K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 11 2018

Nguyễn Khuyến sinh năm 1835, mất năm 1909, lúc còn nhỏ tên Thắng, quê ở thôn Vị Hạ, làng Và, xã Yên Đổ, nay thuộc Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam, thuở nhỏ nhà nghèo, thông minh, học giỏi, sau đi thi đỗ đầu cả ba kì thi: Hương, Hội, Đình, do đó có tên là Tam Nguyên Yên Đổ. Ông làm quan khoảng mười năm, nhưng đến khi thực dân Pháp xâm chiếm xong Bắc bộ, ông cáo quan về quê ở ẩn.

Bài thơ này là bài thơ thành công, tiêu biểu nhất của ông, và cũng là bài thơ nổi bật, đại điện cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam nói chung.

Bài thơ này ông viết là một kỉ niệm của ông ở tuổi mà xưa nay hiếm. Nó bày bày tỏ về cảm xúc của ông và một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay gặp lại nơi thôn quê thanh bình – nơi chôn rau cắt rốn của ông. Từng câu từ trong bài mượt mà mà thanh cao, tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà, đầy chất nhân văn. Nó thể hiện một con người chất phác, sống bằng tình cảm nơi ông. Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui, nó là khởi nguồn cho tất cả tình huống, cảm xúc trong bài. Gặp lai một người bạn cũ thật khôn xiết biết bao, đặc biệt là khi lại gặp nhau nơi chân quê. Tình nghĩa đó thật quý báu. Tuy sau bao vinh hoa chốn kinh thành nhưng vẫn nhớ về nhau, vẫn tìm thăm trò chuyện. Tuy mặn mà những tình cảm nồng hậu nhưng trong bài vẫn có những tình tiết vui vẻ. Hôm nay bác tới chơi nhà thật quý và hơn nữa là sau bao năm xa cách, nhưng ngặt nỗi hoàn cảnh điều kiện và đó là một tình huống khó xử đối với tác giả: trẻ thì đi vắng, chợ thị xa, ao sâu khó chài cá … một loạt tình huống được liệt kê. Thật trớ trêu và cũng đầy hài hước. Lời thơ tự nhiên, vui vẻ, trong sáng tạo nên thanh điệu hoạt bát, toát lên được sự hiếu khách của chủ nhà trước một vị khách quý. Tuy tất cả đều thiếu vắng, ngay đến cả cái tối thiểu để tiếp khách như miếng trầu cũng không có thì câu cuối cùng lại là sự bất ngờ, đầy lý thú và cũng chất chứa những cảm xúc dạt dào, khó tả. Tình bạn ấy vượt lên trên cả nhưng lễ nghi tầm thường. Ba từ: “ta với ta” là tâm điểm, trọng tâm của bài. Âm điệu bỗng dưng thay đổi, thân mật, ngọt ngào. Nó không giống với ba từ “ ta với ta” trong bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Trong bài Qua đèo ngang thì 3 từ đó là nỗi trống vắng, hiu quạnh nơi đất khách, quê người, còn ba từ này trong bài bạn đến chơi nhà là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Nói cho cùng thì nhà thơ đã rất khéo léo lột tả sự nhiệt tình, nóng hổi, mến khác trước hoàn cảnh bất ngờ, thiếu thốn, nghèo khổ của tác giả. Và đằng sau nhưng câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt.

Nói chung bài thơ này được tạo nên trên một hình ảnh không có gì về vật chất, tất nhiên không phải là thiếu thốn mà là chưa đủ độ, để rồi đúc kết một câu rằng:”Bác đến chơi đây, ta với ta” thật đậm đà, sâu sắc. Bài thơ này không chỉ là một lời bày tỏ chân tình của tác giả mà còn là một triết lý, một bài học, một định hướng về sự chuẩn mực rằng: tình bạn cao hơn mọi của cải, vật chất.

7 tháng 11 2018

Viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến giành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

 Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

 Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đày, ta với ta.

Bạn hiền khi gặp lại nhau thì ai mà chẳng vui. Ở đây Nguyễn Khuyến cũng vui mừng xiết bao khi lâu ngày gặp lại bạn cũ. Lời chào tự nhiên thân mật bỗng biến thành câu thơ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Cách xưng hô bác, tôi tự nhiên gần gũi trong niềm vui mừng khi được bạn hiền đến tận nhà thăm. Phải thân thiết lắm mới đến nhà, có lẽ chỉ bằng một câu thơ - lời chào thế hiện được hết niềm vui đón bạn của tác giả như thế nào? Sau lời chào đón bạn, câu thơ chuyển giọng lúng túng hơn khi tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Cách nói hóm hỉnh cho thấy trong tình huống ấy tất yếu phải tiếp bạn theo kiểu “cây nhà lá vườn” của mình. Ta thấy rằng Nguyễn Khuyên đã cường điệu hoá hoàn cảnh khó khăn thiêu thôn của mình đến nỗi chẳng có cái gì để tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Ta hiểu vì sao sau lời chào hỏi bạn, tác giả nhắc đến chợ, chợ là thể hiện sự đầy đủ các món ngon để tiếp bạn. Tiếc thay chợ thì xa mà người nhà thì đi vắng cả. Trong không gian nghệ thuật này chúng ta thấy chỉ có tác giả và bạn mình (hai người) và tình huống.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Đến cả miếng trầu cũng không có, thật là nghèo quá, miếng trầu là đầu câu chuyện cá, gà, bầu, mướp... những thứ tiếp bạn đều không có. Nhưng chính cái không có đó tác giả muốn nói lên một cái có thiêng liêng cao quý - tình bạn chân thành thắm thiết. Câu kết là một sự “bùng nổ” về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, cao lương mĩ vị, cơm gà cá mỡ, mà chỉ cần có một tấm lòng, một tình bạn chân thành thắm thiết.

Bác đến chơi đây, ta với ta

Lần thứ hai chữ bác lại xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự trìu mến kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, đường xá xa xôi, đến thăm hỏi thì còn gì quý bằng. Tình bạn là trên hết, không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỉ. Mọi thứ vật chất đều “không có” nhưng lại “có” tình bằng hữu thâm giao. Chữ ta là đại từ nhân xưng, trong bài thơ này là bác, là tôi, là hai chúng ta, không có gì ngăn cách nữa. Tuy hai người nhưng suy nghĩ, tình cảm, lý tưởng sống của họ hoàn toàn giống nhau. Họ coi thường vật chất, trọng tình cảm, họ thăm nhau đến với nhau là dựa trên tình cảm, niềm gắn bó keo sơn thắm thiết. Tình bạn của họ là thứ quý nhất không có gì sánh được. Ta còn nhớ rằng có lần khóc bạn Nguyễn Khuyến đã viết

Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải không tiền không mua

Câu thơ nghĩ, đắn đo muốn viết

Viết đưa ai, ai biết mà đưa?

Giường kia, treo những hững hờ

Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

Có thể trong bài thơ: này chính là cuộc trò chuyện thăm hỏi của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê. Tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê gắn bó keo sơn. Trong đoạn thơ trên ta thấy rằng khi uống rượu khi làm thơ... Họ đều có nhau. Không chỉ có bài thơ  Khóc Dương Khuê.

Một số vần thơ khác của Nguyễn Khuyến cũng thể hiện tình bạn chân thành, đậm đà:

Từ trước bảng vàng nhà sẵn có

Chẳng qua trong bác với ngoài tôi

(Gửi bác Châu Cầu)

                               Đến thăm bác, bác đang đau ốm                             ,

Vừa thấy tôi bác nhổm dậy ngay

Bác bệnh tật, tôi yếu gầy

Giao du rồi biết sau này ra sao

(Gửi thăm quan Thượng Thư họ Dương)

Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ. Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao. Tình bạn của Nguyễn Khuyến thanh bạch, đẹp đẽ đối lập hẳn với nhân tình thế thái “Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thủy chung, thanh bạch. Tấm lòng ấy thật xứng đáng là tấm gương đời để mọi người soi chung.

ko chắc nhé bn

học tốt

 
7 tháng 11 2018

… Mùa đông…gió rít từng hồi lạnh buốt…Ai cũng mặc áo bông mà vẫn cứ xuýt xoa. Nhật ký nè ! Mình mới có một “trải nghiệm” hết sức thú vị. Mình nhận thấy mùa đông không khó gần như mọi người vẫn tưởng mà ngược lại…mùa đông mang đến tình yêu thương giữa con người với… con người. Sáng nay, dậy muộn, mùa đông mà, mình toàn “ngủ nướng” thôi ! Mình bước vội khỏi nhà, mẹ chạy theo đưa mình chiếc áo khoác cùng một nụ cười thật tươi. Và khi ấy, vẫn bầu trời xám xịt, vẫn cơn gió lạnh lẽo mà sao mình cảm thấy ấm áp vô cùng bởi nụ cười của mẹ…

Mẹ ơi ! Mẹ có biết nụ cười của mẹ có ý nghĩa với con biết nhường nào không ? Trong bài văn tả mẹ, con đã viết : nụ cười của mẹ tựa như bông hoa mùa xuân đang chúm chím hé nở, nhưng ngay lúc này đây con lại cảm thấy nụ cười ấy không chỉ là bông hoa mà nó còn như ánh mặt trời sưởi ấm tâm hồn con. Hồi nhỏ, con nghe bố kể rằng : lúc con chào đời, mẹ đã nở một nụ cười thật mãn nguyện và khi ấy mẹ đã khóc. Lúc đó, con còn quá ngây thơ và hỏi bố : “Tại sao mẹ vui mà lại khóc hả bố ?” Bố đã trả lời con rằng : Mẹ khóc vì mẹ tự hào vì đã đem đến “một đoá hồng” rực rỡ cho cuộc đời, còn mẹ cười vì mẹ tin “thiên thần vừa chào đời” sẽ không làm bố thất vọng. Nghe bố nói con chỉ hiểu đơn giản : Nụ cười của mẹ đã đánh dấu một kỷ niệm quan trọng của đời con và sẽ mãi dõi theo con trên bước đường đời. Khi con chập chững những bước đi đầu tiên, một nụ cười đầy hy vọng đã nở trên đôi môi của mẹ, giúp con tự tin hơn trên con đường cuộc sống. Hồi ấy, nếu có người hỏi còn rằng : “Người mà con yêu nhất là ai ?” thì con chỉ biết nói : “Con yêu mẹ nhất trên đời”, bố đã chẳng ghen tị khi nghe con nói đó sao ?

Lớn hơn một chút, con đã ngắm nhìn mẹ và nhận thấy : … Khi mẹ cười, đôi mắt mẹ lonh lanh, dường như ánh sáng hào quang đang rọi vào trong con, khiến con cứ muốm ngắm mãi thôi. Con đã hỏi mẹ : “Mẹ có yêu con không ?” . Mẹ trả lời : “Yêu nhiều lắm, vì con là “nàng công chúa nhỏ” của mẹ mà ! Ngốc ạ !”

Con đến trường, cô giáo dạy con những nét chữ đầu tiên và con đã ngồi suốt cả buổi tối chỉ để viết thật đẹp chữ “MẸ”, vì con biết khi nhìn thấy nó mẹ sẽ cười, điều đó khiến con cảm thấy hạnh phúc. Ở trường con bị ngã nhưng con không khóc vì sợ bị bạn bè gọi là “Mít ướt”. Về nhà, nhìn thấy mẹ, chẳng hiểu sao nước mắt con cứ thế tuôn trào, hình như con làm nũng mẹ vì ở bên mẹ con luôn tìm được sự chở che và thấy mình nhỏ bé làm sao.

Lúc con được điểm cao, thật lạ, mẹ chỉ cười chứ không khen con, trong lòng con luôn có câu hỏi “Vì sao ?” Giờ đây, con đã đủ lớn để hiểu : Mẹ cười để chia sẻ niềm vui cùng con và khích lệ con tiến bộ, mẹ không khen con vì mẹ sợ con gái của mẹ “kiêu”. Và có lẽ, đôi lúc con cũng có chút kiêu căng thật, mẹ vẫn bảo chẳng có ai hoàn hảo mà. Nhưng con biết, con có quyền ngẩng cao đầu và tự hào vì con có một người mẹ thật tuyệt vời.

Khi con lên lớp năm, đi thi, giải mà con đạt được không cao, điều đó khiến con cảm thấy buồn, buồn vì công sức mình bỏ ra không được đền bù xứng đáng. Lúc ấy mẹ vẫn cười với con nhưng con biết mẹ đang buồn khi thấy con khóc nức nở. Nụ cười của mẹ khi ấy như bàn tay diệu kì nâng đỡ tâm hồn con và giúp con vượt qua khó khăn. Rồi đến khi con đạt giải cao, con lại nhìn thấy nụ cười của mẹ - một nụ cười đầy mãn nguyện. Niềm vui của con được nhân lên nhiều lần. Bên mẹ, con luôn tìm được tình yêu thương, tìm được sự bình yên sâu thẳm trong tâm hồn. Con chẳng biết nói gì ngoài ba tiếng : CON – YÊU - MẸ . Nếu mẹ là cây lớn toả bóng mát thì con chỉ muốn là bông hoa nhỏ dưới gốc cây để mãi được mẹ yêu thương.

Nhiều khi con nghĩ : Con chẳng muốn lớn, bởi khi con lớn lên, mẹ đâu còn ôm con, mẹ đâu còn kể chuyện cổ tích cho con nghe nữa. Nhưng bây giờ, con có thể hiểu : con phải lớn, phải lớn thật nhanh để đền đáp công ơn của mẹ, để nụ cười của mẹ mãi tười tắn trên môi… Mẹ có biết, mỗi khi mẹ về quê, chỉ hai, ba ngày thôi nhưng con vẫn cảm thấy thật trống trải. Một điều thật giản dị mà con nhận thấy : Con không thể thiếu mẹ, không thể thiếu nụ cười của mẹ…

Mẹ ơi ! Con đã biết con cần phải làm gì để nụ cười luôn nở trên đôi môi của mẹ. Mẹ hãy tin con – tin vào “thiên thần” mà cách đây mười hai năm – sáu tháng mẹ đã nở một nụ cười mãn nguyện để chào đón. Mẹ ơi ! “Con dù lớn vẫn là con của mẹ - Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”…



Đôi lời nhận xét : Đây là bài văn thuộc thể loại văn biểu cảm, nếu đề là : Cảm nghĩ của em về một người thân (Bố, mẹ, ông, bà, thầy, cô…) thì học sinh sẽ dễ viết hơn, bởi chủ đề viết rộng hơn đề bài trên. Với đề văn trên đòi hỏi người viết đi đúng thể loại văn biểu cảm, nhưng đồng thời được thể hiện dưới dạng nhật ký, đề hẹp, khó viết dài, bởi chủ đề chính là : Nụ cười của mẹ. Em Nguyễn Thu Hiền đã biết dùng phương thức biểu cảm là chính, biết kết hợp giữa biểu cảm với tự tự và miêu tả. Nói cách khác Nguyễn Thu Hiền đã biết lấy tự sự, miêu tả để làm giá đỡ cho việc bộc lộ cảm xúc. Vì thế những cảm xúc của em về nụ cười của mẹ được bộc lộ ở nhiều chiều, nhiều góc độ khác nhau.

Bài viết đã khoé léo đan xen giữa hồi tưởng và thực tại, biết liên tưởng tốt. Bài viết có cách diễn đạt tốt, thể hiện được những tình cảm chân thành, những rung động tinh tế mà thiêng liêng của tình mẫu tử, đó là tình yêu thương, tấm lòng bao dung, lòng kính trọng, lòng biết ơn… Bài viết còn có những suy nghĩ khá chín chắn của một cô bé 12 tuổi. Ở câu cuối cùng Nguyễn Thu Hiền đã chọn cách kết bài để người đọc tiếp tục suy ngẫm, đó là một cách hay.

học tốt

tham khảo nhé

7 tháng 11 2018

Nụ cười của mẹ mãn nguyện khi con bắt đầu chập chững bước đi. Nụ cười của mẹ rạng ngời khi con đạt điểm tốt. Nụ cười của mẹ hạnh phúc khi con đạt danh hiệu học sinh xuất sắc, ... và cứ thế, nụ cười ấy đã đi sâu vào tận tâm hồn con, đưa con vượt qua những gian lao thử thách khó khăn nhất trong cuộc đời.

Nghĩ về nụ cười của mẹ là nghĩ về những gì tươi đẹp nhất trong cuộc đời con. Hình ảnh đẹp nhất ấy chính là đóa hồng thắm đỏ nở trên môi mẹ, rạng rỡ như nắng ấm trong những ngày đông băng giá.Lần đầu tiên con cảm nhận được tình yêu của mẹ trong nụ cười là ngày con tập đi. Ngày ấy xa lâu rồi nhưng con vẫn nhớ. Bất cứ lúc nào mẹ cũng cười. Mẹ nở nụ cười khích lệ nâng đôi chân bé nhỏ của con đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Mẹ lại cười, nụ cười giống như vâng trăng sang nhất, mượn ánh sang của mặt trời để soi rõ đường con đi, càng sang hơn mỗi lúc thấy bước chân con them rắn giỏi. Đôi khi trong vòng tay yêu thương của mẹ, con thấy nụ cười của mẹ là tuyệt diệu nhất trên đời. Mẹ cũng cười như thế mỗi lúc con được điểm cao. Lần đầu tiên cầm bài kiểm tra điểm mười của con trên tay, mẹ vui sướng đến bật khóc. Con không muốn mẹ khóc đâu, nhưng vì cố ngắm rõ khuôn mặt mẹ mà con đã thấy nụ cười ẩn sâu trong dòng nước mặn. “Mẹ đẹp lắm!” Con nói nhẹ khiến cho nụ cười kia biến thành vòng tay ôm chặt con vào lòng. Mẹ cười cả những lúc con xin tiền mẹ cho ông lão ăn xin, nụ cười mẹ khen con đã lớn, khen con mang tấm long nhân hậu, biết thương người. Và nụ cười khiến cho lòng con ấm áp…

Mẹ của con đâu chỉ cười những lúc con vui, mà nụ cười của mẹ vẫn luôn hiện diện cả trong lúc con buồn, con that bại. Sao con quên được năm học lớp Ba, lần đầu tiên con đi thi học sinh giỏi của trường. Mẹ cũng nhớ chứ? Trong khi tất cả các bạn trong lớp con dự thi đều đạt giải cao thì con lại chẳng được gì. Không niềm vui, không sự an ủi và chia sẻ của các bạn. Nhưng mẹ đã đến bên con. Mẹ bảo rằng: “Con phải cố gắng lên, gắng mà học, gắng mà chiến đấu với thất bại, rồi có ngày con sẽ thành công”, rồi mẹ ban tặng cho con nụ cười đẹp nhất. Thử hỏi còn bông hoa diễm lệ nào đẹp hơn nụ cười ấy, còn hạt sương mai nào long lanh hơn vậy? Chỉ một thời gian ngắn sau hôm ấy, con đã đoạt ngay giải Nhì toàn quốc trong đợt thi “Trạng Nguyên nhỏ tuổi”. Nụ cười của mẹ không chỉ mang con ra khỏi thất bại, mà với con, nó còn là điều kì diệu, ý nghĩa nhất trong đời.

Sau này, khi rời khỏi vòng tay mẹ, con sẽ bay khắp bốn phương trời bằng chính đôi cánh hạnh phúc được kết nên từ nụ cười của mẹ ngày xưa. Nhưng mẹ ơi, dù con có đi tới tận nơi chân trời góc biển, dù con có gặp những ánh mắt và nụ cười của bao người con yêu đi chăng nữa, thì nụ cười của mẹ vẫn mãi là đẹp nhất, mãi là hình ảnh cao quý, thiêng liêng mà con trân trọng nhất cuộc đời.

7 tháng 11 2018

Hi em , chắc chả nhà ăn cơm rồi

trả lời rồi đấy

 ( #EXO #엑소 #Tempo )

7 tháng 11 2018

hỏi chi

6 tháng 11 2018

Cô Phương cho biết, mình có thói quen thường xuyên sưu tập những bài viết văn chất lượng cao của học sinh. Đặc biệt, qua những lần ôn luyện học sinh giỏi, cô thường tập hợp những bài văn hay để truyền lại cho các thế hệ học trò học tập và noi theo.

Bài viết của Nguyễn Thị Diệu - học sinh lớp 10A9 trường THPT Vân Nham - mà cô Phương giới thiệu dưới đây có thể là những tham khảo hữu ích cho học sinh khi viết văn biểu cảm:

Đề bài: Nêu những cảm nhận của em về những ngày đầu tiên được học ở trường Trung học phổ thông Vân Nham.

Bài làm:

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về”

Trong cuộc đời của mỗi con người, có ai mà chưa từng trải qua mùa thu, có ai chưa từng ngây ngất trước vẻ đẹp của đất trời khi sang thu. Riêng tôi, tôi yêu thu bởi vẻ đẹp quyến rũ, yên bình, ấm áp của nó: ánh nắng nhẹ nhàng, làn gió dịu mát hơi se se lạnh, bầu trời như rộng hơn, cao hơn, những chú chim ríu rít hót, …

Tôi yêu cả cái không khí vui tươi, rộn rã trên gương mặt của những lũ trẻ mỗi buổi tựu trường. Tôi yêu với tất cả niềm háo hức và mong đợi ….

Mỗi mùa thu đến là một năm học mới lại bắt đầu. Nó mở ra cho tôi những trang sách mới, những niềm hi vọng mới, nó mang lại cho tôi những cảm nhận, những trải nghiệm sâu sắc và giúp tôi trưởng thành hơn.

Nhưng năm nay, mùa thu đối với tôi thật đặc biệt - tôi lên lớp 10 - năm học đầu tiên ở trường THPT Vân Nham. Buổi học đầu tiên có lẽ là buổi học mà tôi không bao giờ quên.

Tôi đạp xe trên con đường làng để đến trường. Chiều, gió thổi nhè nhẹ. Mùi thơm của những bông lúa non đang căng sữa thật khiến người ta sảng khoái.

Hai bên đường, cánh đồng lúa trải dài xanh mướt, những dãy núi trùng điệp, … Trước mắt tôi, thiên nhiên thật đẹp và rộng lớn. Nó nhắc tôi nhớ lại buổi học đầu tiên cách đây 9 năm.

Tôi tìm lại được ở đó hình ảnh một bé gái lon ton chạy theo mẹ. Đứa trẻ rụt rè, lúc nào cũng bíu lấy tay mẹ không chịu rời. Vậy mà, hôm nay, tôi đã có thể tự bước đi trên con đường quen thuộc ấy.

Tôi thực sự đã trưởng thành hơn rất nhiều cả về thể chất lẫn suy nghĩ. Tuy nhiên, đứng trước cổng trường mới, tôi không khỏi bối rối và xúc động: Trường THPT Vân Nham - ngôi trường mà từ lâu tôi đã hằng mong ước.

Ngôi trường mà từ khi còn là cô học sinh cấp THCS tôi vẫn thường hàng ngày qua lại và nhìn bằng ánh mắt tò mò, khao khát. Không hiểu sao, nó lại có sức hấp dẫn với tôi đến thế.

Thế rồi, mấy tháng trời vùi đầu vào ôn luyện, những giây phút căng thẳng khi đi thi, những ngày hồi hộp chờ kết quả. Cuối cùng, niềm vui và hạnh phúc đã đến với tôi. Tôi đã trúng tuyển vào trường THPT Vân Nham và may mắn hơn nữa là tôi được học ở lớp chọn của khối 10.

Vậy là giờ đây, tôi có thể khoác trên mình chiếc áo đồng phục trường màu trắng tinh có in logo của trường, có thể bước vào trường với tư cách là một học sinh thực sự - học sinh trường THPT Vân Nham. Trong lòng tôi bâng khuâng nhiều cảm xúc khó tả.

Ngôi trường mới của tôi nằm trên địa hình khá bằng phẳng, gần khu dân cư. Nó không gần nhà tôi nhưng từ nhà, tôi vẫn có thể nhìn thấy nó. Từ xa, ngôi trường trông thật đẹp.

Những ánh nắng chiếu xuống hắt vào tường, vào khung cửa sổ, vào mái nhà càng làm cho nó trở nên lộng lẫy. Phía sau trường, một ngọn núi đồ sộ, nghiêng mình tỏa bóng mát cho ngôi trường. Buổi học đầu tiên của năm học mới nên sân trường rất đông.

Rất nhiều bạn học sinh từ những nơi xa đã tề tựu đến, họ cũng như tôi - những đứa học sinh mới bước vào trường - rụt rè, lạ lẫm như những chú chim non nớt vừa rời tổ. Và tôi có cơ hội được ngắm kĩ hơn, gần hơn vẻ đẹp của ngôi trường. Trường khang trang, sạch đẹp với các dãy nhà tầng, những hành lang thoáng đãng, những chiếc ghế đá, hàng cây, …

Tôi có cảm giác không khí ở đây sao ấm áp và thân thuộc quá! Những đứa bạn mới quen qua những câu hỏi chân thành và ân cần đã trở nên thân thiết, gắn bó. Những lời động viên và quan tâm của các thầy cô làm ấm lòng những đứa học sinh bé bỏng như chúng tôi. Vậy là, chẳng biết từ bao giờ, tôi đã yêu mến ngôi trường này.

Đối với tôi, được học ở lớp chọn không chỉ là niềm vui, sự tự hào mà đó còn là một thử thách lớn. Bởi ở lớp học này, mọi yêu cầu đều cao hơn lớp khác. Tôi cảm thấy lo âu vì sợ mình không theo kịp kiến thức, không theo kịp các bạn. Nhưng tôi rất vui vì cô giáo chủ nhiệm lớp tôi là một cô giáo trẻ, xinh đẹp.

Cô luôn lo lắng và động viên chúng tôi qua những lời khuyên bổ ích. Cô đã giúp tôi tự tin hơn vào khả năng của mình. Qua những buổi học đầu tiên, tôi hiểu hơn về mái trường thân yêu, hiểu hơn về thầy cô và bạn bè của mình.

Và, tôi yêu: yêu từng chiếc ghế, cái bàn, yêu ghế đá, hàng cây, yêu thầy cô và bạn bè. Cô Huyền dạy Hóa hóm hỉnh, cô Chiều dạy Lí hiền như Bụt, thầy Thao dạy Sử hơi khó tính ,…

Tất cả đã đi vào lòng tôi thật trọn vẹn, thật đẹp. Các thầy cô không chỉ truyền đạt cho chúng tôi kiến thức mà họ còn như người cha, người mẹ thứ hai trong cuộc đời, dạy bảo chúng tôi cách sống và làm người.

Từ đó, tôi cảm thấy mình cũng là một phần của mái trường và tôi cũng phải có một phần trách nhiệm với mái trường. Đó là tôi phải học tập thật chăm chỉ để không phụ lòng cha mẹ, thầy cô, để tô đẹp cho trường học thân yêu.

Có thể đối với một số học sinh, điều đó không quan trọng lắm nhưng đối với thầy cô, sự thành công của học sinh chính là niềm hạnh phúc lớn nhất mà họ muốn nhìn thấy.

Những tuần học đầu tiên dần trôi qua. Bạn bè, thầy cô, mái trường đã trở nên thân thuộc đối với tôi. Năm học mới đã bắt đầu. Tôi thầm hứa: mình không thể làm mất đi niềm hạnh phúc của các thầy cô. Thầy cô hãy tin ở chúng em. Lòng tôi ngập tràn những hi vọng, mơ ước về một điều gì đó xa xăm …

6 tháng 11 2018

" Công lao của cha mẹ to lớn như biển cả và nó rất quan trọng đối với chúng ta ". Một công đôi việc mà cha mẹ đã hy sinh cho chúng ta. Họ là người đã chăm sóc và dạy dỗ chúng ta nên người. không có người trồng cây, không có quả. Không có người sinh thành thì không có bản thân mỗi chúng ta. Công đức sinh thành của cha mẹ không gì sánh bằng : cha thức khuya dậy sớm làm nụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, việc học hành. Dòng sữa ngọt ngào, lời ru của mẹ, người con nào có thể quên. Lúc con ốm đau , bệnh tật, cha mẹ lo lắng thuốc thang. Lòng thành kính của chúng ta tới cha mẹ được biểu hiện trong thực tế đời sống như phải biết kính trọng biết ơn cha mẹ, phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ lúc ốm đau bệnh tật, khi về già phải biết chia sẻ gánh nặng cuộc sống với cha mẹ. Người con có hiếu là người con luôn biết yêu thương và kính trọng cha mẹ, phải làm cho cha mẹ vui lòng và tự hào về những cử chỉ hành động của chúng ta ! 
 

6 tháng 11 2018

Có thể, trên thế giới này, người quan trọng nhất của con là mẹ. Mẹ trong tim của con là một thiên thần tốt bụng. Mẹ vừa làm mẹ, vừa làm cha gánh trên vai mình bao nhiêu là khó khăn nhưng không hề tha thở gì. Tuy mẹ không hền nói cho con biết những điều đó nhưng trên khung mặc mẹ đã nói hết cho con. Mặt đen rạm, hốc hác đi và dáng người ốm o vì mưa nắng chén cơm chiều. Còn con, con thật hư phải không mẹ ? Con không thể phụ giúp gì cho mẹ cả. Con không thể bao đền công ơn của mẹ thì mẹ đã đi xa con rồi. Con không thể cho mẹ một giấc ngủ bình an như mẹ đã cho con. Con không thể cho mẹ cuộc sống an nhàn. Nhưng sao mẹ không trách con, sao vẫn thương con, an ủi con,... mà vẫn nói là con ngoan con giỏi rồi ? Nhưng giờ thì con đã hiểu rồi, con cảm ơn mẹ nhiều lắm ! Thì ra, mẹ chỉ mong rằng con sẽ học thật giỏi để sau này không khổ, không cực như mẹ. Tôi mong, những ai còn mẹ thì ngay bây giờ hãy ôm mẹ và nói cảm ơn vì những gì mẹ đã làm cho ta và xin lỗi khi làm mẹ khóc vì nước mắt người mẹ toàn rơi vì con mình. Mẹ ơi, trên trời mẹ hãy nhìn con, dõi theo con, con sẽ không phụ lòng mẹ đâu, mẹ yêu !

Bài làm

Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí - Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.

# Chúc a học tốt #

6 tháng 11 2018

Trước sự khiêu khích và chuẩn bị xâm lược của Tống, triều đình nước Đại Việt đã ráo riết nghe ngóng và chuẩn bị nhiều biện pháp để đề phòng. Trong thời đại mà thông tin liên lạc còn hạn chế, từ việc xác minh rõ dã tâm của kẻ địch đến việc tìm biện pháp đối phó là không hề đơn giản mà phải dựa trên một nền tảng tình báo, thông tin kịp thời.

Khi đó, vua Lý Nhân Tông còn nhỏ, trọng trách điều hành đất nước nằm trong tay Ỷ Lan Linh Nhân Hoàng thái hậu và Thái úy Lý Thường Kiệt. Lý Thường Kiệt tuy là người tài danh bậc nhất đương thời và cũng là một trong những nhân vật kiệt xuất nhất sử Việt nhưng tài năng xuất chúng thiên về quân sự, không phải là người kiệt xuất về kinh tế. Còn về Linh Nhân Hoàng thái hậu là một người thông minh và có tầm nhìn, trước đây khi còn là Ỷ Lan Nguyên Phi dưới triều Lý Thánh Tông đã nổi tiếng về tài trị quốc an dân. Nhưng thực ra công lao đó ngoài tài năng của Ỷ Lan còn có phần trợ giúp đắc lực của một nhân vật mà tài đức cũng được xếp hàng đầu nước Đại Việt thời bấy giờ, đó là Thái sư Lý Đạo Thành. Ông là lão thần giữ chức Thái sư trong suốt thời kỳ trị vì của vua Lý Thánh Tông, nổi tiếng về tài kinh bang tế thế, thường được vua giao trông coi chính sự những lúc vua bận đi đánh dẹp. Uy vọng của Lý Đạo Thành rất lớn. Sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục triều Nguyễn nhận xét : “Đạo Thành là người thẳng thắn, mỗi khi dâng tấu sớ thì thể nào cũng nói đến sự lợi hay hại ở dân gian. Đối với quan lại nào là người hiền tài, ông đều cất dùng. Đời bấy giờ rất kính trọng ông”.

Trong cuộc đổi ngôi và tranh chấp quyền lực đầu thời vua Lý Nhân Tông, Lý Đạo Thành đã đứng về phía Thượng Dương Hoàng thái hậu vì theo luân lý Nho giáo. Vị Thái sư đã có nhiều động thái trái ý với Linh Nhân Hoàng thái hậu. Vì vậy sau khi Linh Nhân Hoàng thái hậu đắc thắng trong cuộc tranh quyền, bà đã tìm cách loại bỏ Lý Đạo Thành khỏi triều chính bằng cách điều đi trấn giữ ngoài biên. Ngay trong năm 1073, Lý Đạo Thành bị giáng chức làm Tả gián nghị đại phu, tri châu Nghệ An. Bấy giờ tuy lãnh thổ nước Đại Việt đã kéo dài tới châu Ma Linh (Quảng Trị), nhưng vùng được coi là trung châu vẫn chỉ là đồng bằng sông Hồng. Nghệ An vẫn là vùng biên thùy hẻo lánh. Ngoài Lý Đạo Thành còn có nhiều lão thần về phe của Thượng Dương Hoàng thái hậu cũng bị cho hưu trí hoặc giáng chức. Việc Lý Đạo Thành bị giáng chức đã làm cho nội bộ triều đình Đại Việt lục đục nghiêm trọng.

Tuy thô bạo và đầy mưu mô trong tranh chấp quyền lực, suy cho cùng Linh Nhân Hoàng thái hậu vẫn không đến nỗi là người vô đức. Bà tuy tìm cách loại bỏ các lão thần chống đối nhưng luôn tránh việc giết chóc như nhiều nhà chính trị vẫn làm, chỉ điều đi xa hoặc cho hưu trí, giáng chức, cô lập. Dưới sự điều hành của bà, Đại Việt tiếp tục phát triển ổn định. Sử sách và giai thoại dân gian cho biết rằng về sau Linh Nhân tỏ ra ăn năn với việc giết hại Thượng Dương Hoàng thái hậu cùng 72 tỳ nữ nên cho xây dựng nhiều chùa tháp, thường xuyên lui tới cửa Phật để sám hối, nghe giảng đạo và bỏ nhiều tiền để chuộc thân cho những con gái nhà nghèo bị bán làm nô tỳ.

Dù việc ăn năn này vô nghĩa đối với người đã chết, nhưng cũng cần được ghi nhận. Năm 1074, trước những nguy cơ ngoại xâm đến từ Tống và Chiêm Thành hiện rõ, Linh Nhân Hoàng thái hậu đã cho triệu hồi Lý Đạo Thành về kinh, phong chức Thái phó Bình chương quốc quân trọng sự. Chức danh này là chức Tể tướng thời Lý, đứng đầu hàng quan văn, phụ trách toàn bộ về nội trị (trừ quân đội). Đây là hành động vừa mang tính thiết thực, chọn đúng người đúng việc vừa mang tính hòa giải của Linh Nhân Hoàng thái hậu. Ngoài ra, bà còn xuống chiếu trọng dụng trở lại các vị lão thần trái ý lúc trước. Động thái hòa giải của Linh Nhân đã được Lý Đạo Thành đáp lại. Ông đã hết lòng phò tá nhà vua mới. Vậy là bộ ba quyền lực bao gồm Ỷ Lan Linh Nhân Hoàng thái hậu, Thái úy Lý Thường Kiệt, Thái phó Lý Đạo Thành đã đồng lòng phò tá vị vua nhỏ Lý Nhân Tông. Nhờ sự hòa giải quan trọng này, khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố vững chắc trước những thử thách lớn.

Tình hình ở biên cương phía bắc ngày một nghiêm trọng. Quan lại nước Tống hết sức dùng tiền bạc, lời lẽ dụ dỗ các tù trưởng ở biên giới phía Đại Việt theo Tống. Năm 1073, tù trưởng châu Ân Tình (thuộc Bắc Cạn ngày nay) tên là Nùng Thiện Mỹ nghe lời dụ dỗ của tri châu Thẩm Khởi nước Tống, đem 6.000 người theo Tống. Thẩm Khởi lại chiêu dụ cả tù trưởng Lưu Kỷ ở châu Quảng Nguyên, một người nắm giữ quân lực mạnh và đóng giữ vị trí trọng yếu. Trong năm 1073, Lưu Kỷ suýt nữa đã theo hàng nước Tống nhưng vua Tống Thần Tông không dám nhận.

Lý do là bởi vì Tống tuy muốn đánh nước ta nhưng vẫn chưa chuẩn bị được lực lượng, lại vướng phải những rắc rối ở biên thùy phía bắc với nước Liêu, chiến tranh Tống – Thổ Phồn vẫn chưa dứt. Vua Tống biết Lưu Kỷ là viên quan sát của Đại Việt ở biên thùy, đóng giữ vị trí trọng yếu. Nhận Lưu Kỷ chẳng khác nào tuyên chiến với Đại Việt. Thẩm Khởi hành động quá lộ liễu nên bị vua Tống bãi chức. Lưu Di lên thay làm Kinh lược sứ Quảng Tây. Vua Tống che mắt Đại Việt bằng việc cách chức vị viên quan hiếu chiến nhưng lại thay thế bằng một viên quan hiếu chiến khác.

Năm 1073, nước Đại Việt chưa thể nhận diện rõ dã tâm xâm lược của Tống. Triều đình Đại Việt vẫn gởi những thư từ ngoại giao phàn nàn về việc cắt đứt thông thương đến vua Tống nhưng các quan chức biên giới Tống không thèm chuyển thư. Lưu Di vẫn làm những việc đóng chiến thuyền, trưng thu thuyền buôn vào thủy quân, cấm dân hai nước buôn bán. Từ năm 1073 đến 1075, đã có nhiều tin tức và đồn đoán về việc nước Tống có ý định tấn công Đại Việt.Nhất là việc các thành trì phía nam nước Tống tích cực mộ binh và huấn luyện. Có người Tống là Tư Bá Trường vì tư lợi mà ngầm viết thư cho vua Lý Nhân Tông tố giác ý định xâm lược, xui quân Đại Việt đánh trước và xin làm nội ứng.Những việc đó đã làm cho phía Đại Việt càng cảm nhận rõ hơn về chiến tranh đang đến gần.

Đại Việt cho tăng cường quân đội ở gần biên giới để đề phòng. Đầu năm 1075, triều đình Đại Việt sai người vượt biển đưa thư cho vua Tống (vì các quan lại biên giới trên bộ không chuyển thư nên phải đi vòng đường biển để đưa thư) đòi trả bọn Nùng Thiện Mỹ và những người phản Việt theo Tống, vua Tống không trả lời. Phía ta lại tiếp tục gởi một số thư từ nữa những Lưu Di dấu thư không thèm chuyển đi, y lại càng thả sức dụ dỗ dân chúng vùng biên giới.Bằng những dữ liệu như vậy cùng với các tin tức thám báo, phía Đại Việt đã không còn nghi ngờ gì nữa về âm mưu xâm lược của nước Tống.

Nhận biết rõ ý đồ của nước Tống, Thái úy Lý Thường Kiệt đã tâu lên triều đình: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn mũi nhọn của giặc”. Lời tâu của ông nhận được sự tán thành của vua và các triều thần.Năm 1075, ngay sau khi đi tuần biên giới phía nam chống quân Chiêm Thành trở về, Lý Thường Kiệt bắt tay ngay vào việc chuẩn bị cuộc Bắc chinh. Lý Thường Kiệt lĩnh chức Đại nguyên soái, thống lĩnh quân đội chuẩn bị một cuộc tấn công phủ đầu quy mô lớn đánh vào nội địa nước Tống. Thời bấy giờ, tổng quân số thường trực nước Tống khoảng chừng 100 vạn quân, còn quân đội thường trực nước Đại Việt có khoảng 7 vạn quân. Trong thế bị dồn vào chân tường, quân đội Đại Việt thời Lý Nhân Tông chuẩn bị làm một việc mà đa phần người Tống khó có thể ngờ được: Một đất nước nhỏ bé dám chủ động tấn công một đế chế đông dân, có lãnh thổ lớn hơn gấp hàng chục lần và quân đội thường trực cũng đông hơn mười mấy lần.

Bài làm

Từ ghép đẳng lập của từ nước là:

Sông nước, ...

Với tuổi học trò, ai cũng có cái nao nao của buổi tựu trường. Nhưng lần này, tôi tự nhiên thấy lạ: lần đầu tiên tôi đến với mái trường trung học cơ sở. Bao nhiêu niềm vui, sự hãnh diện và cả sự rụt rè bỡ ngỡ cứ xen lẫn trong tôi với những ấn tượng sẽ đọng lại mãi trong lòng.Chúng tôi, các lớp 6 cũng như anh chị lớp 7 được phân công về các lớp. Tôi thầm ước sao cho mình có thể học chung với một số người bạn cũ. Tiếc thay, lớp tôi học hoàn toàn là bạn lạ. "Nhưng dần rồi cũng sẽ quen với các bạn ấy thôi" – Tôi tự an ủi mình như thế. Sau mấy phút bỡ ngỡ ban đầu, tôi thấy cô giáo chủ nhiệm bước vào. Dáng đi, hình ảnh của cô làm cho tôi gợi nhớ về cô giáo chủ nhiệm năm lớp 5. Vẫn một dáng người thon thả, đôi mắt hiền lành, tôi phần nào bớt đi sự lo lắng vì xung quanh tôi toàn là bạn lạ. Lời đâu tiên cô nói với chúng tôi là những lời dạy bảo ân cần về ý thức và trách nhiệm đối với bản thân, trường, lớp, trong học tập và rèn luyện trong năm học đầu tiên của cấp hai. Tôi nghĩ đó là bài học đầu tiên mà tôi có được ở ngôi trường mới này...Với bao nhiêu điều suy nghĩ trong tôi, có cả niềm vui xen lẫn niềm kiêu hãnh và cả sự thẹn thùng bỡ ngỡ và một chút lo lắng... Bấy nhiêu cảm xúc của những ngày đầu tiên đó dưới mái trường THCS chắc chắn sẽ đọng lại trong lòng tôi như một dấu ấn không thể phai mờ...

Chúc bạn hok tốt

6 tháng 11 2018

để thi mk khác cơ đề mk là viết đoạn văn khoảng 6-8 nói về việc bảo vrrj môi trường trong đó có sử dngj 2 cặp quan hệ từ đề lp mk thi đấy

6 tháng 11 2018

mk lúc đầu cũng nghĩ giống bn nhưng sau mk nhận thấy vẫn có nhìu bn tốt trên đời ^_^

6 tháng 11 2018

đc vì khi đó bn bị tự kỉ rồi