K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đề thi đánh giá năng lực

31 tháng 1 2022

1 tiếng 30p nx mik giúp

31 tháng 1 2022

Trôi :)

30 tháng 1 2022

bạn ơi thượng lấy tôi cùng 

tuy rằng khác lớp nhưng chung 1 đề

bạn cho tôi chép tí đê

mai mà tôi đúp mặt bạn bầm đen 

( nói bậy ko chép vô bài ok)

30 tháng 1 2022

nice Phí Lê Giang

30 tháng 1 2022

Phong cách ngôn ngữ là cách diễn đạt (nói và viết) trong từng hoàn cảnh và người diễn đạt nhất định, là những đặc điểm về cách thức diễn đạt tạo thành kiểu diễn đạt trong một văn bản nhất định.

Sai thì thôi nhé !!

[ HT ]

30 tháng 1 2022

Thuyết minh là một bài thuyết về chi tiết cuả nó , tác dụng của nó và áp dụng cuộc sống ( - 1 đ )

Đấy là tóm tắt ( - 3 đ )

Và chưa có phong cách ngôn ngữ tứ tuyệt ( - 2,5 đ )

Tổng kết :

10 - ( 1 + 3 + 2,5 ) = 4,5 ( điểm )

Bài này đi thi thì chắc trượt tốt nghiệp đại học

28 tháng 1 2022

I/. ĐỌC - HIỂU.

 Câu 1: - 

27 tháng 1 2022

Tham Khảo 

https://vndoc.com/nghi-luan-xa-hoi-biet-them-mot-ngoai-ngu-la-biet-them-mot-the-gioi-176215

27 tháng 1 2022

Từ hàng triệu năm trước, nhờ vào lao động, loài vượn cổ dần dần vươn mình đứng thẳng, sử dụng đôi chân để di chuyển và đôi tay ngày càng khéo léo để kiếm tìm thức ăn và chống lại kẻ thù. Song, ý nghĩa lớn lao của lao động không chỉ ở chỗ thúc đẩy quá trình tiến hóa ấy mà còn là tiền để quan trọng cho não bộ phát triển, loài vượn cổ biết hoạt động “theo kiểu người”, đạt đến “trình độ người” mà cột mốc đánh dấu là ngôn ngữ. Đây là nét đặc trưng lớn nhất để con người trở thành động vật bậc cao. Ngay từ khi xuất hiện, ngôn ngữ đã rất đa dạng, sinh động. Mỗi quốc gia có một thứ tiếng riêng mà với tất cả tình yêu và tự hào, chúng ta trìu mến gọi “tiếng mẹ đẻ”. Nhưng liệu rằng, chỉ biết riêng tiếng nước mình như vậy có đủ? Bàn về vấn đề này, có người cho rằng: “Tôi chỉ sống ở Việt Nam, tôi không cần biết tiếng nước ngoài”. Người khác lại nói: “Biết thèm một ngoại ngữ là biết thêm một thế giới”.

 

Mỗi người một lối suy nghĩ với lí lẽ và quan điểm riêng. Những người cho rằng “Tôi chỉ sống ở Việt Nam, tôi không cần biết tiếng nước ngoài” là bởi họ cho rằng, ngôn ngữ chỉ để giao tiếp với những người cùng chung sống trong biên giới quốc gia của mình, mà cụ thể là Việt Nam. Hiểu như thế, họ vô tình tự bó chặt mình trong một môi trường nhỏ hẹp và chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của ngôn ngữ nói chung, ngoại ngữ nói riêng. Chẳng phải ngẫu nhiên mà tại một số nước trên thế giới, không biết ngoại ngữ bị coi là mù chữ. Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện để giao tiếp mà còn là công cụ để tư duy. Đây cũng là lý do nhiều người cho rằng: “Biết thêm một ngoại ngữ là biết thêm một thế giới”. Ngoại ngữ hướng chúng ta đến thế giới bên ngoài, đưa chúng ta đến gần hơn với những thành tựu của một quốc gia khác với một thứ tiếng khác.

Biết thêm một ngoại ngữCàng biết thêm nhiều ngoại ngữ, những đường biên giới càng nới rộng ra, thế giới càng rộng mở, chúng ta càng có khả năng giao tiếp với nhiều người, tiếp cận với nhiều cuốn sách chứa đựng những chân trời mới. Nhìn nhận ngôn ngữ đúng với vai trò của nó, ta mới thấy biết thêm một ngoại ngữ thực sự là biết thêm một thế giới.

 

Ngoại ngữ với vai trò giao tiếp, là con đường kết nối chúng ta và những người bạn trên toàn cầu, mà mỗi người bạn ấy sẽ là một người thầy dạy cho chúng ta những điều bổ ích. Còn gì tuyệt vời hơn nếu trong một buổi triển lãm tranh chúng ta có thể trao đổi cảm nhận của mình với một người Ý – một người con sinh ra và lớn lên trong cái nôi của hội họa Phục Hưng, để cùng sẻ chia cảm nhận cá nhân và cũng để có cái nhìn toàn diện hơn khi rung cảm nghệ thuật được soi chiếu bằng cả văn hóa phương Đông và phương Tây. Cũng tương tự như vậy với mọi ngành nghệ thuật và khoa học khác.

Hơn thế nữa, ngoại ngữ giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp. Có thể bạn sẽ chỉ sống ở Việt Nam, không đặt mục tiêu làm việc hay du lịch đến một đất nước khác, nhưng bạn có chắc rằng sẽ không bao giờ gặp một du khách nước ngoài hỏi đường hay nhờ giới thiệu về danh thắng quê hương. Bạn tin chắc rằng, trong buổi tiệc chào mừng bạn mình là một du học sinh về nước sẽ không có một vị khách nước ngoài nào? Trong buổi tiệc của công ty sau này cũng chỉ toàn người Việt Nam? Những lúc ấy ta mới thấy, thế giới của bản thân nhỏ bé và hạn hẹp đến mức nào khi không có ngoại ngữ. Còn gì lạc lõng hơn việc cô đơn giữa một đám đông nói cười trao đổi bằng một ngôn ngữ chúng ta không thể hiểu ngay trên quê hương mình?

 

Hơn thế nữa, ngoại ngữ với vai trò là phương tiện của tư duy sẽ giúp chúng ta có thể tiếp thu với kho tàng tri thức của nhân loại. Đặc biệt là trong giai đoạn ngày nay, khi internet đã trở nên phổ biến và các công cụ tìm kiếm trên mạng ngày càng được mở rộng, hoàn thiện. Ta có thể dễ dàng tìm thấy các công trình nghiên cứu, các tài liệu khoa học về bất kì ngành nào mà mình quan tâm. Tuy nhiên, có một thực tế rằng phần lớn tài liệu này được viết bằng tiếng Anh – ngôn ngữ quốc tế hiện nay. Khi đó, nếu chúng ta sử dụng thành thạo tiếng Anh, thì chẳng phải chúng ta sẽ dễ dàng tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại hay sao. Tất nhiên, sẽ có người nói chúng ta có thể tìm đến người phiên dịch hoặc dựa vào các công cụ chuyển đổi ngôn ngữ. Nhưng tất nhiên, trong chúng ta ai cũng biết công cụ chuyển đổi ngôn ngữ được lập trình sẵn nên dịch theo kiểu đơn lẻ, từng từ một. Do đó, rất khó để hiểu đúng và đầy đủ ý nghĩa của văn bản chúng ta cần. Nhờ người phiên dịch có thể sẽ dễ hiểu hơn, nhưng sẽ chẳng bao giờ bạn được khám phá vấn đề trực tiếp bằng cảm quan của mình mà luôn vay mượn góc nhìn, góc cảm nhận của người khác.

Trong xu thế toàn cầu hóa, mà biểu hiện rõ rệt nhất là sự hội nhập kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực và trên toàn thế giới đã tác động mạnh mẽ tới từng cá nhân trong mỗi quốc gia. Đó không chỉ là hợp tác về kinh tế, mà còn là sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, nên việc biết ngoại ngữ đang dần trở thành xu thế tất yếu và bắt buộc. Biết thêm một ngoại ngữ là biết thêm một thế giới, không chỉ là qua sự tìm hiểu trên sách báo của đất nước họ mà còn là tấm vé “thông quan” để chúng ta trực tiếp trải nghiệm đời sống, văn hóa của họ, tham gia lao động trong những công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoặc có đối tác nước ngoài. Đó không chỉ là thế giới trên bản đồ địa lí mà còn là thế giới sống động trước mắt bạn và trong tinh thần của bạn.

 

Mặc dù có ý nghĩa to lớn như vậy nhưng thực trạng học ngoại ngữ của chúng ta hiện nay chưa mấy khả quan. Đại đa số học sinh học tiếng Anh suốt nhiều năm tại trường nhưng không thể sử dụng tiếng Anh với tư cách là một ngôn ngữ. Nhiều người chỉ có thể làm các bài tập về cấu trúc ngữ pháp mà không thể nói một câu ngoại ngữ đơn giản. Phần lớn mọi người cảm thấy mệt mỏi, chán nản khi học tiếng Anh và bỏ cuộc giữa chừng.

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, có thể do phương pháp giáo dục tại các trường chỉ chú trọng đến cấu trúc ngữ pháp để vượt qua các kì kiểm tra. Do số lượng lớp đông nên dù đổi mới phương pháp thì cũng chỉ có thể phù hợp với một số học sinh chứ không phải tất cả. Và bản thân môn tiếng Anh hay bất kì ngôn ngữ nào khác cũng là một bộ môn khó. Nhất là đối với những trường ở vùng sâu vùng xa, điều kiện kinh tế còn khó khăn, phương tiện học tập còn thiếu thốn.

Song nguyên nhân trực tiếp nhất vẫn là do chúng ta chưa nhìn nhận vai trò quan trọng của ngoại ngữ một cách đúng mực. Mặc dù ngoại ngữ là môn thi bắt buộc trong kì thi trung học phổ thông quốc gia, nhưng nhiều bạn còn học đối phó hoặc trì hoãn “để mai tính”. Đi kèm với nó là thái độ học sao nhãng, chưa kiên trì và khả năng tự học chưa cao. Sự e dè, ngần ngại giao tiếp cũng trở thành rào cản trong việc sử dụng ngoại ngữ. Lối suy nghĩ ỷ lại chỉ sống ở Việt Nam nên không cần biết ngoại ngữ đã ăn sâu vào rất nhiều người, khiến chúng ta quên mất rằng chỉ sống ở Việt Nam nhưng có thể sử dụng ngoại ngữ như một phương tiện, một công cụ phục vụ chúng ta trong học tập, vui chơi và đời sống sau này. Rất nhiều người nhờ ngoại ngữ đã thay đổi cuộc sống, nhận học bổng từ các trường học danh tiếng, dễ dàng có một công việc cho bản thân, thỏa sức khám phá và trải nghiệm nền văn hóa khác, trở thành một công dân toàn cầu. Muốn hiện đại cần có giá trị truyền thống làm nền tảng nhưng không thể thiếu sự thúc đẩy của ngoại ngữ. Bởi vậy, giải pháp để cải thiện tình hình ngoại ngữ là điều cần thiết.

 

Mỗi chúng ta đều có ít nhất bảy năm học ngoại ngữ trên ghế nhà trường. Bởi vậy, sự cập nhật, đổi mới phương pháp giáo dục trong các nhà trường là giải pháp đầu tiên cần thực hiện. Các hoạt động ngoại khóa sẽ là sân chơi bổ ích và là nơi để mỗi học sinh giao lưu, học hỏi lẫn nhau và thực hành tiếng. Sự cách biệt giữa các vùng miền phải được rút ngắn bằng cách chú trọng đầu tư cho những vùng còn khó khăn. Và hơn hết, mỗi chúng ta cần tự ý thức về tác dụng to lớn của ngoại ngữ và thế giới mới mẻ, tươi đẹp mà ngoại ngữ mang lại để có ý thức trau dồi ngoại ngữ, kiên trì và cố gắng vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập. Năng động và mạnh dạn trong việc giao tiếp với người nước ngoài, đọc các bài nghiên cứu ngắn về lĩnh vực yêu thích, nghe nhạc và xem các bộ phim ý nghĩa bằng ngôn ngữ gốc. Sử dụng ngoại ngữ như một thế đối sánh để khắc sâu các đặc điểm của tiếng Việt, tiến tới sử dụng đúng, sử dụng hay tiếng nước mình và ngược lại.

Xã hội hiện đại đã khiến ngoại ngữ thành chiếc chìa khóa vạn năng mở ra hàng ngàn thế giới mới. Có nắm bắt chiếc chìa khóa ấy hãy cứ lần lữa, trì hoãn để cánh cửa mãi đóng chặt phụ thuộc vào suy nghĩ, quyết định và hành động của chúng ta ngày hôm nay.

27 tháng 1 2022

Tham khảo:

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân: là tác giả yêu cái đẹp, suốt đời đi tìm cái đẹp, có phong cách nghệ thuật độc đáo, uyên bác, tài hoa.

- Tác phẩm: là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách của Nguyễn Tuân.

- Hình tượng con sông Đà chính là thứ vàng mười của thiên nhiên mà Nguyễn Tuân tìm kiếm.

II. Thân bài

1. Sông đà “hung bạo”

- Hướng chảy của sông Đà cho thấy đó là một dòng sông đầy cá tính “Chúng thủy giai đông ...”.

- Bờ sông dựng vách thành: lòng sông hẹp, “bờ sông dựng vách thành”, “đúng ngọ mới có mặt trời”, chỗ “vách đá ... như một cái yết hầu”

- Ở mặt ghềnh Hát Loóng: “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” một cách hỗn độn, lúc nào cũng như “đòi nợ suýt” những người lái đó.

- Ở Tà Mường Vát: “có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông”, chúng “thở và kêu như cửa cống cái bị sặc nước”, thuyền qua đoạn hút nước “y như ô tô ...mượn cạp ngoài bờ vực”,

- Trận địa thác đá được miêu tả từ xa đến gần:

+ Xa: âm thanh thác đá “con xa lắm” mà đã nghe tiếng thác “réo gần mãi lại, réo to mãi lên”, âm thanh ấy hiện lên với nhiều trạng thái khi “oán trách”, lúc “van xin”, khi “khiêu khích”, “chế nhạo”; cách so sánh độc đáo: “rống lên như một ngàn con trâu ... cháy bùng bùng” (lấy lửa tả nước).

+ Gần: Đá cũng đầy mưu mẹo: “nhăn nhúm”, “méo mó”, “”hất hàm”, “oai phong”, “bệ vệ”, có những hành động như “mai phục”, “chặn ngang”, “canh”, “đánh tan”, “tiêu diệt”, sóng: “đánh khuýp quật vu hồi”, “đánh giáp lá cà”, “đòn tỉa”

+ Sự biến hóa linh hoạt của trùng vi thạch trận: có 3 vòng, vòng 1 có 5 cửa sinh, một cửa tử (tả ngạn), vòng 2 có nhiều cửa tử, 1 cửa sinh (hữu ngạn), vòng 3 có ít cửa và 1 cửa sinh (giữa), gơi hình ảnh con sông Đà có tâm địa nham hiểm, mẹo lược, biến hóa khôn lường.

- Nhận xét: sông Đà mang diện mạo và tâm địa của một con thủy quái, “dòng thác hùm beo”, thứ kẻ thù số một của con người

2. Sông Đà “trữ tình”

- Khi từ tàu bay nhìn xuống:

+ Sông Đà “”tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình ... đốt nương xuân ”

+ Sông đà đổi màu theo từng mùa một cách độc đáo: mùa xuân xanh ngọc bích, mùa thu đỏ.

- Khi đi rừng lâu ngày bất ngờ gặp lại con sông:

+ Niềm vui vô hạn của tác giả khi bất ngờ gặp sông Đà: “như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm”, “nối lại chiêm bao đứt quãng”, “như gặp lại cố nhân”.

+ Sông Đà gợi cảm như một cố nhân, có vẻ đẹp như trò chơi trẻ con tinh nghịch, có vẻ đẹp Đường thi.

- Khi đi thuyền trên sông phía hạ lưu:

+ Cảnh thiên nhiên thi vị, mơn mởn: trôi qua một nương ngô “nhú lá non”, con hươu thơ ngộ, “bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử”.

+ Sông Đà như một “người tình nhân chưa quen biết”

- Nhận xét: Sông Đà trữ tình như một cố nhân, một tình nhân.

- Như vậy: hình tượng sông đà vừa mang nét hung bạo lại vừa trữ tình thơ mộng. Qua hình tượng sông Đà đã thể hiện tình cảm của Nguyễn Tuân với thiên nhiên Tây Bắc.

III. Kết bài

- Nêu cảm nhận về hình tượng Sông Đà.

- Nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, tưởng tượng độc đáo, vận dụng tri thức của nhiều lĩnh vực, xây dựng hình tượng thành công.

- Tác phẩm là áng văn đẹp được tạo nên từ tình yêu đất nước của một con người muốn dùng văn chương để ngợi ca vẻ đẹp kì vĩ, thơ mộng của thiên nhiên và con người Tây Bắc.

27 tháng 1 2022

Tham khảo :

I. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về nhà văn Nguyễn Tuân và tác phẩm Người lái đò sông Đà.

- Nguyễn Tuân đã khắc họa nên một cảnh tượng có một không hai - cảnh vượt thác của người lái đò sông Đà.

II. Thân bài

1. Khái quát về tác phẩm và cảnh vượt thác

* Về tác phẩm:

- “Người lái đò sông Đà” là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn đến Tây Bắc trong kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là chuyến đi thực tế năm 1958.

- Nguyễn Tuân đến với nhiều vùng đất khác nhau, sống với bộ đội, công nhân và đồng bào các dân tộc. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao đã đem đến cho nhà văn nguồn cảm hứng sáng tạo.

- Tác phẩm được in trong tập tùy bút sông Đà (1960).

- Bố cục gồm ba phần:

Phần 1 (từ đầu đến gậy đánh phèn): Sự dữ dội, hung bạo của sông Đà.
Phần 2 (tiếp đến dòng nước sông Đà): Cuộc sống con người trên sông Đà, hình tượng người lái đò.
Phần 3 (còn lại): Vẻ hiền hòa, trữ tình của sông Đà.
* Về cảnh vượt thác:


 
- Cảnh vượt thác của ông lái đò nằm ở phần thứ hai: Cuộc sống của con người trên sông Đà và hình tượng ông lái đò.

- “Cảnh vượt thác” là cảnh tượng người lái đò vượt qua ba trùng vi thạch trận với bao tướng dữ quân tợn.

- Được Nguyễn Tuân gọi là cảnh tượng có một không hai, “xưa nay chưa từng có”.

2. Phân tích cảnh vượt thác

* Ở trùng vi thứ nhất:

- Con sông Đà:

Thạch trận với bốn cửa sinh và một cửa tử.
Nước thác reo hò làm thanh viện cho đá.
Sóng thác đã đánh miếng đòn hiểm độc nhất bóp chặt lấy hạ bộ.
=> Không khí trận chiến nóng bỏng gay cấn hồi hộp

- Ông lái đò:

Thạch trận dàn bày vừa xong thì con thuyền vut tới.
Mặt ông lái đò méo xệch đi.
Ông đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng.
=> Con thuyền thoát khỏi nguy hiểm.

* Ở trùng vi thứ hai:

- Con sông Đà:

Tăng thêm nhiều cửa tử, cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn
Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá
=> Con sông Đà trở nên khôn ngoan hơn.

- Ông lái đò:

Nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá, ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá.
Ông đò ghì cương lái, băm chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh.
=> Vượt qua hết cửa tử.

* Ở trùng vi cuối cùng:

Ít cửa hơn mà bên trái bên phải đều là luồng chết cả, luồng sống thì lại nằm ngay giữa bọn đá hậu vệ.
Bốn năm bọn thuỷ quân cửa ải nước bên bờ trái liên xô ra cảnh níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử.
=> Con sông ngày càng mưu mẹo muốn dồn người lái đò vào chỗ chết.

- Ông lái đò:

Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó.
Thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vào từ động lái được lượn được.
=> Ông lái đò đã chiến thắng con sông hung dữ.

* Nhận xét:

- Cảnh vượt thác đã thể hiện tài hoa của ông lái đò: Ông chính là hình tượng con người lao động là biểu tượng cho trí dũng song toàn trong hành trình đi tìm cái đẹp của nhà văn.

- Đây chính là một cảnh tượng có một không hai.

3. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ phong phú, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.


 
- Sử dụng nhiều động từ mạnh.

- Lối so sánh liên tưởng độc đáo.

III. Kết bài

- Nguyễn Tuân thực sự đã xây dựng được một cảnh tượng đặc sắc “xưa nay chưa từng có”.

- Người lái đò sông Đà xứng đáng là một tác phẩm kiệt tác viết về người lao động vùng Tây Bắc.

26 tháng 1 2022

hi anh =o

24 tháng 1 2022

Từ bao đời nay, thiên nhiên là nguồn sống vô tận của con người: cơm, gạo, thịt, cá, cây trái, nhà để ở, nước để uống, quần áo để mặc, khí trời để thở… đều do thiên nhiên cung cấp. Con người càng lúc càng văn minh, càng tiến bộ đã tự mình tạo nên nhiều sản phẩm. Muốn làm được những điều ấy, con người rất cần sự giúp đỡ của thiên nhiên, từ đó ta lại càng thấy sự ích lợi của thiên nhiên nhiều hơn. Xưa kia con người cần mặt trời chỉ để sưởi ấm và chiếu sáng nay con người cần mặt trời để làm nguồn năng lượng quan trọng trong sản xuất và đời sống. Rừng xanh giờ đây không chỉ là nguồn lâm sản dồi dào với những cây gỗ quý, những cây thuốc chữa bệnh mà còn là nguồn điều hòa lũ lụt, là lá phổi khổng lồ để cho con người hít thở. Những dòng thác gầm réo, những con suối trong mát, những dòng sông cuồn cuộn chảy không chỉ là một bức tranh phong cảnh mà còn là con đường giao lưu, nguồn thủy sản, hơn thế nó còn là nguồn cung cấp điện năng khổng lồ. Hơn nữa, thiên nhiên còn rất cần cho đời sống tinh thần của con người. Sau những ngày tháng làm việc vất vả cực nhọc trong phòng làm việc, trong nhà máy, ở trong thành phố chật hẹp đầy khói bụi, con người đến với thiên nhiên sẽ cảm thấy vô cùng sảng khoái, thiên nhiên sẽ giúp con người tái tạo lại sức khỏe, niềm vui sống và nhiệt tình lao động. Đôi khi được nhìn ngắm màu xanh của lá, nghe tiếng suối róc rách bên rừng, vui đùa trên bãi biển cũng đã khiến cho tâm hồn con người lấy được sự thư thái và thanh thản. Nhìn đóa hoa nở, ngắm cảnh chân trời, con người cũng có thể cảm nhận một niềm vui lớn quên hết những phiền muộn ưu tư. Chính thiên nhiên đã làm cho tâm hồn con người trở nên cao rộng mênh mông như trời như biển. Vẻ đẹp của thiên nhiên còn đem đến cho con người khát vọng suy nghĩ về cái đẹp và sáng tạo nên cái đẹp cho mình. Cái đẹp của một cảnh bình minh, một cảnh hoàng hôn… làm xao xuyến bao nghệ sĩ để tạo nên thơ, ca, nhạc, họa. Nhà khoa học từ thiên nhiên mà rút ra những quy luật của sự sống để từ đó mà sáng tạo nên những công trình phục vụ cho cuộc sống con người.

24 tháng 1 2022

\(x = {-b \pm \sqrt{b^2-4ac} \over 2a}\)

24 tháng 1 2022

?????