K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

câu tục ngữ” Lửa thử vàng gian nan thử sức” dạy ta rằng gian nan thử thách là lò nung tu luyện con người có đủ tài năng và sức chịu đựng. Gian nan càng nhiều thành công càng lớn, càng vinh quang hơn. Do đó, muốn đi đến thành công, ta không nên chùn bước mà phải vững tin để vươn tới bằng quyết tâm và nghị lực của mình. Câu tục ngữ mãi mãi là một kinh nghiệm sống, là phương châm, là hành trang để ta bước vào đời.

Sự rèn luyện của con người thường được đánh giá qua cách họ hành động và những việc làm mà họ đang làm, sự kiên trì và bền bỉ đó được đánh giá qua hành động và những thói quen của họ, như dân tộc ta đã có câu lửa thử vàng gian nan thử sức.

Câu lửa thử vàng gian nan thử sức nghĩa đen của nó nói đến việc lửa đó là một dụng cụ trong mỗi gia đình, lửa là nguồn để đốt sáng và dùng để nấu nướng, nhưng nó lại là công cụ để thử vàng, khi vàng thả vào lửa nếu đó là vàng thật thì lửa cũng không làm nguy hại được nó, còn đối với gian nan đó là công cụ để thử sức của con người. Câu trên mang ý nghĩa hàm ẩn rất sâu sắc nói về ý chí mạnh mẽ của con người, mỗi chúng ta đều thấy được đều đó qua nghĩa hàm ẩn và ý nghĩa ẩn chứa trong đó là nếp sống tốt cần có trong mỗi con người, mỗi người nên rèn luyện những điều cần thiết cho chính mình. Phẩm chất đạo đức của mỗi người cũng được thể hiện mạnh mẽ và đánh giá cao những hình ảnh đó, những hình ảnh mang tầm ý nghĩa sâu sắc và có ý nghĩa đến vô ngần.

Từ xưa đến nay dân ta đã sử dụng câu nói này làm một điều quan trọng cho chính cuộc sống của họ, cuộc sống của mỗi con người sẽ ngày càng tốt đẹp và ý nghĩa hơn, khi họ biết yêu thương và rèn luyện những phẩm chất đó một cách có ý nghĩa nhất. Trong cuộc sống của chúng ta những điều đó không chỉ để lại những ý nghĩa quan trọng mà nó mang tầm ý nghĩa vô cùng sâu sắc, những hình ảnh mang đậm giá trị về cuộc sống đó là sức mạnh vượt qua mọi gian nan thử thách, cho dù có khó khăn và gian nan như thế nào thì con người cũng cần phải cố gắng vượt qua nó, có như vậy chúng ta mới thấy được ý nghĩa thực sự của xã hội này.

Những vật dụng được dùng làm thước đo cho cuộc sống của chính họ không chỉ để lại những giá trị nhất mà nó còn phản ánh một cách sâu sắc và có ý nghĩa vô cùng lớn lao cho con người, mỗi người cần phải làm nên những điều đó qua cách họ sống, họ thể hiện cho cuộc đời này. Lửa dùng để thử vàng, nhưng sự cố gắng bền bỉ và kiên trì của con người lại được đo bằng khó khăn, bởi khi khó khăn họ có vượt qua được những thứ đó hay không, đó mới là những ý nghĩa quan trọng và đem lại giá trị cho cuộc sống của chúng ta. Những điều mà tưởng chừng như rất đơn gian nhưng nó lại là thước đo giá trị của cuộc sống, những giá trị mang tầm triết lý sâu sắc dành cho con người, họ là những con người kiên cường, luôn luôn quật khởi trước những sóng gió đang bủa vây phía trước, những khó khăn đó mới chính là ý nghĩa quan trọng và tạo nên giá trị cho chính cuộc sống của mình, những giá trị ý nghĩa và mang tầm ảnh hưởng sâu sắc nhất. Trong cuộc đời của mỗi con người chắc hẳn không ai là chưa từng gặp khó khăn, nhưng sức mạnh của chính bản thân họ là nguồn sáng lớn lao mà giúp họ vượt qua được tất cả.

Sức mạnh của con người sẽ ngày càng tỏa sáng khi con người lâm vào khó khăn, những lúc khó khăn sức mạnh đó mới được phát huy một cách có giá trị và nó để lại những ý nghĩa mạnh mẽ nhất cho con người, mỗi người chúng ta ngày nay, đang không ngừng rèn luyện và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, bởi lẽ không có việc gì khó chỉ sợ lòng không bền đào núi và lấp biển quyết chí ắt làm nên. Sức mạnh của con người sẽ làm nên rất nhiều những ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống này, cuộc đời của chúng ta sẽ không ngừng được cải thiện và phát triển nếu như chúng ta biết làm nên những điều tuyệt vời và có giá trị nhất.

Trong cuộc sống chúng ta thấy rất nhiều tấm gương sáng về tinh thần tự lực tự cường và luôn luôn biết vươn lên khó khăn trong cuộc sống như thầy Nguyễn Ngọc Ký cho dù bị liệt nhưng vẫn luôn cố gắng để làm con người có ích cho xã hội, đây là tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo, những hành động và cử chỉ cao đẹp của họ đã làm cho họ thêm rạng rỡ và có ý nghĩa lớn lao nhất đối với cuộc đời và con người của họ.

Bên cạnh những con người luôn luôn biết vươn lên trên cuộc sống thì lại có những người hay nản chí, ích kỉ và không dám bức phá bản thân, đây thực sự là những con người hèn nhát, và họ làm cản trở sự phát triển của xã hội, những con người đó cần phải thay đổi tư tưởng suy nghĩ và những hành động của chính mình.

Câu trên đã mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng cho con người, nó mang những lời nhắc nhở về nghĩa cho chính cuộc sống của mỗi con người, những con người đó không chỉ làm nên những điều có giá trị mà họ hiểu được xứ mệnh của họ khi sinh ra trên cuộc đời này cần làm những điều gì.



 

10 tháng 6 2019

Em sinh ra và lớn lên ở Hoà Bình, bên dòng sông Đà nổi tiếng. Vì thế, sông Đà gắn bó thân thiết với tuổi thơ em. Dòng sông uốn lượn quanh co, chảy qua những triền núi, những bãi mía, nương ngô… rồi hoà nhập với những con sông khác như sông Lô, sông Hồng, cùng đổ ra biển Đông.

Các cụ già thường kể về con sông Đà hung dữ. Trước đây, hằng năm vào mùa lũ, nó cuốn phăng và nhận chìm tất cả những gì trên đường đi của nó. Những thác nước sôi réo ào ạt đổ về từ thượng nguồn, cuồn cuộn chảy bọt tung trắng xoá, có sức tàn phá thật đáng sợ! Những tai hoạ do sông Đà gây ra trở thành mối lo thường xuyên của người dân sinh sống hai bên bờ từ bao đời nay.

Em rất thích vẻ đẹp của sông Đà vào mùa nước cạn, nước trong vắt có thể nhìn thấy rõ từng đàn cá lội tung tăng, từng hòn đá, hòn cuội dưới đáy sông.

Chiều chiều, chúng em thoả thích bơi lội và nô giỡn. Giữa lòng sông, những doi cát dài nối tiếp nhau. Từng đoàn thuyền của dân kéo ra đây lấy cát. Chúng em sục chân thật sâu vào cát rồi lội ngược dòng với một niềm thích thú khó tả.

Dưới nắng trưa, dòng sông lấp lánh ánh vàng. Muôn ngàn tia nắng nhảy nhót đùa nghịch trên mặt sông như trẻ nhỏ. Dăm chiếc thuyền đánh cá, tiếng gõ mái chèo đuổi cá dồn dập vang lên giữa khung cảnh tĩnh mịch của trưa hè.

Chiều đến, màu nước như sẫm lại. Mặt trời đã khuất sau rặng núi xa xa. Những đám mây trắng lang thang vẫn tiếp tục du ngoạn về tận phương nào. Khói lam chiều vấn vít lan toả từ các mái bếp ven sông. Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.

Nhưng sông Đà không còn hung hãn nữa. Bố mẹ em cùng hàng triệu người đã bắt tay vào công việc trị thuỷ sông Đà, biến nó thành dòng sông làm ra ánh sáng. Đứng trên mặt đập nước khổng lồ, em không còn nhận ra hình dáng quen thuộc của sông Đà ngày nào. Dòng sông đã bị chặn đứng, dồn lại thành một hồ nước mênh mông như biển. Phía chân đập, chỗ cửa xả lũ, nước đổ xuống thành một dòng thác trắng xoá, réo ào ào. Từ nay, sông Đà phục vụ đắc lực cho nhà máy thuỷ điện Hoà Bình lớn nhất nước ta.

Giờ đây, sông Đà được cả nước biết đến vì nó đã trở thành dòng sông ánh sáng, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, phồn vinh. Nhưng hình ảnh dòng sông Đà nước trong veo mùa cạn với những doi cát vàng lấp lánh dưới nắng trưa vẫn mãi mãi ln đậm trong kí ức của em.
 

10 tháng 6 2019

Ai cũng có một quê hương, ai cũng có một điều để nhớ khi nhắc về quê hương. Nhắc đến quê hương tôi, có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên được dòng sông Đào thân thương gắn bó với tôi suốt những năm tháng thơ ấu tươi đẹp.

Dòng sông Đào là một nhánh của sông Hồng bao la, chảy qua quê hương tôi. Nó đã có từ bao đời nay, từ khi tôi sinh ra, dòng sông đã yên bình ở đó. Sông trải dài qua bao xóm làng, ngày ngày, phù sa màu mỡ bồi đắp, cả dòng sông như một dải lụa đào quấn quanh làng quê. Hàng ngày, mặt nước yên bình, phẳng lặng in dấu cả bầu trời trong xanh với những đám mây trắng hồng. Hai bên bờ, những hàng tre, hàng liễu xanh ngắt, đứng sừng sững, xõa mái tóc dài xuống mặt nước giống như những nàng thiếu nữ đang chải đầu, làm dáng, làm duyên. Mỗi khi chị gió nhẹ thoảng qua, mặt nước lăn tăn gợn sóng, một vài chiếc lá lại lìa cành, chao liệng trong không trung rồi nhẹ rơi xuống mặt sông, hững hờ trôi như những chiếc thuyền nhỏ.

Sông Đào chảy quanh xóm làng, dòng sông như người mẹ hiền, là nguồn sống cho người dân quê tôi. Nó là nguồn nước chính cung cấp cho những cánh đồng, ruộng rau, là nguồn cung cấp thủy hải sản quý giá, đôi khi lại là nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt. Nơi đây cũng gắn bó với bao kỉ niệm thời ấu thơ của tôi. Những ngày chiều chiều lũ trẻ rủ nhau ra bờ sông chơi, nô đùa vui vẻ. bày những trò chơi lí thú. Khi ấy dòng sông như người bạn hiền hòa ngắm nhìn lũ trẻ chúng tôi vui chơi, mặt nước in bóng những nụ cười rạng rỡ. Vào những buổi chiều tối, các bà, các mẹ lại kéo nhau ra bờ sông giặt rũ, trò chuyện sau một ngày lao động mệt mòi, ánh trăng sáng rực rỡ soi sáng mặt nước như dát vàng dát bạc. Vào những ngày đánh cá, dòng sông lại tấp nập thuyền bè qua lại rộn ràng, những mẻ tôm, mẻ cá đầy ắp như những chiến lợi phẩm mà dòng sông dành tặng cho người dân quê tôi.

Đối với tôi, tôi thích nhất những lúc được ngồi bên bờ sông, đưa đôi chân xuống dòng nước để cảm nhận sự mát lạnh, đón những cơn gió trong lành, ngắm nhìn dòng sông quê hương yên bình, phẳng lặng, cảm giác dễ chịu mà bình yên vô cùng. Dòng sông đã luôn ở nơi đây, tồn tại như một chân lý, nó không còn chỉ là một dòng sông bình thường mà nó là người bạn tri kỉ không thể thiếu trong nếp sống của làng quê tôi. Dòng sông quê hương ấy đã nuôi dưỡng biết bao thế hệ người con trưởng thành như ngày hôm nay nên nó thân thương mà đáng kính vô cùng.

Tôi lớn lên từ dòng nước của làng quê. Có lẽ sau ngày, dù có đi đâu xa, tôi cũng sẽ mãi mãi không bao giờ quên dòng sông Đào quê hương. Nó luôn tồn tại trong tôi như một kí ức không thể xóa nhòa của ngày ấu thơ, của nhịp đập quê hương luôn sục sôi trong trái tim này.
 

Trong cuộc sống hang ngày cũng có lúc ta đã lầm lẫn khi đánh giá một sự vật, một con người, khi thì dựa vào cái hình thức hào nhoáng bên ngoài mà quên đi cái nội dung, bản chất bên trong của con người họ, khi thì ngược lại. Lúc ấy ta lại nghĩ đến câu tục ngữ:
“ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
Chúng ta hiểu gì về câu tục ngữ này? Phải chăng đây là kinh nghiệm sống quí báu là ông cha ta để lại cho chúng ta suy ngẫm, học hỏi?
Câu tục ngữ đã cho xuất hiện hai sự vật “gỗ” và “nước sơn”. Gỗ là chất liệu để tạo nên một vật dụng như là tủ, bàn ghế… còn nước sơn là chất liệu để quét lên làm cho cái tủ, cái bàn thêm đẹp, thêm bền. Nghĩa đen là như vậy nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ bao hàm một lời khuyên về cách nhìn chin chắn: hãy coi trọng cái giá trị đích thực, cái nội dung bên trong của một con người. Đừng bao giờ để cái hình thức xa hoa, hào nhoáng bên ngoài lừa dối, quyến rũ ta.

Bất kì câu tục ngữ nào cũng là sự đúc kết những kinh nghiệm sống quí báu của biết bao thế hệ con người. Tổ tiên ta cũng đã trải qua bao thất vọng, vấp váp mới rút ra được chân lí “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Khi đánh giá một sự vật ta phải coi trọng chất lượng của nó. Có khi người ta chỉ trọng đến cái lớp sơn bong nhoáng bên ngoài của một cái tủ mà mua về rồi không dung được nữa vì chất gỗ bên trong là một thứ gỗ mục rữa, sâu mọt. Một sản phẩm có mẫu mã tốtm có trang trí đẹp đến bao nhiêu mà chất lượng không tốt, không bền thì cũng không hữu dụng. Chỉ có chất lượng tốt càng được nhiều người ưa thích, càng bán dắt giá. Đó là cách đánh giá, cách nhìn chung về giá trị của một đồ vật. Trong cuộc sống, mỗi sự vật, mỗi con người không phải lúc nào cũng cũng thống nhất trọn vẹn cả mặt nội dung lẫn hình thức. Có người bản chất xấu xa nhưng khéo lừa bịp bằng cái vỏ hào nhoáng, bảnh bao bên ngoài. Một kẻ bất tài thường đội lốt người hiểu biết. Một người độc ác thường nói lời đạo đức. Một khuôn mặt xinh đẹp nhưng chưa hẳn là đẹp hoàn toàn nếu có một tâm hồn không đẹp. Chúng ta phải thật sự tỉnh táo, thận trọng đối với những con người đó. Khi cần chọn lựa, ta hãy chọn lấy cái bản chất làm căn bản, hãy vứt bỏ cái vẻ bề ngoài đẹp đẽ lành lặn mà bên trong mục rỗng, vô vị. Một con người có đạo đức, tài năng thì dẫu ăn mặc tầm thường nhưng vẫn được kính trọng, nể nang. Khi đánh giá một con người chúng ta phải dựa trên phẩm chất đạo đức, năng lực của người đó. Chùng ta phải hiểu biết rằng cái chân giá trị của con người chính là đạo đức, tài nặng, trí tuệ.
Nhưng trong thực tế cuộc sống, chẵng lẽ chỉ xem trọng nội dung, bản chất bên trong mà lãng quên mặt hình thức? Một món hang tốt, chất lượng tốt, nếu có bao bì xinh xắn, trang trí đẹp lại càng có giá trị. Hình thức bên ngoài làm tăng thêm giá trị bên trong của món hang. Cái tủ được làm bằng chất gỗ tốt mà lại có nước sơn bong loáng hẵn làm ta vừa long và sẵn sang mua. Một con người có học vấn, đạo đức lại ăn nói lịch sự, thanh nhã, ăn mặc gọn gàng, đẹp đẻ càng làm cho ta thêm quý trọng hơn là con người tuy có đạo đức nhưng ăn nói cục cằn, thô lỗ, ăn mặc xốc xếch. Cái đẹp lí tưởng là khi có cả nội dung lẫn hình thức.
Vật để nhận xét, đánh giá một sự vật, một con người, ta phải dựa trên cơ sở nội dụng lẫn hình thức. Nội dung và hình thức phải bổ dung cho nhau để đánh giá được chính xác, đầy đủ. Chúng ta hãy coi trọng nội dụng vì trước hết nó là cốt lõi tạo nên giá trị bên trong, còn hình thức góp phần tạo nên cái đẹp, cái bền cho vật dụng. Khi đánh giá ta phải coi trọng chất lượng của vật cũng như khi nhận xét về một con người ta phải chú ý đến thành quả công việc của họ, xem xét mối quan hệ tình cảm của họ đối với gia đình, xã hội. Đó là cách hiệu quả, cách áp dụng đúng đắn nhất cho phương châm xử thế mà câu tục ngữ đã khuyên dạy chúng ta.
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”- câu tục ngữ đã cho ta một phương châm đúng đắn trong cách nhìn, cách sống và cách quan hệ ở cuộc sống. Chúng ta cần tu dưỡng đạo đức, rèn luyện tài năng để trở thành con người toàn diện về nội dung lẫn hình thức. Hiểu được câu tục ngữ, vận dụng nó một cách đúng đắn chúng ta sẽ bớt lầm lẫn, vấp ngã trong cuộc đời đồng thời ta cũng biết cách tự rèn luyện nâng cao mình hơn nữa. Ta phải sống thực chất bằng chính giá trị con người mình, đừng mánh khóe lừa dối, giả tạo. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn nhưng nếu tốt cả gỗ và tốt cả nước sơn thì đó là điều mà ta cần mong ước, phấn đấu, hướng tới.

ất. Khi trải qua bao sóng gió của cuộc đời, quen biết nhiều người hơn, ta càng nhận ra rằng thứ quý giá nhất của họ chính là những phẩm chất tiềm tàng bên trong mỗi dáng hình khác nhau ấy. Ông cha ta ngày xưa cũng đã đúc rút ra rằng: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn/Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người". Câu nói tồn tại hàng thế kỉ càng khẳng định giá trị lớn lao bên trong mỗi con người. Người ta thường chiêm nghiệm rằng: nhan sắc có thể bị mai một theo thời gian, còn phẩm chất sẽ in dấu rõ dần theo năm tháng.

  • Dù ai buôn bán gần xa

Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười

chúc bn 

hc tốt

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

Một trong những đạo lý truyền thống quý báu của dân tộc ta đó chính là đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, được thể hiện rất sâu sắc trong cuộc sống hàng ngày, qua những ngày lễ lớn mà tiêu biểu là ngày Giỗ tổ Hùng Vương 10-3 hàng năm như một ngày hội lớn của dân tộc ta để con cháu thể hiện niềm kính yêu với cội nguồn của mình. Bàn về điều này, ông cha ta đã có câu “Dù ai đi ngược về xuôi /Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” .

Câu ca dao trên đã ra đời từ rất lâu rồi, từ khi tôi sinh ra, tôi đã được nghe bà đọc cho nghe đi nghe lại lâu ca dao, đến bây giờ, nó như một lời nhắc nhở vẫn hằng âm ỉ trong lòng khiến tôi không thể nào quên. Là một người con Việt Nam, không ai là không biết đến Ngày Giỗ tổ Hùng Vương, diễn ra vào mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm. Ngày lễ là cơ hội để biết bao người con xa xứ, xa quê, được tựu chung về đây, về Đền hùng (Phú Thọ) để dâng nén hương thành kính, tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với tổ tiên ta, những đời vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Qua câu ca dao trên, ông cha ta nhắn nhủ đến mỗi người dù có đi đâu, làm gì thế nhưng cũng không bao giờ được phép quên đi Ngày Giỗ tổ, quên đi việc tưởng nhớ chính nguồn cội của mình.

Nhắc đến những đời vua Hùng, không ai là không biết đến công lao dựng nước và giữ nước của tổ tiên ta ngày trước. Vậy nên, ngày lễ là để mỗi người con trong dân tộc này bày tỏ lòng biết ơn thành kính đối với những vị đã cho ta cuộc sống như ngày hôm nay. Mọi thành quả mà chúng ta được hưởng thụ, mọi nền văn hóa, văn minh, đều là bàn tay của biết bao thế hệ trước rầy công vun xới mà tạo nên. vforum.vn Ngày Giỗ Tổ không chỉ thể hiện bản sắc dân tộc đặc trưng của đất nước ta mà còn giúp con người dù là lớn hay bé, già hay trẻ, có thêm những nhận thức, hiểu biết sâu sắc về cội nguồn của chính mình, rèn luyện được lòng biết ơn, uống nước nhớ nguồn, không phủ nhận, quay lưng với quá khứ. Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện tinh thần đoàn kết, giữ gìn những truyền thống , bản sắc quý báu của dân tộc ta.

Câu tục ngữ không chỉ là một lời nhắc nhở về cội nguồn mà còn đặt ra những bài học đạo lý về việc biết ơn thế hệ đi trước, trân trọng những thành quả mà ta được hưởng thụ trong cuộc sống hôm nay. Bác Hồ đã có câu “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” , hơn cả việc nhớ ơn công lao , mỗi người cần biết biến nó thành hành động cụ thể, không ngừng trau dồi bản thân để sau này giúp đất nước phát triển, bảo vệ dân tộc khỏi những thách thức khó khăn , yêu thương đồng bào, giống như ông cha ta, tổ tiên ta, những đời vua Hùng đã quyết tâm, bỏ biết bao công sức để thực hiện trước đó. Chúng ta đang sống trong một cuộc sống là thành quả của biết bao thế hệ tổ tiên đã để lại, nhiệm vụ của ta là cần biết giữ gìn và phát huy để xây dựng đất nước, dân tộc không ngừng đi lên.

Là một người con Việt Nam, không ai có thể quên đi cội nguồn của chính mình cũng như quên đi được ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10-3. Câu tục ngữ như một lời nhắn nhủ về nguồn cội cũng như trách nhiệm của mỗi người con của dân tộc đối với truyền thống và sự phát triển của đất nước sau này.

Cội nguồn tổ tiên, nhớ ơn bố mẹ thầy cô là 1 trong những nội dung được đề cập tới nhiều trong các câu thành ngữ tục ngữ ca dao và có rất nhiều câu quen thuộc trong đó có câu: Dù ai đi ngược về xuôi nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba. Bên cạnh đó còn có câu ngược lại là: Dù ai buôn bán gần xa nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười mà rất nhiều người đã thuộc lòng từ bé để nhắc nhở về thế hệ con cháu nhớ tới ngày giỗ tổ Hùng Vương những người đã có công xây dựng nước Việt Nam ta đời này từ thời nhà nước Văn Lang, Âu Lạc, Vạn xuân.... Cụ thể nghĩa của câu ca dao này các bạn có thể tham khảo ở bài văn phía dưới này và tự làm cho mình 1 bài văn nghị luận hoặc giải thích về câu này nhé.

10 tháng 6 2019

phai yeu thuong nhau

Mỗi con người khi sinh ra đều có cho mình một Tổ Quốc, một quê hương. Là một người con của dân tộc ấy, ai cũng cần thực hiện và đảm bảo vai trò, nghĩa vụ của mình, trong đó, cần biết đoàn kết, đùm bọc với chính đồng loại, những người trong cùng một đất nước với mình. Điều này đã được ông cha ta thể hiện rất rõ qua câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương / Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

hc tốt

                                                                                    Bài viết:

        Thông thường, thời khóa biểu vào mỗi buổi sáng của em là thức dậy sớm, chuẩn bị đầy đủ trang phục, giày dép, đầu tóc và xem xét lại đồ dùng học tập mình một để sẵn sàng đến trường. Sau đó em sẽ ăn sáng và theo xe bố đến lớp. Trong tuần, ngày em yêu thích nhất là ngày chủ nhật, bởi vào chủ nhật thì em có thể ngủ nướng cho thỏa thích mà không phải dậy sớm như mọi ngày. Hôm ngày chủ nhật hôm nay rất đặc biệt, dù không phải đến trường nhưng em vẫn dậy thì rất sớm. Bởi lẽ tối hôm qua em đã hứa với mẹ là sẽ cùng mẹ dậy sớm để ra công viên tập thể dục. Vì vậy mà hôm nay, cũng bằng giờ của mọi ngày, em đã thức dậy và chuẩn bị tươm tất mọi thứ, từ quần áo thể dục đến đôi giày thể thao. Mọi thứ đều sẵn sàng cho một buổi tập thể dục đầy thú vị ở công viên.

         Nhà em rất gần công viên Cầu Giấy. Từ nhà em đến công viên chỉ khoảng một trăm mét. Tuy em đã ra công viên chơi rất nhiều lần, mọi thứ ở công viên đều trở nên vô cùng thân thuộc đối với em. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên em đến công viên vào buổi sáng sớm ở đây, không khí nhộn nhịp buổi sáng này thật mới lạ, nó mang lại cho tôi rất nhiều bất ngờ. Khung cảnh thiên nhiên vào buổi sáng dường như cũng sáng hơn, rộng hơn và tươi đẹp hơn rất nhiều. Những giọt sương đêm vẫn đọng trên những tán lá, trên những đám cỏ, ánh sáng mặt trời chiếu vào làm cho nó trở lên long lanh đến lạ kì, khung cảnh buổi sáng có hơi ướt át song lại tràn đầy sức sống.

        Không khí của sáng sớm cũng vô cùng trong lành, trong công viên có trồng rất nhiều cây xanh, cũng có lẽ vì vậy mà không khí thoáng đãng hơn ngoài đường phố rất nhiều. Tiết trời cũng mát mẻ, dễ chịu chứ không nóng nắng như bầu trời vào giữa trưa. Em cảm thấy vô cùng thoải mái và dễ chịu, nếu ở nhà em còn cảm thấy hơi buồn ngủ thì đi ra đến công viên em đã tỉnh hẳn ngủ, tinh thần cũng thoải mái, phấn chấn hơn rất nhiều. Điều đặc biệt nhất ở công viên Cầu Giấy buổi sáng không chỉ có sự mát mẻ của thời tiết, sự trong lành, dễ chịu của không khí mà còn bởi không khí nhộn nhịp, tấp nập ở nơi đây. Trong công viên tập trung rất nhiều người, từ già trẻ, lớn bé, trai gái, nói chung là có mọi độ tuổi.

         Mọi người cùng nhau ra công viên buổi sáng để tập thể dục,  rèn luyện sức khỏe cho một ngày mới. Vì khuôn viên của công viên Cầu Giấy khá rộng lớn nên mọi người có thể thoải mái lựa chọn những hình thức thể dục mà mình yêu thích, từ chạy bộ, ngồi thiền, tập dưỡng sinh, tập thái cực quyền, nâng tạ, tập erobic….Trong đó, ở khu vực xung quanh hồ lớn, các anh chị trẻ tuổi đang chạy bộ xung quanh hồ, các anh chị mặc quần áo thể thao vô cùng khỏe khoắn, có anh còn đeo thêm tai nghe, vừa nghe và vừa chạy theo những nhịp điệu đều đều. Ở khu vực trung tâm của công viên, mà cụ thể là ở quảng trường của công viên là các cô, các bác, có cả các chị rất trẻ tuổi đang tập erobic.

          Họ tập erobic theo nhạc nên khu vực trung tâm là khu vực nhộn nhịp, vui vẻ nhất. Bài tập erobic này thu hút rất nhiều các cô, các bác tham gia, đủ mọi lứa tuổi, có chị rất trẻ, có các cô, các bác khoảng bằng tuổi của mẹ em, cũng có những các bà khá lớn tuổi, mọi người cùng nhau tham gia, hòa mình vào những động tác nhịp nhàng, những giai điệu vui tươi, rộn rã nhất. Nhìn từ phía xa, những động tác đều được mọi người tập rất đồng đều, uyển chuyển. Dù là bài tập thể dục buổi sáng nhưng mọi người tham gia đều rất nhiệt tình, nghiêm túc. Nhưng trái lại với sự nghiêm túc của động tác thì thái độ của mọi người rất hào hứng, vui vẻ, trên môi ai cũng nở những nụ cười rất tươi. Nhìn vào những nụ cười ấy em cũng thấy vui theo.

         Mẹ em cũng rất muốn tham gia vào bài tập thể dục tập thể này, nhưng vì công việc cũng khá bận rộn, lại phải lo cho chúng em ăn uống đến trường nên mẹ em cũng không thường xuyên ra công viên tập cùng các cô, các bác mỗi sáng được. Chỉ vào những ngày nghỉ như hôm nay thì mẹ em mới có thể ra công viên vào buổi sáng. Hôm nay, em và mẹ chỉ đi bộ vòng quanh hồ cùng mọi người, vừa đi vừa thả lỏng cơ thể và hưởng thụ không khí trong lành vào buổi sáng. Ngoài ra, trong công viên còn rất nhiều các hoạt động thể dục rèn luyện sức khỏe khác, như phía cổng vào có các bạn nhỏ đang tập võ, những động tác khỏe khoắn, đồng đều cùng những bộ võ phục màu trắng trông thật đẹp mắt.

        Ngay phía bên cạnh cổng ra vào của công viên là các bà đang tập dưỡng sinh, những động tác vô cùng mềm dẻo và linh hoạt. Đặc biệt các bà còn sử dụng thêm đạo cụ, đó chính là những chiếc quạt màu đỏ, vì vậy nhìn những động tác lại càng thêm đẹp mắt, đồng đều. Phía xa xa kia là các ông đang tập thái cực quyền, những động tác chậm dãi nhưng cũng rất uyển chuyển, những động tác này giống như trong các bộ phim kiếm hiệp của Trung Quốc vậy, vô cùng thần kì và bắt mắt. Còn các chú các bác trai thì đang cố gắng nâng những quả tạ, khi nâng những thớ cơ ở tay của các bác, các chú nổi lên cuồn cuộn.

        Không khí ở công viên vào buổi sáng vô cùng tuyệt vời, không chỉ thoáng đãng, trong lành mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu. Mà buổi sáng ở công viên cũng tấp nập, nhộn nhịp khác hẳn với những thời khắc sáng trong ngày. Mọi người ở khu vực em sinh sống đều tập trung đông đúc ở công viên và cùng nhau tập những bài tập thể dục rất vui vẻ. Như vậy, không chỉ rèn luyện sức khỏe mà ra công viên vào buổi sáng còn được hưởng thụ không khí trong lành, vui tươi, bổ sung thêm nguồn cảm hứng cho một ngày mới tốt lành.

Trong thành phố có rất nhiều khu ui chơi, giải trí nhưng em thích nhất là công viên Bách Thảo.Bước chân vào, ai cũng ngạc nhiên trước sự rộng rãi, thoáng mát của công viên. Công viên rộng, chạy dài bên cạnh đường phố. ở trên ngoài đường phố tiếng xe cộ đi lại tấp nập.Nhưng vào trong công viên thì có cảm giác yên tĩnh lạ thường bởi được ngăn cách bằng một bức tường lớn. Trong đây biết bao nhiêu là cây xanh có cây lớn cao bằng tòa nhà mấy tầng.Những cây cổ thụ tỏa bóng mát, có câu trầm lặng bên cạnh hồ. Công viên còn có nhiều loài hoa như hoa hồng, hoa hướng dương... đi trong công viên mà em có cảm giác như mình đang lạc vào khu rừng nào đó có rất nhiều màu xanh. Công viên có dải đất cao nên được gọi là 'đồi'.Đặc biệt ở đây là những cái hồ rất đẹp. Hồ nước không lớn lắm nhưng có những cảnh vật xung quanh làm cho nó thêm nổi bật. Những cây Liễu mềm mại xõa tóc đướng bên hồ soi bóng. Đường đi trong công viên được trải nhựa láng bóng rộng thênh thang. Càng vào bên trong con đường lớn có độ uốn khúc quanh co mềm mại.Vì không khí trong công viên rất mát mẻ nên có nhiều người rất thích vào đây chơi.Vào các ngày nghỉ, sáng hay chiều cũng đều nhộn nhịp, vui tươi. Cả người già và trẻ con đều đến đây. có người còn chụp ảnh kỉ niệm, ảnh cưới. Nhìn họ thật hạnh phúc.Ở đó có rất nhiều trò chơi như đu quay, cầu trượt, còn có cả trò chơi đi ô tô điện nữa. Mẹ cho em và cả Bống con nhà chị Hoa đi nữa, em bống đi đến đâu cũng tít mắt cười. Vào khu vui chơi mẹ bảo em là cho em bống chơi cầu trượt, Bống thích thú nên cái gì cũng muốn chơi thử.Em và Bống được đi ô tô điện, chơi các trò chơi ở đây rất vui và em cũng được thư giãn sau những ngày học căng thẳng.Công viên là nơi vui chơi giải trí rất bổ ích. Em rất thích chơi ở công viên Bách Thảo