K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 10 2018

Mở bài bài văn biểu cảm về cây phượng ( Văn 7 )

Tuổi học trò luôn luôn gắn liền với rất nhiều những kỉ niệm đáng nhớ về mái trường thân yêu từ thây cô, bạn bè, cây bàng, với em có lẽ là cây phượng sẽ luôn khắc sâu ở trong lòng. Có lẽ vì phượng đã quá gần gũi và thân thuộc với lứa tuổi học trò chúng em, chính cây phượng đã để lại nhiều ấn tượng nhất trong em.

28 tháng 10 2018

ôi vậy là mùa hè đã đến . Thời gian thấm thoát trôi qua từng ngày mà chẳng bao giờ đợi ai cả , hè này chắc hẳn bạn học sinh nào cũng muốn được nghỉ hè , đi chơi cùng gia đình . Nhưng riêng tôi thì không, tôi không muốn xa trường, lớp , kể cả chỗ ngồi hay tấm bảng xinh xắn của lớp 1 phut nao hết . thứ đặc biệt đã giữ tôi lại nơi này đó chính là cây phượng . 

-> tự viết -> kg hay sorry 

~hok tôt ~

28 tháng 10 2018

Câu a mik ko biết làm

b,

  • Bước sang tháng sáu nước giá chân,

Tháng chạp nằm trần bức đổ mồ hôi.

Con chuột kéo cầy nồi nồi,

Con trâu bốc gạo vào ngồi trong cong.

Vườn rộng thì thả rau rong.

Ao sâu vãi cải lấy ngồng làm dưa.

Đàn bò đi tắm đến trưa,

Một đàn con vịt đi bừa ruộng nương.

Voi kia nằm ở gậm giường,

Cóc đi đánh giặc bốn phương nhọc nhằn.

Chuồn kia thấy cám liền ăn,

Lợn kia thấy cám nhọc nhằn bay qua.

27 tháng 10 2018

Bn thường xuyên trả lời câu hỏi

Trả lời

Cách 1: Trả lời câu hỏi trên OnlineMath.

Cách 2: Không đăng câu hỏi linh tinh trên OnlineMath.

Cách 3: Cố gắng trả lời đúng để được OnlineMath lựa chọn là câu trả lời đúng. 

# Hình như bạn cũng được thẻ VIP #

Bài làm

-Thứ nhất, là do tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất và lòng tự cường dân tộc của quân dân ta. Trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai, Lý Thường Kiệt đã từ bỏ danh vọng bổng lộc, xin triều đình mời Lý Đạo Thành về Thăng Long nhậm chức Tể tướng, còn ông chỉ tổ chức kháng chiến mà không tham gia các chức vụ trong vương triều.

-Thứ hai, là do khối đại đoàn kết toàn dân vững chắc. Trong cuộc kháng chiến, nhân dân ta đã nhất trí một lòng xung quanh triều đình hoặc bộ tham mưu cùng chung sức đánh giặc.

- Thứ ba, là sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của các tướng lĩnh chỉ huy mà tiêu biểu là Lý Thường Kiệt.

- Thứ tư, nguyên nhân khách quan : khí hậu nóng nực ở phương Nam là một trở lực lớn đối với quân xâm lược ; địa hình của đất nước ta không phù hợp với sự di chuyển và chiến đấu của quân Tống ; việc tiếp tế của giặc gặp nhiều khó khăn, khiến địch lúng túng, tinh thần bị dao động...

# Chúc bạn học tốt #

a) Nguyên nhân thắng lợi

-Thứ nhất, là do tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất và lòng tự cường dân tộc của quân dân ta. Trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai, Lý Thường Kiệt đã từ bỏ danh vọng bổng lộc, xin triều đình mời Lý Đạo Thành về Thăng Long nhậm chức Tể tướng, còn ông chỉ tổ chức kháng chiến mà không tham gia các chức vụ trong vương triều.

-Thứ hai, là do khối đại đoàn kết toàn dân vững chắc. Trong cuộc kháng chiến, nhân dân ta đã nhất trí một lòng xung quanh triều đình hoặc bộ tham mưu cùng chung sức đánh giặc.

- Thứ ba, là sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của các tướng lĩnh chỉ huy mà tiêu biểu là Lý Thường Kiệt.

- Thứ tư, nguyên nhân khách quan : khí hậu nóng nực ở phương Nam là một trở lực lớn đối với quân xâm lược ; địa hình của đất nước ta không phù hợp với sự di chuyển và chiến đấu của quân Tống ; việc tiếp tế của giặc gặp nhiều khó khăn, khiến địch lúng túng, tinh thần bị dao động...

27 tháng 10 2018

" chôi " sai chính tả rùi bạn ơi

Nếu như Bà Huyện Thanh Quan với những lời thơ trang nhã, nhẹ nhàng, mang chút cung đình buồn thương man mác. Thì thơ Hồ Xuân Hương có phong cách hoàn toàn khác. Giọng thơ rắn rỏi, mạnh mẽ, đề tài bình thường dân dã, ý thơ sâu sắc thâm thuý mà chua cay chứa nỗi niềm phẫn uất phản kháng xã hội đương thời. Bánh trôi nước là một bài thơ như vậy:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Bánh trôi nước là bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác giả mượn chiếc bánh trôi để thế hiện vẻ đẹp hình thể và tâm hồn của người con gái có thân phận nhỏ nhoi, chìm nổi, phụ thuộc mà vẫn giữ trọn phẩm giá của mình.

Toàn bộ bài thơ là hình ảnh nhân hoá tượng trưng. Với khả năng quan sát và liên tưởng kỳ lạ, chất liệu dân gian là chiếc bánh trôi nước - loại bánh dân gian xưa cho là tinh khiết thường dùng vào việc cúng tế, nhà thơ đã phát hiện ra những nét tương đồng giữa chiếc bánh trôi bình thường với hình ảnh người phụ nữ. Cả hai đều có vẻ bề ngoài rất đẹp (trắng, tròn), có phẩm giá cao quý (tấm lòng son) tương đồng cuộc sống (chìm, nổi), số phận phụ thuộc (rắn nát tuỳ thuộc tay kẻ nặn). Với những từ ngữ đa nghĩa bài thơ tạo nên một trường liên tưởng cho người đọc. Do vậy nhà thơ tả thực mà lại mang ý nghĩa tượng trưng. Nói cái bánh trôi mà thành chuyện con người - người phụ nữ. Người con gái hình thể đẹp, da trắng nõn nà, thân hình căng tràn nhựa sống, tâm hồn nhân hậu hiền hoà.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Với vẻ đẹp hình thể như vậy đáng lẽ phải có cuộc sống sung sướng hạnh phúc nhưng cuộc đời con người, đặc biệt là người phụ nữ thì phải chịu bao đắng cay, vất vả.

Bẩy nổi ba chìm với nước non

Được cha mẹ sinh ra để làm người, nhưng người phụ nữ không làm chủ được mình, cuộc đời họ do người khác định đoạt. Nàng Vũ Nương thuỳ mị nết na, đức hạnh thuỷ chung, chồng ra trận nàng ở nhà một thân một mình nuôi mẹ già, con thơ. Nàng đã làm tròn bổn phận của một người con, người vợ, người mẹ trong gia đình. Vậy mà do sự đa nghi ghen tuông quá mức, nàng bị chồng nghi cho là thất tiết. Nàng đã phải lấy cái chết để chứng minh cho sự trong sạch của mình. Câu chuyện mang đến cho chúng ta một thông điệp: trong xã hội ấy người tốt như nàng không được sống hạnh phúc.

Cùng như vậy cuộc đời của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn bị xã hội nhào nặn xô đẩy:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Dù cuộc đời có phũ phàng, bất hạnh họ vẫn giữ vẹn phẩm giá, tâm hồn cao đẹp của mình.

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Sự sáng tạo của nữ sĩ khá độc đáo. Bà lựa chọn chi tiết không nhiều nhưng lại nói được nhiều. Hai từ thân em được đặt trước chiếc bánh, chiếc bánh được nhân hoá, đó chính là lời tự sự của người phụ nữ. Nét nghệ thuật này gợi cho trí tưởng tượng của người đọc được chắp cánh và hình ảnh người phụ nữ hiện lên rõ nét hơn.

Từ thoáng chút hài lòng giọng thơ chuyển hẳn sang than oán về số phận hẩm hiu. Hồ Xuân Hương đã đảo lại thành ngữ quen thuộc ba chìm bảy nổi thành bảy nổi ba chìm đối lập với vừa trắng lại vừa tròn tạo sự bất ngờ và tô đậm sự bất hạnh của người phụ nữ.

Đến đây ta không còn thấy giọng thơ than vãn cam chịu: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn. Cuộc đời họ, họ không làm chủ được bản thân mà phụ thuộc hoàn toàn vào tay kẻ khác. Thế nhưng: Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Không những sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và bốn là đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ bảo vệ phẩm chất trong sáng trong tâm hồn con người. Từ vẫn thể hiện sự khằng định, quả quyết vượt trên số phận để giữ tấm lòng son. Người phụ nữ đã ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm giá của mình. Dẫu cho cuộc đời cay đắng, nhào nặn, xô đẩy thì giá trị đáng kính của họ luôn luôn là điều sống còn đối với họ.

Trong xã hội với ý thức hệ nho giáo hà khắc như vậy, quan niệm tam tòng tứ đức, nam tôn nữ ti đã ăn sâu vào ý thức con người. Nói được như Hồ Xuân Hương thật đáng khâm phục, trân trọng.

Bài thơ chỉ có bốn câu, đề tài bình dị nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo cho viên bánh trôi nước mang vẻ đẹp sáng ngời của viên ngọc lấp lánh nhiều màu. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng, ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và giá trị nhân phẩm của mình.

Quả thật bài thơ của Hồ Xuân Hương có giá trị hiện thực và xã hội sâu sắc. Đây là tiếng nói chung của người phụ nữ đối với sự bất công của xã hội xưa và khẳng định phẩm giá của bản thân. Nhà thơ đã đại diện cho những số phận bất hạnh cất lên tiếng nói của chính họ và của thời đại. Bài thơ thể hiện khẩu khí của bà chúa thơ nôm.

27 tháng 10 2018

- Trung tâm công nghiệp Thanh Hóa: công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến lâm sản.

- Trung tâm công nghiệp Vinh: cơ khí, chế biến lâm sản, chế biến lương thực – thực phẩm.

- Trung tâm công nghiệp Huế: cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may.

27 tháng 10 2018

bác sĩ,quân đội,công an.....

Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt trong văn học Việt Nam được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”. Thơ của bà rất độc đáo với phong cách thơ châm biếm sâu cay đồng thời cũng rất giản dị, mộc mạc trong hình ảnh. “Bánh trôi nước” là một bài thơ như vậy. Nhà thơ mượn hình ảnh nhỏ bé của chiếc bánh trôi nước đê nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, một xã hội không bình đẳng đầy áp bức bất công.

Tác giả mở đầu bài thơ bằng mô tip ca dao quen thuộc:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

“Thân em…” là mở mở đầu của biết bao câu ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Ở đây, trong hoàn cảnh cụ thể của bài thơ, “thân em” được ví với chiếc bánh trôi nước “vừa trắng lại vừa tròn”. Tác giả mượn hình ảnh mộc mạc của chiếc bánh trôi nước nhỏ bé để nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ. Họ không chỉ có vẻ đẹp về hình thức mà còn trắng trong trong tâm hồn và trịa về nhân phẩm. Chỉ qua một câu thơ thôi tác giả đã cho ta thấy được đánh giá cũng như quan điểm của mình về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ.

Câu thơ tiếp theo:

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Hình ảnh người phụ nữ hoàn hảo như thế nhưng số phận họ ra sao? “Ba chìm bảy nổi” ở đây là một hình ảnh được tác giả vận dụng rất hay, rất hợp lí để nói về số phận của những người phụ nữ. Trong xã hội cũ, họ chẳng là gì cả, không được tự quyết định về số phận của mình, chỉ biết sống vì người khác theo quan niệm tam tòng tứ đức. Cuộc sống của họ lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước vậy.

Ở câu thơ thứ ba:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Ở đây tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ rất tài tình. Nó nói lên sự phụ thuộc của người phụ nữ. Dù số phận có ra sao người phụ nữ cũng phải cam chịu không được phản kháng, không được tự định đoạt. Đó là một đạo lí rất vô lí trong xã hội cũ, nhằm trói buộc những người phụ nữ chân yếu tay mềm.

Câu thơ cuối

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.

Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.

27 tháng 10 2018

Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt trong văn học Việt Nam được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”. Thơ của bà rất độc đáo với phong cách thơ châm biếm sâu cay đồng thời cũng rất giản dị, mộc mạc trong hình ảnh. “Bánh trôi nước” là một bài thơ như vậy. Nhà thơ mượn hình ảnh nhỏ bé của chiếc bánh trôi nước đê nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, một xã hội không bình đẳng đầy áp bức bất công.

Tác giả mở đầu bài thơ bằng mô tip ca dao quen thuộc:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

“Thân em…” là mở mở đầu của biết bao câu ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Ở đây, trong hoàn cảnh cụ thể của bài thơ, “thân em” được ví với chiếc bánh trôi nước “vừa trắng lại vừa tròn”. Tác giả mượn hình ảnh mộc mạc của chiếc bánh trôi nước nhỏ bé để nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ. Họ không chỉ có vẻ đẹp về hình thức mà còn trắng trong trong tâm hồn và trịa về nhân phẩm. Chỉ qua một câu thơ thôi tác giả đã cho ta thấy được đánh giá cũng như quan điểm của mình về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ.

Câu thơ tiếp theo:

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Hình ảnh người phụ nữ hoàn hảo như thế nhưng số phận họ ra sao? “Ba chìm bảy nổi” ở đây là một hình ảnh được tác giả vận dụng rất hay, rất hợp lí để nói về số phận của những người phụ nữ. Trong xã hội cũ, họ chẳng là gì cả, không được tự quyết định về số phận của mình, chỉ biết sống vì người khác theo quan niệm tam tòng tứ đức. Cuộc sống của họ lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước vậy.

Ở câu thơ thứ ba:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Ở đây tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ rất tài tình. Nó nói lên sự phụ thuộc của người phụ nữ. Dù số phận có ra sao người phụ nữ cũng phải cam chịu không được phản kháng, không được tự định đoạt. Đó là một đạo lí rất vô lí trong xã hội cũ, nhằm trói buộc những người phụ nữ chân yếu tay mềm.

Câu thơ cuối

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.

Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.

27 tháng 10 2018

Mỗi người chúng ta sinh ra đều có một người mẹ. Đó là người mang nặng đẻ đau, chăm lo và nuôi dưỡng chúng ta trưởng thành. Mẹ của em cũng như bao người mẹ khác, đều rất yêu thương con cái. Em rất yêu mẹ của em.

Mẹ năm nay đã gần 45 tuổi, mái đầu mẹ đã bắt đầu có những sợi tóc màu bạc. Mỗi lần ngồi cạnh mẹ, mẹ lại bảo nhổ cho mẹ những sợi tóc đó. Người ta bảo với em rằng đó là dấu hiệu của tuổi già. Mà em thì không muốn mẹ già đi chút nào.

Gương mặt mẹ tròn, làn da bị sạm vì rám năng. Suốt ngày mẹ em làm việc đồng áng từ sáng đến tối nên mẹ không trắng như nhiều người khác. Nhưng em vẫn thích sờ vào má mẹ khi nằm ngủ. Vì em nhận ra sự nhọc nhằn, vất vả của mẹ. Đôi mắt của mẹ em hiền lắm, mẹ cười mà mắt cũng biết cười.

Mẹ chăm sóc cho hai chị em rất cẩn thận, mỗi sáng mẹ đều chuẩn bị cơm canh rất ngon cho em và ba ăn. Mẹ bảo bữa sáng quan trọng nhất nên không được bỏ bữa. Khi chúng em đến trường, mẹ còn không quên chuẩn bị khẩu trang cũng như nước uống bỏ vào túi. Mẹ luôn là người phụ nữ chu đáo như vậy.

Mỗi khi chị em em đi học, mẹ ở nhà dọn dẹp rất ngăn nắp, vừa làm việc đồng vừa làm việc nhà nhưng chưa bao giờ mẹ than mệt mỏi. Mẹ bảo là người mẹ, người vợ thì cần phải đảm đang mới được nhiều người yêu quý.

Mẹ thường hay tết tóc cho em mỗi khi em đến trường. Mẹ bảo rằng phải gọn gàng, sạch sẽ thì mới có thể học hành giỏi giang được. Mỗi khi chúng em bị ốm nét mặt mẹ lo lắng chạy vạy khắp nơi để mua thuốc, nấu cháo cho hai chị em. Nhìn mẹ lúc ấy mà em thương quá, chỉ muốn mình nhanh khỏi để mẹ đỡ vất vả.

Cuối tuần mẹ hay dẫn hai chị em đến thăm ông bà nội. Mẹ dọn dẹp, nấu cơm tươm tất cho cả nhà cùng ăn. Bà nội yêu quý mẹ lắm, vì mẹ vừa hiền vừa đảm đang. Hàng xóm xung quanh em cũng rất yêu quý mẹ, vì mẹ hay giúp đỡ người khác.

Mẹ em là một người phụ nữ tuyệt vời. Em rất yêu quý mẹ và mong mẹ luôn khỏe mạnh để sống mãi với em.

Tham khảo nè : 

Trong gia đình của em, ai cũng là người em yêu quý, nhưng người mà em yêu quý nhất đó chính là mẹ của em. Mẹ em năm nay đã 37 tuổi. Mẹ có dáng người cân đối, thon thả. Mái tóc của mẹ em là tóc xoăn, có màu nâu mượt. Khuôn mặt trái xoan với đôi mắt hai mí, chiếc mũi cao cao và đôi môi đỏ hồng luôn nở nụ cười rạng rỡ là nững nét nổi bật. Mẹ em sở hữu làn da trắng hồng tự nhiên. Hằng ngày, mẹ em thường hay mặc những chiếc váy đẹp được cách điệu nhưng không quá diêm dúa.
Mẹ em không những xinh đẹp mà còn rất đảm đang nữa. Hôm nào trong nhà có ai sinh nhật, mẹ thường về sớm để chuẩn bị mọi thứ. Một lần, khi đi học về em đã thấy mùi thơm phức cảu các món ăn phát ra từ nhà mình rồi. Vào trong nhà, trên bàn ăn thấy bày bao nhiêu là món ăn ngon: Đỏ của cà chua, xanh cảu rau, nâu của thịt bò,… Tối hôm đó, nhà em ăn sinh nhật rất vui vẻ. Có lần, trời đổi gió, em bị ốm, sốt cao tới 39 độ, mẹ em rất lo lắng. Mẹ đưa em vào bệnh viện để khám, bác sĩ bảo em bị viêm phổi. Bác sĩ kê đơn thuốc rồi bảo mẹ cho em uống cho đến khi hết sốt. mẹ chăm sóc em rất ân cần, chu đáo. Sau ngày em bị ốm, mẹ em gầy hẳn đi vì những đêm thức trắng để chăm sóc em. 
Em rất yêu mẹ của em. Dù có đi đâu xa, em vẫn luôn nhớ về mẹ của mình. Em thầm hứa sẽ học thật giỏi để không phụ sự chăm sóc,yêu thương của mẹ.

___________________________________________________________________________________________________
         Gia đình là nơi ai cũng muốn về, nơi đây thật ấm áp, chan chứa tình yêu thương. Người đã làm cho gia đình vui ve, gần gũi, yêu thương nhau hơn là mẹ em. 
Em là con thứ hai trong gia đình, trước em có cả anh trai hơn em những mười lăm tuổi nên chắc ai cũng đoán được mẹ đã ngoài 50. Tuy được xếp vào tốp những người thấp bé, nhẹ cân nhưng ở cơ quan có việc gì khó là mẹ giúp liền. Mái tóc đen của mẹ ngày nào giờ đã ngả sang màu hạt dẻ, đã điểm những sợi tóc trắng, mái tóc ngắn đó ôm lấy khuôn mặt gầy tỏ rõ mẹ là một người nhã nhặn và không cầu kì. Khuôn mặt mẹ đã xuất hiện những nếp nhăn và nững đốm tàn nhang nhưng sao chúng lại gần gũi, thân thương đến vậy. Vầng trán cao, gương mặt sáng sủa, đôi mắt sáng long lanh như những vì sao đêm cho thấy mẹ là một giáo viên ưu tú. Đôi môi tím hồng của mẹ luôn nở một nụ cười rạng rỡ làm ai thấy mẹ cũng vui. Mẹ ăn mặc giản dị nhưng toát lên một vẻ thanh cao, thân thiện. Mẹ đã ngoài độ tuổi xuân mà đã sắp lên chức bà nội nên hay bị đau khớp, cả nhà ai cũng muốn đõ mẹ một tay. Ngoài giờ làm việc ở cơ quan, ở nhà mẹ còn soạn giáo án, đọc thêm sách phục vụ bài giảng trên lớp ngày mai. Em rất kính trọng mẹ nói riêng và các thầy cô giáo nói chung vì họ đã đào tạo ra những người công dân có ích cho xã hội. Tuy bận việc công, việc nhà nhưng tối nào mẹ cũng vào bếp tự tay nấu những món ngon cho cả nhà.
Câu hát:” Từ ngày sinh ra mẹ nâng như trứng, mẹ hứng như hoa” quả là không sai. Mẹ là người đã nâng niu, dậy dỗ, nuôi nấng và cho em bao tình yêu thương. Em biết ơn mẹ nhiều!