K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 10 2019

chào bạn bạn kết bạn với mình đi rồi mình chỉ cho

27 tháng 10 2019

                                                     dàn ý (ở dưới là bài văn mẫu nha)

1. Mở bài:

– Giới thiệu nét chung về con đường làng từ nhà đến trường.

2. Thân bài:

– Tả hình ảnh con đường quen thuộc nơi làng quê.

– Con đường nhìn chung như thế nào? (Rộng hay hẹp. Đường đất hay có rải đá? Lát gạch, tráng xi măng?)

– Những nét riêng quen thuộc.

+ Bên đường (những rặng cây, những lùm tre, những hàng rào râm bụt, những ngôi nhà)

+ Một nét đặc biệt: một cây bàng hay cây gạo, một giếng nước.

– Con đường vào buổi sáng khi em đi học

– Nét riêng biệt của con đường vào lúc sáng sớm.

– Cảnh học sinh đi học: từng nhóm nhỏ, cách ăn mặc, cử chỉ, thái độ.

– Cảnh người làng đi làm: người ra đồng, người đi chợ; cách ăn mặc, dáng điệu, lời nói.

3. Kết luận: Tình cảm cùa em đối với con đường như thế nào?

>> Xem thêm: Tả con đường từ nhà tới trường

BÀI VĂN MẪU TẢ CON ĐƯỜNG LÀNG EM

Bài văn mẫu 1

Cứ mỗi buổi sáng thì em lại bước đi trên con đường làng để đến trường. Con đường làng quen thuộc đối với em, nơi đây nó đã gắn bó với em từ rất lâu rồi. Tuy không được to đẹp như đường trên thành phố nhưng em vẫn rất yêu quý con đường này.

Con làng quen thuộc mà em hay đi nó quanh co và uốn lượn mềm mại.Con đường mà nhỏ và hẹp. Điều này cũng thật là dễ hiểu bởi em được sinh ra ở một vùng quê nghèo. Hai bên đường, cỏ cây mọc kín lối. Đặc biệt, con đường làng dường như cũng rất thơ mộng bởi hai hàng cây ven đường. Cứ mỗi khi đến mùa hè, những chùm hoa xoan rụt xuống một màu trắng, nó dường như cứ vương lại và kết những vòng hoa trên mái đầu lũ trẻ chúng tôi. Con đường em hay đi học thật nhỏ và chỉ là một con đường đất đỏ, mỗi khi trời mưa thì đường cũng rất trơn trượt. Nhưng mấy năm gần đây thì con đường đã được đổ bê tông thật đẹp, em đi học cũng không lo cảnh đường lầy lội và bẩn như trước nữa. Làng em cũng đã có rất nhiều đổi thay.

Bên cạnh đó có biết bao ngả đường lớn, con đường làng em vẫn yên ả nằm đó với một bề mặt mà chỗ lồi, chỗ lõm nhưng lại gắn bó với em. Quả thật những điều đó làm em như thấy điều đó chẳng làm con đường xấu đi mà còn làm cho nó thêm nét đơn sơ, giản dị. Hai bên đường con đường làng, giờ đây cũng có nhiều ngôi nhà khang trang mọ lên, rồi có cả những quán quà vặt. Nhưng em vật thích đó là hàng cây ven đường như tỏa bóng râm để cho chung em đi học không bị nóng bức.

Quên sao được khi mà trong những ngày học lớp một mẹ dắt tay em đi thì em còn rụt rè, bỡ ngỡ bước những bước đầu tiên trên con đường này tới trường. Lúc đó, em dường như lại thấy con đường sao lớn thế còn minh thì bé cỏn còn con. Lớn lên chút nữa em như  lại thấy con đường chẳng những không rộng ra mà còn bị thu hẹp lại. Có lẽ chính hây hai bên đường xoè tán che mát, đu đưa như reo vui, chim chóc hát ca ríu rít… Con đường đã được tu sửa nhiều nhưng những cảm xúc trước đây và hiện nay của con đường làng dường như chưa bap giờ phai nhạt trong tâm trí em

Và cứ mỗi lần nhắc đến con đường làng thân quen này là bao kỉ niệm lại hiện về trong em, mãi mãi không bao giờ phai.

Con đường làng dường như cũng đã là một người bạn tốt của em ngay từ khi em còn hỏ và cho đến bây giờ. Em nghĩ rằng cho dù mai sau này có đi đâu đi chăng nữa thì em cũng không bao giờ quên được con đường này.

Bài văn mẫu 2

“Quê hương” chính là hai tiếng nghe như thật là giản dị mà gần gũi thân thương làm sao? Tuổi thơ dường như ai ai cũng có những kỉ niệm đẹp để mà nhớ, mà yêu ở quê hương. Tuổi thơ của em lại như đã được gắn bó với cánh đồng thẳng cánh cò bay, dòng sông nước chảy hiền hoà,… nhưng dường như con đường làng là một sự gắn bó thân thiết nhất của em.

Đó không phải là con đường to lớn mà nó chỉ là con đường rải đá răm như bao con đường bình thường khác mà thôi. Tuy không rộng lắm, đã thế con đường lại gồ ghề, lồi lõm rất khó đi. Nhưng em cũng thấy được con đường cũng đủ cho một chiếc xe tải chạy qua. Đặc biệt hơn là cứ mỗi khi đặt chân lên con đường lòng em lại cảm thấy bồi hồi. Ở phía đầu làng, cây gạo lúc này đây dường như cứ đứng giương dù che nắng. Nơi đây, chính con đường làng thân quen này cũng như  đã chứng kiến những ván bi quyết liệt của bọn trẻ chúng em. Đặc biệt hơn thế nữa, em như thấy được chính ở hai bên đường là hàng bạch đàn thật to lớn tỏ bóng mát với những chiếc lá nhỏ như con mắt thật lạ cứ như nhìn xuống đường.

Không những thế thì sau hai hàng cây là cánh đồng rộng bát ngát, rộng như thẳng cánh cò bay. Thế những khi đi trên đường vẫn nhìn thấy những ngôi nhà xinh xắn khi chúng đã nằm giữa một màu xanh mượt mà của vườn tược quê hương em. Nhìn từ xa mới thấy được ông mặt trời từ từ nhô lên thả ánh nắng ấm áp lọt qua kẽ lá, những ánh nắng dường như cũng đã chiếu xuống mặt đường như những hoa nắng đang nhảy nhót. Có lẽ rằng tất cả mọi người đổ ra đường mỗi lúc một nhiều. Tất cả những trẻ em đến trường cùng bà con đi làm, đi chợ…. ồn ã. Đặc biệt hơn em như thấy được khi mà trưa về, người đi lại thưa thớt, con đường như chìm vào trong giấc ngủ. Không chỉ thế thôi đâu, em như thấy được những chiếc lá khẽ đu đưa trong gió như quạt mát cho con đường. Cứ vào buổi chiều về con đường như thức giấc. Nó dường như lại thật là ồn ào náo nhiệt khi các bác nông dân đi làm về. Đó là có những tiếng nói, tiếng cười gọi nhau í ới, tiếng xe cộ cứ ồn ào suốt cả con đường. Trên cây, em như thấy cả những chú chim hót véo von tạo ra một bản nhạc giao hưởng.Với em, con đường đã quen thân từ khi cắp sách tới trường. Đi trên con đường mùi ngai ngái của đất, hay đó còn như có cả mùi của lúa đồng, cỏ nội phà vào mũi lòng em lại cảm thấy bâng khuâng.

Em rất yêu con đường làng, ngày ngày em qua đây đi học và con đường chính là người bạn thân thiết của em.

Bài văn mẫu 3

Chẳng máy ai sống ở làng quê mà không nhớ đến một con đường. Con đường nhỏ dẫn vào cổng làng hay những lối đi ngoằn ngoèo quanh xóm. Con đường làng trở thành một phần không thể thiếu trong kí ức về làng quê đất nước.

Suốt năm năm đi học cho đến hôm nay, ngày nào tôi cũng đi lại trên con đường ấy. Đó chỉ là một con đường đất thô sơ, có lẽ cũng giông như bao con đường làng khác. Con đường không rộng lắm nhưng cũng đủ thênh thang cho những bước chân chạy nhảy của những chú học trò tinh nghịch chúng tôi.

Con đường chạy dài giữa màu xanh của cây lá, thẳng tắp tới cuối làng, thỉnh thoảng bị cắt ngang bởi một con hẻm vào xóm nhỏ. Tôi đi trên đường, khi thì đi giữa hai hàng rào râm bụt có điểm những chùm hoa đỏ tươi như những chiếc đèn trung thu, khi thì đi dưới một vòm tre mát rượi, hoặc cạnh một rặng chuối, một khóm trúc.

Mỗi buổi sáng, mặt trời vừa tỏa ánh vàng trên các tàu lá dừa bóng mượt, bọn học sinh chúng tôi đều đã có mặt trên đường. Màu áo trắng và màu đỏ của khăn quàng nổị bật lên giữa màu xanh tươi sáng của cây lá và màu vàng sẫm của con đường đất. Chúng tôi thường đi thành nhóm nhỏ, nhóm nào cũng rộn vang tiếng cười nói. Những học sinh lớp bé, nhất là các chú học sinh lớp một, có khi vừa đi vừa cãi nhau rất to về một điều gì đó, đôi lúc đang đi bỗng vụt chạy hoặc đuổi nhau tán loạn.

Trên con đường ấy, các cô bác nông dẫn cũng theo từng nhóm nhỏ ra đồng, người cầm cuốc, người vác cày. Có cả một vài chiếc xe máy cày nhỏ lăn bánh chậm chạp, vừa đi vừa phun khói lên trời và phá ào không gian những tiếng nổ nhịp nhàng đơn điệu. Thỉnh thoảng, chúng tôi phải tránh ra một bên, nhường đường cho một chiếc xe máy phóng qua. Đó là mấy người đi làm hoặc có việc phải lên huyện, lên tỉnh.

Mặc dầu người đi trên đường mỗi lúc một tấp nập, nhưng không khí tĩnh lặng buổi sáng sớm vẫn còn bao phủ khắp làng. Trên các mái nhà cạnh đường, lơ lửng những làn khói bếp. Trên các cành cây còn lóng lánh những giọt sương.

Mùa hà nắng cháy, con đường khô cằn. Mỗi khi có chiếc xe nào chạy ngang qua, bụi tung lên mù trời. Đến mùa mưa, con đường trở nên lầy lội. Những chiếc xe khoét ổ gà, ổ trâu khấp khểnh. Nhiều lần, đang di, có một chiếc xe máy chạy ngang qua, nước từ các hố nhỏ hắt lên cả chiếc áo trắng tinh thật là dở khóc dở cười. Bởi thế mà, cứ mỗi khi nghe tiếng xe đến, tôi liền tìm chỗ khô ráo, nép đợi xa qua rồi mới đi tiếp.

Vào những ngày gần tết, người trong làng tập trung sữa chữa con đường, lấp bằng các hố rãnh, con đường loang lỗ trở nên khang trang, sạch đẹp, bước đi thật thích. Ngày tết, hai bên đường rợp bóng cờ. Cứ nhìn theo hàng cờ kéo dài từ làng này sang làng khác đến hút tầm mắt thật án tượng.

Rồi sẽ có một ngày tôi phải đi tiếp con đường này, sang làng khác, lên huyện lên tỉnh để tiếp tục học hành. Dẫu đi đâu, đặt chân lên những con đường khác, có thể rộng lớn, đẹp đẽ hơn, tôi tin rằng sẽ không bao giờ quên con đường đất dẫn vào làng tôi.

Bài văn mẫu 4

Quê em là một làng cổ nằm giữa vùng đồng bằng trù phú của sông Hồng. Ngày ngày, bước chân em in dấu trên con đường làng quen thuộc. Vậy mà mùa gặt đến, em cảm thấy nó như thay đổi hẳn.

Đường làng em không rộng lắm nhưng lúc nào cũng phẳng phiu, sạch sẽ. Bà em kể rằng, lệ làng ngày xưa quy định cứ mỗi cô gái đi lấy chồng là phải nộp cheo cho làng hai trăm viên gạch để lát đường. Vì thế, con đường khá dài được lát bằng gạch son đều tăm tắp, trông như một dải lụa mềm mại uốn quanh thôn xóm.

Ngày thường, không khí làng quê thật thanh bình, yên ả. Sáng sớm, bà con nông dân ra đồng làm việc. Người vác cày, dắt trâu, kẻ gánh phân, gánh mạ… đi trên đường làng. Mùa gặt tới, con đường như nhỏ lại. Từ sáng sớm đến chiều tối, lúc nào mặt đường cũng rậm rịch bước chân. Tiếng cười tiếng nói rộn rã, xôn xao. Xe cộ, gồng gánh nối tiếp nhau không dứt.

Lúa gặt xong bó thành từng lượm, chất đầy trên các xe cải tiến kéo về làng. Hàng đoàn người kĩu kịt gánh lúa trên vai, mồ hôi ướt đẫm lưng áo bạc màu.
 
Gương mặt các chị hồng lên, tươi rói dưới ánh nắng trưa. Trên sân phơi từng nhà, lúa chất thành từng đống lớn. Máy tuốt lúa chạy ầm ầm, thóc vàng bắn ra như mưa rào rồi được sàng sẩy thật sạch, đem phơi. Đường làng trải một lượt rơm mới vàng óng, thơm nồng, mùi vị quê hương quyến rũ, thật khó quên. Chúng em chạy nhảy tung tăng trên lớp thảm rơm êm ái. Em hít căng lồng ngực không khí thơm tho, trong lành của ngày mùa.

Những ngày thu hoạch khẩn trương, vất vả rồi cũng qua đi. Con đường trở lại quang đãng, yên ả. Màu gạch đỏ như son, hàng gạch chỉ viền hai bên nghiêng nghiêng thanh tú. Dường như sau những ngày chia sẻ nỗi cực nhọc, lo toan cùng với người, con đường giờ đây nằm duỗi dài thanh thản nghỉ ngơi. Chắc nó cũng rất vui trước một vụ mùa thắng lợi. Em thấy yêu mến và tự hào về con người cùng cảnh đẹp quê hương.

Bài văn mẫu 5

Quê em là một ngôi làng nhỏ nằm sâu sau những rặng tre làng. Tuổi thơ em gắn với những rặng tre làng, với mùi rơm thơm nức mũi, với những con người thân thương nơi đây.

Đường làng quê em không rộng lắm, nhưng mới được sửa sang nên phẳng phiu và sạch sẽ lắm. Con đường dài quanh co, đi thẳng từ trong làng ra đến rừng bạch đàn, sau đó thông ra ruộng lúa bạt ngàn. Tất cả như một bức tranh thơ mộng tô màu lên cuộc sống, tuổi thơ em thêm nhiều màu sắc hơn.

Ngày ngày, không khí quê em thật thanh bình, yên ả. Sáng sớm, bà con ríu rít gọi nhau ra đồng làm việc. Người vác cày, người dắt trâu, người gánh mạ,… mấy đứa trẻ con được nghỉ học cũng chạy theo bố mẹ ra ngoài đồng chơi cùng chúng bạn. Khi mùa gặt tới, con đường nhỏ được phủ đầy rơm vàng, thơm mát. Ngoài đồng tiếng bà con nói chuyện rôm rả từ sáng tinh mơ đến tận tối mịt, từng bước chân cũng nhanh nhẹn hơn,vội vã hơn. Xe cộ, gồng gánh nối tiếp nhau không dứt.

Cũng trên con đường ấy, từng đoàn xe chở những bó lúa vàng óng kéo nhau về làng. Con đường ấy cũng thấm bao giọt mồ hôi của những người nông dân lao động vất vả. Con đường ấy cũng chứng kiến bao tấm áo ướt đầm trong những vụ mùa bận rộn.

Con đường làng cũng gắn với bao tuổi thơ, khi những đứa trẻ cùng trang lứa cắp sách tới trường. Là những tiếng nói cười giữa trưa hè cùng nhau đi học. Hay hình ảnh những bác nông dân dừng chân nghỉ ngơi dưới gốc đa ven đường. Dường như, con đường làng vẫn luôn ở đó, vẫn luôn âm thầm chứng kiến bao thế hệ lớn lên, nối tiếp nhau. Chứng kiến sự trưởng thành của nhiều con người. CÙng bà con nơi đây chia ngọt sẻ bùi, nâng bước những giấc mơ của bao con người.

Em rất yêu mến và tự hào về con người và ngôi làng nhỏ xinh của em. Nơi có con đường gắn bó với nhiều kỷ niệm một thời của em.

Bài văn mẫu 6

Đường ơi! Đường có nhận ra em không? Em là “Tí con” đây mà. Hôm nay, sau mấy tháng hè lên tỉnh học với bố, em lại được đặt đôi bàn chân nhỏ lên mặt đường làng mát rượi thân thượng.

Đây rồi! Bắt đầu con đường làng em đó. Cây đa già sừng sững trên bờ đê như một người lính gác đầu đoạn đường. Từ đó, đường đổ dốc xuống, chạy qua giữa làng làm ranh giới cho hai xóm. Mặt đường vào làng không rộng lắm, chỉ vừa một xe trâu đi. Những phiến đá to gần bằng mặt bàn nước, xếp hàng tư lát dọc mặt đường cho đến hết làng. Mặt đá trơn mòn dưới nắng mưa, nổi vân màu chì ngang dọc. Nhiều chỗ, mặt đá lõm xuống như lòng mâm. Hai bên đường, biết ngay cổng từng nhà. Phiến đá to nhất kia, nhẵn bóng, đủ vẽ ba bốn “bàn cờ chân chó”, đó là cổng nhà cậu Toàn. Phiến đá màu trắng ngà, nổi vân như đầu con rồng, là cổng nhà thầy Hoán dạy em năm ngoái. Còn kia kìa, phiến đá vuông vuông, xanh ghi ấy là cổng nhà em.

Vui nhất là vào những lúc chiều tà, trâu bò thả ở ven đê đi về làng, gõ móng côm cốp trên mặt đường. Xe trâu, xe cải tiến lóc cóc lăn bánh, xe đạp thồ lúc xuống dốc nhảy tưng tưng qua các phiến đá trên mặt đường. Những tối có trăng, mặt đường như khiến khăn sọc trắng vắt qua vai làng em. Dưới ánh trăng, chúng em chơi trốn tìm, đánh trận giả trên cái nền trăng trắng nhờ nhờ ấy.

Ra khỏi làng, đường như gọn lại dưới vòm cây phi lao hai bên. Đường rải đá chạy qua cánh đồng. Đường hòa vào đường lớn lên huyện, lên tỉnh, đi mãi, đi mãi như chẳng biết mỏi chân. Đường đã đưa bao người quê em ra đi. Đường cũng đón bao người trở về. Dù có đi tận đâu, chẳng người nào ở làng em lại quên được đoạn đường lát đá quen thuộc ấy. Bởi vì, mỗi phiến đá nơi đây đã từng nâng đỡ những bước đi lẫm chẫm đầu tiên của đời mình.

26 tháng 10 2019

a)Từ: bàn tay

- Nghĩa đen: Đôi bàn tay mẹ gầy guộc, chai sần, sạm màu vì phải chịu sương gió.

- Nghĩa bóng: (Thực sự không biết nữa. Nếu là “bàn” thôi thì được).

b) Từ: lòng

- Nghĩa đen: Cậu ấy vẫn sống mãi trong lòng tôi dù tôi biết cậu đã rời xa tôi mãi mãi.

-Nghĩa bóng: Sợi dây dài lòng thòng.

c) Từ: tim

- Nghĩa đen: Trái tim tôi đau nhói khi nghĩ về câu chuyện tan thương ấy.

-Nghĩa bóng: Ú tim là trò chơi yêu thích của bọn trẻ chúng tôi.

27 tháng 10 2019

a.Đen:Bàn tay mẹ em rất ấm áp

 Bóng:Mùa đông,cây bàng như một bàn tay gầy gò

26 tháng 10 2019

a) Câu - danh từ:

- Câu này khó quá, mình không làm được.

Câu - động từ:

- Bố mới đi câu về.

Câu - tính từ:

- Bờ môi của anh ấy thật câu dẫn. ( câu này hơi sai sai, mình đoán vậy)

b) Xuân - danh từ.

- Xuân về, cây cối đâm chồi nảy lộc.

Xuân - động từ:

- Cứ mỗi độ hè về, những tán cây bàng lại càng "xuân" hơn. ( câu này cũng hơi sai sai)

Xuân - tính từ:

- Chúng ta phải tích cực trồng cây để đất nước ngày càng xuân. (trích câu: Mùa xuân là tết trồng cây / làm cho đất nước càng ngày càng xuân của Bác Hồ)

22 tháng 1 2020

a) câu là danh từ: câu chuyện này rất có ý nghĩa

Câu là động từ:Bố đi câu .

Câu là tính từ : con cá này vừa mắc câu.

 b , Xuân là danh từ: Mùa xuân là tết trồng cây

Xuân là động từ:  mùa xuân đang vẫy gọi.

Xuân là tính từ: Trông  chị ấy còn xuân chán.

26 tháng 10 2019

Mới ngày nào mẹ sinh ra em còn bé tí, đỏ hỏn, chỉ biết nằm một chỗ và khóc oe oe. Vậy mà bây giờ em Tý của em đã hơn một tuổi - cái tuổi tập nói, tập đi vô cùng đáng yêu.

Em Tý của em trông rất bụ bẫm. Làn da em trắng hồng, mịn màng, sờ vào thật là thích. Mái tóc mềm, những sợi tóc mỏng, hoe hoe như tơ của em được mẹ cắt ngắn, gọn gàng. Khuôn mặt em tròn trịa, bầu bĩnh với hai cái má phúng phính. Mỗi khi em cười, hai má lại ửng lên như được thoa một lớp phấn hồng mịn. Lúc em cười, đôi mắt tròn xoe, ngây thơ của em tít lại, cái miệng xinh xinh mở rộng lộ ra cái lợi hồng hồng với mấy chiếc răng sữa nhỏ xíu, trắng tinh. Khi ấy trông em thật ngộ nghĩnh và xinh xắn vô cùng.

Em Tý rất hiếu động, chẳng mấy khi thấy em ngồi im. Đôi tay bụ bẫm của em hết sờ vào vật này lại cầm vào vật kia, rồi đưa lên miệng. Phải chăng là em đang khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh. Mỗi khi muốn lấy một món đồ nào đó ở xa tầm tay, thay vì bò em đã biết chống tay bám vào tường, cạnh bàn, ghế và đi men theo để lấy. Có lần tuột tay, em ngã phịch xuống, mặt em nghệt ra như không hiểu tại sao và em khóc trông đến là thương.

Để giúp em tập đi không phải bám vào đâu, mẹ cầm món đồ chơi mà em thích, dụ em tiến lại lấy. Thế là em bắt đầu bước những bước chân loạng choạng, hai tay hua hua sang hai bên trông như một diễn viên xiếc đang biểu diễn màn đi trên dây vậy. Cả nhà cùng vỗ tay hoan hô và cổ vũ những bước đi đầu tiên của em khiến Tý càng hào hứng tập đi. Sau mỗi một quãng đường ngắn, Tý lại dừng lại, hai bàn tay nhỏ vỗ vỗ vào nhau, miệng bi bô "mẹ... mẹ... hô... hô..." đòi mẹ phải vỗ tay hoan hô thành tích của em.

Tý đang tập nói, em chỉ bập bẹ được từng từ một và những từ em nói sõi nhất là "bà", "ba", "măm... măm...". Nghe mọi người nói gì là Tý lại cố gắng nói theo. Cái giọng nói ngọng nghịu của em nhiều lúc làm cả nhà ôm bụng cười, khiến Tý ngẩn người ra một lúc rồi cũng cười theo. Tý là niềm vui của cả nhà em, ai cũng yêu thương em. Em mong Tý mau lớn để hai chị em có thể chuyện trò, chạy nhảy và vui chơi cùng nhau.

Thằng Cu Tí giống như con búp bê, cả nhà em ai cũng cưng nó.

Mới vừa qua thôi nôi vài tuần nên nó còn rất bụ sữa, nước da trắng hồng. Lúc nào nó cũng mang một trái xây hình vuông trên cổ. Tay chân no tròn. Đầu chi lưa thưa một lớp tóc nhuyễn. Hai con mắt long lanh đen như hai hột nhãn. Mỗi khi nó cười để lộ cặp nướu màu hồng tươi với vài cái răng sữa mới nhú nên trông đầy vẻ thơ ngây và rất dễ thương.

Chị Ba em cứ hôn hít thằng Cu Tí luôn, vì nó là đứa con trai đầu lòng của c. Nó vừa mới tập đi. Cứ mỗi chiều gió mát, chị thường ẵm nó ra sân rồi để đứng xuống đất. Chị lùi ra sau một khoảng, vỗ tay kêu: “Cu Tí, Cu Tí lại đây con”. Nó chập chững vài ba bước bươn tới ngã chồm vào lòng chị. Chị dang hai tay đón lấy con và vuốt ve nựng nịu nó. Thấy mọi người cười khen ngợi, thằng Cu Tí hình như lấy làm thích thú, miệng toe toét kêu ba ba.

Em bắt chước chị Ba, ẵm nó để xuống đất rồi cũng lùi lại. Nó chi lo ngước nhìn xung quanh để trông chờ được tán thưởng, đi chưa được mấy bước đã ngã lăn cù, rồi khóc oà lên. Em lật đật đền cho nó một cái bánh lạt. Nó thò tay lấy và cười rạng rỡ ngay, dù nước mắt hãy còn ướt đẫm. Thật đúng là trẻ con. Khóc đó rồi cười đó.

Nhìn thằng Cu Tí, em chợt nghĩ: có lẽ hồi nhỏ mình cũng thế. Mới biết công lao cha mẹ nuôi con từ thuở ấu thơ đến lúc khôn lớn quả thật là to tát dường nào.

26 tháng 10 2019

TL :

Những buổi sáng đẹp trời, em cùng các bạn thường cắp sách tới trường với tâm trạng háo hức phấn khởi. Bởi niềm vui của tuổi thơ chúng em là những giây phút túm năm tụm bảy trước giờ học hay giờ ra chơi, những giây phút ngắm cảnh sân trường vào buổi sớm mai.

Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, không khí rất trong lành. Chỉ có tiếng lá cây xào xạc và tiếng chim hót líu lo. Lúc này, sân trường thật tĩnh mịch, yên ả. Có rất ít học sinh đến trường. Những ánh đèn trong lớp học dần được thắp sáng, những chiếc quạt cũng dần bật lên, để lộ những hàng ghế màu vàng. Ba dãy nhà tầng được xếp theo hình chữ L, để lại một khoảng sân trống rỗng với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, cũng chẳng có tiếng học sinh nô đùa. Mặt trời đã nhô lên, trông giống như quả bóng khổng lồ. Những tia nắng dìu dịu chiếu xuống sân trường làm nó sáng hẳn lên. Những giọt sương sáng sớm đọng lại trên những chiếc lá xanh non long lanh như những hạt ngọc. Một vài phút sau, học sinh đến nhiều hơn. Bây giờ, sân trường đã náo nhiệt hơn lúc trước. Tiếng học sinh cười, nói vang dội khắp sân trường. Mỗi bạn chơi một trò, bạn thì đá cầu, bạn thì nhảy dây... Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục cổ vũ cho những người thắng cuộc. Trên cành phượng, cành xà cừ những chú chim sẻ, chim chích bông đua nhau nhảy nhót, cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hoà mình với những cuộc vui phía dưới. Các thầy, cô giáo đều đã đến trường để chuẩn bị bài giảng của mình. Bác trống nằm im nhìn chúng em. Các khu nhà sáng rực lên như được rát vàng. Mấy phút sau, tiếng trống vào học vang lên: "Tùng! Tùng! Tùng!", thế là giờ học bắt đầu. Bên ngoài không khí lại tĩnh mịch, yên lặng trở lại. Chỉ còn lá cờ bay phần phật và tiếng cô giáo giảng bài vang vang.

Em rất thích quang cảnh của buổi sớm mai vì đó là một quang cảnh yên tĩnh và thơ mộng đáng nhớ.

26 tháng 10 2019

Trường mình đẹp lắm! Đẹp nhất là những buổi sớm mai trước giờ vào học. Lúc ấy, ông mặt trời vừa nhô lên lơ lửng như một quả bóng vàng khổng lồ, tỏa những tia nắng dìu dịu xuống vạn vật. Đất trời bừng tỉnh dậy sau một đêm dài. Đó cũng là lúc tụi nhỏ chúng mình ríu rít đến trường để được ngắm những cảnh đẹp của một ngày nắng mới.

Sân trường lúc này mới nhộn nhịp, tấp nập làm sao! Nhìn từ xa như có một đàn bướm trắng rập rờn bay lượn trong nắng sớm. Màu áo, màu khăn quàng hòa lẫn trong sương sớm bàng bạc. Hai cánh cổng trường mở ra từ lúc nào. Người ra, người vào nhộn nhịp không khác gì một ngày hội. Giữa sân trường, những cây điệp, cây phượng cành lá còn đọng những hạt sương sớm long lanh như những viên ngọc giữa màu xanh lục của tán lá, như vui mừng chào đón những người bạn thân quen. Sân trường sôi động hẳn lên bởi tiếng cười, tiếng nói râm ran. 

Những em học sinh lớp Một vai mang cặp, tay xách bình nước được ba mẹ đưa đến tận lớp học, gương mặt còn ngơ ngác. Những học sinh lớp trên thì bạo dạn hẳn bởi đã quen trường quen lớp nên chạy nhảy đùa nghịch như những chú bê con nô đùa trên đồi cỏ. Khắp sân trường, những trò chơi của tuổi nhỏ diễn ra sôi động, hấp dẫn. Chỗ này chơi bi, chỗ kia đá cầu, chỗ nọ đuổi bắt nhau… Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục, cổ vũ cho đường bay của những trái cầu đẹp mắt hay một đường bi chính xác được bắn ra từ một “xạ thủ” nào đó. Nhóm các bạn gái cũng không kém phần sôi động. Trò chơi nhảy dây quen thuộc lúc nào cũng hấp dẫn mọi người. Sợi dây uốn lượn lên xuống nhịp nhàng với những bước nhảy đẹp mắt, trông các bạn như những “nghệ sĩ xiếc” chơi trò nhảy dây trên màn ảnh nhỏ. Trên cành điệp, cành phượng cao tít, những chú chìa vôi, chim sẻ, chích bông… cũng đua nhau cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hòa mình với cuộc vui bên dưới. Mình cũng tham gia tích cực vào trò chơi kéo co. Bởi mình kéo rất khỏe và thường đem về chiến thắng cho đồng đội nên được các bạn đặt cho cái tên ngồ ngộ: “đầu máy xe lửa”. Ở trong các hành lang cua lớp học, rải rác một so nhóm đang chụm đầu vào nhau bàn bạc sôi nổi về những bài tập chưa giải được. Hòa trong khí thế sôi động ấy, những bản nhạc thiếu nhi phát ra từ cái loa phóng thanh đặt ở phòng thiết bị nghe sao mà náo nức, rộn rã. Quang cảnh sân trường của mình trước giờ vào học: tấp nập, nhộn nhịp chẳng khác nào một ngày hội “Phù Đổng” thi tài đua sức.

Dẫu mai đây, chúng mình phải chia tay với những ngày vui của tuổi thơ thì dư âm của của những buổi sáng đẹp trời trong cái sân trường trước buổi học mãi đọng lại trong tâm hồn với hương vị ngọt ngào, êm dịu nhất. ,

Con trâu là đầu cơ nghiệp

Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.

Đầu năm gió to, cuối năm gió bấc

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối

26 tháng 10 2019

đây là những câu.......(1 dòng là 1 câu nha)

Tháng ba bà già chết rét.

Tháng một, tháng chạp thì hoa mới nở.

Tháng mười sấm rạp, tháng chạp sấm động.

Tháng mười có sấm, cấy trên cũng được ăn.

Mưa tháng sáu máu rồng.

Mưa tháng tư hư đất.

Mưa tháng ba hoa đất.

Nắng tháng ba mà hoa không héo.

Nắng ui ui thui chết người.

Nắng to thì nằm co cũng ấm.

thanh xuân như một chén trà

uống xong chén trà hết bà thanh xuân             chuyển

mù xuân có hoa anh đào                  gốc

Mùa xuân năm nay thật ấm áp làm sao! -> mang nghĩa gốc

Dù thanh xuân của mẹ đã qua nhưng bà ấy vẫn còn trẻ và đẹp -> mang nghĩa chuyển

Hok tốt ha!

   Quỳnh Anh

24 tháng 10 2019

giúp con đi thi vs nhé

Hay lắm đó!

Sau này làm nhà thơ  cũng đc đó nha ^^

24 tháng 10 2019

Bài làm

* Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế DT, ĐT, TT (hoặc cụm DT, cụm ĐT, cụm TT ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy.

* Đại từ dùng để xưng hô (đại từ xưng hô , đại từ xưng hô điển hình ) : Là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp .

Đại từ xưng hô thể hiện ở 3 ngôi :

- Đại từ chỉ ngôi thứ nhất ( chỉ người nói ) : tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta,…

- Đại từ chỉ ngôi thứ hai ( chỉ người nghe ) : mày, cậu, các cậu, …

- Đại từ chỉ ngôi thứ ba ( người được 2 người ở ngôi thứ nhất và thứ 2 nói tới) : họ, nó, hắn, bọn họ, chúng nó,…

* Đại từ dùng để hỏi : ai ? gì? nào? bao nhiêu ?…

* Đại từ dùng để thay thế từ ngữ đã dùng cho khỏi lặp : vậy, thế .

Lưu ý :   Đại từ có khả năng thay thế cho từ loại nào thì có thể giữ những chức vụ giống như từ loại ấy. Cụ thể :

- Các đại từ xưng hô có khả năng thay thế DT đo đó chúng có thể có chức vụ trong câu như DT.

- Các đại từ vậy, thế có khả năng thay thế ĐT, TT do đó chúng có thể có chức vụ trong câu như ĐT, TT.

# Học tốt #

26 tháng 10 2019

đại từ là từ dùng để xưng hô hoặc thay thế cho danh từ, động từ, tính từ ( cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ ) trong câu cho khỏi lập lại từ ấy.

24 tháng 10 2019

a, cháu, mẹ, con, bà, mình

b, ta, mình