K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 10 2019

Bài làm

* Giản dị: + Đồng nghĩa: Đơn sơ, đơn giản.

              + Trái nghĩa: Xa hoa, lãng phí, phí phạm.

* Tụ hội: + Đồng nghĩa: Tụ tập, tập chung.

               + Trái nghĩa: Rẽ bày, sẻ nhóm.

* Sức sống: + Đồng nghĩa: sinh khí, mãnh liệt.

                    + Trái nghĩa: yếu ớt.

* Trắng xoá: + Đồng nghĩa: Trắng phau.

                     + Trái nghĩa: Đem mịt.

# Học tốt #

21 tháng 10 2019

a, hoa hồng

TL :

a. Hoa hồng

Chúc bn hok tốt ~

21 tháng 10 2019

- Thùng đồ này nhẹ quá.

- Bạn có thích nhạc nhẹ không?

# Ko chắc

- cái bút chì này nhẹ quá !

- cậu thích nhạc nhẹ hay nhạc rock ?

học tốt nhe bạn 

21 tháng 10 2019

1. Bạn ấy hát rất hay

2. Tôi vừa hay tin bác ấy qua đời

3. Tớ đèo hay cậu đèo?

4. Cô ấy rất hay lau nhà cửa

k mik nha, hok tốt

21 tháng 10 2019

mẹ tôi hát rất hay

bạn ấy hiểu biết rất sâu và rộng

em tôi hay hát và hay cười

tôi rất hay thường xuyên học toán qua mạng

1. ko biết

2.Nội dung:Tình cảm yêu mến,ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng

~hok tốt~

#Ngọc#

21 tháng 10 2019

“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre”.
Dòng sông quê hương từ lâu đã đi vào kí ức, vào tâm hồn và gắn liền với tuổi thơ của em như một lẽ tự nhiên, một lẽ tất yếu. Con sông quê hương đã cùng em trải qua những năm tháng tuổi thơ đầy bình yên nhưng cũng vô cùng đáng nhớ. Dòng sông như một người bạn, một người tri kỷ đối với em. Và trong tâm trí em, người bạn ấy hiện lên đẹp nhất, trong trẻo nhất và mát lành nhất là vào mùa thu- mùa của những cơn gió se lạnh, của hương hoa sữa ngào ngạt khắp nẻo đường.

Không biết dòng sông quê em có từ bao giờ, chỉ biết là từ khi em được sinh ra, dòng sông đã đem phù sa bồi đắp cho mảnh đất này từ lâu đời. Nó uốn lượn quanh làng, mềm mại, thanh thoát, kiều diễm tựa như một dải lụa đào thướt tha dang tay ôm trọn ngôi làng vào lòng. Dòng sông vốn đã rất đẹp, nhưng vào mùa thu, nó lại càng đẹp hơn.
Khi mùa hè nóng nực tạm rời xa thiên nhiên, đất trời chào đón mùa thu với khí hậu mát mẻ, dễ chịu, cũng là lúc chúng ta tạm chia tay với những cơn mưa rào mùa hạ thoắt ẩn thoắt hiện, chợt đến rồi chợt đi, thay vào đó là những cơn gió heo may mát lạnh. Nước sông vì thế mà trở nên trong lành, tinh khiết, sáng trong hơn bao giờ hết. Đứng trên bờ sông, em có thể nhìn thấy rõ những chú cá đang tung tăng bơi lội thật tự do, thoải mái, có thể thấy rõ bóng dáng yêu kiều của hai hàng phi lao ở hai bên bờ sông đang soi bóng mình xuống dòng sông. Mặt nước tĩnh lặng, không gian thật êm đềm, yên ả. Em chạm tay xuống dòng nước, cảm giác mát lạnh thật dễ chịu, vừa tận hưởng sự mát lành, em vừa thích thú nhìn những vòng tròn nhỏ lăn tăn xuất hiện trên mặt nước. Nếu đến đây vào buổi sớm, khi mà những màn sương thu vẫn còn giăng mắc khắp không gian, ta sẽ thấy một cảnh tượng vô cùng huyền ảo: những màn sương thu tựa như những làn khói trắng bồng bềnh trôi nổi trên mặt sông, cùng với không gian tĩnh lặng, im ắng tạo nên một không gian kỳ diệu như trong truyện cổ tích, hệt như một cảnh tượng thần tiên. Và khi ánh mắt trời ló rạng, chiếu những tia nắng yếu ớt đến muôn nơi, mặt sông lấp lánh hệt như được trang trí bởi muôn nghìn viên kim cương quý giá. Có cảm giác, mùa thu đã đem đến cho dòng sông một vẻ êm đềm, trong trẻo nhưng cũng vô cùng kì ảo, huyền diệu mà không phải lúc nào, ta cũng có thể thấy được ở dòng sông

Cho đến tận bây giờ, khi đã khôn lớn trưởng thành nhưng hình ảnh về dòng sông quê hương vào mùa thu luôn khiến em bồi hồi, rung động mỗi khi nhớ lại. Đó sẽ là những kỉ niệm, những hình ảnh in sâu vào tâm trí em mà có lẽ suốt cuộc đời này, em cũng không thể nào quên.

“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre”.
Dòng sông quê hương từ lâu đã đi vào kí ức, vào tâm hồn và gắn liền với tuổi thơ của em như một lẽ tự nhiên, một lẽ tất yếu. Con sông quê hương đã cùng em trải qua những năm tháng tuổi thơ đầy bình yên nhưng cũng vô cùng đáng nhớ. Dòng sông như một người bạn, một người tri kỷ đối với em. Và trong tâm trí em, người bạn ấy hiện lên đẹp nhất, trong trẻo nhất và mát lành nhất là vào mùa thu- mùa của những cơn gió se lạnh, của hương hoa sữa ngào ngạt khắp nẻo đường.

Không biết dòng sông quê em có từ bao giờ, chỉ biết là từ khi em được sinh ra, dòng sông đã đem phù sa bồi đắp cho mảnh đất này từ lâu đời. Nó uốn lượn quanh làng, mềm mại, thanh thoát, kiều diễm tựa như một dải lụa đào thướt tha dang tay ôm trọn ngôi làng vào lòng. Dòng sông vốn đã rất đẹp, nhưng vào mùa thu, nó lại càng đẹp hơn.
Khi mùa hè nóng nực tạm rời xa thiên nhiên, đất trời chào đón mùa thu với khí hậu mát mẻ, dễ chịu, cũng là lúc chúng ta tạm chia tay với những cơn mưa rào mùa hạ thoắt ẩn thoắt hiện, chợt đến rồi chợt đi, thay vào đó là những cơn gió heo may mát lạnh. Nước sông vì thế mà trở nên trong lành, tinh khiết, sáng trong hơn bao giờ hết. Đứng trên bờ sông, em có thể nhìn thấy rõ những chú cá đang tung tăng bơi lội thật tự do, thoải mái, có thể thấy rõ bóng dáng yêu kiều của hai hàng phi lao ở hai bên bờ sông đang soi bóng mình xuống dòng sông. Mặt nước tĩnh lặng, không gian thật êm đềm, yên ả. Em chạm tay xuống dòng nước, cảm giác mát lạnh thật dễ chịu, vừa tận hưởng sự mát lành, em vừa thích thú nhìn những vòng tròn nhỏ lăn tăn xuất hiện trên mặt nước. Nếu đến đây vào buổi sớm, khi mà những màn sương thu vẫn còn giăng mắc khắp không gian, ta sẽ thấy một cảnh tượng vô cùng huyền ảo: những màn sương thu tựa như những làn khói trắng bồng bềnh trôi nổi trên mặt sông, cùng với không gian tĩnh lặng, im ắng tạo nên một không gian kỳ diệu như trong truyện cổ tích, hệt như một cảnh tượng thần tiên. Và khi ánh mắt trời ló rạng, chiếu những tia nắng yếu ớt đến muôn nơi, mặt sông lấp lánh hệt như được trang trí bởi muôn nghìn viên kim cương quý giá. Có cảm giác, mùa thu đã đem đến cho dòng sông một vẻ êm đềm, trong trẻo nhưng cũng vô cùng kì ảo, huyền diệu mà không phải lúc nào, ta cũng có thể thấy được ở dòng sông

Cho đến tận bây giờ, khi đã khôn lớn trưởng thành nhưng hình ảnh về dòng sông quê hương vào mùa thu luôn khiến em bồi hồi, rung động mỗi khi nhớ lại. Đó sẽ là những kỉ niệm, những hình ảnh in sâu vào tâm trí em mà có lẽ suốt cuộc đời này, em cũng không thể nào quên.

Lạc Long Quân, Thánh Gióng, Bánh Chưng Bánh Giày, Sơn Tinh Thủy Tinh, Chử Đồng Tử, Cột Đá Thề, Mai An Tiêm

21 tháng 10 2019

Trả lời :

Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ,động từ,tính từ(hoặc cụm danh từ,cụm động từ,cụm tính từ)trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy.

#Hok tốt

26 tháng 10 2019

Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ ( hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu cho khỏi lập lại các từ ấy.

21 tháng 10 2019

                                                           Bn tham khảo nha 

Hình như người làng em khi đi xa, nghĩ về quê mình, đầu tiên đều nghĩ đến con sông quê.
Con sông không biết bắt nguồn từ những ngọn suối nào trên dãy Trường Sơn trùng điệp với những ngọn núi xanh biếc, xa xôi kia. Khi đi qua làng em, nó chảy êm ả, dịu dàng như để mọi người đủ thời gian để ngắm làn nước trong xanh của nó. Chỗ rộng nhất của nó khi qua làng cũng chỉ khoảng vài mét. Dòng sông như lặng đi trước cảnh đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đổ bóng mát rượi xuống đôi bờ. Đôi lúc từ trên ngọn tre cao vút, một chú cò trắng như vôi, mắt lim dim, giật mình nhìn thấy bóng mình soi trong đáy nước.
Ngay giữa làng em là con đường chạy thẳng xuống bờ sông, gặp bến đò? Rồi nối với con đường bên kia sông. Người làng đi lên huyện lên tỉnh, qua làng khác đều theo con đường ấy mà đi, khiến cho bến đò lúc nào cũng đông người qua lại. Chúng em cũng ngày ngày qua bến đò ấy mà đến trường. Sáng nào, dòng sông cũng; xao động vì những chuyến đò qua lại. Mặt nước sông phẳng lặng cuộn lên những lớp sóng nhỏ dưới lưng đò, xô nhau lăn tăn chạy mãi vào bờ khiến cho buổi mai tĩnh lặng lao xao những âm thanh nho nhỏ. Trên màu xanh biếc của nước sông và lá tre, nổi lên màu trắng của áo học trò, màu vàng của đám cây ô rô, cóc kẻ pha lẫn với màu đỏ rực của khăn quàng thiếu niên. Tiếng chuyện trò nghe râm ran vang vọng mãi đến đầu sông. Đó là những ngày rất đẹp trên con sông.
Gặp những ngày mưa lũ, con sông không êm ả đi qua làng. Nó mang dòng nước đỏ màu phù sa và ngầu bọt, réo sôi và vội vã chảy đi như muốn đua nhanh sức mạnh dư thừa dó ra biển để tránh ngập lụt cho đồng ruộng, xóm làng. Trên bờ, những ngọn tre oằn oại cả thân mình như tuyệt vọng giục dòng nước chảy nhanh hơn. Những ngày ấy, qua đò để đên lớp thật là mọt công việc vất vả. Mưa và gió vi vút trên sông làm chúng tôi ướt lạnh. Con đò khó nhọc nhích từng quãng ngắn và thường không đến bờ đúng nơi quy định.
Dù có những ngày vất vả như thế, em vẫn yêu tha thiết con sông quê mình bằng một tình yêu muôn thuở – tình quê hương.

21 tháng 10 2019

rên đất nước ta có rất nhiều dòng sông chảy qua. Thành phố nơi em sống cũng có con sông chảy dài, đó chính là sông Hồng. Nơi ấy đã chiếm giữ trái tim của biết bao nhiêu người dân thủ đô.

Sáng sớm tinh sương, mặt nước sông Hồng phẳng lặng như tờ. Thấp thoáng sau lớp sương mù, dòng sông chìm trong một vẻ tĩnh lặng và yêu ả lạ thường. Hai bên bờ sông, những bãi mía, những nương dâu vẫn còn đang say ngủ. Thi thoảng có một cơn gió nhẹ thoảng qua khẽ làm cho chúng lay động. Những người dân thuyền chài đã thức dậy từ lâu. Ánh lửa bập bùng lấp ló phía sau những mái chèo. Họ có lẽ đã  nấu sắp xong bữa sáng và chuẩn bị cho việc ra khơi.

Đằng xa, ông mặt trời đã bắt đầu lấp ló. Những tia nắng chiếu xuống xua tan đi lớp sương mù. Cảnh sông nước hiện ra rõ nét hơn trong tầm mắt của em. Nước sông trong vắt một màu xanh như ngọc. Dòng nước cứ thể chảy xuôi. Bên ghe thuyền, những tiếng người gọi nhau, chào nhau và chúc nhau một ngày mới tốt lành. Những người dân làng chài đã bắt đầu công việc của mình. Trên chiếc cầu bắc ngang qua sông, người dân tấp nập qua lại. Một vài người dừng bước nơi đây để ngắm cảnh và lưu giữ lại những khoảnh khắc đáng nhớ. Lâu lâu lại có những gặp đôi ghé lại nơi đây để chụp ảnh cưới.

Chỉ những điều bình dị như vậy thôi nhưng cũng đủ để thấy rằng sông nước quê em thật đẹp, thật hiền hòa.

Em sinh ra và lớn lên bên dòng sông hiền hòa, thơ mộng. Vì vậy mà đối với em, cảnh sông nước là cảnh tượng mà em không bao giờ quên.

Tham khảo nghen bn#

21 tháng 10 2019

Chứng tích duy nhất còn sót lại
Tôi đến Hiroshima vào đúng dịp tháng 8, cả thành phố đang chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 67 năm ngày quả bom nguyên tử thả xuống vùng đất này. Dọc con đường dẫn đến khu tưởng niệm, rất nhiều người nước ngoài đến tham quan những gì còn sót lại sau khi quả bom “little boy” phát nổ.
Lần đầu tiên đặt chân đến thành phố này, tôi không thể hình dung đây là nơi mà quả bom nguyên tử từng san bằng. Hiroshima bây giờ là một thành phố hiện đại, nhà cao tầng kết hợp với những trung tâm thương mại, cùng hệ thống giao thông công cộng hết sức hợp lý khiến du khách vô cùng hài lòng khi vừa đặt chân đến. Tuyến tàu điện từ ga Hiroshima đến Công viên Hòa Bình luôn đông khách.
Tháng 9 năm nay, người ta sẽ kỷ niệm 100 năm ngày chiếc tàu này lăn bánh. Từ ga Hirosima, ngồi trên xe điện khoảng 15 phút là tới Công viên Hòa Bình. Công viên tưởng niệm Hòa Bình Hiroshima nằm ở ngã ba sông Honkawa và Motoyasu ngay bên cạnh trung tâm thành phố và tại đây cũng là điểm rơi của quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới.
Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt người viết là một tòa nhà bị bung mái, vách tường loang lổ được bảo tồn bằng một bờ rào bằng sắt bao quanh trông rất cũ kỹ. Phía sau chứng tích này, rất nhiều người già ngồi hoài niệm quá khứ và kể cho du khách nghe thảm họa mà họ và người thân của mình phải gánh chịu.
Ông Takana, một thầy giáo về hưu cho biết ngày nào ông cũng ngồi bên hông tòa nhà để kể cho các em nhỏ nghe những gì đã xảy ra ở nơi này. “Khi quả bom nổ, tất cả nhà cửa, cây cối trong vòng 5 dặm đều bị thiêu đốt, sụp đổ, cháy tan thành tro, toàn thể khu vực trở thành bình địa. Riêng tòa nhà này hoàn toàn bị hư hỏng, chỉ còn lại 4 bức tường và chiếc vòm sắt cong queo bởi sức nóng hơn 9.000 độ C của bom tỏa ra”.
Cầu nguyện cho hòa bình
Phải nói rằng người Nhật làm công tác bảo tồn rất tốt, những gì còn sót lại đều được đưa vào bảo tàng, mái vòm của ngôi nhà được tái tạo và sơn lại màu nguyên thủy. Theo thời gian, căn nhà cũng rêu phong và xỉn màu.
Rời chứng tích này, chúng tôi đến tượng đài Hòa Bình, nơi cô bé Sasaki Sadako (bị ung thư bạch cầu do nhiễm chất phóng xạ năm lên 10 tuổi và qua đời chỉ 2 năm sau đó) hằng ngày xếp những con hạc giấy cầu nguyện hết bệnh và hòa bình.
Xúc động trước sức chiến đấu với bệnh ung thư đến phút cuối cùng, các bạn học của cô bé và người dân thành phố đã quyên góp tiền để xây dựng đài tưởng niệm Sadako và tất cả trẻ em là nạn nhân của quả bom nguyên tử ở Hiroshima.
Năm 1958, tượng đài Hòa Bình của trẻ em được khánh thành với ý nghĩa khơi gợi niềm tin và hy vọng. Bên trên tượng đài có bức tượng của Sadako đang dang rộng tay cầm một con hạc lớn, phía dưới khắc dòng chữ: "Đây là lời kêu gọi của chúng tôi. Đây là lời cầu nguyện của chúng tôi. Hòa bình cho thế giới". Vào dịp kỷ niệm ngày thả bom, câu chuyện về cô bé yêu hòa bình Sadako lại được kể cho trẻ em Nhật để nhắc nhớ tới tình yêu cuộc sống cũng như hiểm họa vũ khí hạt nhân. Câu chuyện về Sadako còn là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm văn học và âm nhạc.
Ngày nay, bên dưới tượng tài có rất nhiều con hạc giấy được những người tham quan kết thành chữ “PEACE” - Hòa Bình như để cùng nhắc nhở nhau về một thế giới không có chiến tranh. Giữa quảng trường là đài tưởng niệm những nạn nhân tử nạn vì bom nguyên tử với kiến trúc đơn giản nhưng ấn tượng.
Một vòm hình chữ “V” ngược bằng đá hoa cương, phía trên là một đài lửa. Ngọn lửa này được lấy từ tàn tích còn sót lại của quả bom nguyên tử. Đối diện tượng đài là Bảo tàng tưởng niệm hòa bình Hiroshima. Bên trong bảo tàng là một “kho tư liệu” với những vật dụng bị cháy sém còn sót lại của các nạn nhân và nhiều thứ khác.
Trong suốt quá trình tái thiết sau chiến tranh, những di tích còn sót lại đều được giữ gìn, bảo vệ rất cẩn thận bởi người dân thành phố. Nó như là lời nhắc nhở về sự tàn phá khủng khiếp của vũ khí hạt nhân và là biểu tượng của ước mơ hòa bình cho thế giới, cũng như mong muốn loại bỏ hết thứ vũ khí giết người hàng loạt này.

21 tháng 10 2019

Nhiệm vụ chặn đứng nguy cơ chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hoà bình là trách nhiệm thiêng liêng, cấp bách của loài người trên trái đất. Cách lập luận trong phần này rất độc đáo : giả định thua để thắng, tưởng như lùi bước nhưng thực chất lại là tiến lên. Tác giả giả định như tai hoạ không chặn được thì sự có mặt của chúng ta, tiếng nói của chúng ta "không phải là vô ích". Bởi sự có mặt ấy, tiếng nói đấu tranh cho hoà bình ấy sẽ vĩnh viễn còn lại nhờ có "một nhà bâng lưu trữ trí nhớ". Nó là lời trăng trối cho đời sau rằng chúng ta đã không lùi bước, rằng cuộc sống này thật đáng sống biết bao, vì cái thời của chúng ta đang sống tuy bị chi phối bởi đau khổ và bất công nhưng cũng "đã từng biết đến tình yêu và biết hình dung ra hạnh phúc". Và tiếng nói của chúng ta, cho dù có không còn nữa vì chiến tranh hạt nhân cũng là một lời cảnh báo, răn đe : con người hãy cảnh giác. Vì đến lượt họ (thế hệ nhân loại sau), cái chết vì chiến tranh hạt nhân vẫn còn là "thanh gươm Đa-mô-clét", nghĩa là cái chết vẫn lo lửng trên đầu. Nhiệm vụ chống lại chiến tranh hạt nhân cần một sự kiên trì bền bỉ biết bao, nhưng cũng là thái độ kiên quyết biết bao. Không chịu đầu hàng, nhân loại chính là người chiến thắng. Đây là một bài văn nghị luận thật thống thiết và cũng thật hùng hồn có tác dụng kêu gọi loài người hãy đấu tranh cho hoà bình, ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Tiếng gọi hoà bình, qua cách nói ấy đã trở nên có sức mạnh vật chất làm chúng ta nghĩ đến một cánh chim bồ câu bay giữa trời xanh báo hiệu một buổi đẹp trời, một thời đại mà con người được sống trong vòng tay nhân ái và khái niệm chiến tranh không còn trong "nhà băng lưu trữ trí nhớ" của chúng ta.