban ngày. Vì sao thế nhỉ? tôi luôn đặt ra câu hỏi này vào những buổi tối mùa hè, tôi yên tâm tựa lưng mình vào bãi cát mịn màng
Hoàng hôn là thời khắc mọi vật chìm vào màn đêm huyền ảo. Lúc đó, biển cũng mệt mỏi chìm vào đêm,nhưng vẫn không quên đánh sóng vào bờ. Phải chăng, vì mệt mỏi, biển "nhắm mắt" vội mà quên trùm chăn vào nên gió lạnh chăng? Tôi nghĩ lung tung. Nhìn ra xa, xa nữa là khơi. Nơi đó sẽ là nơi những mẻ lưới đầu tiên được đưa lên bờ....
Từ lúc nào không biết, biển đã trở thành người bạn tri kỉ của tôi. Điều gì vui, tôi cũng kể cho biển nghe, chuyện gì buồn biển đều giúp tôi chia sẻ bằng cách thổi vào mặt tôi một luồn gió lnạh mang từ biển lên làm tôi buồn buồn. Những đứa trẻ làng chài chiều nào cũng quơ chân, quơ tay trên làn nước kia. Tôi không biết bơi nên học theo chúng. Giờ thì tôi đã tiến bộ rồi. Giờ thì tôi đã đớn, tôi mới biết biển không vô tri, vô giác như mọi người nghĩ mà nó cũng có tâm tình giống con người vậy. Lúc buồn thì đánh sóng nhè nhẹ, lúc vui thì hào hứng, phấn khởi đánh sóng từng đợt mạnh...."
Nhà tôi có nhiều đồ đạc lắm! Riêng phương tiện đi lại thôi cũng đã có đủ cả xe máy, ô tô và xe đạp. Hàng ngày chúng vẫn phục vụ gia đình tôi tận tình chu đáo lắm. Ấy thế mà không ngờ, có một hôm tôi bắt gặp chúng cãi cọ nhau vô cùng kịch liệt!
Hôm ấy, tôi giúp bố ra khóa cửa gara nhưng cách xa đến mười mấy mét mà tôi đã nghe thấy trong nhà xe có tiếng vang:
- Ở cái nhà thật sự chẳng có gì công bằng cả anh xe máy ạ! - Xe đạp lên tiếng trước. - Tôi tuy gầy gò ốm yếu nhất nhà lại gần như chẳng được ai sửa chữa chăm chút bao giờ. Thế mà ngày nào tôi cũng cõng cậu chủ đi tới năm bảy cây số để đến trường. Những hôm rảnh rỗi thì chẳng sao, hôm nào muộn, cậu chủ lại đạp rung cả lên khiến mặt mũi tay chân tôi quay cuồng hết cả. Đã vậy cứ thỉnh thoảng tôi lại bị thương phải băng bó. Đấy anh xem, bây giờ tôi đang bó chằng chịt khắp người khổ không thể nào chịu được. Thế mà cái ông ô tô kia! Ngày đã được ăn no mặc đẹp lại chẳng phải làm gì!
Nghe xong câu chuyện, xe máy có vẻ đồng tình:
- Ừ! Anh nói phải đấy! Nhưng anh tuy vất vả mà chưa thấm tháp gì so với tôi đâu. Ngày nào tôi cũng phải chở bà chủ và cô chủ đi không biết bao nhiêu việc. Nhưng như thế thì có so gì! Đằng này ngày nào ông bà chủ cũng chở lên người tôi bao nhiêu là thứ, có thứ sạch nhưng có thứ bẩn không tài nào chịu được. Rồi tôi lại phải chở mấy anh giao hàng đi khắp đó đây, bùn đất đầy người, có hôm ngủ mà bẩn không tả được. Tôi cũng như anh nhìn thấy bác ô tô mà thấy mình khổ quá. Mai anh em mình phải đòi ông bà chủ bắt bác ô tô làm thay việc đi thôi!
Từ nãy giờ im tiếng, bây giờ bác ô tô mới trầm ngâm ra vẻ người lớn lắm:
- Các cậu đúng là vất vả thật! Nhưng các cậu biết không? Con người sinh ra chúng ta là có nguyên do cả. Mỗi người phục vụ cuộc sống ở một lĩnh vực khác nhau. Các anh đâu có biết những ngày tôi đi đêm về hôm tới mấy ngàn cây số. Tôi lại phải đem thân ra che mưa che nắng để ông chủ yên tâm làm việc. Có lúc tôi phải chở hàng nhiều gấp mười lần các bạn mà tôi đâu có kêu ca. Tuy có đôi lúc tôi sung sướng nhưng các anh cũng nên biết, chúng ta sinh ra đâu phải để kêu ca. Niềm hạnh phúc của chúng ta là làm cho con người được vui lòng.
Xe máy và xe đạp nghe ô tô nói phải thế là họ đành hòa giải với nhau. Còn tôi, từ hôm vô tình nghe câu chuyện, tôi đã dành thêm một khoảng thời gian để ngày ngày chăm sóc vỗ về an ủi chúng. Cả nhà tôi thấy vậy ai cũng hài lòng và vui vẻ vô cùng.
( P/s : viết ngắn em chép cho dễ -w- )
#Jiin
Một đêm, đang mơ màng ngủ bỗng tôi nghe thấy tiếng động từ phía nhà xe. Tiếng động mỗi lúc một lớn dần. Tò mò không hiểu chuyện gì đang xảy rạ, tôi lặng lẽ bước xuống giường. Đứng ngoài cửa, tôi ngạc nhiên khi thấy ba anh xe đạp, xe máy, ô tô đang cãi nhau, so bì hơn thua rất kịch liệt.
Khu nhà nỏ bé phía sau là nơi cư trú của mấy chiếc xe nhà tôi, xe máy cũ của bố, xe đạp đi học của tôi. Đã mấy năm nay chúng luôn sống với nhau rất hoà thuận. Niềm vui hay nỗi buồn đều chia sẻ và giúp đỡ nhau. Nhưng từ khi chiếc ô tô mới về ở chung thì giữa các xe xuất hiện mâu thuẫn. Chúng ngấm ngầm chê bai nhau, so bì thiệt hơn qua từng việc nhỏ. Tôi biết điều đó nhưng không nghĩ rằng chúng lại cãi nhau kịch liệt đến vậy. Dường như bao nhiêu khó chịu trong lòng được chúng bộc bạch hết. Đêm nay, tôi mới tận mắt chứng kiến chúng cãi nhaụ. Ba xe, xe nào cũng cho ý kiến của mình đúng, đang cố tranh luận phản bác ý kiến nhau.
Đầu tiên là chiếc ô tô: “Các anh làm sao so bì được với tôi. Tôi hiện đại nhất, đẹp nhất và có nhiều tác dụng nhất. Tôi có đầy đủ tiện nghi trong người như một căn nhà di động, nào ti vi, đài phát thanh, máy điều hoà... Gia đình ông chủ lại có bốn người, đi đâu chơi mà dùng tôi thì tiện lợi quá rồi. Các anh liệu có làm được như thế không?”. Ô tô nói với giọng đầy kiêu hãnh, tự hào. Nghe vậy, xe máy liền lên tiếng: Dù anh có hiện đại đến đâu thì cũng không thể tiện lợi bằng tôi được. Tôi tuy không sang trọng như anh nhưng tôi chạy rất nhanh, những chỗ đông người hay ùn tắc anh chịu chết nhưng tôi vẫn có thể vượt qua dễ dàng. Anh cồng kềnh đi đâu cũng chiếm nhiều diện tích. Còn tôi, khiêm tốn và giản dị nên được mọi người sử dụng nhiều hơn. Mà bây giờ họ hàng nhà tôi được sản xuất ngày càng đa dạng, chất lượng cũng tốt hơn với nhiều kiểu dáng, màu sắc, không thua kém gì anh đâu nhé. Quan trọng, tôi đã gắn bó với ông chủ nhà suốt bao năm nay. Trải qua bao vất vả của những ngày nắng gắt, mưa giông tôi đều tận tình phục vụ ông chủ. Từ ngày chưa có anh, gia đình nhà chủ đều rất quí tôi, coi tôi là số một. Đã nhiều năm rồi nên tôi mới cũ đi và xấu xí như thế này đây. Chắc ông chủ không còn yêu tôi nữa...”. Nói đến đây, xe máy bật khóc nức nở. Có lẽ nó đang xúc động lắm khi nhớ về một thời đã xa. Không biết lúc này ô tô suy nghĩ gì. Im lặng một lát, cuối cùng, chiếc xe đạp cũ của tôi mới nhỏ nhẹ lên tiếng: “Các anh ai cũng cho mình đúng,mình tiện lợi nhất, tốt nhất nhưng không ai biết rằng trong chúng ta xe đạp tôi là người có mặt sớm nhất. Từ lâu lắm rồi, tôi được con người sáng tạo ra thay thế cho nhiều phương tiện khác. Lúc đó, ai có một chiếc xe đạp để đi thì thật hạnh phuc. Tôi gọn nhẹ nhất, đi lại dễ dàng, còn giúp con người tập thể dục khi sử dụng tôi nữa. Mà các anh ai cũng cần phải có “thức ăn” mới chịu chạy, nếu không thì đành đứng xó. Còn tôi, chẳng cần xăng dầu vẫn bon bon. Tôi cũng là người gắn bó lâu nhất với gia đình chủ, từ ngày họ còn khó khăn. Tôi cùng ông chủ đi làm, cùng ông đưa đón cậu chủ mỗi ngày, cùng bà chủ đi chợ hay đi đâu xa.... Cứ thế đã bao năm rồi...” Mỗi xe, xe nào cũng đưa ra những lí lẽ rất thuyết phục. Nhưng cả ba xe không ai chịu ai vẫn khăng khăng cho rằng mình tốt nhất, được gia đình chủ yêu nhất và xứng đáng là người được sử dụng nhều nhất.
Chúng mải mê cãi cọ mà không biết tôi đứng nghe từ bao giờ. Tôi bước vào khi chúng vẫn còn tranh luận. Nhìn thấy tôi, chúng ngạc nhiên, sửng sốt. Nhìn một lượt những chiếc xe trong gia đình, tôi thấy những điều chúng nói đều có lí. Những chiếc xe này đã giúp gia đình tôi thật nhiều. Không chỉ vậy, chúng còn gắn bó cùng gia đình tôi với bao kỉ niệm từ thuở còn khó khăn. Tôi lại gần từng chiếc xe, vỗ về và âu yếm chúng. Chúng nằm yên ngoan ngoãn dõi theo tôi. “Các bạn xe ạ! Tôi đã nghe hết những điều các bạn nói. Ai cũng có ý kiến của mình và đều đúng cả. Các anh đều có ích với gia đình tôi. Thử hỏi, nếu thiếu các bạn thì không chỉ gia đình tôi mà bao nhiêu gia đình khác sẽ thế nào. Vì thế, các anh hãy bình tĩnh lại và lắng nghe nhau nói xem sao. Các anh sẽ hiểu nhau và thông cảm với nhau hơn đấy. Từ nay, gia đình tôi sẽ sử dụng đều tất cả các anh. Khi có dịp đi đâu xa, cả nhà tôi nhờ anh ô tô nhé. Còn anh xe máy, anh vẫn ngày ngày giúp bố đến cơ quan, anh xe đạp giúp tôi đến trường. Như thế ai cũng có việc riêng và vẫn phát huy được những chức năng của mình. Các anh hãy nhớ, không ai là người thừa cả và cũng không ai hơn thua ai vì mỗi người đều có sức mạnh riêng của mình... Những chiếc xe im lặng gật gù vẻ tán đồng. Chúng nhìn nhau thân thiện như để giảng hoà...
Cuộc cãi vã giữa những chiếc xe kết thúc từ đó. Ai cũng chăm chỉ làm công việc của mình. Chúng lại sống vui vẻ, hoà thuận bên nhau. Và cũng từ đó, để thể hiện lòng biết ơn với những người bạn nhỏ, gia đình tôi luôn chú ý giữ gìn và chăm sóc chúng tốt hơn.