Em hãy nêu các tác giả , tác phẩm văn học Trung Quốc thời phong kiến ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đọc sách là thể hiện lòng biết ơn đối với người xưa và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và đất nước. hãy lựa chọn cho mình những quyển sách hay và đọc nó hằng ngày. Đó chính là con đường đúng đắn dẫn bước ta đến cánh cửa của tương lai.
Bạn tham khảo nha
Hãy chứng minh đọc sách là 1 nhu cầu văn hóa của con người , nhất là tuổi trẻ
Ngày nay với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động không nhỏ tới giới trẻ. Tích cực cũng nhiều mà tiêu cực cũng không ít. Một trong những vấn đề đó nổi lên là văn hóa đọc sách của giới trẻ hiện nay – Vấn đề đáng để chúng ta cùng suy nghĩ.
Bạn hiểu gì về văn hóa đọc? Văn hóa đọc ở đây chính là thái độ, là cách ứng xử của chúng ta với tri thức sách vở. Phải biết đọc sách sao cho hợp lý và bổ ích. Đọc sao cho hợp với quy luật tiếp cận tri thức (Theo nhà ngôn ngữ học Phạm Văn Tình).
Chúng ta đều biết trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa, tri thức. Đọc sách là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức, tăng cường khả năng tư duy. Thế nhưng giới trẻ ngày nay có vẻ thờ ơ, lãnh cảm với văn hóa đọc sách. Phải chăng họ nghĩ với những thông tin hiện đại họ không cần tới sách nữa? Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã có một lần nêu câu hỏi: “Thế kỷ XXI liệu có cần đến thơ nữa không? Đến văn hóa đọc nữa không?” Và ông tự trả lời rằng: “có, dù cho ca nhạc trữ tình có làm được ít phần việc của thơ ca thì thơ ca vẫn sẽ mãi mãi được người đời ưa chuộng”. Còn đối với văn hóa đọc thì ông khẳng định: “bản thân hình ảnh thì thoảng qua, từ ngữ mới đọng lại lâu bền”.
Văn hóa đọc sách đang đứng trước một cơ hội và một nguy cơ. Cơ hội bởi mỗi người chúng ta đều được tiếp cận với một khối lượng tri thức khổng lồ. Nhưng nó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm mai một thói quen đọc vốn có bởi sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn quá nhiều, quá hấp dẫn. Vậy sẽ có tương lai nào cho văn hóa đọc sách trong thời đại bùng nổ thông tin?
Khác với vài chục năm về trước, thị trường sách hiện nay vô cùng phong phú về nội dung cũng như hình thức. Giới trẻ ngay nay lười đọc hay họ không biết chọn sách? Có những bạn chạy theo phong trào để đọc sách. Có một thời gian những cuốn sách như “mãi mãi tuổi 20”, “Lê Vân yêu và sống” làm mưa gió trên thị trường. Rồi có khi họ đọc theo mốt: “Thế Giới Phẳng” là tên một cuốn sách rất thành công của nhà kinh tế- xã hội học Thomas Friedman. Cuốn sách trình bày những quan điểm mới lạ đối với bạn đọc trong nước về xu thế toàn cầu hóa, “Thế Giới Phẳng” không phải là một cuốn sách dễ đọc, phần lớn người đọc không hiểu hết tư tưởng của tác giả. Thế là dù không thích, không hiểu nhưng các bạn trẻ vẫn chạy đi mua những cuốn sách mà mọi ngừời vẫn đọc để mình không trở thành người lạc hậu. Đó là chưa kể tới việc hiện nay thị trường sách vô cùng phong phú về nội dung và hình thức, có nhiều sách được coi là “sách đen” vẫn được giới trẻ truyền tay nhau đọc hăng say. Thật đáng lo ngại! Rồi có những bạn trẻ lại cho rằng đọc sách là lạc hậu- Đây là thời đại CNTT thì phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém. Xin thưa đây là lối suy nghĩ sai lầm. Internet có khối lượng thông tin phong phú, nhanh và cập nhật nhưng liệu các bạn đọc xong còn đọng lại trong đầu được bao nhiêu? Bạn có thể “gậm nhấm”, “nhâm nhi” từng câu văn, từng linh hồn mà tác giả gửi gắm vào đó không?
Với thực trạng như thế, mỗi chúng ta ai không phải suy nghĩ nhìn nhận lại chính bản thân mình? Văn hóa đọc đã xuống cấp tới mức báo động chưa? Có thể chưa đến “đèn đỏ” nhưng đèn vàng đã cảnh báo một nguy cơ có thể đến. Đó là việc thiếu nghiêm túc trong việc đọc, không thấy rõ được vai trò quan trọng của đọc sách. Thời đại thông tin dạy chúng ta phải biết tận dụng cơ hội và nắm bắt thời cơ. Vì vậy các bạn hãy tự tìm và trau dồi cho mình một thói quen đọc nhé.
Lời giải chi tiết
I. VỀ TÁC PHẨM:
Văn bản này được xếp vào nhóm văn bản nhật dụng (xem thêm trong bài Cổng trường mở ra của Lí Lan). Vấn đề trọng tâm trong đó là quyền trẻ em – một trong những nội dung cơ bản mà các văn bản nhật dụng trong Chương trình Ngữ văn 7 đề cập.
Phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản là tự sự. Ngoài ba cuộc chia tay tạo thành ba yếu tố hạt nhân của văn bản, tác giả còn sử dụng phương thức biểu cảm qua cách kể chuyện đồng thời bộc lộ trực tiếp cảm xúc của nhân vật chính (cũng là người trong cuộc). Sự kết hợp khéo léo giữa hai phương thức này giúp cho văn bản có được giọng điệu truyền cảm, gợi lên nhiều nỗi xa xót trong tâm hồn bạn đọc.
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK
1. Đọc kĩ văn bản để nắm được: truyện viết về ai, về việc gì? Ai là nhân vật chính trong truyện?
Trả lời:
Truyện viết về cuộc chia lìa đầy xót xa, cảm động của hai anh em ruột thịt. Nhân vật chính là Thành và Thủy.
2.
a. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể này có tác dụng gì?
b. Tên truyện có liên quan đến ý nghĩa của truyện không?
Trả lời:
a.
Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất - người anh. Người xưng “tôi” trong truyện là người trong cuộc, là người trực tiếp chứng kiến các sự việc xảy ra và cùng chịu nỗi đau như em gái mình. Cách chọn ngôi kể này giúp tác giả dễ thể hiện sâu sắc những suy nghĩ nội tâm, những tình cảm và tâm trạng của nhân vật hơn. Ngoài ra, cách lựa chọn ngôi kể như vậy giúp làm tăng thêm tính chân thực của truyện và sức thuyết phục của truyện.
b.
Hai anh em Thành và Thủy vốn là trẻ con, còn vô tư, hồn nhiên, chẳng làm nên tội tình gì cũng giống như những con búp bê xinh đẹp, ngộ nghĩnh dễ thương kia. Thế mà, do lỗi của người lớn để rồi hai anh em sớm phải rơi vào cảnh ngộ éo le. “Cuộc chia tay của những con búp bê” hay đó cũng là cuộc chia tay của Thành và Thủy. Cách đặt tên rất hay, đã gợi nên được tình huống và ý nghĩa nội dung của truyện mà tác giả muốn thể hiện.
3. Hãy tìm các chi tiết trong truyện để thấy hai anh em Thành, Thủy rất mực gần gũi thương yêu, chia sẻ và luôn quan tâm đến nhau.
Trả lời:
Hai anh em Thành, Thủy rất mực gần gũi, thương yêu, chia sẻ và quan tâm lẫn nhau, điều đó thể hiện qua một số chi tiết sau:
- Chia sẻ, giúp đỡ và quan tâm đến nhau:
+ Thủy đem kim chỉ ra tận sân vận động vá áo cho anh.
+ Thành giúp em học bài, chiều nào cũng đón em đi học về.
- Rất mực gần gũi thương yêu nhau:
+ Nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện.
+ Chia đồ chơi. Thành "Anh cho em tất", Thủy "Em để lại hết cho anh", đem con Vệ Sĩ để đầu gường gác cho anh ngủ.
+ Khi chia tay nhau cả hai anh em đều bật khóc.
4. Lời nói và hành động của Thủy khi thấy anh chia hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai bên có gì mâu thuẫn? Có cách gì để giải quyết mâu thuẫn ấy không? Cách giải quyết của Thủy gợi lên cho em những suy nghĩ và tình cảm gì?
Trả lời:
Lời nói và hành động của Thủy mâu thuẫn ở chỗ, một mặt em giận dữ khi thấy Thành chia rẽ con Vệ sĩ và con Em Nhỏ; mặt khác, em vì thương anh nên đã bối rối sau khi “tru tréo lên”.
Tình huống trớ trêu này. Đã gợi lên trong lòng người đọc sự ước mong phải chi hai anh em Thành và Thủy được đoàn tụ, phải chi cha mẹ đừng li dị. Chỉ có cách đó mới có thể giải quyết được những mâu thuẫn trên.
Kết thúc truyện, Thủy quyết định để lại cho Em Nhỏ bên cạnh con Vệ Sĩ để chúng không bao giờ chia cách. Chi tiết này khiến người đọc thương cảm trước tấm lòng đầy vị tha, nhân hậu, trong sáng của Thủy. Em biết thương anh, thương luôn cả những con búp bê, thà mình bị chia lìa chứ không để búp bê phải rơi vào cảnh ngộ như vậy. Ước gì cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy đừng xảy ra.
5. Chi tiết nào trong cuộc chia tay của Thủy với lớp học làm cô giáo bàng hoàng và chi tiết nào khiến em cảm động nhất, vì sao?
Trả lời:
- Chi tiết chia tay của Thủy với lớp học làm cô giáo bàng hoàng:
+ Cô giáo tặng Thủy quyển số và chiếc bút máy nắp vàng nhưng: "Em không dám nhận… Em không đi học nữa". "Nhà bà ngoại em ở xa trường học lắm. Mẹ em bảo sẽ sắm cho em một thúng hoa để ra chợ ngồi bán".
+ Ý nghĩa: Sự đau xót của số phận tuổi thơ, Thủy phải mất mát quá lớn: xa bố, xa anh, thiếu thốn tình thương. Phải chịu cảnh thất học. Phải lăn lộn vào đường đời để kiếm sống lúc còn quá nhỏ.
- Chi tiết làm em cảm động nhất:
+ Chi tiết chia tay của Thủy với lớp học làm cô giáo bàng hoàng
+ Chi tiết cô giáo và cả lớp cùng khóc khi biết Thủy không còn được đi học nữa.
+ Chi tiết Thủy đã trèo lên xe, nhưng bỗng em lại tụt xuống đi về phía đầu giường, đặt con Em Nhỏ cạnh con Vệ Sĩ.
6. Em hãy giải thích vì sao khi dắt tay Thủy ra khỏi trường, tâm trạng của Thành lại: “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”.
Trả lời:
Thành cùng Thủy đang trong tâm trạng ngổn ngang, đau buồn, hơn nữa em vừa chứng kiến cảnh chia tay đầy nước mắt giữa Thủy với cô giáo và các bạn. Vì thế, trong suy nghĩ chủ quan của Thành, thế giới cuộc đời này dường như tan vỡ tất cả. Cho nên, em “kinh ngạc” thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”. Chính khung cảnh bên ngoài, sự vật vẫn hoạt động bình thường như vậy đã làm tăng thêm nỗi bơ vơ, lạc lõng của nhân vật trong truyện.
7. Qua câu chuyện này, theo em, tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người điều gì?
Trả lời:
Qua câu chuyện này, theo em có thể tác giả muốn nhắn gởi đến mọi người rằng: Tình cảm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và gìn giữ, không nên vì bất kì lí do gì để làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng ấy.
k đúng mk nhé
Mọi người chúng ta ai cũng được sinh ra và lớn lên trong vòng tay âu yếm của mẹ hiền. Vẫn biết bên mình có biêt bao nhiêu người thân yêu - đến trường ta có bạn bè thân thương, có ngôi trường thương mến, có thầy cô kính yêu hằng ngày vỗ về, dạy dỗ ... nhưng chắc chẵn có ai không cảm nhận được tình yêu thương đầy ắp, nồng ấm của người mẹ hiền đi theo ta đến suốt cuộc đời là cao cả nhất.
Một sớm mai thức dậy, ta đã cảm nhận được bàn tay mẹ hiền ôm ấp đêm qua, giờ đây lại chuẩn bị nắm cơm buổi sáng trước lúc ta đến trường. Khi ta vào lớp, bàn tay mẹ lại tần tảo nắng mưa ngoài nương rẫy lo cho ta buổi cơm thường nhật, từng mảnh áo ấm trong những tiết trời lập đông. Cứ thế, tình mẫu tử luôn hiện hữu, cứ mãi chở che, mơn trớn, vỗ về, yêu thương, trìu mến trên mỗi nẻo đường con đến lớp.Tình yêu đó cứ lớn dần theo năm tháng, đến bây giờ khi bước chân vào trường trung học phổ thông ta mới phần nào hiểu được tình yêu thiêng liêng của mẹ.
Tình mẹ tràn đầy, trinh trắng như mặt nước hồ thu buổi sớm mà vẫn chân chất, mộc mạc, gần gũi tinh tươm tựa trang giấy học trò. Có lẽ khi con người còn chưa biết mặt chữ thì tình mẫu tử đã thể hiện đủ đầy, lung linh như ánh trăng rằm trong những câu ca dân gian xưa. Nay trên tất cả các phương tiện trao đổi thông tin, nghệ thuật, hình ảnh người mẹ lại càng được tôn vinh hơn nhưng chắc vẫn chưa bao giờ đủ để nói lên sự hy sinh và tình yêu người mẹ dành cho ta.
Từ tấm bé, khi biết cảm nhận cuộc đời, tình mẹ luôn dần lớn lên bên con theo năm tháng...
“ Ầu ơ ... ví dầu cầu ván đóng đinh, Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi, Khó đi mẹ dắt con đi...”
Câu hát ru con bất ngờ của nhà ai hàng xóm trong đêm sâu quạnh quẽ của miền quê có lẽ cũng đủ đưa ta theo nguồn yêu thương của tình mẹ bao la! Tình mẹ thể hiện mọi nơi trên trái đất nầy với bất kỳ không gian nào.
Một sớm mai trong bài giảng của thầy ở lớp, vẫn còn nhớ như in câu hò đầm ấm, du dương mà mênh mông tình mẫu tử:
“Hò ơ! Mẹ già như chuối chín cây, Gió lay mẹ rụng... gió lay mẹ rụng ... con phải mồ côi”.
Buổi chiều về, đem cảm xúc nầy thổ lộ với ba, con lại nghe ba sụt sùi tiếc thương đã một lần lầm lỡ khi vô tình để mẹ buồn lúc tuổi thời cắp sách. Ba rất sợ mồ côi chăng? Có lẽ thế! Mồ côi với tình yêu thiêng liêng bất tận! Mồ côi bàn tay chăm bẵm tự buổi sơ sinh! Mồ côi sự chở che từ tấm bé! Mồ côi ngay cả lúc đã là người lớn như ba! Mồ côi sự nuông chiều trong thời thơ dại! Mồ côi cả trong buổi xế chiều!... Ba chỉ ngậm ngùi đọc câu ca dao xưa cũ:
“Công cha như núi Thái sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
Ta chợt rùng mình sợ hãi thật sự nếu trên đời nầy, ta hay bất kỳ ai lỡ thiếu vắng đi một tình yêu thương của mẹ hiền!
Một đêm sốt xoàng thôi ta đủ biết mẹ chẳng bao giờ yên giấc, bàn tay mẹ nhẹ nhàng sờ trán thăm khám nhiệt độ, đắp chăn, tất tả lo thuốc men, rồi mẹ nấu lá xông mà khi nhỏ ta cứ ngỡ nồi lá xông là thuốc thần để con hết bệnh!
“Con ho lòng mẹ tan tành. Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi”.
Cơn sốt của con đã là cơn lửa đốt lòng mẹ! Cơn ho của con chắc đã làm khuôn mặt mẹ thêm hằn những vết chân chim!
Hình ảnh người mẹ luôn bên đời ấm áp, mãi hy sinh, chở che! Cất tiếng khóc đầu tiên chào đời là ta đã nằm trọn trong tình yêu thương đó. Từng bước đi chập chững trước tiên của đời người, ai đã cầm tay ta dắt đi từng bước một? khi lỡ ngã đau, ai lên tiếng xít xoa? Cảm nhận được nổi đau lúc nầy là ai ngoài mẹ? Ai mừng vui nhất khi ta cất tiếng nói bi bô? Khi bước chân vào trường, đằng sau ta không bao giờ thiếu vắng cặp mắt dõi theo đầy lo lắng của mẹ hiền! Và có ai tả được ánh mắt mừng vui của mẹ mỗi khi ta được điểm mười ?
Giờ đây, khi ngồi trên ghế nhà trường với những trang sách mới thơm tho như còn phảng phất mùi hương lúa mới đồng quê và những giọt mồ hôi tảo tần của mẹ, với bộ trang phục màu xanh hôm nay đây chắc không thiếu đi niềm hy vọng cho con nên người tự miền quê xa lắc. Khi phố lên đèn ta chắc mẹ mới rời công việc đồng áng, thoăn thoắt bước chân về nhà dưới làn sương đêm mà mẹ chưa một lần ta thán.
Còn nhớ như in những lúc học bài khuya, mẹ vẫn thức cùng con và ngồi bên may vá, khâu lại từng chiếc khuy, đắp bạ từng mãnh vai áo đã sờn. Ngồi bên con, chắc mẹ sợ con thức khuya không đủ sức mai dậy sớm đến trường, mẹ lại tất tả lo cho con từng ly nước cam ngọt lịm tình yêu thương. Đến khi con chim nhạn lạc bầy kêu sương đâu đó giữa không gian miên mang của đêm miền quê xứ Quảng, con lại lo rằng để mẹ cùng thức quá khuya làm sao ngày mai mẹ tiếp tục ra đồng dưới nắng?
Ngày tựu trường phổ thông trung học chuyên, hai mẹ con rụt rè trên phố như không khí “ngày tựu trường đầu tiên” của Thanh Tịnh. Trong trang phục của quê nghèo lạ lẩm tại góc phố phồn hoa nhưng con vẫn cảm nhận được sự rắn rỏi, cứng cáp của mẹ để con vững tin mà tiếp xúc môi trường mới mẽ. Có ai đó thì thầm xót xa, ái ngại nhưng có gì đâu? Người ta có thể có nhiều thứ hơn nhưng con vẫn tin rằng con đã có một gia sản quí nhất trên đời chưa chắc ai sánh kịp đó là tình mẹ của con.Cũng đã có nhiều lần phạm lỗi, sau cái nhìn nghiêm khắc của mẹ, ta vẫn nhận được sự vỗ về bằng những lời khuyên mộc mạc, chân tình nhưng lắng sâu nỗi bao dung. Mỗi lần như vậy, con như lớn thêm lên, cứng cáp hơn lên và tự hứa với lòng sẽ không bao giờ phạm lỗi. Ta có biết đâu tuổi thơ vẫn cứ êm đềm trôi đi trong lúc lưng mẹ ngày thêm còng xuống theo dấu ấn ngiệt ngã của tháng năm, lỗi lầm xưa con e rằng chưa có dịp nào chuộc lại, tóc mẹ lại trắng thêm khi ta chưa kịp nên người.
Hôm nay trên chiếc xe đạp mẹ mua cho con vẫn còn thơm mùi sơn mới, con đến trường trong niềm hân hoan như đang trong vòng tay mẹ, con đã tiếp cận môi trường mới, Thầy cô mới, bạn bè mới trong veo tuổi thơ học trò, con chắc vẫn không bao giờ thiếu sự lo lắng, nhớ thương của người mẹ hiền tần tảo.
Cuộc đời mẹ là cả một đời mãi hy sinh cho con, tình yêu của mẹ dành cho con mênh mông như trời biển vẫn như câu ca dao xưa đó thôi: “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, và nước trong nguồn vẫn luôn chảy mãi như để tình mẹ luôn tồn tại vĩnh hằng.
Giờ đây, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tưởng như báo đáp công ơn trời biển của mẹ bằng cả sự quyết tâm học hành của con! Con hứa với mẹ con sẽ giữ mãi màu xanh đồng phục của con bên cạnh bạn bè con, của trường con luôn trong sáng như niềm tự hào của chính con, như niềm hy vọng ngọt ngào vô tư của mẹ hiền dành cho con.
Mẹ ơi! Tình mẹ thật bao la! Con chỉ là đứa bé thích luôn được nằm trong vòng tay âu yếm, trìu mến của mẹ, của gia đình! Con nguyện sẽ gắng học thật tốt để rèn luyện bản thân con nên người, góp một phần nhỏ bé cho xã hội, đem lại nguồn vui, niềm hy vọng cho mẹ, cho gia đình thương yêu của mình.
Mẹ thân yêu của con ơi! Con yêu mẹ nhiều lắm!
Trong cuộc đời này, chắc chắn rằng mẹ là người phụ nữ quan trọng nhất đời con. Người sinh thành, dưỡng dục, dạy bảo con là mẹ. Người bạn luôn thông cảm, an ủi, hiểu lòng con nhất cũng là mẹ. Mẹ lo cho con từng bữa ăn, giấc ngủ. Bữa cơm mẹ nấu con ăn no lạ thường. Vì con, cuộc đời mẹ đã trải bao đắng cay ngọt bùi. Vì con, mẹ đổ cả mồ hôi, xương máu. Đôi bàn tay gầy gầy xương xương sao mà thân thương, trìu mến vậy!Đôi bàn tay ấy luôn nắm lấy tay con trong mọi lúc khó khăn hoạn nạn. Mát dịu bàn tay mẹ luôn xoa đầu khi con làm việc tốt. Một bàn tay ấm áp, chứa chan tình yêu thương đặt lên vai cho con niềm hi vọng. Nếu một ngày con mất mẹ, chắc chắn rằng ngày ấy là ngày con đau khổ nhất. Bởi mẹ là ngọn gió mát lành thổi vào đời con. Nếu ngọn gió ấy ngừng thổi, con không biết mình sẽ ra sao mẹ à!
Các bạn đọc và cho mình lời nhận xét về đoạn văn trên nhé! Thanks nhiều!
Ở sân trường em trống rất nhiều cây bóng mát, nào là cây bàng, cây đa.Nhưng đối với em đẹp và lộng lấy nhất vẫn là cây phượng vĩ, ở giữa sân trường.
Nhìn từ xa, cây phượng như một chiếc ô khổng lồ màu xanh đốm đỏ. Thân cây màu nâu sẫm, xù xì đẫm những u bướu. Lại gần, em thấy những chiế rẽ ngoằn ngoèo như đang uốn lượn trên mặt đất. Lá phượng thay đổi theo từng mùa trong năm.Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành khẳng khiu như những bàn tay gân guốc đang ngửa xin chút gì của thời gian. Xuân sang, những giọt mưa phùn đã đánh thức các mầm non bé xíu. Chỉ sau một đêm, phợng đã khoác lên mình một chiếc áo mới màu xanh tuyệt đẹp. Từ lúc lá mơn mởn đến lúc kết nụ chẳng lâu là mấy. Nụ phượng đẹp lắm: bé bé xinh xinh như các cúc áo kết từng chùm trắng xoá. Xuân qua, hè về, phượng bắt đầu nở hoa. Mỗi bông phượng có năm cánh mỏng, màu đỏ rực. Hoa phượng có mùi hương chẳng giống loài hoa nào, một mùi hương mà chỉ đám học trò chúng em mới hiểu. Vào những ngày hè oi bức, còn gì thú vị hơn khi được vui đùa cùng đám bạn dưới gốc cây râm mát này cơ chứ!
Chúng em thường kể cho nhau nghe những câu chuyện tuổi học trò.Mấy đứa nghịch ngợm thìlấy nhị phượng chơichọi gà, đứa thì thách những cánh phượng làm thành chú bướm xinh ép vào trang vở. Cây phượng đẹp nhất vào tháng năm, lúc đó cả cây phượng nở tung ra một màu đỏ rực thắm giữa bầu trời xanh thoáng đãng. Khi ấy, phượng mang một sắc thái thật kiêu sa, dễ thương. Chúng em ngước nhìn lên cây phượng, bỗng thốt lên một câu:
Ôi! Đẹp quá! Đẹp quá! Hết mùa hoa phượng tàn dần, những cánh phượng rơi lả tả, lúc ấy cả sân trường tựa như trải lê tấm thảm nhung khổng lồ màu đỏ. Trên những cành phượng đã xuất hiện những quả phượng dài như quả bồ kết, khẽ đung đưa trước gió
k mk nhé
a) Mở bài
Cây phượng - người bạn đồng hành của mỗi lứa tuổi học trò chúng ta.
- Cứ đến hè mỗi chúng ta lại thấy những sắc màu của hoa phượng đỏ rực, có đôi lúc ta chợt cảm thấy mình đang đứng giữa một rừng hoa bát ngát, thơ mộng và ngọt ngào làm sao.
- Để nói cảm nhận về cây phượng tôi không biết phải như thế nào? Với tôi, nó là người bạn, người thân, người tri kỉ và là người luôn dõi theo từng bước chân của mỗi học trò như tôi.
b) Thân bài
- Miêu tả về cây phượng: Thân cây? Lá cây? Hoa phượng? Rễ cây?....
- Phượng đẹp nhưng nhìn mỗi cánh hoa phượng, tôi cảm thấy chứa đựng một điều gì đó buồn.
+ Buồn khi xa những tiếng cười của học trò về nghỉ hè.
+ Buồn khi lại phải tiễn đưa một thế hệ học trò.
+ Buồn khi phượng lại phải cô đơn, buồn hiu, khi không ai ngắm mình.
+ Nhạc sĩ Vũ Hoàng có câu:
“Những chiếc xe chở đầy hoa phượng
Em chở mùa hè của tôi đi đâu?”
- Các hoạt động vui chơi, giải trí dưới góc cây phượng: Nhảy dây, đá cầu,…
=> phượng che chở, đùm bọc và bảo vệ để chúng ta được vui chơi thoải mái, đem lại cảm giác an toàn.
- Cảm nhận của bản thân:
+ Tôi yêu quý cây phượng vì nó không chỉ là người bạn, người tri kỉ, mà nó là người cất giữ những kỉ niệm về tuổi học trò của tôi, là người luôn dõi theo từng bước chân của tôi.
+ Tôi hi vọng tất cả các bạn phải biết quý trọng và nâng niu cây phượng, đừng làm hại đến cây phượng.
c) Kết bài:
- Tổng kết lại cảm nhận cây phượng như thế nào?
+ Có thể ngày hôm nay ta vô tư là vậy, nhưng sau này ta sẽ nhớ lại “cây phượng” chính là nơi ta cảm thấy an toàn, tuyệt vời và luôn cất giấu những kỉ niệm tươi đẹp tuổi học trò của chúng ta.
Dàn ý Biểu cảm về cây Phượng mẫu 21. Mở bài
– Cây phượng loài cây gắn liền với mùa hè và tuổi học trò.
– Em rất thích màu đỏ rực của hoa phượng vào những ngày hè.
2. Thân bài
– Mỗi thân cây to hơn một vòng tay. Từ thân cây tỏa ra nhiều cành trông như những cánh tay giang rộng, uy nghi và mạnh mẽ.
– Vỏ cây phượng sần sùi nhiều mấu.
– Lá phượng xanh mượt nhỏ hệt như lá me. Chiếc lá mọc song song hai bên cuống.
– Hoa phượng nở từng chùm, cánh hoa phượng mịn như nhung đỏ rực.
– Giữa những cánh hoa là nhị hoa màu vàng dài và cong cong.
– Tiếng ve hè râm ran hòa mình cùng hoa phượng đẹp rực rỡ trong ngày hè.
– Hoa phượng gợi nhớ hình ảnh mùa hè và thời khắc bạn bè chia xa mái trường.
– Hoa phượng mang lại kỉ niệm tuổi học trò, gợi nhớ những kỷ niệm bâng khuâng, xao xuyến.
3. Kết bài
– Em rất yêu những hàng phượng vĩ trường em.
– Dù sau này có đi đâu em vẫn mãi nhớ về hoa phượng trường em như kỷ niệm đẹp tuổi học trò.
Ôi tiếng ve gọi hè, ôi những vạt nắng gọi cây phượng thực dậy sau giấc ngủ đông. Hè đến rồi, em lại thỏa sức được ngắm cây phượng vĩ ở sân trường em.
Cây phượng ở sân trường được các bác bảo vệ trồng khá lâu rồi. Phượng có thân khá cao, thon vỏ cây nâu xám làm nổi bật màu xanh của lá. Vì là cây nhiệt đới, được trồng để lấy bóng mát nên các tán lá tỏa ra rộng, lá mọc kép thành tầng tràn đầy sức sống. Lá phượng xanh ngát khi xuân về, còn e ấp như những thiếu nữ ngại ngùng, dần dần chúng xòe ra chào đón những tia nắng hè rực rỡ. Cây phượng như muốn chạy kịp với trời hè, qua còn xanh màu lá mà giờ đã bừng đỏ thẫm những ngọn lửa cháy trên cành. Đó là hoa phượng, hoa phượng đỏ rực rỡ làm sao, nó không phải một đóa mà là hàng nghìn chùm. Mọc xen kẽ trên những tán cây xanh, hoa phượng hé những đôi mắt lửa, ngắm nghía không gian.
Nhìn từ xa , cây phượng như một chiếc ô đỏ sặc sỡ giữa nền trời xanh trong với những áng mây bồng bềnh. Dường như hoa phượng nở càng đỏ, lá phượng lại càng xanh, một niềm vui cháy khát và nỗi sầu mang mác có lẽ chính là nỗi niềm của phượng vĩ. Có lẽ vui vì hè đến, mang lại hơi thở tươi mới cho từng tế bào trong thân cây, còn buồn, buồn vì hè đến, Phượng lại nhìn những học sinh bước vào mùa thi, rồi kì nghỉ hè đến, phượng lại cô đơn một mình. Cây phượng, ôi thân thương, có người kể với em rằng phượng vĩ còn là nơi hò hẹn, nơi những thiếu nữ mân mê tà áo trắng ngượng ngùng cười lệ với người yêu, là nơi khởi nguồn của sự gặp gỡ cùng là nơi hẹn ngày tái ngộ. Chính vậy mà phượng vĩ mang cả niềm vui mà cũng chất chứa nhiều nỗi buồn.
Phượng vĩ vốn là cây nhiệt đới, ưa cái nóng và ghét cái lạnh. Mỗi lần ông già mùa đông khắc nghiệt ghé qua, là lúc cây phượng phải chịu những thử thách khắc nghiệt. Phượng trơ cành khẳng khiu không một chiếc lá, thân phượng đen già. Bầu trời âm u, quạt từng cơn gió lớn, lay lắt những chấm hoa nhỏ còn sót lại trên cành. Em nhìn cây phượng mà xót thương vì giờ đây nó không còn sức sống mà nó vốn có. Những rực rỡ, những nồng nhiệt bị thay thế bởi từng đợt run rẩy của cành cây và sự u buồn vì vắng bóng những tầng lá xanh. Và rồi đông qua, mùa xuân vẫy gọi những cành lá, mùa hè ồ ạt tiếng ve như tiếng chuông báo đánh thức những bông hoa phượng. Những cơn gió hè mơn man trên cành lá đung đưa những chùm hoa phượng vĩ chào đọn bầu trời thay áo mới xanh tươi không một gợn mây âm u. Mùa hoa phượng nở rồi rụng đỏ quanh gốc, đó cũng là lúc chúng em bắt đầu những trò chơi quen thuộc. Nhặt những bông hoa, ngắt từng nhị hoa chơi đấu gà, những bạn nữ như em thường cài những bông hoa phượng lên mái tóc chơi. Hoặc tìm những cành lá nhỏ rơi rụng đan thành vòng nguyệt quế xanh tươi đội lên đầu , đeo vào cổ. Lúc ấy thì hãnh diện lắm, vì mình có một chiếc vòng nguyệt quế, làm từ những cành lá của cây phượng thân yêu. Tuổi học trò cứ thế trôi đi êm đềm, cùng bạn cùng bè cùng cây phượng vĩ lưu giữ bao thương nhớ thuở mộng mơ. Không biết mai sau trưởng thành, quay về mái trường thân yêu, thì thầm vào tai phượng , hỏi phượng xem có nhớ ta, hỏi phượng về kí ức tuổi thơ tươi đẹp. Em mỉm cười thích thú, có lẽ khi lớn ta sẽ chẳng còn cơ hội ngắm phượng vĩ, ngắm được vẻ đẹp chân thực của nó như khi còn cắp sách đến trường.
Phượng vĩ đẹp mà thơ. Loài cây che bóng mát cho bao thế hệ học sinh. Em còn nhớ mãi, yêu mãi thôi cây hoa học trò.
Bài làm
Rặng cà phê mít đã giăng dài trước mắt mọi người xanh rợp, đây là một cánh rừng khá đẹp. Trách gì người ta đặt giống cà phê ấy là cà phê mít. Quả tình nom giống cây mít thật: khuôn lá bầu bục, to và dày, cây cành cũng cao to, sần sùi, họa chăng chỗ khác nhau là cà phê rât nhiều quả và không mảy may quả nào giống quả mít. Quả cà phê kết thành cụm, từng cụm như quả ức trâu xây chặt quanh cành, khi chín ngả màu bồ quân, nom đến ngon mắt. Lấm tấm nở vào trong các chùm quả là những nụ hoa đầu mùa, trắng ngà giống hoa mơ toả một mùi hương thoang thoảng tương tự hoa chạc chìu ở vùng quê. Đấy là điều đặc biệt của cà phê. Quả chín cũng là mùa hoa nở. Vào độ hoa cà phê nở rộ, cành nào cành này, cây nào cũng giống cây nào kết kín như một lớp bông và những ngày ấy, nông trường đầy độc một mùi hương cà phè sực nức, ngây ngất, đi xa hàng chục cây số vẫn ngửi thấy.
Mình làm đoạn nha vì khong có time bạn ạ
Trước sân nhà em có một cây bàng. Truờng em cũng rất nhiều bàng. Hai bên hè phố nơi em ở lại là những dãy bàng xanh ngút ngái. Những cây bàng đứng đó, nhìn em lớn lên và lưu giữ bao kỷ niệm ấu thơ. Em yêu cây bàng như yêu một người bạn gần gũi nhất, thân thương nhất và không bao giờ vắng mặt trong cuộc sống của em. Vào mùa nào, cây bàng cũng có một vẻ đẹp riêng, khi trẻ trung xanh mướt khi già cỗi, sắt siu. Cây bàng lúc tươi tắn, lúc trầm ngâm, lúc vui, lúc buồn như con người vậy. Em thích nhất là ngắm nhìn cây bàng vào xuân. Đó là mùa hồi sinh của vạn vật. Trong làn mưa bụi, hơi lạnh se se, những chồi non chúm chím hé nở trên những nhành cây gầy mảnh vươn dài, xoè rộng. Màu xanh non nớt, mượt mà ấy làm dãy phố sáng bừng lên sau một mùa đông dài xanh xám. Có lúc em thấy cây bàng đang cháy lên những ngọn nến xanh. Có lúc em lại thấy dường như bàng là một cô gái đang múa đèn duyên dáng. Cây bàng biến hoá với bao hình dáng kỳ diệu. Những chồi bàng lớn rất nhanh. Khi trong những vòm lá bắt đầu lấp ló nhánh hoa li ti ấy là lúc mùa xuân sắp tàn nhường quyền tạo hoá cho mùa hè rực rỡ. Mùa hè sang mang đến cho cây bàng một sức sống mạnh mẽ. Cả phố phường ngợp bóng mát xanh um của những tán bàng toả rợp. Em lại được nô đùa chơi đồ hàng, chơi nhảy dây với lũ bạn dưới gốc bàng. Cây bàng đu đưa, rì rào hiền như một người bạn lớn tốt bụng xoè rộng cánh tay cầm ô che nắng cho chúng em vui chơi. Và mỗi buổi trưa hè, em lại mở cửa sổ ngủ dưới tiếng ve bàng râm ran êm ả, dưới vòm hương lá bàng nồng dịu và những chùm quả xanh non chao chao trong nắng. Lũ trẻ trong xóm em bao giờ cũng háo hức đón cây bàng vào thu. Bởi khi ấy những chùm quả bàng bắt đầu chín toả hương thơm nồng nàn ngai ngái phảng phất quyến rũ khắp phố phường . Em còn nhớ một buổi chiều đi lao động ở trường, cả cô trò tụ tập dưới gốc bàng to nhất sân trường đẩy bàng chín ăn. Cô cứ đẩy được chùm nào cả bọn lại xúm xút tranh nhau. Em cắn ngập răng vào quả chín cảm nhận cái vị ngọt rất riêng, bùi ngùi như vị của nắng thu mà thêm yêu da diết cây bàng thân quen ấy. Cây bàng sần sùi, nâu xám. Mỗi vết nám là một kỷ niệm học trò được lưu giữ . Một ngày nào đó, khi em xa rời mái trường yêu dấu, em sẽ về đây đặt tay lên những vết chai sần này để tìm lại bao ký ức đẹp tuổi thơ. Thương nhất là khi cây bàng vào đông. Dãy bàng ngoài phố thỉnh thoảng lại rùng mình khi cơn gió lạnh lướt qua. Trong nắng đông hao hao, những chiếc lá bàng đỏ sạm buồn buồn. Bà bán xôi đầu ngõ gói xôi bằng chiếc lá đỏ ấy cầm gói xôi vừa thổi vừa ăn, em mới thấy cây bàng dù khi tươi tốt hay khi tàn úa vẫn luôn luôn có ích cho đời. Dưới gốc bàng đơn côi, trơ trọi khẳng khiu ngoài phố, quán cóc mọc lên nhiều hơn, lũ trẻ xóm em ít ngồi chơi hơn. Còn ở sân trường thì thật vắng vẻ. Chúng em chẳng muốn ra ngoài vì lạnh. Lúc ấy trông cây bàng thật tội. Cái dáng gầy guộc, khô se thỉnh thoảng lại lay lay như muốn gọi chúng em “Lại đây chơi với tôi đi, tôi buồn lắm”! Nhưng chắc chắn bàng sẽ vượt qua mùa đông buốt giá một cách dễ dàng thôi. Trong cái giá rét ấy, những nhánh cây ngày nào cũng giơ ngón tay gầy gom nắng đông lại chăm chút, ấp ủ một cái gì đó để khi mùa xuân về thì tách lên những búp nõn xanh tươi. Cây bàng lại hồi sinh, lại bắt đầu một vòng sống mới đẹp đẽ hơn, rực rỡ hơn. Em rất khâm phục sức sống bất diệt của cây bàng. Em yêu cây bàng như yêu một người bạn lặng thầm bình dị và gần gũi. Người bạn ấy lúc nào cũng ở bên cạnh em, có mặt trong cuộc sống của em. Một ngày nào đó, em không còn được ăn trái bàng chín thơm nồng, không được cầm gói xôi bọc lá bàng đỏ đầu đông nóng hổi, không được nghe tiếng ve bàng rộn rã thì cuộc sống khi ấy sẽ tẻ nhạt biết bao. Cây bàng là nhà ở, là phố phường, là trường học, là kỷ niệm...là tất cả những gì mà em gắn bó và yêu quý.
Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Nắng ngày hè chỉ còn nhạt nhòa. Thành phố đượm một màu vàng óng. Lúc này đã quá giờ tan tầm, dòng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng đã thưa dần. Đường phố bớt ồn ào, nhộn nhịp. Con đường trở nên rộng lớn và thênh thang hơn. Giữa đường, ngăn cách dòng xe xuôi ngược là một bờ tường rào khoảng năm mười phân. Phía trên là hàng rào lan can sắt màu xanh biếc chạy dọc theo con đường. Hai bên vỉa hè, hàng cây si già cỗi, cành sum suê đang trầm tư ngắm chiều tà. Những cây xà cừ đang rung rinh những lá non xanh mượt. Các em nhỏ ríu rít rủ nhau đi chơi sau một ngày học tập. Các bà mẹ chuẩn bị đi chợ nấu cơm chiều.
Từ láy là: nhạt nhòa, ồn ào, nhộn nhịp, sum suê,..
Từ ghép: đỉnh núi, dòng người, xe cộ, đường phố,
1.Câu đề bước tời đèo ngang bóng xế tà
Bà Huyện từ ngoài Bác vào miền Trung theo chồng làm quan ,cảnh chiều hôm buồn bã,chắc có điều trắc uẩn lương tâm ,cảm xúc cảnh chiều hôm đây !
khung cảnh chen chúc của cỏ cây hoa lá chen vào với đá,miền trung du mà,cảnh thật lãng mạn nhưng có gì tiềm ẩn của vùng rừng núi hiểm trở heo hút .Cách tả cảnh liên tiếp ,từng phần một cỏ rồi chen vào cây,chen lá vào hoa.Bức tranh thiên nhiên sinh động nhưng có gì khăng khít gắn bó lắm thay
Lom khom ......
Bằng cách đảo vị trí 'lom khom ",tác giả tả cảnh chiều hôm buồn bã của mấy chú tiều phu đốn củi đang gồng gánh ra về nơi túp lều tranh ở chân núi kia ,thật là buồn tẻ ,thật là mượn cảnh tả người ,tác giả ý chỉ cảnh chiều buồn ở ĐEO NGANG đây
Lác đác .....
lại một cảnh thực của làng quê dân dã ,chốn sơn cước đây tác giả vẫn đảo vế,đáng ra tả mấy nhà lác đác ven sông thì đây lại là lác đác ven sông .Thật là bức tranh có cảnh có người,có hồn có sự sống
2.Cảnh bóng xế tà gọi nên cho lòng người một tâm trạng hiu hắt, cô đơn. Một mình bà giữa chốn thiên nhiên hoang sơ, vắng vẻ cỏ chen đá, lá chen hoa rậm rạp và đìu hiu.
Con người vẫn ánh lên sự sống nhưng rất tẻ nhạt, nhỏ bé và xa lạ. Bài thơ đặc tả nỗi cô đơn chất chứa, cô đọng những nỗi niềm hoài cổ.
Tâm trạng nhớ nước, thương nhà được thể hiện rõ qua hai câu thơ:
"Nhớ nước đàu lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"
Ở đây tác giả dùng phép chơi chữ. Tiếng chim quốc và chim đa đa khắc khoải, da diết sự gợi u hoài thê lương. Ta với ta tưởng hai nhưng chỉ có một, một mình đối diện với chính mình một mình hiểu rõ lòng mình mà thôi. Nỗi niềm thể hiện sự không biết chia sẻ cùng ai.
1,Câu đề bước tời đèo ngang bóng xế tà
Bà Huyện từ ngoài Bác vào miền Trung theo chồng làm quan ,cảnh chiều hôm buồn bã,chắc có điều trắc uẩn lương tâm ,cảm xúc cảnh chiều hôm đây !
khung cảnh chen chúc của cỏ cây hoa lá chen vào với đá,miền trung du mà,cảnh thật lãng mạn nhưng có gì tiềm ẩn của vùng rừng núi hiểm trở heo hút .Cách tả cảnh liên tiếp ,từng phần một cỏ rồi chen vào cây,chen lá vào hoa.Bức tranh thiên nhiên sinh động nhưng có gì khăng khít gắn bó lắm thay
Lom khom ......
Bằng cách đảo vị trí 'lom khom ",tác giả tả cảnh chiều hôm buồn bã của mấy chú tiều phu đốn củi đang gồng gánh ra về nơi túp lều tranh ở chân núi kia ,thật là buồn tẻ ,thật là mượn cảnh tả người ,tác giả ý chỉ cảnh chiều buồn ở ĐEO NGANG đây
Lác đác .....
lại một cảnh thực của làng quê dân dã ,chốn sơn cước đây tác giả vẫn đảo vế,đáng ra tả mấy nhà lác đác ven sông thì đây lại là lác đác ven sông .Thật là bức tranh có cảnh có người,có hồn có sự sống .
2, Qua đèo ngang là một tác phẩm nổi tiếng của bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ được viết khi bà lên đường đến huyện Phú Xuân đi qua đèo ngang là một địa danh phong cảnh hữu tình. Bài thơ là bức tranh ngụ tình sâu sắc của nhà thơ qua đó hé lộ cho chúng ta thấy được nỗi nhớ mong tha thiết của tác giả hiện lên rõ nét.
Mở đầu bài thơ là hai câu đề
“Bước tới đèo ngang bóng xế tà”
Câu thơ gợi lên thời điểm mà tác giả tới đèo ngang, khi đó thời gian đã vào xế tà tức là đã quá trưa trời đang chuyển sang buổi chiều và sắp tối. Đối với một vùng hoang sơ hẻo lánh thì thời điểm chiều tà cũng là thời điểm mọi người đã quay trở về nhà. Phải chăng chọn thời điểm như thế tác giả muốn nhấn mạnh cho người đọc cái xơ xác vắng vẻ nơi đây. Và từ đây tâm trạng tác giả bắt đầu hỗn loạn khi chứng kiến cảnh vật từ trên cao nhìn xuống.
“Cỏ cây chen là đá cheo hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
Khung cảnh ấy thật gợi lên trong lòng người đọc những nỗi nhớ vấn vương rồi lan tỏa ra từng câu thơ khiến cho người đọc thấm đượm được phần nào nỗi nhớ thương của tác giả đối với quê hương. Trời đã chiều tối cảnh vật đã lụi tàn khiến cho tâm trạng của bà càng trở nên xốn xang vô cùng. Cái thời điểm ấy rất phù hợp với tâm trạng hiện giờ của bà. Đúng như trong những câu thơ cổ đã nói đến tâm trạng con người nhuốm màu sang cảnh vật.
Ở đây tâm trạng cô đơn hiu vắng hiu quạnh của tác giả đã nhuốm màu sang cảnh vật khiến cho cảnh vật giờ đây dường như trở nên tam thương hơn bao giờ hết. Ta phải công nhận là cảnh vật trong thơ được hiện lên khá là sinh động. Có cỏ cây có hoa lá nhưng lại là một cảnh tượng chen chúc nhau để tìm sự sống. Cảnh vật ấy hoang sơ hoang dại đến nao lòng. Phải chăng sự chặt chội của hoa lá phải chen chúc nhau để tồn tại cũng chính là tâm trạng của tác giả đang vô cùng hỗn loạn. Cảnh vật ấy hoang sơ hoang dại đến nao lòng. Tác giả đã sử dụng phép đối và đảo ngữ trong miêu tả đầy ấn tượng. Nó làm cho người đọc cảm thấy được sự hoang vắng của đèo ngang lúc chiều tà bóng xế mặc dù nơi đây có cảnh đẹp cỏ cây hoa đá, lá. Vì ở đây vắng vẻ quá nên thi sĩ đã phóng tầm mắt ra xa chút nữa như để tìm một hình ảnh nào đó để tâm trạng thi nhân phần nào bớt chút hiu quạnh. Và phía dưới chân đèo xuất hiện một hình ảnh.
“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
Điểm nhìn đã được nhà thơ thay đổi nhưng sao tác giả vẫn chỉ cảm thấy sự hiu quạnh càng lớn dần thêm. Bởi thế giới con người nơi đây chỉ có vài chú tiểu đang gánh nước hay củi về chùa. Đó là một hình ảnh bình thường thế nhưng chữ “lom khom” khiến hình ảnh thơ thêm phần nào đó vắng vẻ buồn tẻ thê lương. Đây là một nét vẽ ước lệ mà ta thường thấy trong thơ cổ “vài” nhưng lại rất thần tình tinh tế trong tả cảnh. Mấy nhà chợ bên kia cũng thưa thớt tiêu điều. Thường thì ta thấy nói đến chợ là nói đến một hình ảnh đông vui tấp nập nào người bán nào người mua rất náo nhiệt. Thế nhưng chợ trong thơ bà huyện thanh quan thì lại hoàn toàn khác, chợ vô cùng vắng vẻ không có người bán cũng chẳng người mua chỉ có vài chiếc nhà lác đác bên sông. Nhà thơ đang đi tìm một lối sống nhưng sự sống đó lại làm cảnh vật thêm éo le buồn bã hơn. Sự đối lập của hai câu thơ khiến cho cảnh trên sông càng trở nên thưa thớt xa vắng hơn. Các từ đếm càng thấy rõ sự vắng vẻ nơi đây. Trong sự hiu quạnh đó bỗng vang lên tiến kêu của loài chim quốc quốc, chim gia trong cảnh hoàng hôn đang buông xuống.
“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
Nghe tiếng chim rừng mà tác giả thấy nhớ nước, nghe tiếng chim gia gia tác giả thấy nhớ nhà. Dường như nỗi lòng ấy đã thấm sâu vào nỗi lòng nhà thơ da diết không thôi. Lữ khách là một nữ nhi nên nhớ nước nhớ nhà nhớ chồng nhớ con là một điều hiển nhiên không hề khó hiểu. Từ nhớ nước, thương nhà là nỗi niềm của con chim quốc, chim gia gia do tác giả cảm nhận được hay chính là nghệ thuật ẩn dụ để nói lên tâm sự từ trong sâu thẳm tâm hồn của nữ sĩ? Nghệ thuật chơi chữ quốc quốc gia gia phải chăng là Tổ quốc và gia đình của Bà Huyện Thanh Quan hồi đó? Từ thực tại của xã hội khiến cho nhà thơ suy nghĩ về nước non về gia đình.
“Dừng chân ngắm lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”
Câu kết bài thơ dường như cũng chính là sự u hoài về quá khứ của tác giả. Bốn chữ “dừng chân ngắm lại” thể hiện một nỗi niềm xúc động đến bồn chồn. Một cái nhìn xa xôi mênh mang, tác giả nhìn xa nhìn gần nhìn miên man nhìn trên xuống dưới nhưng nơi nào cũng cảm thấy sự hiu quạnh sự cô đơn và nỗi nhớ nhà càng dâng lên da diết. Cảm nhận đất trời cảnh vật để tâm trạng được giải tỏa nhưng cớ sao nhà thơ lại cảm thấy cô đơn thấy chỉ có một mình “một mảnh tình riêng ta với ta”. Tác giả đã lấy cái bao la của đất trời để nhằm nói lên cái nhỏ bé “một mảnh tình riêng” của tác giả cho thấy nỗi cô đơn của người lữ khách trên đường đi qua đèo ngang.
Bài thơ là bức tranh tả cảnh ngụ tình thường thấy trong thơ ca cổ. Qua đó tác phẩm cho chúng ta thấy được tâm trạng cô đơn hiu quạnh buồn tẻ của tác giả khi đi qua đèo ngang. Đó là khúc tâm tình của triệu là bìa thơ mãi mãi còn y nguyên trong tâm trí người đọc.
trong SGK có hết mà. bn tìm kĩ đi, mik học qua r, nên mik bt. mak đây là sử mak
- Nhà thơ
+ Lý Bạch
+ Đỗ Phủ
+ Bạch Cư Di
- Nhà văn nổi tiếng
+ Thi Nại Ân tác phẩm "Thuỷ Hử"
+ La Quán Trung tác phẩm " Tam Quốc Diễn Nghĩa"
+ Tào Tuyết Cần tác phẩm" Hồng Lâu Mộng"
+......