Hãy thuyết minh về chiếc bánh chưng
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thời gian qua thật nhanh, thấm thoát đã mười năm trôi qua. Bây giờ tôi là một sinh viên, tôi trở về thăm lại mái trường trung học cơ sở thân yêu.
Con đường dẫn tôi đến trường đã có một sự thay đổi kì lạ, khiến tôi không thể nhận ra được nữa. Đường được trải nhựa phẳng lì, khác xa con đường đầy sỏi đá, ổ gà ngày nào. Thấp thoáng mái trường hiện ra trong sương sớm. Cổng trường ngày xưa nước sơn phai màu vì mưa nắng, nay đã được sơn lại. Bước vào sân trường tôi thấy cả một rừng cây cổ thụ. Cây phượng do lớp tôi trồng nay cũng đã lớn ơi là lớn. Chao ôi! Nó lớn nhanh thật đấy, thân cây to lớn, tán lá trải rộng như muôn che kín cả một góc sân trường. Tôi ngồi dưới gốc cây và nhìn quang cảnh trường. Dãy nhà có lớp 6B của tôi nay đã được xây dựng lại, đẹp và khang trang hơn rất nhiều. Nhà có cửa kính, nền lát đá hoa, trong phòng có quạt trần, có đèn điện. Từ xa, tôi đã nghe thấy giọng nói âu yếm và quen thuộc trong lớp 6B vọng ra. Tôi tiến lại gần hơn, những cô cậu học sinh ngồi cạnh cửa sổ nhìn tôi với ánh mắt ngạc nhiên. Tôi đứng cạnh cửa sổ nhìn vào thấy một dáng người gầy và dong dỏng cao, mái tóc dài xoã ngang vai, tôi nhận ra là cô Nga, cô đã từng chủ nhiệm năm tôi học lớp sáu. Tôi đứng nghe cô giảng bài và nhớ lại cái cảm giác được nghe cô dạy học. Tôi không bao giò quên được những bài học mà cô đã dạy.
Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi đã đến. Cố Nga cho cả lớp nghỉ rồi cô thu dọn sách vở và ra khỏi lớp. Tôi liền bước đến bên cô và chào:
- Em chào cô ạ! Cô có nhận ra em không?
- Cô nhìn tôi với ánh mắt dịu hiền, trong ánh mắt ấy có sự ngỡ ngàng. Cô nhìn tôi một lúc rồi nói:
- Có phải Thảo không em?
Tôi reo lên:
- Dạ thưa cô, đúng rồi ạ! Em là Thảo, học sinh cũ của cô đây.
Tôi rất mừng vì cô đã nhận ra tôi, một đứa học sinh ngang bướng và nghịch ngợm thuở nào. Tôi còn nhớ, có lần tôi đã làm cho lớp không xếp thứ nhất toàn trường chỉ vì tôi đi học muộn. Nhưng hôm đó, cô đã không trách mắng tôi, cô chỉ khuyên: “Lần sau em cố gắng đi học sớm, đừng để cả lớp vì em mà bị ảnh hưởng”.
Khi nói chuyện với cô tôi nhận ra trên khuôn mặt cô đã có nhiều nếp nhăn và tóc cô đã điểm bạc.
Bỗng, một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi đã hết, cô phải vào lớp dạy học, nhưng cô trò vẫn lưu luyến mãi không muốn rời nhau.
Tạm biệt mái trường trung học thân yêu, nơi đã để lại trong tôi bao kỉ niệm vui buồn và là nơi đã chắp cánh cho tôi bao ước mơ hi vọng. Dù là mười năm hay bao nhiêu năm nữa, tôi cũng sẽ mãi nhớ về ngôi trường thân yêu của tôi. Xin chào nhé mái trường thân yêu!
Trường Tiểu học Cát Linh của em là một trường nhỏ của quận Ba Đình. Nhưng năm học lớp 4 này của em, trường đã có nhiều thay đổi khiến em vô cùng thích thú.
Con đường trước cổng trường đã được làm rộng hơn, cao hơn, bằng phẳng và thoáng đãng. Hai bên đường còn có vỉa hè sạch đẹp, có những cây phượng được trồng thẳng hàng rất đẹp mắt.
Nhìn ra con đường đẹp đẽ ấy là cổng trường uy nghiêm cũng đã được xây mới. Tấm biển trường ngày nào đã được sơn màu lại nhưng vẫn được trang trí và sơn màu như cũ - nó giống hệt với hình ảnh tấm biển trường em được nhìn thấy vào ngày đầu tiên em bước vào lớp 1. Em cứ đứng ngắm mãi tấm biển ấy không thôi. Vừa thân quen lại vừa ngỡ ngàng như cậu bé lớp 1 ngày đầu nhập học.
Bước qua cánh cổng trường rộng mở là một không gian vừa lạ vừa quen. Lạ vì sân trường rộng hơn ngày trước rất nhiều. Trước đấy, sân trường chỉ bằng một nửa thế này và được lát gạch màu đỏ, nửa còn lại là một khu đất trống với cỏ dại với những cây bằng lăng gầy gò. Bây giờ, tất cả được lát gạch, những cây bóng mát trong sân trường được xây bồn và chăm sóc chu đáo nên tất cả đều tươi xanh tròn tán. Dưới mỗi tán cây lớn lại có những chiếc ghế đá dành cho học sinh ngồi nghỉ ngơi sau khi đã chơi đùa thỏa thích.
Hai dãy phòng học được xây hai bên vuông góc với khu nhà của các thầy cô thì đã được xây mới hoàn toàn. Đó là hai dãy nhà ba tầng khang trang và rất đẹp đẽ với đầy đủ phương tiện dạy học rất hiện đại: bàn ghế mới, bảng viết mới, phòng được trang bị cả điều hòa. Phòng nào cũng được trang trí bằng những tranh ảnh, dụng cụ rực rỡ và đẹp mắt.
Trường tiểu học Cát Linh của em năm học mới có nhiều thay đổi thật đẹp và tuyệt vời. Chắc chắn chúng em sẽ có năm học mới thật vui tươi và tiến bộ.
TL
Thời gian canô phải di chuyển: 9 : 24 = 0,375 (giờ) = 22,5 (phút)
Năm mới vào kênh H-EDITOR xem vid nha!!! Thanks!
Thời gian ca nô đi hết quãng đường đó là:
9 : 24 = 0,375 (giờ)
Đổi 0,375 giờ = 22,5 phút
Đáp số: 22,5 phút
Bài làm :
Ai cũng có một kỉ niệm đáng nhớ nhất của cuộc đời mình. Tôi cũng có một kỉ niệm đáng nhớ, đó là ngày đầu tiên đi học lớp 1.
Vài tuần trước, lúc em đang soạn sách vở chuẩn bị đi học thì trời đổ những hạt mưa. Lúc đó, em mặc chiếc áo mưa mà mẹ mới mua cho, đó là lần đầu tiên em mặc chiếc áo mưa đi dưới cơn mưa. Em đang đi thì bỗng dừng lại vì có một vũng nước lớn, em cẩn thận bước vòng qua vũng nước và đi đến trường. Lúc em đang ngồi trong lớp học thì trời tạnh mưa và chiếu những tia nắng ấm ấp. Những tia nắng ấm ấp đó khiến em nhớ lại ngày đầu đi học lớp Một. Ngày ấy, lúc em đang ngồi trong lớp với vẻ mặt bối rối vì ngày đầu tiên đi học thì những tia nắng chói vào khiến em quên luôn sợ hại. Em đã rất chăm chú nghe cô giảng bài và giơ tay phát biểu rất nhiều, cô còn khen em nữa. Lúc tang học, em đã kể cho mẹ nghe và mẹ đã thưởng cho em một quyển vở rất đẹp. Em vẫn không bao giờ quên kí ức ấy.
Không hay thì xin lỗi nhé
Ngày hôm nay, vì trời mưa to, lại không có áo mưa, nên em đành phải ngồi lại trong lớp học chờ mưa tạnh rồi mới về nhà. Trong lúc cùng lũ bạn ngồi ngắm mưa rơi, em lại chợt nhớ về kỉ niệm dưới mưa của mình vào hơn ba năm về trước.
Hồi đó, em vừa lên lớp 2, đã quen lớp, quen bạn bè rồi nên rất dạn dĩ. Giờ ra chơi nào, em cũng cùng các bạn chạy đi chơi khắp sân trường. Hôm đó, chúng em được nghỉ học sớm không báo trước, nên bố mẹ chưa đến đón kịp. Vì vậy, chúng em đành ngồi lại ở hành lang lớp để chờ người đến đón. Tự nhiên lúc ấy, trời lại đổ mưa rào. Khiến trên sân có đầy những vũng nước to nhỏ. Thế là em cũng các bạn rủ nhau mặc áo mưa rồi ra sân chơi. Dưới cơn mưa chúng em hò reo, rượt đuổi nhau vô cùng vui vẻ. Một lát sau, chúng em rủ nhau thi nhảy qua các vũng nước đọng, xem ai nhảy qua vũng nước to hơn thì sẽ thắng. Trong lúc chơi, vì tính hiếu thắng, em quyết định thử sức với một vũng nước lớn. Và tất nhiên là em không thể nhảy qua được. Em ngã xuống giữa vũng nước, làm nước bắn tung tóe khắp nơi, còn bản thân thì ướt hết cả. Cùng lúc đó, mẹ em đến đón. Thấy em bị ướt hết như vậy, mẹ đã rất tức giận. Về đến nhà, mẹ liền đưa em đi tắm gội thay áo quần khô rồi mới mắng em một trận nên thân. Sau hôm đó, em bị cảm đến gần một tuần mới khỏi. Khiến em từ bỏ hẳn thói nghịch ngợm của mình.
Sau sự kiện lần đó, em trở nên ngoan ngoãn và nghe lời mẹ hơn. Không nghịch ngợm lung tung nữa. Và mỗi khi trời đổ mưa, thì em lại bồi hồi mà nhớ về kỉ niệm ngốc nghếch ấy của mình.
Tết Nguyên Đán ở Việt Nam là cái Tết cổ truyền đã có tự ngàn xưa với: Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh. Trên bàn thờ ngày Tết của mỗi nhà, nhất thiết phải có bánh chưng. Giai thoại kể rằng hoàng tử Lang Liêu con vua Hùng đã được thần linh mách bảo, dùng lá dong, gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn… làm ra thứ bánh này để cúng Trời Đất, Tiên Vương và dâng lên vua cha. Nhờ đó mà chàng được vua cha truyền lại cho ngôi báu. Cũng từ đấy, bánh chưng được dùng để cúng vào dịp Tết. Tục lệ tốt đẹp ấy còn tồn tại cho tới ngày nay.
Nhìn chiếc bánh chưng, ta thấy mộc mạc, giản dị vô cùng, nhưng để làm ra nó lại tốn không ít công phu. Cứ đến hàm bảy, hăm tám Tết là các bà phải lo đi chợ mua lá dong cùng với mấy bó lạt giang. Lá dong phải to bản, lành lặn. Tốt nhất là lá dong bánh tẻ, không già, không non thì gói bánh mới đẹp. Lạt giang chẻ sẵn, mỏng và mềm, màu vàng ngà, rất ăn ý với lá dong xanh. Gạo nếp cái hoa vàng vừa dẻo vừa thơm được ngâm từ đêm trước, đem xả rồi xóc cho ráo nước. Đậu xanh đãi sạch vỏ. Thịt lợn xắt miếng to cỡ nửa bàn tay ướp muối, tiêu, hành chó thấm. Lá dong đã được cắt cuống, rửa sạch, lau khô… Tất cả bày sẵn ra chiếc nong, chờ người gói.
Cái cách gói bánh chưng ngày Tết mới vui vẻ và đầm ấm làm sao! Cả nhà quây quần quanh bà. Bà trải lá ra mâm, đong một bát gạo đổ vào, dàn đều rồi đổ nửa bát đỗ, xếp hai miếng thịt, lại thêm nửa bát đỗ, một bát gạo nữa. Tay bà khéo léo đãi gạo che kín đỗ và thịt rồi nhẹ nhàng bẻ bốn góc lá cho vuông vức, sau đó siết chặt từng chiếc lạt. Chẳng mấy chốc, chiếc bánh chưng đã được gói xong. Suốt một buổi sáng cặm cụi, bận rộn, bà đã gói hết thúng gạo. Bố tôi buộc hai cái thành một cặp rồi xếp vào chiếc nồi thật lớn, chuyên dùng để luộc bánh. Đám trẻ chúng tôi được bà gói cho mỗi đứa một chiếc bánh chưng be bé. Chùm bánh ấy để ở trên cùng và sẽ vớt ra trước nhất.
Phía góc sân, bốp lửa đã cháy đều. Năm nào, ông tôi hoặc bố tôi cũng giữ nhiệm vụ canh lửa, canh nước cho nồi bánh chưng. Những khúc tre, khúc củi khô tích trữ quanh năm giờ được đem ra đun. Ngọn lửa nhảy nhót réo ù ù, tàn than tí tách bắn ra xung quanh những chấm đỏ rực trông thật vui mắt. ông tôi bảo phải đun cho lửa cháy thật đều thì bánh mới, không bị hấy. Anh em tôi xúm xít bên ông, vừa hơ tay cho khỏi cóng, vừa nghe ông kể chuyện ngày xửa ngày xưa. Đến những đoạn thú vị, ông cười khà khà, rung cả chòm râu bạc.
Khoảng tám giờ tối thì bố tôi dỡ bánh, xếp rải ra trên chiếc chõng tre ngoài hiên. Hơi nóng từ bánh bốc lên nghi ngút, tỏa ra một mùi thơm ngậy, nồng nàn. Bố tôi đã chuẩn bị hai tấm ván gỗ và chiếc cối đá để nén bánh.
Khó có thể tả nỗi niềm sung sướng, hân hoan của lũ trẻ chúng tôi khi được nếm chiếc bánh chưng nhỏ xinh, nóng hổi. Nếp dẻo, đỗ bùi, thịt béo… ngon quá là ngon! Tưởng chừng như chẳng có thứ bánh nào ngon hơn thế!
Chiều ba mươi Tết, trên bàn thờ đèn nến sáng trưng, hương trầm nghi ngút, những cặp bánh chưng xanh được trân trọng bày bên cạnh đĩa ngũ quả, hộp trà, hộp mứt, chai rượu… và mâm cỗ tất niên để cúng trời đất, tổ tiên, đón các cụ về ăn Tết cùng con cháu. Nỗi xúc động rưng rưng trong lòng mỗi người. Không khí thiêng liêng của ngày Tết thực sự bắt đầu.
Cre : Mạng
ếu như Hàn Quốc có kim chi và canh rong biển, Nhật Bản có cơm sushi thì Việt Nam lại nền nã y như nó vốn có với món bánh chưng truyền thống.
Mỗi loài hoa sẽ có một hương thơm riêng, mỗi dân tộc sẽ có một bản sắc văn hóa và phong tục tập quán đặc trưng không trộn lẫn. Một trong những yếu tố tạo nên Văn hóa bản sắc dân tộc là văn hóa ẩm thực. Vâng, và chúng ta đang nói đến dân tộc Việt Nam dịu dàng và duyên dáng với chiếc áo dài duyên dáng, dưới chiếc nón lá xinh xinh và du dương trong những câu quan họ ngọt ngào nồng đượm. Chắc có lẽ bởi thế mà bánh chưng- một món ăn giản dị đã trở thành món ăn truyền thống của dân tộc ta từ bao đời nay.
Truyền thuyết kể rằng, vào thời vua hùng thứ sáu, nhà vua đã già và muốn truyền ngôi cho con nhưng chưa biết chọn ai trong số những người con trai của mình. Bởi thế, vua Hùng bèn gọi các con lại và nói rằng nếu ai tìm được món ăn ngon nhất để cúng Tiên Vương thì sẽ được nối ngôi. Các Lang nghe vua cha nói vậy, bèn kẻ lên rừng, người xuống bể tìm của ngon vật lạ, sơn hào hải vị để mang về cúng Tiên vương. Người con thứ mười tám của nhà vua là Lang Liêu, mẹ chàng bị vua cha ghẻ lạnh đâm sinh bệnh rồi chết. Từ nhỏ, chàng đã sống ở ngoài cung vua, hòa nhịp với cuộc sống của nhân dân lao động. Chàng vốn tính tình thuần hậu, chí hiếu nhưng lực bất tòng tâm , không biết kiếm của ngon vật lạ ở đâu để dâng lễ Tiên Vương. Vào đêm trước ngày tế lễ, chàng nằm mộng thấy có người chỉ rằng:” Vật trong trời đất không có gì quý bằng gạo, là thức ăn nuôi sống con người. nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông tượng trưng cho trời đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”. Lang Liêu tỉnh giấc, bèn làm theo lời thần dặn làm bánh cúng Tiên Vương và được vua hùng truyền ngôi cho. Từ đó, bánh chưng trở thành một vật không thể thiếu trong mỗi dịp lễ tết trong dân gian Việt Nam.
Bánh chưng hình vuông, được gói bằng lá rong màu xanh rất đẹp mắt. Đó là một món ăn giản dị xuất phát từ một nền văn minh lúa nước. Nguyên liệu chính để làm bánh là gạo nếp, đỗ xanh, hành củ, hạt tiêu và thịt lợn. Gạo càng ngon thì bánh sẽ càng dẻo. Thịt lợn phải là thịt ba chỉ vừa nạc vừa mỡ. Thịt quá nạc bánh sẽ bị khô và ngược lại thịt quá mỡ sẽ khiến cho bánh ăn bị ngấy, mau chán Khi gói bánh, sau một lớp gạo lè đến một lớp đỗ, nhân là thịt lợn và hành được cho ở giữa rồi tiếp tục đến một lớp đỗ, rồi một lớp gạo. Lá dong là lá được dùng để gói bánh chưng vì có màu xanh rất đẹp và dịu, lại không làm mất đi hương vị của bánh. Khi gói phải gói thật kín, để khi luộc nước không thể vào trong, bánh mới ngon. Lạt phải buộc thật chặt, chắc nhưng phải khéo. Gói lỏng tay, bánh không ngon. Song nếu quá chắc, bánh cũng không ngon.
Độc đáo nhất là, bánh chưng được nấu trong thời gian dài, 8-10 tiếng đồng hồ. phải để lửa vừa phải, không to quá và cũng không bé quá. Tuy gọi là luộc bánh chưng nhưng nước không trực tiếp tiếp xúc với nguyên liệu được luộc (gạo nếp, đỗ, thịt lợn,…) nên là hình thức hấp hay chưng giúp giữa nguyên được vị ngon của gạo đỗ và thịt. Chắc có lẽ vì cách chế biến ấy mà người ta mới gọi thứ món ăn bổ dưỡng ấy là bánh chưng. Thời gian luộc bánh lâu nên các hạt gạo mềm ra như quyện vào nhau, không giống như khi đồ xôi. Khi hạt gạo nhừ mà quyện vào nhau như thế người ta gọi là bánh chưng “rề”, tức là bánh chưng đó đã đạt đến độ quyện dẻo như ý, là bánh ngon. Cũng nhờ đặc điểm thời gian làm chín bánh lâu, lại trong nước sôi nên nhân bánh là đỗ hay thịt có đủ thời gian để nhừ ra, hòa quyện đan cài các hương vị vào với nhau tạo nên một món ăn hoàn chỉnh nhất. Đó phải chăng cũng là quan niệm sống hòa đồng, hòa quyện, cởi mở của dân tộc ta?
Chế biến bánh chưng không khó nhưng cần công phu tỉ mỉ và bàn tay khéo léo. Đó cũng chính là những đức tính cao đẹp của con người Việt Nam.