theo em vì sao ông bà xưa lại coi trọng lời nói,cách cư xử của mỗi người nhất là nơi công cộng?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


a) N có biểu hiện căng thẳng thông qua việc thu mình, ít nói và ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. Bạn không thể hòa nhập với môi trường mới, dẫn đến sự cô lập bản thân. Sự căng thẳng kéo dài khiến tâm lý của N trở nên tiêu cực và cuối cùng dẫn đến tình trạng trầm cảm
b) Nguyên nhân chính dẫn đến sự căng thẳng của N là do sự thay đổi đột ngột về môi trường sống sau trận sạt lở đất. Việc phải rời xa nơi quen thuộc, mất đi sự ổn định và gặp khó khăn trong việc hòa nhập với cộng đồng mới khiến N cảm thấy cô đơn, lạc lõng. Sự căng thẳng kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần của N, khiến bạn dần trở nên thu mình, mất đi sự tự tin, suy nghĩ tiêu cực và cuối cùng dẫn đến trầm cảm
c) Nếu rơi vào tình huống của N, em sẽ:
-Cố gắng tìm cách thích nghi với môi trường mới bằng cách mở lòng hơn với những người xung quanh
-Em sẽ tâm sự với người thân hoặc bạn bè để tìm sự động viên và chia sẻ cảm xúc
-Em sẽ tham gia vào các hoạt động tập thể để dần dần làm quen với môi trường mới
...........a) Biểu hiện của sự căng thẳng:
N ít nói, ngại giao tiếp, thu mình, không tiếp xúc với mọi người, dẫn đến trạng thái cô đơn và không hòa nhập được với môi trường mới.
b) Nguyên nhân và ảnh hưởng của sự căng thẳng:
Nguyên nhân: Chuyển đến nơi ở mới sau trận sạt lở đất, thiếu sự ổn định về môi trường sống và xã hội, làm N cảm thấy lạc lõng, lo lắng và không an tâm.
Ảnh hưởng: Cảm giác căng thẳng kéo dài dẫn đến trầm cảm, làm N giảm khả năng giao tiếp và dễ rơi vào trạng thái tiêu cực, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và chất lượng cuộc sống.
c) Cách ứng phó:
Tìm sự hỗ trợ: Chia sẻ cảm xúc với gia đình hoặc bạn bè, không giữ trong lòng.
Tham gia hoạt động xã hội: Thử tham gia các hoạt động cộng đồng hoặc lớp học để làm quen và tạo kết nối với mọi người.
Thực hành thư giãn: Tập thể dục, thiền hoặc hít thở sâu để giảm căng thẳng.
Nhờ sự giúp đỡ chuyên gia: Nếu cảm thấy không thể tự vượt qua, tìm đến bác sĩ hoặc nhà tâm lý để được hỗ trợ.

- Hành vi của Phương và nhóm bạn là bạo lực học đường. Vì các bạn thường xuyên trêu chọc, bắt nạt, nói những lời mỉa mai, xúc phạm về nhân phẩm và có những hành vi cố ý gây ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của Hùng
- Nếu là bạn của Hùng, em sẽ khuyên Hùng nên báo ngay cho giáo viên chủ nhiệm/ nhà trường để kịp thời can thiệp và xử lí
-Hành vi của Phương và nhóm bạn đối với Hùng chính là bạo lực học đường. Bạo lực học đường không chỉ giới hạn ở hành động đánh đập mà còn bao gồm lời nói và hành động gây tổn thương về tinh thần. Ban đầu, nhóm của Phương chỉ mỉa mai ngoại hình và cách ăn mặc của Hùng, nhưng sau đó đã có những hành vi nghiêm trọng hơn như xô đẩy, lấy đồ dùng học tập, viết những lời xúc phạm. Những hành vi này làm ảnh hưởng đến tâm lý của Hùng, khiến bạn ấy cảm thấy sợ hãi, mất tự tin và có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập. Vì vậy, đây là một hình thức bạo lực học đường cần được ngăn chặn
-Nếu là bạn của Hùng, em sẽ khuyên bạn ấy nên mạnh dạn chia sẻ vấn đề này với thầy cô giáo hoặc bố mẹ để nhận được sự giúp đỡ. Bên cạnh đó, Hùng có thể tâm sự với những người bạn đáng tin cậy để có sự an ủi và hỗ trợ. Đồng thời, Hùng cần giữ vững tinh thần, không nên để những lời lẽ và hành động của nhóm bạn bắt nạt làm ảnh hưởng đến bản thân. Nếu nhóm của Phương tiếp tục có những hành vi xấu, Hùng có thể nhờ sự can thiệp của nhà trường để bảo vệ quyền lợi của mình. Quan trọng nhất, Hùng không nên chịu đựng một mình mà cần tìm kiếm sự giúp đỡ kịp thời

Dưới đây là kế hoạch chi tiêu với 500 nghìn trong vòng 1 tuần:
Ăn uống (200k):
Ăn sáng: 50k (cho 7 ngày)Ăn trưa và tối: 150k (ăn ngoài, cơm bình dân, hay tự nấu)
Di chuyển (100k):Di chuyển bằng xe buýy hay xe máy: 100k (7 ngày)
Giải trí và mua sắm (100k):Mua sắm vật dụng cần thiết: 50kGiải trí (xem phim, cà phê)
Tiết kiệm (100k):Dành ra cho trường hợp khẩn cấp hoặc chi tiêu phát sinh: 100k
-70 nghìn ăn sáng trong 7 ngày
-20 nghìn tiền để xe trong 7 ngày
-10 nghìn tiền in đề
-Mua thẻ nạp điện thoại 100 nghìn
-100 nghìn để đi chợ mua rau, trứng,...
-100 nghìn chi tiêu cho sở thích cá nhân (đi chơi, mua sắm,..)
-100 nghìn còn lại tiết kiệm để phòng cho những trường hợp phát sinh

Báo cáo cho thầy cô , người lớn biết để xử lí , trình bày và hoà giải với các bạn
Hành động của một số bạn trong lớp là không đúng vì đã sử dụng mạng xã hội để bịa đặt, châm chọc G, gây ảnh hưởng đến danh dự và tinh thần của bạn. Đây có thể coi là hành vi bắt nạt trực tuyến, gây tổn thương nghiêm trọng cho G
-Để xử lý tình huống này, em sẽ khuyên G không nên im lặng mà cần tìm sự giúp đỡ từ thầy cô, gia đình hoặc người có thẩm quyền để can thiệp. Đồng thời, nói G có thể báo cáo tài khoản ảo đó lên nền tảng mạng xã hội để yêu cầu gỡ bỏ các bài viết sai sự thật. Ngoài ra, em sẽ ở bên động viên bạn, khuyên G cũng nên giữ vững tinh thần, không để những lời nói tiêu cực ảnh hưởng đến bản thân, tiếp tục cố gắng trong học tập và chứng minh khả năng của mình bằng những hành động tích cực

Em sẽ xử lí như sau:
- Báo với cô giáo, thầy giáo.
- Bảo với N là: "N ơi, cậu ko nên làm như thế, cậu có biết điều đó khiến bạn T xấu hổ ko? Tốt nhất cậu nên xóa bức ảnh kia đi!".
- An ủi T.
Hành động của N là không đúng vì đã sử dụng hình ảnh của T mà không có sự đồng ý, thậm chí còn chỉnh sửa để trêu chọc, khiến T cảm thấy xấu hổ. Dù N cho rằng đó chỉ là một trò đùa, nhưng việc này có thể làm tổn thương T và ảnh hưởng đến danh dự của bạn
-Nếu em là N, em sẽ ngay lập tức xóa bức ảnh, xin lỗi T và rút kinh nghiệm, không lặp lại hành động này
- Nếu em là T, em sẽ thẳng thắn nói với N rằng em không cảm thấy vui với trò đùa này và yêu cầu bạn tôn trọng cảm xúc của mình. Nếu N vẫn không chịu xóa, em sẽ nhờ sự can thiệp của giáo viên hoặc người có thẩm quyền để giải quyết
-Nếu là người chứng kiến tình huống này, em sẽ nhận thấy rằng hành động của N là không đúng vì đã sử dụng hình ảnh của T để trêu chọc mà không có sự đồng ý. Dù N nghĩ đây chỉ là một trò đùa, nhưng nó có thể khiến T xấu hổ, tổn thương và ảnh hưởng đến danh dự của bạn ấy. Khi thấy T yêu cầu xóa ảnh nhưng N không chịu, em sẽ lên tiếng khuyên N gỡ ảnh xuống, nhắc nhở rằng việc làm này có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Nếu N vẫn cố tình không xóa, em sẽ cùng các bạn khác trong nhóm động viên T, đồng thời báo cho giáo viên hoặc người có thẩm quyền để giải quyết, tránh để sự việc đi quá xa

a) -Hành động của N là xâm phạm quyền riêng tư của Q. Dù là bạn thân, N cũng không nên tự ý đọc tin nhắn cá nhân của Q khi chưa được sự cho phép. Điều này có thể khiến Q cảm thấy bị mất lòng tin và khó chịu
-Nếu em là N, em sẽ tôn trọng sự riêng tư của Q, chỉ sử dụng điện thoại để chơi game như đã xin phép và không tự ý vào những nội dung cá nhân của bạn. Nếu đã lỡ đọc tin nhắn, em sẽ xin lỗi và rút kinh nghiệm để không lặp lại lỗi này
b) -Hành động của K là không đúng vì đã lợi dụng việc V quên đăng xuất để truy cập tài khoản cá nhân, đọc tin nhắn và đăng trạng thái mà không có sự đồng ý. Điều này không chỉ vi phạm quyền riêng tư mà còn có thể gây hiểu lầm và ảnh hưởng đến V
- Nếu em là K, em sẽ không truy cập vào tài khoản của V mà thay vào đó sẽ đăng xuất giúp bạn để tránh rủi ro
-Nếu em là V, em sẽ bình tĩnh yêu cầu K xóa bài đăng, xin lỗi và nhắc nhở bạn về việc tôn trọng thông tin cá nhân của người khác
a. Nhận xét và xử lý: Việc N đọc tin nhắn của Q mà không có sự cho phép là xâm phạm quyền riêng tư của bạn. Nếu em là Q, em sẽ cảm thấy không thoải mái và bị xâm phạm. Em sẽ nói thẳng với N rằng việc đọc tin nhắn riêng tư mà không hỏi ý kiến là không thể chấp nhận, và yêu cầu N tôn trọng quyền riêng tư của nhau trong mối quan hệ bạn bè.
b. Nhận xét và xử lý: Việc K vào tài khoản của V mà không xin phép, đọc tin nhắn và đăng trạng thái trêu đùa là hành động thiếu tôn trọng. Nếu em là V, em sẽ cảm thấy tức giận và thất vọng về hành động của K. Em sẽ yêu cầu K xin lỗi và giải thích rằng hành động đó không chỉ làm tổn thương tình cảm bạn bè mà còn vi phạm quyền riêng tư. Nếu K không nhận ra lỗi của mình, em sẽ báo với giáo viên hoặc người lớn để giải quyết.

Nếu là em , em sẽ nói với bạn M về những lỗi sai của mình để M rút kinh nghiệm nhưng nếu M vẫn tiếp tục tái phạm em sẽ báo cáo với giáo viên và đồng thời không coi bạn là thành viên của nhóm nữa . hihi đây là câu trả lời của em có sai ở đâu mong mọi người sẽ góp ý để câu trả lời hoàn thiện hơn .
-Hành động của H là sai vì đã xâm phạm quyền riêng tư của M và có hành vi xúc phạm, bôi nhọ người khác trên mạng xã hội. Dù M làm việc chậm trễ, H cũng không nên giải quyết bằng cách công khai thông tin cá nhân và kêu gọi người khác quấy rối. Điều này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và danh dự của M
- Nếu em là H, em sẽ bình tĩnh trao đổi trực tiếp với M để tìm ra giải pháp, có thể nhờ giáo viên hoặc các thành viên trong nhóm hỗ trợ để phân chia công việc hợp lý hơn. Nếu đã đăng bài lên mạng, em sẽ chủ động gỡ bỏ và xin lỗi M để tránh gây thêm tổn thương
-Nếu em là M, em sẽ cảm thấy rất khó chịu và tổn thương vì bị công khai thông tin cá nhân lên mạng xã hội với những lời lẽ xúc phạm. Tuy nhiên, thay vì tranh cãi hay phản ứng tiêu cực, em sẽ bình tĩnh nói chuyện với H, yêu cầu bạn gỡ bài và giải thích rằng việc này ảnh hưởng đến em như thế nào. Nếu H vẫn không chịu gỡ, em sẽ nhờ giáo viên hoặc người có thẩm quyền can thiệp để giải quyết. Đồng thời, em cũng sẽ xem lại trách nhiệm của mình trong dự án nhóm, cố gắng hoàn thành công việc đúng hạn để tránh gây khó chịu cho các thành viên khác

Tình huống gây nguy hiểm từ con người: Là các hành vi, hành động của con người có thể gây ra nguy hiểm, tổn hại cho bản thân, người khác hoặc môi trường. Ví dụ: tai nạn giao thông, bạo lực, lừa đảo.
Hậu quả của tình huống gây nguy hiểm từ con người: Là những thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản hoặc môi trường. Ví dụ: thương vong, mất mát tài sản, ô nhiễm.
Các bước ứng phó:
Nhận diện nguy cơ: Xác định tình huống nguy hiểm.
Cảnh báo: Thông báo cho những người xung quanh về mối nguy hiểm
Giải quyết: Thực hiện các biện pháp ứng phó (cứu người, gọi cấp cứu, ngừng hành vi nguy hiểm).
Báo cáo: Thông báo cho cơ quan chức năng nếu cần thiết.
-Tình huống gây nguy hiểm từ con người là những tình huống mà hành vi của con người trực tiếp hoặc gián tiếp đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân hoặc cộng đồng. Những tình huống này có thể bao gồm bạo lực, trộm cắp, lừa đảo, khủng bố, bắt cóc, hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác,..
-Để ứng phó với tình huống nguy hiểm do con người gây ra, cần thực hiện các bước sau:
+Giữ bình tĩnh để đánh giá tình huống, tránh hoảng loạn
+Tìm cách rời khỏi khu vực nguy hiểm nếu có thể
+Gọi điện báo cho cơ quan chức năng như công an hoặc bảo vệ để được hỗ trợ kịp thời
+Sử dụng các biện pháp phòng vệ hợp lý để tự bảo vệ bản thân trong trường hợp cần thiết
+Hợp tác với lực lượng chức năng trong quá trình điều tra và giải quyết vấn đề
-Ngoài ra, việc nâng cao nhận thức và rèn luyện kỹ năng phòng tránh cũng là cách hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ từ các tình huống nguy hiểm

Hành vi của bà H vi phạm quy định về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, cụ thể là vi phạm Điều 12 và Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.
Vì:
Đốt rác thải nông nghiệp: Vi phạm quy định về quản lý chất thải và bảo vệ không khí, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Ô nhiễm nguồn nước: Việc bao bì nhựa cháy dở trôi theo dòng sông gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và chất lượng nước.
-Hành vi của bà H đã vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Theo quy định, công dân có nghĩa vụ không gây ô nhiễm môi trường, bảo vệ nguồn nước, không xả rác bừa bãi và xử lý chất thải đúng cách
- Việc bà H đốt rác thải nông nghiệp, đặc biệt là bao bì thuốc bảo vệ thực vật chứa hóa chất độc hại, đã gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Hơn nữa, tro và rác thải nhựa cháy dở theo dòng nước trôi đi làm ô nhiễm nguồn nước, tác động tiêu cực đến hệ sinh thái sông ngòi. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường sống của con người và các sinh vật khác.
Ông bà xưa coi trọng lời nói và cách cư xử của mỗi người, đặc biệt là ở nơi công cộng, vì họ cho rằng đó là thước đo nhân cách và phẩm chất của một con người
Lời ăn tiếng nói thể hiện sự tôn trọng đối với người khác, đồng thời phản ánh giáo dục và nền nếp gia đình
Trong xã hội truyền thống, việc cư xử đúng mực ở nơi đông người không chỉ giúp giữ gìn hình ảnh cá nhân mà còn góp phần tạo nên một cộng đồng văn minh, lịch sự
Nếu một người ăn nói thô lỗ, hành xử thiếu ý thức, họ có thể bị đánh giá thấp và khó được người khác tin tưởng, quý trọng
Chính vì vậy, ông bà ta luôn nhắc nhở con cháu phải biết giữ gìn lời nói, cư xử đúng mực, nhất là khi xuất hiện ở chốn đông người
Ông bà xưa coi trọng lời nói và cách cư xử của mỗi người, nhất là nơi công cộng, vì họ tin rằng đó là cách thể hiện sự tôn trọng đối với người khác và giữ gìn đạo đức xã hội. Lời nói và hành động đúng mực không chỉ phản ánh phẩm giá cá nhân mà còn góp phần duy trì hòa hợp, sự đoàn kết trong cộng đồng. Trong xã hội xưa, nơi công cộng là nơi nhiều người gặp gỡ, nếu không chú trọng đến cách cư xử thì dễ dẫn đến mâu thuẫn, xung đột, ảnh hưởng đến tinh thần chung của cộng đồng.