K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

-"Bừng nắng hạ", "Mặt trời chân lý", "Chói qua tim" : hình ảnh ẩn dụ
+ "Bừng" : ánh sáng phát ra bất ngờ đột ngột, bao kín đôi mắt nhà thơ
+ "Chói" : ánh sáng có sức xuyên thấu mạnh mẽ
ánh nắng toả sáng rực rỡ , chói chang bắt nguồn từ mặt trời chân lý -lý tưởng cách mạng ,soi sáng trong lòng tác giả
Từ ấy đã làm cho tâm hồn Tố Hữu" bừng nắng hạ" đó là một luồng ánh sáng mạnh mẽ, rực rỡ của nắng vàng chứa chan hạnh phúc ấm no.Soi tỏ vào những bài thơ sau này ta mới thấy hết được niềm vui sướng của Tố Hữu trước ánh sáng huy hoàng của chân lí
."Mặt trời chân lí" là hình ảnh ẩn dụ ca ngợi lí tưởng Cách mạng, ca ngợi chủ nghĩa Cộng sản đã soi sáng tâm hồn, đã "chói qua tim", đem lại ánh sáng cuộc đời như "bừng" lên trong "nắng hạ" - Một cách nói rất mới, rất thơ về lí tưởng:. Tố Hữu với tấm lòng nhiệt thành của mình đã tự hào đón lấy ánh sáng của mặt trời, sẵn sàng hành động cho lí tuởng cách mạng cao đẹp.Bởi lí tưởng đã "chói" vào tim- chính là nơi kết tụ của tình cảm, là nơi kết hợp hài hòa giữa tâm lí và ý thức trí tuệ chỉ thực sự hành động đúng khi có lí tưởng cách mạng, khi có ánh sáng rực rỡ của mặt trời chân lí chiếu vào.

2 tháng 3 2020

-  Các hình ảnh ẩn dụ -> diễn tả niềm vui sướng, say mê của tác giả:

+ Hình ảnh “nắng hạ”: nguồn sáng rực rỡ, đầy sức sống, tràn trề năng lượng, tràn trề sinh lực -> niềm hạnh phúc, sung sướng đang chan chứa trong tâm hồn nhà thơ.

+ Giác ngộ rồi, với Tố Hữu, lí tưởng cộng sản còn là “mặt trời chân lí”.  Hình ảnh “mặt trời chân lí”: tỏa ra ánh sáng của Đảng, của cách mạng, của chủ nghĩa Mác – Lê-nin rực rỡ, chói lọi. Thứ ánh sáng ấy vĩnh viễn, cần thiết như mặt trời, đúng đắn như chân lí.

-> 2 hình ảnh này là sự liên kết mới mẻ, sáng tạo, gợi ra nguồn sáng báo hiệu những điều tốt lành -> Nhà thơ muốn khẳng định: Lí tưởng cách mạng giống như một nguồn sáng mới, đã làm thức tỉnh lí trí, mang đến cho nhà thơ nguồn sức mạnh diệu kì.

1 tháng 3 2020

Bạn tham khảo nhé !

Sau Tết, những buổi sớm mai thường se lạnh. Ngôi trường cấp một nhỏ nhắn còn ẩn hiện trong màn sương mỏng lửng lơ. Tuy mùa đông đã cởi chiếc áo xanh của mình để đón rước nàng xuân, thế mà ngôi trường vẫn còn như ngủ rất kỹ trong khí trời có gió heo may...

Rồi ông mặt trời ló dạng. Nắng trải vàng sân trường, nắng như những lớp bụi óng len lỏi vào trong lớp học. Nắng rực rỡ và chiếu sáng các khuôn mặt đầy sức xuân của lớp tôi. Ngôi trường đã thức dậy.

Tụ tập tại lớp là các bạn nhỏ lớp 1A chúng tôi. Ai cũng hăng hái kể chuyện ngày xuân trong dịp nghỉ Tết vừa qua. Bé Mai với bím tóc mềm hoe hoe vàng, ngúng nguẩy đôi bướm trên đầu trông thật dễ thương. Bạn ấy khoe: "Năm nay, mẹ tôi đưa tôi xuống thuyền, dắt tôi về với ngoại nè, ở quê ngoại lạ lắm nghe, có dừa nước, có cây bần mà quả của nó chắc là ăn ngon lắm!" Nam là một cậu bé lí lắc nhất lớp tôi cướp lời: "Tớ cũng về quê nội của tớ chứ bộ. Ở đó cũng có bần, tớ đã ăn nó rồi, chát ơi là chát, đâu ngon lành gì! Nghe nói ăn nhiều là chết vì ngộ độc đấy!...".

Bỗng có tiếng nói từ bức tường trước mặt: "Các bạn ơi, cho tôi tâm sự vài lời cùng các bạn với!". Tất cả chúng tôi ngơ ngác, mọi người đều đưa cặp mắt nhìn lên tấm bảng đen và quay lại nhìn nhau.

"Ai vậy kìa..." - Mai lúng túng.

"Chẳng lẽ bảng lại nói được sao" - Nam im thin thít rồi nghi ngờ hỏi.

"Đúng đấy, chính tôi là Bảng Đen đang nói với các bạn đấy! Các bạn có cho tôi được nói đôi lời đầu năm mới không?".

Mai chau mày:

"Nhưng mà Bảng ơi, "tâm sự" là cái gì, tôi không hiểu!".

Ừ nhỉ, sao lại không nói chuyện như tụi mình mà lại "tâm sự"? "tâm sự" nghĩa là bạn định bày trò chơi cho chúng tôi phải không hở Bảng? - Nam cũng thắc mắc như Mai.

Không đâu, tâm sự nghĩa là chúng mình trò chuyện thân mật với nhau đấy mà!

À, vậy thì Bảng cứ nói chuyện với chúng tôi đi. Đầu năm nghe Bảng nói chuyện chắc cũng thú vị lắm đây! Nam lên tiếng.

Bảng Đen chậm rãi tiếp lời: "Chắc có lẽ từ khi bước vào lớp học này, cho đến hôm nay, đã bao lần các bạn theo bàn tay cô giáo nhìn thấy những chữ viết và những con số. Nhưng đã có bạn nào nghĩ và chú ý đến tôi chưa? Tôi không tự khoe mình đâu nhưng cũng thật là tủi thân khi thấy mình làm việc có ích cho mọi người mà lại bị mọi người hắt hủi và hành hạ.

Ủa, đã có ai đối xử tệ với Bảng Đen thế hở bạn? Mai lên tiếng cắt ngang lời Bảng Đen.

Bạn hãy nhìn lên mặt bên phải của tôi thì rõ. Bạn có thấy những vết dao rạch chằng chịt với việc khắc những chữ a, b, c xiêu xọ không thể xóa được trên mặt tôi đấy không? Và phía bên trái, bạn không thấy một mảng sơn của tôi đã bị bong ra do một quả banh các bạn đá trong lớp đập vào đó sao? Bạn hãy nhìn góc dưới của tôi đi, nó bị vênh ra và gãy mép, đó là do các bạn treo tôi trên hai sợi dây thép nhỏ xíu cho nên một lần các bạn níu lấy tôi để quét mạng nhện và tôi rớt xuống mới ra cơ sự đó...

Bảng ơi, bạn trách chúng tôi nhiều quá đấy, đầu năm như vậy là chúng tôi không hên tí nào. Sao bạn không trách người nào đã kẻ trên mặt bạn cơ man là những ô vuông? Nam trách Bảng.

Bảng giải thích: Ồ, vậy là bạn đã nghĩ sai cho người ta rồi. Nếu không có những ô vuông đó thì các bạn khó lòng mà tập viết cho đúng dòng, đúng ô ở trong tập. Nó cần thiết hơn là bạn tưởng... Đấy, có những đường rạch nó cần thiết và có những đường rạch nó nguy hại như thế đó.

Nam cúi đầu xấu hổ. Hình như thủ phạm của những chữ cái được khắc vào Bảng là do chính bạn ấy thiếu suy nghĩ mà có.

Bảng Đen bỗng chuyển lời nhỏ nhẹ:

- Các bạn ơi, tôi nói để các bạn biết những sai lầm của mình mà sửa, chứ tôi đâu có trách móc nặng lời đâu. Tôi hy vọng là tôi sẽ được buộc chặt hơn, chứ cứ đứng thế này tôi e sợ một ngày nào mình lại bị đổ đánh rầm như dạo nọ... Các bạn ạ, lớp học này đón các bạn từ trường mẫu giáo lên đây đầu tiên chính là tôi. Và cũng chính tôi giúp các bạn tròn miệng tập nói chữ wO" lần đầu tiên. Các bạn còn nhớ cái ngày cô giáo viết nắn nót trong ô vuông chữ "O" khá to và sau đó cả cô trò cùng đọc. Rồi cô bảo các bạn theo đúng mẫu trên mặt tôi mà viết vào trong tập. Từ đó đến nay, bao nhiêu bài học đã qua đi, bao nhiêu lần mặt tôi được viết và được bôi xóa. Tôi hy vọng các bạn sẽ không phụ lòng cô giáo và nếu bạn nào còn biết cảm ơn tôi thì ráng mà học hành cho giỏi. Tôi cũng khuyên các bạn đừng có nghịch phá, đừng nói chuyện riêng và đừng ngủ gục ở trong lớp. Ở trên tường này mỗi lúc nhìn thấy vậy, tôi buồn quá và hôm nay mới có dịp được tâm sự với các bạn đấy! Một năm mới nữa đã đến. Các bạn thêm một tuổi thì tôi chúc các bạn cũng thêm nhiều kiến thức và thêm nhiều việc tốt...

Tiếng trống đánh báo giờ vào học. Bảng Đen im lặng, chúng tôi ngồi im không động đậy. Cứ y như một giấc mơ Mai vẫn đang tròn xoe mắt nhìn Bảng rất ngạc nhiên. Nam cúi đầu đượm chút buồn rầu. Tôi đành lên tiếng: - "Cảm ơn bạn rất nhiều Bảng Đen ạ, chúng tôi xin hứa sẽ nghe lời khuyên chân tình của bạn. Và ngay cuối buổi học này chúng tôi sẽ treo bạn bằng sợi dây chì to và chắc hơn".

Cô giáo đi vào lớp, chúng tôi nghiêm trang đứng dậy chào. Buổi học đầu năm bắt đầu...

2 tháng 3 2020

thank you very much😊 😊

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

1 tháng 3 2020

Có, tui xem rồi nhưng bây giờ hết chiếu rồi

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

1 tháng 3 2020

Tôi là mùa xuân ,chị của mùa Hạ,em của mùa Thu và kẻ thù của tôi là mùa Đông.Vì sao chúng tôi là kẻ thù ư ? Đơn giản vì tôi được mọi người yêu quý hơn mùa đông nếu muốn biết rõ hơn tôi sẽ kể chi tiết cho bạn nghe.
Hàng năm, mỗi khi tôi đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dip để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.
Trên những con đường nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết. Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngớ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi.
Có lẽ tội khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành. Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kím trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi.
Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo và tiền lì xì. Đó cũng là điều màai cũng mong đợi
Tôi là khởi đầu một năm mới bao trùm quê hương tươi đẹp. Mọi người ai cũng nô nức chào đón đường phố, người xe đi lại nhộn nhịp. Hai bên đường mai vàng nở rộ, không khí len lỏi đến từng nhà. Đường phố ngập cờ hoa. Các lễ hội Xuân náo nhiệt. Trẻ em xúng xính trong những bộ quần áo mới, vui với những bao lì xì. Rồi mọi người chúc tết nhau, chúc ông bà, cha mẹ, anh chị em khỏe mạnh, phát tài.
Đó là lý do mà lão màu Đông vô cùng ghét tôi . Còn bạn nghĩ thế nào về tôi

học tốt

1 tháng 3 2020

Tôi là mùa xuân ,chị của mùa Hạ,em của mùa Thu và kẻ thù của tôi là mùa Đông.Vì sao chúng tôi là kẻ thù ư ? Đơn giản vì tôi được mọi người yêu quý hơn mùa đông nếu muốn biết rõ hơn tôi sẽ kể chi tiết cho bạn nghe.
Hàng năm, mỗi khi tôi đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dip để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.
Trên những con đường nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết. Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngớ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi.
Có lẽ tội khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành. Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kím trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi.
Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo và tiền lì xì. Đó cũng là điều màai cũng mong đợi
Tôi là khởi đầu một năm mới bao trùm quê hương tươi đẹp. Mọi người ai cũng nô nức chào đón đường phố, người xe đi lại nhộn nhịp. Hai bên đường mai vàng nở rộ, không khí len lỏi đến từng nhà. Đường phố ngập cờ hoa. Các lễ hội Xuân náo nhiệt. Trẻ em xúng xính trong những bộ quần áo mới, vui với những bao lì xì. Rồi mọi người chúc tết nhau, chúc ông bà, cha mẹ, anh chị em khỏe mạnh, phát tài.
Đó là lý do mà lão màu Đông vô cùng ghét tôi . Còn bạn nghĩ thế nào về tôi
Tham khảo bài của tui nek .

1 tháng 3 2020

Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi đây gắn bó với tuổi thơ êm đềm của em. Giờ đây, ngắm nhìn quê em đang thay da đổi thịt, lòng em lại xốn xang và tự hào.

Em làm sao có thể quên được, con đường làng dẫn em tới trường nhỏ nhắn quen thuộc, chạy ngoằn ngoèo qua các rặng cây tốt um. Nếu trước đây nó là con đường đất đỏ, gồ ghề hay xuất hiện những ổ gà. Mùa nắng, đoạn đường ấy bụi bay mù mịt khi có một làn gió thổi qua, còn mùa mưa, con đường lầy lội hơn, đất níu mãi bước chân người dân quê em. Vậy mà giờ đây, em không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến con đường được trải bê tông bằng phẳng. Con đường chạy thẳng tắp tạo nên không ít thuận lợi cho cuộc sống sinh hoạt. Những ngả đường, bờ mương , bờ ruộng được chính quyền lên kế hoạch “ bê tông hóa”. Cánh cò trắng vẫn sải rộng đôi cánh trên triền cỏ, những cánh đồng xanh trải dài tít tắp và có khi tần ngần đáp trên mảnh ruộng. Phải chăng chúng cũng ngạc nhiên trước sự đổi mới của quê em?

Giờ đây, dãy nhà cao tầng đồ sộ mọc lên san sát nhau đan xen những vườn cây xanh tốt trông chẳng khác nào một thiên đường thay thế những mái rạ, nhà cấp bốn xiêu vẹo. Cột điện mọc lên thẳng tắp như hàng ngũ chú lính chì oai nghiêm, mang lại ánh sáng văn minh thế chỗ ngọn đèn dầu lay lắt, chập chờn. Dọc con đường xuất hiện nhiều cửa hàng tiện lợi như nấm tạo nên không khí của cuộc sống hiện đại. Đồ gia dụng cho tới thực phẩm được kiểm duyệt hơn, tiện nghi hơn xưa.

Lũ trẻ chúng em có một khu giải trí riêng, bãi đất trống trải đầy cỏ xanh là nơi chúng em vui đùa thỏa thích với trái bóng tròn. Tiếng cười nói giòn tan, vô tư như ngày nào hòa trong tiếng hót thánh thót của mấy chú chim sẻ. Những công trình công cộng được nhà nước chú tâm hơn. Mạch ống chạy nhầm dưới các con đường để dẫn nước thải tới nơi xử lý, bảo đảm môi trường xanh, sạch, đẹp. Ngôi trường huyện được kiến thiết khang trang và trang bị nhiều thiết bị hữu ích cho công cuộc giảng dạy như bàn ghế ngay ngắn, máy chiếu và máy tính. Cuộc sống nông nghiệp phần nào bớt nặng nhọc hơn bởi máy móc được đưa vào sử dụng giúp tăng năng suất lao động, công nghiệp hóa nền nông nghiệp mang lại nguồn lợi lớn cho nông sản. Nhiều hàng hóa của quê em xuất khẩu trên thị trường quốc gia và thế giới như vải thiều, cam, nhãn nhờ quy trình chế biến tiên tiến.

Chất lượng cuộc sống người dân quê em được cải thiện rõ rệt, lượng người thất nghiệp giảm và lượng người lao động qua đào tạo tăng lên nhanh chóng. Điều đó góp phần thúc đẩy trong công cuộc xây dựng đất nước phát triển bền vững. Nhịp sống của thời đại đã thổi vào quê hương em, tạo nên những nhảy vọt trong lao động sản xuất và đời sống tinh thần. Nhưng có những điều vẫn vẹn nguyên, đó tình người thắm thiết, tình quê sâu đậm.

Ngắm nhìn quê hương đổi thay, lòng em rạo rực niềm vui sướng, nó mở ra tương lai tươi đẹp, rạng ngời phía trước của người dân quê em. Em thầm hứa cố gắng học tập thật tốt để góp sức mình phát triển quê nhà mãi giàu đẹp.

Em sinh ra và lớn lên trên một bản làng nghèo vùng núi Tây Bắc, bởi vậy mà điều kiện cuộc sống của mọi người quê em cũng gặp khó khăn hơn rất nhiều so với các bạn miền xuôi. Những ngày vừa qua em và người dân quê em đều rất vui mừng và phấn khởi khi con đường đất đã được tu sửa và thay thế bằng bê tông trơn nhẵn, vững chắc.

Hàng ngày, học sinh chúng em và cả các cô, các bác trong bản đều phải băng qua một con đường đất nhỏ để đến trường, lên nương làm rẫy. Con đường đất nhỏ, đôi chỗ gồ lên đất đá khiến mọi người di chuyển khó khăn hơn, vào những ngày nắng, gió lớn có thể kéo theo bụi đất bám vào quần áo, mùa mưa con đường trở nên lầy lội rất khó di chuyển. Chúng em thường đi bộ đi học nên khi đến trường quần áo của chúng em thường bị nước đọng trên đường làm bẩn, những chiếc giày, chiếc dép cũng bị bám chặt đất đỏ. 

Nhận được sự hỗ trợ của các nhà thiện nguyện miền xuôi, con đường nhỏ quê em đã được tu sửa, con đường đất lầy lội hàng ngày đã được thay thế bằng đường bê tông trơn láng, sạch sẽ vô cùng đẹp mắt. Con đường dài chạy thẳng đến trường giúp chúng em di chuyển nhanh hơn, khi trời mưa cũng không bị bắn bẩn. Các cô, các bác làm nương về mang theo những xe lúa đầy cũng có thể di chuyển bon bon trên đường mà không bị đường đất làm bánh xe bị sa lầy. Em rất vui khi con đường mới quê em được hoàn thành, đây là một đổi mới đáng kể của quê hương mà em vì nó giúp cho hoạt động di chuyển của mọi người trở nên dễ dàng hơn.

1 tháng 3 2020

 Thời gian thấm thoắt thoi đưa, mới ngày nào bé xíu, cả tuổi thơ là những ngày bắt ếch, thả diều, đạp xe khắp làng cùng đám nhóc nghịch ngợm phá phách, từng dấu vết ở quê hương khi ấy vẫn còn in ngần trong tâm trí em. Vậy mà mấy năm trôi qua, khi dần lớn lên, quê hương của em đã có nhiều đổi khác. Mọi thứ đều ít nhiều khoác lên diện mạo mới, tươi đẹp và hiện đại hơn nhưng dù thế nào em vẫn yêu quê hương của mình nhiều lắm.

Trở về trên con đường làng năm xưa, oto đi băng băng không bị sóc nẩy bởi những đám đất kết bẩn và bùn lầy như trước nữa. Con đường bê tông trải dài thẳng tắp, hàng cau cao vút đã mọc lên như chống cả một khoảng trời. Hai bên ruộng đầy những rau, hoa các loại và màu lúa vẫn chín ươm như thế. Dù con đường đã được bê tông hóa nhưng cái cảm giác về mùi đất ẩm, lúa chín và đàn bướm cải bay bay dưới nền trời xanh mượt không vết mây vẫn còn. Giờ đây, em bỗng thấy những chiếc xe gặt lúa tuốt lúa thật to, chúng tiện lợi hơn cái thời dùng máy đạp chân để tuốt từng chút thóc một, người dân quê em cũng nhờ vậy mà đỡ vất vả hơn nhiều. Rồi những chiếc máy xới đất cứ chạy ùn ùn trên những thuở ruộng mềm mại, chẳng còn đâu dáng vẻ các bác các chị cực nhọc cầm cuốc bổ từng nhát giữa trời nóng nực. Việc làm nông giờ hiện đại quá, cũng vì quê mình đang phát triển, đời sống được cao hơn.

Cổng làng kia cũng xây cao vút, đẹp đẽ với chữ chào mừng rắn rỏi, những bồn hoa trước cổng ủy ban thật bắt mắt. Còn cái bãi đất trống trải đầy cát khi xưa em hay lăn lộn chơi đồ cứu với đám trẻ con trong làng nữa, giờ đã xây thành một trường tiểu học với đủ các trò chơi trong sân như xích đu, cầu trượt, vòng xoay ngựa gỗ… Thật nhiều thứ khác quá, mà đẹp thật. Trường cấp hai với những cánh cửa rỉ sắt, mặt đất bụi bặm đã được xây lại sạch sẽ, sân trường lát gạch, còn chia ra từng khu phục vụ các nhu cầu thiết yếu của học sinh.

Cái ao nhỏ xinh hàng ngày trâu lội xuống tắm, đàn vịt bơi tung tăng cũng đã được quây bằng hàng rào có hoa xung quanh, không còn mùi hôi mỗi khi đi qua nữa mà chỉ còn màu nước xanh dịu, mát mẻ và sạch sẽ. Cái quán tạp hóa gần cái ao cũng chỉ toàn những thứ đồ ăn vặt mới lạ, tường không còn cũ kỹ mà được sơn lại đẹp lắm. Nhưng chẳng còn thấy cái chai nước khoáng màu xanh ngọt lịm xin tiền bà để mua, chẳng còn cái trò bốc thăm trúng thưởng hay cái kẹo vị cũ bóc vỏ có hình xăm… Đồ chơi cũng phong phú hơn, kiểu dáng cầu kỳ, thích mắt. Búp bê nhựa mỏng năm xưa giờ toàn là búp bê đóng trong hộp giấy với đủ kiểu quần áo giày dép, từng chiếc rổ cũng mới lạ chẳng còn màu đục đục cũ mèm.

Từng ngôi nhà mái ngói sáng dậy cứ 5 giờ là có ánh sáng lọt qua những chiếc xà ngang rọi xuống, hay mưa lấy chậu nhôm hứng nước tong tong rồi cả đám rúc vào chỗ khô cũng chẳng còn nữa. Những chiếc ngói cũ kỹ rêu phong bị gỡ đi, chỉ còn mái tôn hay trần bê tông không lo dột. Cái cửa gỗ hai cánh cài then nay được thay bằng cửa khóa, cái tường màu xanh đặc trưng ố vàng cũng đã khác xưa. Góc nhà chẳng còn để những bồ thóc chất đầy mà thay vào bàn uống nước bàn ăn. Còn cả những chiếc cốc mẻ vành đặt trên cái khay nhựa có lỗ để chảy nước cũng đều thay bằng loại cốc mới hình hài hoa mỹ và sang trọng hơn. Và cả cái quạt trần màu xanh khi xưa cũng chẳng còn thấy nữa rồi, quạt điện, quạt đá, điều hòa xua tan đi cơn nóng của miền quê oi ả, chẳng cần nằm xuống sàn cho bớt nóng nữa.

Hồi xưa cứ đi chơi tối, đều phải thủ sẵn cái đèn pin trong tay, lâu lâu đám trẻ chúng em lại dọa ma nhau, tiếng ếch nhái kêu ran và tiếng muỗi vo ve… Bây giờ đèn đường sáng choang, nhà nào cũng có điện, rồi tivi khắp nơi, tiếng nhạc, tiếng cười nói. Cả vùng quê yên bình đến vắng lặng khi xưa giờ đã trở thành một đô thị nhỏ nhộn nhịp. Có khi bước trên con đường làng vẫn thông lấy nhau ngoằn nghoèo như xưa, nhưng lại nhận thấy một cảm giác mới rằng quê em giờ này mang một dáng vẻ ngọt ngào, tươi mát hơn. Mọi người sống vui vẻ và hạnh phúc lắm. Trang phục cũ giờ đã không còn thấy nhiều, phần lớn chỉ ở các cụ già, những màu vải, kiểu dáng trên phố giờ cũng đã đầy khắp quê em. Người lớn đi tập thể dục từ sớm, duy trì thói quen đi chợ và kiểu sống cổ truyền nhưng quá trình hội nhập, phát triển chưa từng bị thụt lùi. Người quê họ sống dịu dàng tình cảm lắm, dù cuộc sống có hiện đại đổi mới đến đâu, quê em vẫn chỉ có những người chân chất mộc mạc, giỏi việc nước đảm việc nhà. Dường như mọi thứ có thể đổi thay nhưng cái đẹp tiềm tàng từ thuở trước chưa từng khác đi.

Quê em giờ đẹp quá, mới quá. Nhiều thứ đổi thay, rực rỡ và trìu mến hơn trước. Mặc dù những thứ tuổi thơ đã không còn tìm lại được nhưng vẫn thấy hân hoan trước diện mạo mới này. Hiện đại và sạch sẽ, luôn phấn đấu và tiến lên. Càng nhìn thấy càng cảm thấy thương yêu và trân trọng những đổi mới tích cực trong cuộc sống nơi quê em. Em luôn yêu và nhớ đến mảnh đất chôn rau cắt rốn này và luôn tự hào về những giá trị đổi mới mà quê hương đem lại cho con người cũng như đất nước.

Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi đây gắn bó với tuổi thơ êm đềm của em. Giờ đây, ngắm nhìn quê em đang thay da đổi thịt, lòng em lại xốn xang và tự hào.

Em làm sao có thể quên được, con đường làng dẫn em tới trường nhỏ nhắn quen thuộc, chạy ngoằn ngoèo qua các rặng cây tốt um. Nếu trước đây nó là con đường đất đỏ, gồ ghề hay xuất hiện những ổ gà. Mùa nắng, đoạn đường ấy bụi bay mù mịt khi có một làn gió thổi qua, còn mùa mưa, con đường lầy lội hơn, đất níu mãi bước chân người dân quê em. Vậy mà giờ đây, em không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến con đường được trải bê tông bằng phẳng. Con đường chạy thẳng tắp tạo nên không ít thuận lợi cho cuộc sống sinh hoạt. Những ngả đường, bờ mương , bờ ruộng được chính quyền lên kế hoạch “ bê tông hóa”. Cánh cò trắng vẫn sải rộng đôi cánh trên triền cỏ, những cánh đồng xanh trải dài tít tắp và có khi tần ngần đáp trên mảnh ruộng. Phải chăng chúng cũng ngạc nhiên trước sự đổi mới của quê em?

Giờ đây, dãy nhà cao tầng đồ sộ mọc lên san sát nhau đan xen những vườn cây xanh tốt trông chẳng khác nào một thiên đường thay thế những mái rạ, nhà cấp bốn xiêu vẹo. Cột điện mọc lên thẳng tắp như hàng ngũ chú lính chì oai nghiêm, mang lại ánh sáng văn minh thế chỗ ngọn đèn dầu lay lắt, chập chờn. Dọc con đường xuất hiện nhiều cửa hàng tiện lợi như nấm tạo nên không khí của cuộc sống hiện đại. Đồ gia dụng cho tới thực phẩm được kiểm duyệt hơn, tiện nghi hơn xưa.

Lũ trẻ chúng em có một khu giải trí riêng, bãi đất trống trải đầy cỏ xanh là nơi chúng em vui đùa thỏa thích với trái bóng tròn. Tiếng cười nói giòn tan, vô tư như ngày nào hòa trong tiếng hót thánh thót của mấy chú chim sẻ. Những công trình công cộng được nhà nước chú tâm hơn. Mạch ống chạy nhầm dưới các con đường để dẫn nước thải tới nơi xử lý, bảo đảm môi trường xanh, sạch, đẹp. Ngôi trường huyện được kiến thiết khang trang và trang bị nhiều thiết bị hữu ích cho công cuộc giảng dạy như bàn ghế ngay ngắn, máy chiếu và máy tính. Cuộc sống nông nghiệp phần nào bớt nặng nhọc hơn bởi máy móc được đưa vào sử dụng giúp tăng năng suất lao động, công nghiệp hóa nền nông nghiệp mang lại nguồn lợi lớn cho nông sản. Nhiều hàng hóa của quê em xuất khẩu trên thị trường quốc gia và thế giới như vải thiều, cam, nhãn nhờ quy trình chế biến tiên tiến.

Chất lượng cuộc sống người dân quê em được cải thiện rõ rệt, lượng người thất nghiệp giảm và lượng người lao động qua đào tạo tăng lên nhanh chóng. Điều đó góp phần thúc đẩy trong công cuộc xây dựng đất nước phát triển bền vững. Nhịp sống của thời đại đã thổi vào quê hương em, tạo nên những nhảy vọt trong lao động sản xuất và đời sống tinh thần. Nhưng có những điều vẫn vẹn nguyên, đó tình người thắm thiết, tình quê sâu đậm.

Ngắm nhìn quê hương đổi thay, lòng em rạo rực niềm vui sướng, nó mở ra tương lai tươi đẹp, rạng ngời phía trước của người dân quê em. Em thầm hứa cố gắng học tập thật tốt để góp sức mình phát triển quê nhà mãi giàu đẹp.

k cho mk nha!!

Qua cách miêu tả của tác giả, với việc sử dụng các từ ngữ tinh tế, gợi cảm, có thể cảm nhận được vẻ đẹp trù phú của vùng sông nước Cà Mau. Đó là vùng đất hoang dã, hùng vĩ với không gian sông nước mênh mông, những rừng đước bạt ngàn và có cảnh con người sinh sống tấp nập, đông vui, chân chất.


 

Tôi là một bông hoa và tôi có một giấc mơ là trở thành con người. Giấc mơ của tôi bắt đầu từ một buổi sáng mùa thu đẹp trời tôi đang say xưa ngủ trong khu vườn nhỏ trong công viên đầy nắng và gió thì chợt nghe những tiếng nói cười vui vẻ của những cô bé cậu bé. Các cô cậu đó đi đâu mà vui vẻ như vậy tiếng nói cười ríu rít, ai cũng hớn hở và họ mặc trên người những bộ quần áo rất đẹp. Trên đường đi họ cứ liên tục trò chuyện nói về những dự định cho năm học mới sắp tới.

Nhưng tiếng cười tiếng nói đó làm cho tôi bừng tình và tôi nhớ ra hôm nay là ngày khai giảng bắt đầu một năm học mới của các bạn học sinh. Bên cạnh tôi chị hoa cúc đã tỉnh giấc từ lâu đang say sưa tắm nắng. Tôi gọi chị hoa cúc.

– Chị Cúc ơi chị có thấy các bạn nhỏ không? Trông hộ thật vui vẻ chị nhỉ
Chị hoa Cúc quay sang nhìn tôi gật gù rồi bảo

– Ừ các bạn ấy sướng thật hôm nay là ngày khai giảng mà nên ai cũng mặc áo đẹp. Tôi ngẫm nghĩ một hồi rồi bảo chị hoa cúc.

– Em ước gì mình biến thành con người trở thành một cô bé có đôi chân thon thả được tung tăng chạy nhảy muốn đi đâu thì đi. Được cắp sách tới trường nghe thầy cô giáo giảng bài. Chắc đi học vui lắm chị hoa Cúc nhỉ. Chị hoa Cúc nghe tôi nói tỏ vẻ cảm thông với suy nghĩ của tôi rồi tư lự bảo.

– Ừ đi học thì chắc chắn vui lắm nhưng chúng mình sinh ra đã là kiếp hoa thì phải an phận trong công viên này thôi em ạ. Rồi chúng tôi lại tiếp tục công việc tắm nắng của mình nhưng trong lòng tôi luôn ước rằng mình có thể trở thành con người và được đi học như các bạn nhỏ kia.

Buổi tối hôm đó khi mặt trời khuất bóng chúng tôi cũng bắt đầu đi ngủ để có thể tươi tắn vào ngày mai. Trong giấc ngủ của mình tôi đã thấy mình gặp được một bà tiên. Bà tiên có chiếc đũa thần cho tôi một điều ước và tôi đã nói lên ước mơ của mình. Tôi bảo bà tiên rằng tôi không muốn làm kiếp hoa nữa mà tôi muốn trở thành một con người. Tôi muốn cho ba mẹ và được đi học. Bà Tiên hóa phép biến tôi thành một cô bé xinh đẹp với chiếc váy màu trắng tinh khôi rồi tôi ngủ trong một chiếc giường vô cùng êm ấm.
Buổi sáng khi chuông đồng hồ vang lên đúng 6 giờ tôi thấy một người phụ nữ khoảng ngoài 30 tuổi tới gần và khẽ gọi tôi dậy bằng giọng ấm áp “Hồng Nhung dậy đi con, dậy ăn sáng và đi học nào”. Tôi bừng tỉnh khẽ rụi đôi mắt của mình và không ngờ ước mơ của tôi đã thành hiện thực. Tôi vui vẻ nhảy xuống giường đứng trước gương nhìn ngắm đôi chân thon thả của mình và vô cùng hạnh phúc.

Tôi làm vệ sinh cá nhân rồi thay cho mình một bộ váy thật đẹp ở trong tủ quần áo rồi chạy xuống dưới nhà ăn sáng. Ăn xong mẹ đèo tôi đi học. Tôi khoác sau lưng một chiếc căp sách nhỏ trên cổ có đeo khăn quàng đỏ đúng hình ảnh mà tôi nhìn thấy ở những cô cậu học trò hôm nào. Tôi hạnh phúc lâng lâng trong niềm sung sướng của mình. Mẹ đèo tôi tới một ngôi trường có tên trường Tiểu học Ban Mai rồi đưa tôi và lớp 5A. Ngày hôm đó tôi được học rất nhiều điều thú vị từ thầy cô giáo của mình. Bạn bè cùng lớp ai cũng yêu thương quý mến tôi. Tôi vô cùng hạnh phúc vì niềm vui mà mình được hưởng.

Nhưng khi thời gian điểm tới 12 giờ đêm thì bà Tiên lại xuất hiện khi tôi đang ngủ say. Bà gọi tôi dạy và bảo tôi rằng thời gian của tôi đã hết tôi phải trở về làm một bông hoa như tôi sinh ra đã thế. Tôi buồn lắm nhưng không biết làm sao, dù gì chăng nữa tôi cũng đã một lần được sống thử ước mơ của mình đối với tôi như thế đã là hạnh phúc lắm rồi.

Đó là giấc mơ của tôi một giấc mơ thật đẹp dù nó chẳng bao giờ quay lại chẳng khi nào là hiện thực nhưng nó khiến tôi cảm thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn vì tôi có một giấc mơ.

 Bình minh đã bắt đầu le lói phía trời Đông. Những tia nắng hồng rực rỡ báo hiệu một ngày mới. Một tia nắng tinh nghịch nhẹ nhàng lay gọi bông Hồng Nhung dậy muộn. Hồng Nhung khẽ chớp chớp hàng mi ngái ngủ. Những giọt sương đêm long lanh lăn tròn trên những cánh hoa đỏ thắm. Bông hoa ngẩng cao đầu, quay mình bốn phía rồi mỉm cười nhớ lại giấc mơ đêm qua. Ôi! Giấc mơ thật đẹp!

   ... Mặt trời lặn đã lâu, khu vườn chìm trong bóng đêm dịu dàng, yên tĩnh. Đang thiu thiu ngủ, chợt Hồng Nhung cảm thấy lâng lâng như được nhấc bổng lên cao. Hóa ra là chị Mây Trắng bồng bềnh vừa sà xuống. Chị hôn nhẹ vào đôi má mịn màng của Hồng Nhung rồi thì thầm: Em đi chơi với chị nhé! Ngồi trong lòng chị Mây Trắng, cô bé Hồng Nhung rực rỡ như một đốm lửa hồng.

 Nương theo làn gió nhẹ, chị Mây đưa Hồng Nhung bay qua một cánh đồng bát ngát lúa xanh, nhấp nhô như sóng biển. Lá lúa đung đưa trong gió như những cánh tay vẫy gọi, mời mọc Hồng Nhung hãy ghé chơi và thưởng ngoại vẻ đẹp của đồng quê. Lần đầu tiên được nhìn hàng ngàn, hàng vạn khóm lúa tươi tốt mọc san sát bên nhau, Hồng Nhung thích lắm. Cô bé khoan khoái hít căng lồng ngực hương thơm ngan ngát của lúa làm đòng. Không ghé thăm được, Hồng Nhung gửi xuống cho các bạn một nụ hôn thay lời chào thân ái.

   Cuộc hành trình tiếp tục. Loáng một cái, trước mắt Hồng Nhung hiện ra một bãi cỏ bao la, ngào ngạt mùi thơm cỏ mật. Âm thanh réo rắt văng vẳng đâu đây. À thì ra là tiếng sáo của mấy chú mục đồng cưỡi trên lưng những con trâu béo mượt đang ung dung gặm cỏ. Cảnh đẹp như tranh. Hồng Nhung xuýt xoa khen ngợi và say mê nhìn ngắm mãi.

  Chị Mây Trắng đưa Hồng Nhung ra thăm biển. Quen sống trong khu vườn nhỏ nên Hồng Nhung rợn ngợp trước cảnh trời nước mênh mông. Cô bé sung sướng thốt lên: Biển rộng quá chị Mây Trắng nhỉ! Ôi! Biển mới đẹp làm sao! Dưới mắt Hồng Nhung, biển xanh thăm thẳm. Những cánh buồm trắng, buồm nâu giống như những cánh bướm khổng lồ chập chờn trên sóng nước. Chị Mây Trắng mỉm cười nói với Hồng Nhung: Có nhiều cảnh đẹp kì diệu hơn nữa, cô bé ạ!

   Vượt qua đại dương, chị Mây Trắng đưa Hồng Nhung đến xứ sở của những Kim tự tháp Ai Cập sừng sững trên sa mạc với những bức tượng nhân sư bằng đá uy nghiêm canh giữ lối vào. Rồi đến với tháp Epphen cao vút, ngạo nghễ giữa trời xanh; tháp nghiêng Pida đồ sộ và cổ kính ... Mỗi kì quan có một vẻ đẹp khác nhau khiến Hồng Nhung mải mê ngắm nhìn không chán mắt.

Bỗng cô bé reo lên: "Chị Mây Trắng ơi, chúng ta đến thăm khu vườn cổ tích đi!". Chị Mây Trắng gật đầu đồng ý. Chẳng mấy chốc, hai chị em đã tới khu công viên nổi tiếng. Tuyệt vời làm sao! Trên mặt đất cả một rừng hồng đang tỏa hương, khoe sắc. Hồng trắng, hồng đỏ, hồng vàng ... loại nào cũng đẹp! Chúng vây quanh nàng công chúa ngủ trong rừng. Nàng đẹp vẻ đẹp ngây thơ, trong trắng như một thiên thần. Tòa lâu đài, rừng cây cổ thụ, con đường mòn dẫn tới lâu đài ... Tất cả đều như mơ, như thực, đưa du khách vào cõi thần tiên. Và kìa, nàng Bạch Tuyết với bảy chú lùn dễ thương đang quây quần nhảy múa. Hồng Nhung và chị Mây Trắng ghé xuống tham dự cuộc vui với họ. Nàng Bạch Tuyết âu yếm đặt Hồng Nhung lên ngực áo trắng muốt của mình. Hồng Nhung biết rằng, bên cạnh nàng Bạch Tuyết, mình sẽ đẹp lên rất nhiều.

   Hai chị em đã đến tận Thiên Đình. Tây Vương Mẫu đang mở hội thi hoa. Chị Mây Trắng khuyên Hồng Nhung nên tham dự. Cô bé e thẹn chối từ vì thấy quanh mình là hàng trăm loài hoa muôn hồng, ngàn tía. Mọi người xúm lại khuyến khích nên Hồng Nhung đồng ý và cô bé không ngờ rằng mình lại được bầu làm hoa hậu của các loài hoa. Hồng Nhung rất sung sướng nhưng cô bé vẫn khiêm tốn nghĩ rằng mình chỉ là một vẻ đẹp trong muôn ngàn vẻ đẹp, một hương thơm trong hàng vạn hương thơm.

   Cuộc du ngoạn thế giới của hai chị em kết thúc tốt đẹp. Trở về khu vườn quen thuộc, Hồng Nhung mừng rỡ gặp lại các bạn thân yêu. Hồng Nhung cảm ơn chị Mây Trắng đã giúp mình hiểu biết về thế giới rộng lớn xung quanh ...

   Hồng Nhung thấy xao xuyến trong lòng. Lát nữa, cô bé sẽ kể cho tất cả các bạn nghe về giấc mơ đẹp đẽ đêm qua. Những cánh đồng đỏ thắm rung rinh như muốn nói: Các bạn ơi! Cuộc sống quanh ta đẹp đẽ và đáng yêu biết mấy!

-Ngoại hình:

+,Cả người rung rinh cả một màu nâu bóng mỡ

+,Đầu to nổi từng tảng

+,Hai cái răng đen nhánh như 2 lưỡi liềm máy

+,Sợi râu dài uốn cong 1 vẻ rất hùng dũng

Câu1* Hìnhthức trình bày: đoạn văn hoặc bài văn ngắn :

* Nội dung: HS trình bày cảm nhận, suy nghĩ của mìnhvề khổ thơ-

Đây là khổ thơ cuối trong bài "Đêm nay Bác không ngủ" của nhà thơ Minh Huệ-

Về nghệ thuật:

+ Thể thơ ngũ ngôn bắt nguồn từlối hát dặm của dân ca Nghệ Tĩnh ; lời thơ là lời kể chuyện tâm tình, mộc mạc, chân thực, sinh động

+ Điệp ngữ "đêm nay Bác..." : khẳng định suốt đêm hôm ấy, trong rừng khuya, Bác đă không ngủ vì lo cho dân, cho nước

+ "lẽ thường tình" : điều hiển nhiên, hết sức bình thường. Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, đêm nay chỉ là một đêm trong muôn vàn đêm không ngủ của Người.

+ "Bác là Hồ Chí Minh" , Bác là người Việt Nam đẹp nhất; vị lănh tụ vĩ đại có trái tim nồng ấm hơn ngọn lửa, cótình yêu thương bao la. Bác gần gũi mà lớn lao, giản dị mà cao cả. Hình tượng Bác Hồ trong sự cảm nhận của người chiến sĩ thật cao đẹp.

Đây là các ý để làm nha,bn nên dựa vào các ý để làm thành đoạn văn.

Hok tốt ! 

1 tháng 3 2020

bác là một người vì người khác mà quên mình và đó thể hiện bác là một người có tấm lòng bao dung