K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3 2017

- Về kinh tế:

+ Góp phần khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

+ Tăng thcm nguồn lực phát triển của vùng và của cả nước.

+ Tạo sự chuyển dịch cơ câu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Về xã hội: nâng cao đời sống nhân dân, xóa bỏ dần sự cách biệt giữa đồng bằng và miền núi.

- Về chính trị: củng cố khối đoàn kết giữa các dân tộc.

- Về quốc phòng: giữ vững an ninh vùng biên giới.

Đề thi đánh giá năng lực

2 tháng 7 2017

Việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, vì:

- Trong điều kiện hiện nay của đất nước, việc phát triển kinh tế và nâng cao đời sống dân cư, về thực chất là đẩy mạnh hơn nữa khai thác tài nguyên thiên nhiên.

- Trong thực tế, nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt: gỗ rừng và lâm sản, đất nông nghiệp, khoáng sản, đang bị khai thác quá mức. Diện tích đất trống, đồi trọc ngày một tăng, thiên tai diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn. Sự suy giảm chât lượng môi trường sinh thái tác động xấu đến nguồn nước các dòng sông, hồ nước của các nhà máy thuỷ điện; nguồn nước cung cấp cho Đồng bằng sông Hồng cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp.

23 tháng 10 2017

- Phát triển cơ sở hạ tầng, nước sạch nông thôn.

- Đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo.

4 tháng 4 2018

- Vì trung du Bắc Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi:

+ Nằm liền kề Đồng bằng sông Hồng, là vùng có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao.

+ Có nguồn nước tương đôi dồi dào, mặt bằng xây dựng tốt, lại có nhiều cơ sở công nghiệp và đô thị đã hình thành và đang phát triển.

+ Là địa bàn trồng cây công nghiệp (chè, đỗ tương, hoa quả), chăn nuôi gia súc.

+ Nguồn đất ở tương đối lớn, giao thông dễ dàng hơn, khí hậu không khắc nghiệt,... là điều kiện thuận lợi cho dân cư sinh sống.

- Miền núi Bắc Bộ có nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống:

+ Địa hình núi cao hiểm trở.

+ Giao thông khó khăn do địa hình chia cắt sâu sắc.

+ Thời tiết diễn biến thất thường.

+ Đất nông nghiệp rất hạn hẹp, quỹ đất lâm nghiệp có rừng và đất chưa sử dụng chiếm tỉ trọng lớn nhưng tài nguyên rừng đã bị cạn kiệt, muốn khai thác phải đầu tư nhiều tiền của và công sức.

+ Thị trường kém phát triển.

25 tháng 9 2017

a) Khai thác, chế biến khoáng sản

- Thuận lợi:

+ Là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta.

+ Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu): Vùng than Quảng Ninh là vùng than lớn bậc nhất và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á. Hiện nay, sản lượng khai thác đã vượt mức 30 triệu tấn/năm, chủ yếu dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện và để xuất khẩu.

+ Khoáng sản kim loại:

· Sắt (Yên Bái).

· Đồng - niken (Sơn La).

· Đất hiếm (Lai Châu).

· Kẽm - chì (Chợ Điền - Bắc Kạn).

· Đồng - vàng (Lào Cai).

· Thiếc và bôxit (Cao Bằng). Mỗi năm vùng sản xuất khoảng 1.000 tấn thiếc.

+ Khoáng sản phi kim loại: apatit (Lào Cai). Mỗi năm khai thác khoảng 600 nghìn tấn quặng để sản xuất phân lân.

- Khó khăn: Đa số mỏ quặng nằm ở nơi kết cấu hạ tầng giao thông vận tải chưa phát triển. Các vỉa quặng thường nằm sâu trong lòng đất nên việc khai thác đòi hỏi chi phí sản xuất cao và các phương tiện hiện đại.

b) Thủy điện

- Thuận lợi:

+ Các sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn. Hộ thống sông Hồng (11 triệu kW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước. Riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu kW.

+ Đã xây dựng các nhà máy thủy điện: Thác Bà trên sông Chảy (110 MW), Hoà Bình trên sông Đà (1920 MW), Tuyên Quang trên sông Gâm (342 MW),…

+ Hiện nay, đang triển khai xây dựng nhà máv thủy điện Sơn La trên sông Đà (2400 MW). Nhiều nhà máy thuỷ điện nhỏ đang được xây dựng trên phụ lưu của các sông.

- Khó khăn: Việc xây dựng các công trình thủy điện lớn sẽ gây ngập lụt nhiều vùng rộng lớn, làm thay đổi môi trường xung quanh, vì vậy phải chú ý bảo vệ môi sinh.

23 tháng 2 2017

a) Vị trí địa lí

- Phía bắc giáp các tỉnh phía nam Trung Quốc, giao lưu thuận lợi bằng đường bộ và đường sắt qua các cửa khẩu: Móng Cái (Quảng Ninh), Hữu Nghị (Lạng Sơn), Mường Khương (Lào Cai),...

- Phía tây giáp Thượng Lào, vùng có tiềm năng lâm nghiệp lớn nhất nước Lào.

- Phía đông giáp Biển Đông có tiềm năng phát triển du lịch, giao thông, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

- Phía nam giáp Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Giao lưu dễ dàng với Đồng bằng sông Hồng bằng đường ô tô, đường sắt, nhất là vùng Đông Bắc. Đồng bằng sông Hồng là vùng có tiềm năng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và nguồn lao động lớn nhất cả nước.

b) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Địa hình: khá đa dạng, có sự khác biệt giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

+ Tây Bắc núi non hiểm trở, có dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất nước ta, chạy theo hương tây bắc - đông nam, là bức tường chắn gió mùa Đông Bắc.

+ Đông Bắc núi thấp và đồi, với các dãy núi hình cánh cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) đã tạo điều kiện cho các khối không khí lạnh xâm nhập sâu vào nội địa.

Sự đa dạng về địa hình tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều ngành sản xuất như nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), lâm nghiệp, ngư nghiệp và du lịch.

- Đất đai:

+ Chủ yếu là đất feralit phát triển trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, thích hợp để trồng cây công nghiệp lâu năm, đặc biệt là chè, cây dược liệu quý (tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả,...), cây công nghiệp hàng năm (đậu tương, bông, lạc, thuốc lá), trồng rừng.

+ Đất phù sa ở dọc các thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi như Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh,... có thể trồng cây lương thực.

- Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi. Vì thế, ở đây có điều kiện phát triển các cây công nghiệp cận nhiệt, rau quả ôn đới, các cây đặc sản.

- Tài nguyên nước: là nơi bắt nguồn của nhiều con sông hoặc ở thượng lưu các sông lớn nên có tiềm năng lớn về thủy điện. Hệ thống sông Hồng (11 triệu kW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước. Giao thông thủy có thể thực hiện thuận lợi giữa vùng trung du với Đồng bằng sông Hồng.

- Tài nguyên sinh vật:

+ Diện tích rừng còn tương đối nhiều, trong rừng có nhiều loài gỗ quý, chim thú quý, nhiều lâm sản dưới tán rừng (không kể gỗ). Rừng ở đây ngoài giá trị kinh tế còn tác dụng hạn chế lũ quét, chống xói mòn đất. Trung du và miền núi Bắc Bộ có các vườn quốc gia: Bái Tử Long (Quảng Ninh), Ba Bể (Bắc Kạn), Tam Đảo (Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang), Xuân Sơn (Phú Thọ), Hoàng Liên (Lai Châu, Lào Cai).

+ Trên các cao nguyên ở độ cao 600 - 700m có nhiều đồng cỏ, có thể phát triển chăn nuôi trâu, bò (lấy thịt và lấy sữa), ngựa, dê.

+ Vùng biển Quảng Ninh có ngư trường vịnh Bắc Bộ. Ven bờ và các đảo có khả năng nuôi trồng thủy sản.

- Tài nguyên khoáng sản:

+ Là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta.

+ Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu):

* Than tập trung ở Quảng Ninh (trữ lượng khoảng 3,6 tỉ tấn), chiếm 90% trữ lượng than cả nước, chủ yếu là than antraxit với chất lượng vào loại tốt nhất ở vùng Đông Nam Á.

* Ngoài ra còn có các mỏ than khác:

· Than nâu: Na Dương (Lạng Sơn).

· Than mỡ: Phấn Mễ (Thái Nguyên), Quỳnh Nhai (Điện Biên), Sơn Dương (Tuyên Quang).

+ Khoáng sản kim loại:

* Kim loại đen:

· Sắt: Tùng Bá (Hà Giang), Trại Cao (Thái Nguyên), Trấn Yên (Yên Bái), Văn Bản (Lào Cai).

· Mangan: Tốt Tát (Cao Bằng), Tuyên Quang.

· Titan: Sơn Dương (Tuyên Quang).

* Kim loại màu:

· Chì - kẽm: Chợ Đồn (Bắc Kạn), vùng mỏ Sơn Dương (Tuyên Quang).

· Thiếc: Tĩnh Túc (Cao Bằng), Sơn Dương (Tuyên Quang).

· Đồng: Sinh Quyền (Lào Cai), Yên Châu (Sơn La), Sơn Động (Bắc Giang).

· Vàng: Na Rì (Bắc Kạn), Sơn La,...

· Bôxit: Cao Bằng, Lạng Sơn.

· Đất hiếm: Lai Châu.

+ Khoáng sản phi kim loại:

· Apatit: Cam Đường (Lào Cai). Mỗi năm khai thác khoảng 600 nghìn tấn quặng để sản xuất phân lân.

· Pirit: Phú Thọ.

· Phốtphorit: Hữu Lũng (Lạng Sơn).

· Đá quý: Lục Yên (Yên Bái).

· Đá vôi: Hà Giang, Sơn La,...

- Tài nguyên du lịch tự nhiên rất phong phú:

+ Du lịch núi: Lạng Sơn, Sa Pa, Ba Bể,...

+ Du lịch biển: Có các bãi lắm đẹp như Trà Cổ, Bãi Cháy (Quảng Ninh). Vịnh Hạ Long đã được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

c) Điều kiện kinh tế - xã hội

- Dân cư và nguồn lao động:

+ Dân số: hơn 12 triệu người (năm 2006), chiếm 14,2% số dân cả nước. Mật độ dân số ở miền núi 50 - 100 người/km2, ở trung du 100 - 300 người/km2.

+ Đây là vùng có nhiều dân tộc ít người, đồng bào có kinh nghiệm trong sản xuất và chinh phục tự nhiên.

+ Là vùng căn cứ địa cách mạng trong kháng chiến chống thực dân Pháp, có di tích lịch sử Điện Biên Phủ.

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật:

Bước đầu đã xây dựng được kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho các ngành kinh tế: thủy điện Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang, Nậm Mu, nhiệt điện Uông Bí, hóa chất Việt Trì - Lâm Thao, gang thép Thái Nguyên, chế biến chè ở Mộc Châu (Sơn La), Thái Nguyên, Yên Bái.

- Chính sách:

+ Chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế của Nhà nước.

+ Chính sách giao đất giao rừng, khoán 10 trong nông nghiệp.

+ Phân bố lại dân cư và lao động.

+ Phát triển các ngành công nghiệp dựa trên thế mạnh của vùng.

Như vậy, với tiềm năng phong phú và da dạng, Trung du và miền núi Bắc Bộ có đủ điều kiện để phát triển một nền kinh tế với cơ cấu tương đối hoàn chỉnh.

27 tháng 10 2017

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí s liệu:

+ Tính cơ cu:

Cơ cu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (%)

+ Tính bán kính đường tròn (r)

r 2006 = 1 , 0   đ v b k r 2010 = 811182 485844 = 1 , 29   đ v b k

-Vẽ biểu đồ:

Biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cu giá trị sản xut công nghiệp phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 2006 và năm 2010

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Quy mô: giá trị sản xut công nghiệp năm 2010 tăng gấp 1,7 lần năm 2006.

- Cơ cấu:

+ Tỉ trọng thấp nhất thuộc về khu vực kinh tế Nhà nước, cao hơn là khu vực kinh tế ngoài Nhà nước và cao nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (dẫn chứng).

+ Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng, tỉ trọng của khu vực Nhà nước giảm (dẫn chứng).

* Gii thích

- Quy mô giá trị sản xuất ngày càng lớn; t trọng của khu vực ngoài Nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm ưu thế và tăng là do kết quả của công cuộc Đổi mới và chủ trương đa dạng hoá các thành phần kinh tế.

- Trong khi đó, khu vực Nhà nước tuy tăng về giá trị sản xuất, nhưng tăng chậm hơn nhiều so với hai khu vực còn lại dẫn đến t trọng giảm.

24 tháng 6 2017

Gợi ý làm bài

- Công nghiệp trọng điểm là các ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.

- Các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta: công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, công nghiệp dệt - may, công nghiệp hóa chất - phân bón - cao su, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí - điện tử,...

- Trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa các nước đang phát triển (trong đó có nước ta) đều ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ, bởi vì:

+ Hầu hết các nước đang phát triển đều là những nước thiếu vốn, trình độ khoa học công nghệ còn thấp, có nguồn lao động dồi dào (dư thừa lao động).

+ Các ngành công nghiệp nhẹ là những ngành cần vốn ít, thu hồi vốn nhanh, sử dụng nhiều lao động, trình độ công nghệ không quá khắt khe, phù hợp với điều kiện của các nước đang phát triển từ đó tạo dà cho sự phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế của đất nước.

24 tháng 11 2019

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Tốc độ tăng trưởng sản lưng than, dầu thô và điện của nưức ta, giai đoạn 1990- 2010 (%)

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp của nưc ta, giai đoạn 1990 - 2010

b) Nhận xét và giải thích

Giai đoạn 1990- 2010:

- Sản lượng than, dầu thô, điện đều tăng, nhưng tốc độ tăng không giống nhau. Điện có tốc độ tăng mạnh nhất (tăng 942%); tiếp đến là than (tăng 837,9% ); dầu thô nhìn chung tăng nhưng không ổn định (dẫn chứng).

- Than tăng là do ngành than được tổ chức lại, đầu tư máy móc và quản lí chặt chẽ hơn.

- Dầu thô tăng là do chính sách của Nhà nước thay đổi, khai thác thêm nhiều mỏ dầu, tăng cường hợp tác với nước ngoài, đầu tư công nghệ,...

- Điện tăng là do nước ta đã xây dựng thêm nhiều nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện có công suất lớn đ đáp ứng nhu cầu dùng điện ngày càng tăng cho các họat động sản xuất và đời sống.

2 tháng 8 2018

Gợi ý làm bài

- Tổng sản lượng thuỷ sản liên tục tăng từ 2250,5 nghìn tấn (năm 2000) lên 4197,8 nghìn tấn (năm 2007), tăng gấp 1,86 lần. Sản lượng thuỷ sản bình quân đầu người đạt 49,3 kg (năm 2007).

- Khai thác thuỷ sản:

+ Sản lượng thuỷ sản khai thác liên tục tăng từ 1660,9 nghìn tấn (năm 2000) lên 2074,5 nghìn tấn (năm 2007), tăng gấp 1,25 lần.

+ Tất cả các tỉnh ven biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhưng nghề cá ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ có vai trò lớn hơn. Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt là Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Cà Mau, Bình Định,...

- Nuôi trồng thuỷ sản:

+ Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng ngày càng tăng nhanh từ 589,6 nghìn tấn (năm 2000) lên 2123,3 nghìn tấn (năm 2007), tăng gấp 3,6 lần.

+ Hiện nay, nhiều loại thuỷ sản đã trở thành đối tượng nuôi trồng, đặc biệt là nuôi tôm (tôm sú, tôm càng xanh,...) và các loại cá.

+ Các tỉnh có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng lớn nhất là Cà Mau, An Giang, Bến Tre,...

- Xuất khẩu thuỷ sản đã có bước phát triển vượt bậc. Trị giá xuất khẩu năm 1999 đạt 971 triệu USD, năm 2002 đạt 2014 triệu USD (đứng thứ ba sau dầu khí và may mặc). Xuất khẩu thuỷ sản đã là đòn bẩy tác động đến toàn bộ các khâu khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.

- Hiện nay, sản lượng khai thác vẫn chiếm tỉ trọng lớn, sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tuy chiếm tỉ lệ nhỏ hơn nhưng có tốc độ tăng nhanh hơn.