K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 11 2018

tự làm nói nhiều quá thằng cinh mông

k nhé bạn

26 tháng 11 2018

lom khom,lác đác tác dụng làm cho cảnh quan thêm hoang sơ vắng vẻ người sống thưa thớt

26 tháng 11 2018

- Từ láy : 
+ Khái niệm: là từ ghép, từ đôi v.v... 
+ Cấu tạo: bởi một hoặc nhiều từ giống nhau; ví dụ: luôn luôn, rất rất rất (nhiều) v.v... 
+ Tác dụng : để nhấn mạnh tình trạng, tâm trạng muốn thể hiện; ví dụ : em luôn luôn đi học đúng giờ (xác định rõ là em không bao giờ đi học trễ) hoặc em là học sinh rất rất rất thông minh ( xác định là em thông minh, không thể chê vào đâu được, không thể diễn đạt được). 

26 tháng 11 2018

vô số . tác dụng hay

26 tháng 11 2018

Xã hội phong kiến luôn có sự chèn ép, ràng buộc tự do của những người phụ nữ bất hạnh, chỉ sống phụ thuộc, không làm chủ cho bản thân mình. Xã hội hiện đại bây giờ, phụ nữ luôn được tôn trọng, bình đẳng, không phân biệt đối xử như ngày xưa nữa. Tình cảm yêu mến, muốn được bảo vệ hạnh phúc tự do cho mình, cũng không hề kém cạnh các đại nam nhi. Đối với bà Huyện Thanh Quan tuy không đi ra chiến trường chiến đấu, nhưng bà đã gửi gắm tinh thần, sự cổ động mạnh mẽ vào thơ, để tiếp thêm một phần sức mạnh, công lao của mình cho đất nước.

"Qua đèo ngang" gợi lên sự điềm tĩnh, nhẹ nhàng, trầm buồn của bà Huyện Thanh Quan làm tiêu biểu cho phong cách thơ. Bài thơ "Qua đèo ngang" được tác giả sáng tác trong hoàn cảnh vào Phú Xuân(Huế) nhận chức và đi ngang qua đèo này. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi buồn man mác, nhớ nhà, quê hương, thương cho thân người con gái yếu đuối đường xa. Bài thơ được sáng tác theo thể thấy ngôn bát cú. Với 8 câu thơ mà đã thấy được những thần thái, cái hồn trong cảnh vật và con người trước cảnh núi rừng hiu quạnh.

"Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen lá, đá chen hoa"

Hai câu đề hiện rõ khung cảnh rừng núi hoang sơ lúc "bóng xế tà". Một cảnh chiều nặng nề làm cho lòng người trở nên u buồn, gợn sầu hơn. Tất cả như gợi lên nỗi nhớ muốn tỏ rõ nỗi lòng mà không ai bầu bạn, sẻ chia. Chỉ có "cây cỏ chen lá, đá chen hoa" hiu quạnh. Điệp từ "chen" khẳng định sức sống mạnh mẽ của cỏ, cây, bấu víu để sinh sôi nảy nở.

"Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà"

Đến hai câu thơ tiếp theo thì mới thấy bóng dáng của con người. "người tiều phu" đi lượm củi vẫn tạo cảm giác vô định, "lom khom" từ ngữ nhấn mạnh thể hiện sự vất vả của người tiều phu, phải đi kiếm từng khúc củi, ước tính số lượng cụ thể, sự sống hiếm hoi, xa vời, tìm một người bạn trở nên khó khăn hơn.

Tiếp đến hai câu thơ luận phần nào cảm xúc của tác giả như được thể hiện rõ nét hơn:

"Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"

Giữa chốn rừng sâu vắng lặng, vang lên tiếng chim cuốc đau lòng não ruột. Đó cũng có thể là thanh âm thật là hay là tiếng lòng trong tâm trạng nhà thơ. Mượn bút pháp ước lệ và nghệ thuật chơi chữ để nói lên tiếng lòng mình trước cảnh. Tiếng chim kêu làm tăng phần cô quạnh, phải chăng đó là tâm trạng hoài vọng nhớ thương nước nhà?

Cái bao la, vô tận của non nước làm chơi vơi bóng hình một mình giữa thiên nhiên, hồn cảnh - hồn người như hòa lẫn vào nhau, làm nỗi buồn da diết bị lắng đọng cùng.

"Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta"

Tiếng lòng non nước thấm thía, không san sẻ buộc nhà thơ thốt lên giãi bày "ta với ta" nghe chua xót. Chỉ ta mới hiểu được lòng ta, sự cô đơn như tăng lên gấp bội. Dù sầu muội như bà Huyện Thanh Quan vẫn cảm nhận được vẻ đẹp non nước dù nơi dừng chân có vẻ hoang sơ, nhưng đã tô lên vẻ đẹp hùng vĩ, bao la của núi rừng.

Bài thơ "Qua Đèo Ngang" vừa gợi lên một bức tranh về cảnh đẹp thiên nhiên núi rừng hoang sơ, hùng vĩ, vừa gợi ra khung cảnh sống giản dị, đơn sơ mà ấm áp. Từ đó mang lại những cảm xúc, nỗi niềm, riêng tư của tác giả với tình yêu quê hương, đất nước da diết khi xa quê hương, lẻ loi một bóng hình nơi đất khách quê người.

26 tháng 11 2018

cau no o tu luan hay trac nghiem

Trả lời

Thương >< ghét

# Hok tốt #

26 tháng 11 2018

là ghét

26 tháng 11 2018

Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Người Việt Nam ta rất coi trọng đời sống tình cảm, nhất là tình cảm gia đình. Có lẽ không ai không biết đến bài ca dao đã trở thành lời ru quen thuộc tự bao đời:

Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Nói về công lao của cha mẹ đối với con cái, câu ca dao trên đã đưa ra những hình ảnh giàu sức biểu cảm để so sánh và chỉ có những hình ảnh vĩ đại như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn mới diễn tả hết công lao to lớn ây. Thái Sơn là một ngọn núi cao nổi tiếng ở Trung Quốc, tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại. Khi so sánh Công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muốn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh nước trong nguồn thể hiện tình yêu thương vô hạn của người mẹ đối với các con.

Người xưa đã ví công cha với ngọn núi cao nhất, còn nghĩa mẹ lại so sánh với nước trong nguồn bất tận. Đọc kĩ bài ca dao, ta sẽ ngạc nhiên trước sự tinh tế này. Người xưa đã phản ánh rất đúng đặc điểm tâm lí và cách, biểu hiện tình cảm của cha mẹ đối với con cái để từ đó chọn chữ và dùng hình ảnh so sánh cho hợp lí Vì thế chữ công để nói về cha, chữ nghĩa để nói về mẹ. Hai hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn tuy khác xa nhau nhưng đều phù hợp với vai trò và vị trí của mỗi người.

Công sinh thành của cha mẹ rất lớn. Không có cha mẹ thì không có các con. Bất cứ một anh hùng hay vĩ nhân nào cũng đều được sinh ra từ cha mẹ của mình. Cha mẹ đã rứt ruột sinh ra các con, đã chia sẻ một phần xương thịt để các con có mặt trên đời. Chính vì vậy, công ơn sinh thành của cha mẹ sánh ngang với núi cao, biển rộng.

Cha mẹ cũng là người nuôi dưỡng các con từ khi mới chào đời cho đến lúc trưởng thành. Mẹ nuôi con bằng dòng sữa ngọt lành. Cha mẹ thay nhau chăm sóc đàn con mỗi khi trái gió trở trời. Cha mẹ ra sức làm lụng để nuôi các con khôn lớn. Từ một hình hài nhỏ xíu cho đến khi biết đi, rồi biết đọc, biết viết, biết nấu cơm, quét nhà, biết làm lụng để tự nuôi thân đâu phải là chuyện ngày một, ngày hai. Các con lớn dần lên cũng là lúc cha mẹ già yếu đi. Cha mẹ đã dành cho đàn con tất cả tâm huyết và sức lực của mình.

Không chỉ nuôi con lớn, cha mẹ còn dạy dỗ cho các con nên người. Cha mẹ dạy con bằng chính những việc làm, những hiểu biết về đời sống, về đạo làm người của mình. Sau này, dù được thầy cô dạy dỗ, được người đời khuyên răn, nhưng cha mẹ vẫn là người thầy đầu tiên, người thầy gần gũi nhất của các con.

Hạnh phúc thay cho những đứa con được ấp ủ, yêu thương trong vòng tay cha mẹ! Vậy làm con phải đối xử với cha mẹ như thế nào để đáp đền chữ hiếu ? Câu cuối của bài ca dao nhắc nhở chúng ta bổn phận làm con:

Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Đạo con là đạo đức, trách nhiệm làm con. Bổn phận của con cái là phải bày tỏ lòng biết ơn và thái độ kính mến, chăm sóc cha mẹ lúc già yếu. Tình cảm đối với cha mẹ phải chân thành và được thể hiện qua những thái độ, hành động xứng với đạo làm con.

Trong dân gian xưa nay đã lưu truyền những câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ qua Nhị thập tứ hiếu (Gương sáng của hai mươi bốn người con hiếu thảo). Nàng Cúc Hoa dắt mẹ đi ăn mày, gặp cảnh ngặt nghèo đã cắt thịt ở cánh tay mình để dâng mẹ ăn cho đỡ đói. Có lẽ đó cũng là mội nách nói cường điệu để ca ngợi đức hiếu thảo. Còn trong đời thường, lòng biết ơn cha mẹ được thể hiện qua những lời nói và việc làm cụ thể hằng ngày như cốc nước mát ân cần trao tận tay cha mẹ, khi đi làm về nắng nôi, mệt nhọc; là bát cháo nóng lúc cha mẹ ốm mệt; là sự cảm thông với hoàn cảnh khó khăn của cha mẹ mà không đua đòi ăn diện quần nọ, áo kia… Điều quan trọng nhất đối với lứa tuổi học sinh là chúng ta phải phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, thành niềm vui, niềm tự hào cửa cha mẹ.

Năm tháng qua đi, em ngày một trưởng thành. Em tự nhủ phải học tập thật giỏi để sau này trở thành người hữu ích cho gia đình, xã hội và thực sự trở thành chỗ dựa đáng tin cậy của cha mẹ lúc tuổi già.

Câu ca dạo Công cha như núi Thái Sơn… luôn nhắc nhở em giữ trọn đạo làm con.

26 tháng 11 2018

Ca dao - dân ca là "tiếng hát đi từ trái tim lên miệng", là thơ ca trữ tình dân gian. Ca dao - dân ca Việt Nam là cây đàn muôn điệu của tâm hồn nhân dân, nhất là những người lao động Việt Nam. Rất tự nhiên, tâm hồn, tình cảm con người bao giờ cũng bắt đầu từ tình cảm, ân nhhĩa đối với những người ruột thịt trong gia đình. Truyền thống văn hoá Việt Nam rất đề cao gia đình và tình nghĩa gia đình. Bài ca tình nghĩa gia đình trong kho tàng ca dao - dân ca Việt Nam vô cùng phong phú. Trong đó, bốn bài ca của văn bản Những câu hát về tình cảm gia đình là tiêu biểu, vừa sâu sắc về nội dung, vừa sinh động, tinh tế về ngôn ngữ nghệ thuật:

                                     - Công cha như núi ngất trời...

                                     - Chiều chiều ra đứng ngố sau...

                                     - Ngó lên nuộc lạt mái nhà...

                                     - Anh em nào phải người xa...

Lời của những bài ca dao trên là lời của ai, nói với ai thế ? Qua âm điệu, ý nghĩa các từ ngữ và hình ảnh những nhân vật trữ tình của chùm ca dao, chúng ta hiểu rằng : đây là lời ru con của mẹ, nói với con ; là lời người con gái lấy chồng xa quê hướng về quê mẹ, nói với mẹ ; là lời của cháu nói với ông và cuối cùng, ở bài thứ tư thì lời nói nghĩa tình ngân lên một khúc hát nhiều bè, có thể là lời của ông bà, hoặc cô bác nói với cháu, của cha mẹ răn bảo con, hoặc của anh em ruột thịt tâm sự, bảo ban nhau. Những câu hát về tình cảm gia đình trong ca dao - dân ca Việt Nam chúng ta đẹp như một bản hợp ca vừa chân thành, thân mật, ấm cúng, vừa thiêng liêng, trang trọng, xuyên thấm từ đời này sang đời khác.

Trong bốn bài ca dao trên, có lẽ lay động sâu sắc tâm hồn, trí tuệ chúng ta nhất là bài 1 và bài 4.

Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài hiển Đông.

Núi cao hiển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !

Sáu tiếng mở đầu ngân theo ba nhịp như khúc dạo nhạc nhẹ nhàng, thủ thí của một bài hát ru. Đây là lời ru của mẹ, ru cho đứa con thơ bé ngủ ngon, đồng thời nhắc nhở công lao trời biển của cha mẹ đối với con và bổn phận, trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ. Mẹ sinh ra con, dành tất cả những dòng sữa thơm ngọt nuôi phần xác của con và hằng đêm cất tiếng ru êm dịu rót thêm những dòng sữa âm thanh nuôi lớn phần hồn của con. Là những người con, mỗi chúng ta ai mà chẳng đã từng dược nghe lời ru của mẹ để rồi cùng với sữa mẹ, những bài hát ru ấy đã nuôi lớn chúng ta, hoàn thiện cho ta những bước trưởng thành cả tâm hồn và thể xác. Ở bài hát ru này, người mẹ đã ví công lao sinh thành, nuôi dạy của cha mẹ đối với con cái cao như "núi ngất trời", rộng như "nước biển Đồng". Đây là cách nói ví quen thuộc của ca dao Việt Nam dể ca ngợi công ơn cha mẹ đối với con cái. "Công cha", "nghĩa mẹ" là những ý niệm trừu tượng dược so sánh bời hình ảnh tạo vật cụ thể "núi cao", "biển rộng", biểu tượng cho sự vĩnh hằng bất diệt của thiên nhiên. Những hình ảnh ấy được miêu tá bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ (núi ngất trời : núi rất cao, ngọn núi lẫn trong mây trời ; biển rộng mênh mông : biển rộng không sao đo được). Một hình ảnh vẽ chiều đứng, hài hoà với hình ảnh vẽ chiều ngang dựng một không gian bát ngát, mênh mang, rất gợi cảm. Thêm nữa, hai từ "núi" và "biển" được nhắc lại hai lần (điệp từ) bổ sung thêm nét điệp trùng, nối tiếp của núi, của biển khiến cho chiều cao của núi càng thêm cao, chiều rộng của biển càng thêm rộng... Chỉ những hình ảnh to lớn, cao rộng không cùng và vĩnh hằng ấy mới diễn tả nổi công ơn sinh thành, nuôi dạy con cái của cha mẹ. "Núi ngất trời", "biển rộng mênh mông" không thể nào đo được, cũng như công ơn cha mẹ đối với con cái không thể nào tính được. Qua nghệ thuật so sánh, dùng từ đặc tả, từ láy và điệp từ, kết hợp giọng thơ lục bát ngọt ngào của điệu hát ru, ba câu đẩu của bài ca dao đã khẳng định và ngợi ca công ơn to lớn của cha mẹ đối với con cái. Đây không phải là lời giáo huấn khó khăn về chữ hiếu mà là những tiếng nói tâm tình truyền cảm, lay động trái tim chúng ta.

Do đó, đến câu cuối "Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !", tuy lời ru chỉ rõ công ơn cha mẹ bằng một thành ngữ "chín chữ cù lao" hơi khó hiểu, nhưng chúng ta vần thấm thía những tình nghĩa cha mẹ đối với con cái. Có thể nói, công ơn cha mẹ đối với con cái không chỉ gói lại ở con số chín (sinh: đẻ, cúc : nâng đỡ, phủ : vuốt ve, súc : cho bú, trưởng : nuôi lớn, dục : dạy dỗ, cố : trông nom, phục : theo dõi, phúc : che chở) mà mở rộng đến vô cùng. Câu thơ tám tiếng chia đều hai nhịp: bốn tiếng đầu "cù lao chín chữ" nhấn mạnh công ơn cha mẹ, bốn tiếng sau "ghi lòng con ơi" nhắc nhở thái độ và hành động của con cái đền đáp công ơn ấy.

Về mật bố cục và mạch lạc văn bản, bài hát ru này khá chặt chẽ. Nhiều bài ca dao khác của dân tộc ta cũng thường bố cục tương tự: miêu tả sự vật, kể sự việc, rồi nhắc nhở, răn dạy ; nội dung hiện thực, hài hoà mang tính giáo huấn ; lay động người nghe bằng tình cảm, sau đó mới nhắc nhở bằng lí trí, ý thức.

Ngoài bài ca dao mà sách giáo khoa giới thiệu, nhiều người Việt Nam còn nhớ một số bài khác có nội dung tương tự như :

Ơn cha nặng lắm ai ơi,

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.

Hoặc :

Công cha như núi Thái Sơn 

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra...

Cùng với bài hát ru về công cha, nghĩa mẹ, cha ông ta cũng thường hát ru con cháu về tình cảm anh em thân thương ruột thịt. Bài ca dao thứ tư là lời răn dạy về tình cảm ấy và cũng có bố cục gần giống bài thứ nhất.

Phần thứ nhất: Người ru, người hát vừa kể vừa tả quan hộ anh em trong một nhà:

Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.

Quan hệ anh em khác biệt rõ ràng với quan hệ láng giềng, xã hội. Lời ca dùng phép đối chiếu, dùng hai tiếng "người xa" mớ đầu mang âm diệu bình thản như vô cảm, rồi đối lai bằng một dòng tám tiếng liền mạch "Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân" nghe vừa như thân mật, tha thiết vừa thiêng liêng, trang trọng. Những hình ảnh "bác" (cha), "mẹ", "một nhà" kết hợp các từ "cùng" đã nhấn mạnh quan hệ anh em, thân thương, ruột thịt. Lời ca nhẹ nhàng, tự nhiên, ý nghĩa, nội dung sâu sắc mà khơi gợi biết bao tình cảm mặn nồng, tha thiết.

Phần tiếp sau là lời răn bảo cụ thể :

Yên nhau như thể tay chân,

Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy.

Lời răn bảo dùng cách so sánh khéo léo. Tình anh em, yêu thương, hoà thuận, trên kính dưới nhường như tay gắn bó với chân, sự gắn bó bằng đường gân, mạch máu. Đây cũng là cách dùng một ý niệm trừu tượng "tình thương yêu" đối chiếu, so sánh với hình ảnh cụ thể "tay, chân", mở ra trong suy nghĩ của người nghe nhiều liên tưởng, tưởng tượng rộng và sâu. Nói khác đi, ông bà, cha mẹ luôn mong muôn con cái trong một nhà thương yêu, giúp dỡ lẫn nhau, gắn bó với nhau như tay với chân trong một cơ thể. Cái cơ thể ấy chính là gia đình. Người tiêu biểu cho gia đình chính là cha mẹ. Tình cảm anh em nằm trong tình thương yêu của cha mẹ. Vì thế, anh em hoà thuận sẽ đem lại niểm vui, hạnh phúc cho cha mẹ "Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy". Lời ca kết lại, nhưng cảm xúc và ước vọng vẫn tiếp tục mở ra. Những từ ghép "yêu nhau", "hoà thuận", "vui vầy" thuộc nhóm từ biểu cảm cứ ngân lên, lan toả mãi trong lòng người...

Có thể nói ca dao - dân ca là "tiếng hát di từ trái tim lên miệng". Trong những "tiếng hát trái tim" ấy, những lời ru, những bài ca về tình nghĩa gia đình bao giờ cùng dịu dàng, chân thành, đằm thắm nhất. Từ tình cảm cha mẹ, con cái, tình anh em đến tình cảm ông bà, con cháu, tình ruột thịt, huyết thống,... tất cả đều đáng trân trọng và cần phải vun trồng mãi mãi tươi tốt. "Một giọt máu đào hơn ao nước lã", tục ngữ xưa cũng từng đúc kết kinh nghiệm ứng xử như thế. Song đạo lí Việt Nam lại luôn nhắc nhở "tình" phải gắn liền với "nghĩa". Tinh yêu thương, lòng nhớ ơn cha mẹ, ông bà, tình thân đoàn kết anh em ruột thịt chỉ có giá trị khi con người biết làm những việc nhân nghĩa, có những hành động cụ thể thiết thực đề ơn đáp nghĩa những bậc sinh thành, những người gần gũi ruột thịt từng hi sinh cả cuộc đời cho sự sống của mình. Và thiêng liêng cao cả hơn nữa là có thực hiện được tình nghĩa gia đình tốt đẹp thì chúng ta mới rèn giũa được những tình cảm rộng lớn khác như tình yêu quê hương, đất nước, tình đồng bào, lòng nhân ái, tình thương con người,...

Bài làm

cô ấy là ai, nếu cô ấy là tôi thì chắc còn bị chửi hơn nx vì cái tội vô duyên

23 tháng 3 2019

Lồn mẹ, tk nào post đây

26 tháng 11 2018

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người

(Quê hương - Đỗ Trung Quân)

Quê hương trong mỗi chúng ta là những gì gần gũi, bình dị nhưng rất đỗi thiêng liêng. Với Đỗ Trung Quân quê hương là chùm khế ngọt, là cánh diều biếc, con đường đi học, là tuổi thơ tắm nắng trưa hè. Còn với Lý Bạch và Hạ Tri Chương thì quê hương chính là gia đình, làng xóm và những kỉ niệm ấu thơ. Dẫu kỉ niệm khác nhau nhưng ở họ đều có chung một tình yêu thương cháy bỏng.

Đời hiệp khách chống kiếm lãng du xa quê từ thuở nhỏ. Đêm nay dừng chân nơi quán trọ, Lý Bạch lại bắt gặp ánh trăng thân thuộc ngày nào, ánh trăng đêm nay sáng quá, ánh trăng sáng tận đầu giường nơi lữ khách ngơi chân. Ánh trăng đêm nay lạ quá, trăng tràn khắp nẻo, lan ra bao phủ khắp không gian. Đêm vắng, trên mặt đất những giọt sương như những hạt ngọc lung linh. Trăng đêm nay đẹp khiến không ai có thể hững hờ trước sự choáng ngợp của ánh sáng. Lòng lữ khách bồi hồi xao xuyến say sưa trước cảnh đêm trăng. Thi nhân tìm thấy trong không gian tĩnh lặng ấy hơi ấm của quê hương đang lan toả khắp căn phòng:

Đầu giường ánh trăng rọi

Ngỡ mặt đất phủ sương

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Rất tự nhiên ngẩng đầu ngắm trăng sáng. Ánh trăng đêm nay gợi nhớ về những kỉ niệm ngày nào trên núi Nga Mi. Nỗi niềm nhớ về quê hương đang trĩu nặng trong lòng, tác giả chạnh lòng nhớ về quá khứ, xót xa thay khi nhận ra đang ở quê người. Và cũng rất tự nhiên hành động:

Cúi đầu nhớ cố hương

Nó như một sự phản xạ không điều kiện như nằm ngoái ý thức. Dưới ánh trăng khuya một lữ khách đang ngóng mắt về quê hương nơi ấy có mẹ già tần tảo sớm hôm, có bà con láng giềng thân thuộc, có đám bạn chăn trâu thổi sáo, những đêm trăng ríu rít nô đùa, họ bây giờ ra sao? Quê hương vẫn thế hay có gì thay đổi. Hỏi mà như để khẳng định với chính mình! và dĩ nhiên khi đôi chân lãng du đã mệt mỏi thì ai cũng trở lại quê hương. Về với quê hương là về với mẹ, người mẹ ấy vẫn từng ngày từng giờ dang rộng cánh tay chào đón những đứa con.

Với Lý Bạch ánh trăng gợi nhớ về quê hương. Còn Hạ Tri Chương cũng xa quê từ ngày thơ ấu, lứa tuổi đáng ra phải được sống trọn với quê hương nhưng buồn thay:

Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao

Sống ở kinh đô Tràng An sầm uất đua chen, lòng tác giả thổn thức chờ ngày về với mẹ. Niềm khắc khoải mong chờ ấy đau đáu bên lòng. Khi đi mái tóc vẫn còn xanh và khi trở lại thì tóc đà khác bao. Tóc đã nhuộm màu thời gian, nhưng giọng quê, hồn quê thì không hề thay đổi. Chất quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, nó trở thành giọt máu nuôi sống bản thân. Cảm động xiết bao, thời gian xa cách, tấm lòng với quê son sắt thuỷ chung. Trong cái giọng quê vẫn thế ấy là sự thuỷ chung được trải nghiệm bằng thời gian. Trở lại quê hương sau gần hết cuộc đời xa cách lòng sao lại không man mác bùi ngùi. Nếu như Lý Bạch có ánh trăng gợi nhớ về quê hương thì Hạ Tri Chương là lũ trẻ nơi đầu xóm. Nghịch lý là lũ trẻ kia không biết ông là ai:

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi

Trở lại quê hương, mái đầu tóc đã pha sương. Bao năm xa cách nay mới được trở về đất mẹ. Tuy xa cách quê hương trong khoảng thời gian đằng đẵng nhưng giọng quê - giọng của quê hương đất mẹ vẫn không thay đổi. Điều đó chứng tỏ rằng với Hạ Tri Chương quê hương là những gì thiêng liêng nhất. Và như vậy thì dù thời gian và con người có thay đổi nhưng tình cảm với quê hương thì không bao giờ thay đổi.

Không khỏi xúc động cho hai con người, họ có những cảnh ngộ khác nhau nhưng tình yêu quê hương thì hoàn toàn đồng điệu. Trong lòng hai nhà thơ nỗi nhớ quê hương luôn ăn sâu vào tiềm thức, nó luôn thường trực trong trái tim của mỗi người. Thế mới biết quê hương là nguồn cảm hứng mãnh liệt và được thể hiện ở những cung bậc khác nhau, mức độ khác nhau qua những kỉ niệm khác nhau.

Đúng vậy quê hương trong thơ Đỗ Trung Quân cũng thật bình dị mà sâu sắc: chùm khế ngọt, con diều biếc, con đường đi học... còn với Tế Hanh thì quê hương hiện lên là làng chài ven biển, con thuyền lướt sóng... Hai tiếng quê hương sao nghe xúc động đến thế.

Cùng một chủ đề là tình yêu quê hương mà mỗi tác giả lại có cách biểu lộ khác nhau. Để rồi khi bài thơ khép lại những ai chưa từng nhớ quê nhà cũng nao lòng tìm đọc những dòng thơ. Hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh cua Lý Bạch và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương đã để lại trong lòng chúng ta bao tình cảm thiêng liêng, trân trọng với gia đình và quê hương yêu dấu.

Thơ Lý Bạch đã tràn đầy ánh trăng. Trong hơn một nghìn bài thơ còn lại, trăng đã xuất hiện mấy trăm lần, ở mỗi bài trăng lại hiện ra với vẻ đẹp khác nhau. Lí Bạch đã nâng ánh trăng truyền thống trong thơ ca cổ điển Trung quốc lên đến mức tư tưởng. Trăng có lúc là bạn tri âm, cũng có lúc là niềm vui của con người. Có lúc nó là vật nổi hiện tại với quá khứ. Chính vì thế trăng trong thơ Lí Bạch đã sáng mãi bao đời với các thế hệ con người yêu thích.

Tĩnh dạ tư là một bài thơ độc đáo trong sự nghiệp sáng tác thơ ca của Lý Bạch. Nó không có những nét bay bổng, phóng khoáng hay hình ảnh khoa trương, phóng đại quen thuộc trong thơ của một bậc trích tiên. Nó chinh phục người đọc ở sự hàm súc, cô đọng nhưng lại có sức lay động lớn.

Mở đầu bài thơ, Lý bạch lấy hình ảnh ánh trăng để gợi nhớ về quê hương cố xứ:

Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.

(Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương)

Hai câu thơ đầu, chúng ta thấy được mối quan hê giữa tĩnh và động. Cảnh thật tĩnh lặng như tờ. Tất cả các hoạt động của con người đã chìm xuống, chỉ còn vũ trụ vận động.

Ánh trăng đến vào lúc con người đang mơ màng. Mơ màng nên nhìn ánh trăng bàng bạc, mỏng mảnh như những sợi tơ lan toả trên mặt đất lại ngỡ là sương phủ. Cái tĩnh lặng của cảnh, cái tĩnh tại của tư thế con người là cái bên ngoài ẩn chứa những xao động bên trong tâm hồn. Và quê hương hiện về trong những phút lắng sâu, yên ả nhất của tâm hồn nhà thơ.

Nỗi nhớ quê hương trào dâng lên như một con sóng. Chứng tỏ đây là một tình cảm thường trực trong tâm hồn tác giả, chỉ một cái cớ nhỏ cũng có thể khơi dậy. Bằng vài nét chấm phá đơn sơ, tác giả đã vẽ nên một bức tranh phác thảo làm phông nền cho những suy tư nội tâm. Tình ẩn trong cảnh, cảnh chan chứa tình:

Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.

(Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương)

Hai câu thơ cuối là sự trở về của tâm hồn nhà thơ trong hai bài suy tưởng rất quen thuộc ở thơ Đường: hiện thực và hoài niệm, hồi ức và tưởng tượng.

Thơ Đường là thơ của sự đăng đối, hài hoà. Hai câu thơ trên chính là một minh chứng mẫu mực cho ý kiến đó. Phép đối thể hiện ở cả đối từ, đối thanh, đối ý: “cử đầu – đê đầu”, “vọng – nhớ, “minh nguyệt – cố hương”. “cử đầu – đê đầu” (ngẩng đầu – cúi đầu) là tư thế quen thuộc của người phương Đông “phủ thị ngưỡng thiên” (cúi nhìn xuống đất ngửa lên nhìn trời). Nhưng nếu với các nhà thơ khác tư thế ấy là sự tự đặt mình vào các chiều kích của vũ trụ để chiêm nghiệm về cái hữu hạn của kiếp người thì với Lí Bạch đó là sự suy ngẫm về tình quê. Tình quê đặt ngang với cái vĩnh hằng của vũ trụ.

“Cử đầu vọng” (ngẩng đầu nhìn) là cái nhìn hướng ngoại, hướng ra ngoại cảnh. Còn “đê đầu tư” (cúi đầu nhớ) là cái nhìn hướng vào nội tâm, vào nỗi nhớ, hoài niệm. Điểm hướng tới của hai hướng nhìn trái chiều nhau ấy là “minh nguyệt” và “cố hương”. Giữa “trăng sáng” và “cố hương” ấy có mối quan hộ hữu cơ với nhau.

“Trăng sáng” vừa là hình ảnh thực vừa là cầu nối về quê hương, nối quá khứ với hiện tại. “Nhìn trăng sáng – nhớ cố hương” vì trăng đã trở thành biểu tượng cho hình ảnh quê hương. Đó chính là vầng trăng trên núi Nga Mi thuở nào. Trăng từ thời ấu thơ luôn ám ảnh trong tâm hồn tác giả, trở thành nỗi nhớ thường trực, ray rứt khôn nguôi.

Bài thơ viết về tình cảm, suy nghĩ của mình, tác giả không thể sử dụng những hình dung từ, những dòng tả suy tư cảm xúc mà chỉ thể hiện qua một loạt các động từ khắc hoạ hành động và tư thế tĩnh tại bên ngoài. Nhưng đúng là “công phu thơ phải ở ngoài thơ”. Không nói nhớ quê da diết như thế nào nhưng chỉ bằng hai chữ “cố hương” đã lắng đọng trong đó bao suy nghĩ, xúc cảm.

“Cố hương” là quê cũ, là những kỉ niệm ấu thơ về vùng đất Ba Thục, là những người thân yêu… “Cố hương” là sự gắn bó đã trở thành máu thịt lắng đọng thành một phần hồn của tác giả, luôn hiện về trong nỗi nhớ, trong những phút tĩnh lặng nhất cùa tâm hồn. “Cố hương” là những gì êm đẹp nhất, thân thương nhất đối với mỗi con người. Xa xa mãi rồi nhớ cố hương. Đi đi mãi rồi không trở về. Đến đây, ta lại liên tưởng đến hai câu thơ của Thôi Hiệu:

Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?

(Hoàng Hạc Lâu – Thôi Hiệu)

Ở Thôi Hiệu, khói sóng trên sông trong bóng chiều mờ ảo khiến cho tâm tư không ngừng nhớ về cố xứ. Xưa con người ra đi trên bến nước, đêm nhìn trăng mà lòng dạ thướng nhớ biết bao. Bởi thế, bến nước hay vầng trăng đều gợi nhớ đến quê nhà cả.

Bài thơ không chỉ gửi gắm tình quê mà còn khắc tạc một tư thế nhớ quê “đê đầu tư cố hương”.Tình quê vì thế thấm thìa lan toả trong tâm hồn người đọc.

Khác với bài “Xa ngắm thác núi Lư” đầy tưởng tượng độc đáo, mới lạ, khác với bài “Hành lộ nan”đầy tự tin và khí thế hiên ngang, Tĩnh dạ tư hầu như không có tưởng tượng gì, không có chữ nào lạ, không dùng phép khoa trương, phóng đại nào. Tất cả đều tự nhiên, giản dị, mộc mạc mà thành tuyệt tác.

Bài thơ là sự kết hợp giữa tĩnh và động. Lí Bạch ở trong một đêm yên tĩnh, ánh trăng đọng trăng đầu giường, dày và lanh như sương. Cảnh rất tĩnh nhưng tâm lại rất động, lên cao với xa với cố hương, bồi hồi muôn lối.

Nhà nghiên cứu Hồ Ứng Bài thơ là sự kết hợp giữa tĩnh và động. Lí Bạch ở trong một đêm yên tĩnh, ánh trăng đọng trăng đầu giường, dày và lanh như sương. Cảnh rất tĩnh nhưng tâm lại rất động, lên cao với xa với cố hương, bồi hồi muôn lối.Lân, đời Minh có nhận xét: “Thơ tuyệt cú của Lí Thái Bạch xuất khẩu mà thành, không có ý làm cho tình vi mà không bài nào là không tình vi”. Bài Tĩnh dạ tư (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh) là bài ngũ ngôn tuyệt cú, mỗi câu năm chữ, thuộc vào loại thơ không cố ý làm cho tình vi mà rất tình vi.

26 tháng 11 2018

Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:
                                                         Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:
                                                          Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Bài làm

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa." Cảnh thiên nhiên bỗng trở nên gần gũi, thân thiết với con người hơn nhờ biện pháp so sánh tài tình và độc đáo: tiếng suối trong như tiếng hát xa. Ta nghe như thấy âm thanh trong trẻo, du dương của tiếng suối. Và phải chăng suối cũng như một con người nên tiếng suối mới trong trẻo như tiếng hát? Tiếng suối làm nổi bật cảnh tĩnh lặng, sâu lắng trong đêm khuya, ánh trăng làm cho cảnh vật thơ mộng: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Trăng chiếu lên vòm cổ thụ, nhưng như lồng vào đó ánh sáng mát dịu của mình. Trăng rọi qua kẽ lá in xuống mặt đất tạo thành muôn vàn đốm sáng lung linh như hoa. Hoa sáng của ánh trăng lồng vào hoa trên mặt đất đang mở cánh uống sươn đêm. Cảnh vừa thực nhưng lại vừa ảo, mà nghiêng về ảo. Trăng sáng, cây cổ thụ, bóng hoa và hoa trên mặt đất tuy ở ba tầng bậc khác nhau mà như gắn bó, đan xen vào nhau, tôn vẻ đẹp của nhau. Sự gắn bó ấy chính là từ “lồng” nối trăng với cổ thụ, nối bóng cổ thụ với hoa.

# Chúc bạn học tốt #

26 tháng 11 2018

Cho hỏi ng đó làm cái j sai..??

Bài làm

C1: Bạn có thể chửi nó bằng tiếng nhật, nhg đảm bảo là ng bn của bn k bt tiếng nhật> VD: Inu: chó, inuyasha: tâm hồn chó, tiếng bồ đào nha: boceta: l**...

C2: Bạn mắng một cách gián tiếp, bn chỉ cần ns bình thường, nhg k ns tên. VD: Có đứa lúcnào cũng tự xem mình là trung tâm của vũ trụ, nhg nó đâu bt, xg quanh nó toàn là hoàng đế và mẹ của vũ trụ đâu....

C3: Bạn vẽ cái người mà bạn muốn mắng ra giấy, xong bạn ngồi vào bàn học, bạn ghim tờ giấy đó trc bàn, rồi bạn mắng như thế nào thì mắng.

# Không đăng câu hỏi linh tinh #

Anh ngỏ ý xin em đừng phản ứngHãy vui lòng cho tác dụng vào timAnh yêu em như axit yêu kiềmNếu hóa trị II ta cùng tương đốiAnh biết em trong phương trình hóa họcVà quen em trong phản ứng cân bằngTừ phương trình oxi hóa manganTình hai đứa hòa trong dung dịchEm chuẩn độ tình anh bằng axitTừng giọt lắng nhỏ vào trong timĐiểm dừng khi tình anh thay đổiBỏ lại em trong dung dịc thắm làn môiEm là oxi rỉ...
Đọc tiếp

Anh ngỏ ý xin em đừng phản ứng
Hãy vui lòng cho tác dụng vào tim


Anh yêu em như axit yêu kiềm
Nếu hóa trị II ta cùng tương đối
Anh biết em trong phương trình hóa học
Và quen em trong phản ứng cân bằng
Từ phương trình oxi hóa mangan
Tình hai đứa hòa trong dung dịch
Em chuẩn độ tình anh bằng axit
Từng giọt lắng nhỏ vào trong tim
Điểm dừng khi tình anh thay đổi
Bỏ lại em trong dung dịc thắm làn môi
Em là oxi rỉ xét đời anh
Đừng trách em sao tâm hồn phù thủy
Bởi hóa học biến đổi khôn lường
Tình trong em còn mãi vấn vương
Dẫu có lúc em thay đổi nhanh như phản ứng trung hòa
Dẫu có lúc đầu em nóng như phản ứng tỏa nhiệt
Và những khi bản thân em như nước gặp axit đậm
Là những khi anh như tra tấn bởi bazơ
Tại lúc này như có TNT một mớ
Cứ đùng đùng khói bốc cả hai bên
Mà anh dây đỏ như phenolphatalein gặp xút
Chỉ bởi rằng tay trái cứ như trên
Nhưng anh vẫn yêu em tha thiết
Mặn mà như muối
bền chặt như vôi
Rất ngọt ngào như đường saccarozo
Lấp lánh như những viên kim cương
Nồng nàn như oxi với hiđro
Có một thời ai say mê học hóa
Axit cộng Bazơ là phản ứng trung hòa
Muối Cộng nước là phản ứng cháy nổ
Tái hợp thành valentine đầy hoa
Xúc tác Noel ta sẽ thấy quà
Thêm sinh nhật thì chất N vừa đủ
Ánh sáng khuếch tán hỗn hợp mau tan
Rồi Một hôm ai hí hoáng lên bàn
Đố ai đó một phương trình vô định

0