K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 11 2018

=2027

tôi là boy nhưng rất tiếc,Best Friend của tôi là og Khang

30 tháng 11 2018

ê,Duy đưunfg có nói linh tinh

30 tháng 11 2018

Nguyên tiêu là bài thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh được viết trong thời gian kháng chiến chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc. Sau chiến thắng Việt Bắc, Thu Đông 1947 sang Xuân Hè 1948 quân ta lại thắng lớn trên đường số 4. Niềm vui thắng lợi tràn ngập tiền tuyến, hậu phương. Trong không khí sôi động và phấn chấn ấy bài thơ Nguyền tiêu của Bác Hồ xuất hiện trên báo Cứu quốc như một đoá hoa xuân ngọt ngào rực rỡ sắc hương.

Kim dạ nguyền tiêu nguyệt chính viên

 Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên

Yên ba thâm xứ đàm quân sự

 Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền

Mở đầu bài thơ là cảnh tuyệt vời trong đêm nguyên tiêu. Trên bầu trời vầng trăng tròn vành vạnh:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên

(Rằm xuân lồng lộng trăng soi)

Trăng rằm tháng giêng mang vẻ đẹp tươi xinh khác thường vì có hơi thở của mùa xuân. Đêm rằm, trăng sáng ánh trăng lồng lộng dát vàng trên nền trời, phủ khắp chốn trần gian, ánh trăng tràn mọi nẻo... Ánh trăng làm cho cảnh vật mang vẻ đẹp hữu tình lung linh sinh sắc. Đất nước, quê hương bao la một màu xanh bát ngát, màu xanh lấp lánh của xuân giang, dòng sông như được tiếp thêm sức sống mới dưới khí trời mát dịu. Dòng sông trở nên đẹp hơn, hữu tình hơn, dòng sông xanh xuân thủy và tiếp nối với màu xanh của xuân thiên.

Mùa xuân là mùa của chồi non, sự sống. Xuân phơi phới có ở khắp mọi nơi, xuân của dòng sông, dòng nước, không gian cao rộng của bầu trời. Khí xuân tràn ngập sự sống, ba từ xuân làm nổi bật cái thần của cảnh vật, sông nước và bầu trời:

Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên

 (Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân)

Xuân trong câu thơ chữ Hán của Bác là mùa xuân, là tuổi trẻ và vẻ đẹp xinh tươi. Nó còn gợi tả màu xanh của sông nước, đất trời vào xuân. Khi vào xuân, con người tạo vật như bừng tỉnh, rạo rực trong cuộc sống mới. Nhà thơ Thanh Hải đã từng cảm nhận mùa xuân cua thiên nhiên và đất trời qua những tín hiệu đặc sắc:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc Ơi! Con chim chiền chiện

 Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng...

(Mùa xuân nho nhỏ)

Xuân đến, tiếng chim hót vang lừng, giọt mùa xuân long lanh do đất trời ban tặng làm cho sự sống rạo rực hơn và bất tận.

Trong câu thơ của Bác xuân còn gợi tả màu xanh của sông nước, trời đất vào xuân, sức sống mãnh liệt, trẻ trung căng tràn nhựa sống. Niềm vui sướng tự hào phơi phới của Bác đang ngây ngất say sưa giữa một đêm xuân đẹp, một đêm xuân lịch sử - đất nước đang anh dũng kháng chiến.

Với Bác, yêu trăng, yêu xuân chính là yêu cuộc đời. Trái tim mênh mông của người chan hoà với thiên nhiên, sông núi, hoa lá cỏ cây thật hữu tình. Có trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa, trăng vào cửa sổ đòi thơ trong niềm vui thắng trận. Và xem sách chim rừng vào cửa đậu - phê văn hoa núi ghé nghiêng soi. Thiên nhiên trong thơ Bác thật phong phú và chan chứa chất thơ.

Đến hai câu thơ cuối, ta thấy cảm nhận về dòng sông, về khói sóng, và con thuyền được nâng lên một mức:

Yên ba thâm xứ đàm quân sự

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền

Nhớ ánh trăng ngày nào khi Bác còn bị giam dưới ngục lạnh nơi đất khách quê người (1942-1943) thì đêm nay - đêm rằm tháng giêng (1948) lại bắt gặp ánh trăng nơi chiến khu Việt Bắc. Con thuyền xuôi mái giữa dòng sông trăng, tựa mạn thuyền người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh đang đàm quân sự. Ánh trăng đêm này là ánh trăng ước hẹn, báo trước những mùa trăng trong năm được nhân dân đón đợi với bao tình cảm nồng hậu. Trăng đêm nay không phải là ánh trăng bình thường trước sân nhà, đầu ngõ. Bác thưởng trăng trên khói sóng, người đang thưởng trăng nguyên tiêu không chỉ mang cốt cách như các bậc tao nhân mặc khách ngày xưa mà còn là con người hành động, người chiến sĩ cộng sản đánh giặc. Vị lãnh tụ đang bàn bạc việc quân trên con thuyền nhẹ lướt giữa sông nước trời xuân đây là trường hợp thưởng trăng rất đặc biệt, yên ba là khói sóng, thi liệu cổ của Đường thi. Vậy là câu thơ có nét cổ điển và có nét hiện đại, chất hiện đại đó chính chất thép, chất chiến đấu của người chiến sĩ cộng sản: Nay ở trong thơ nên có thép - Nhà thơ củng phải biết xung phong.

Sau quãng thời gian bàn bạc việc quân, đêm đã về khuya, nửa đêm (dạ bán). Con thuyền kháng chiến trở thành con thuyền trăng trên vời sông nước mênh mông:

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền

(Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền)

Hình ảnh nguyệt mãn thuyền gợi cho chúng ta nhớ đến những vần thơ cổ thi hoa lệ:

Thuyền mấy lá đông, tây lặng ngắt

Một vầng trăng trong vắt lòng sông...

(Bạch Cư Dị)

Nước biếc non xanh thuyền gối bãi

Đêm thanh nguyệt bạc, khách lên lầu

(Nguyễn Trãi)

Trở lại bài thơ Nguyên tiêu ta thấy con thuyền đang trôi nhẹ ẩn hiện sau màn sương khói. Trên chiếc thuyền hình ảnh thi sĩ - chiến sĩ hiện lên thật đẹp đẽ với bàn bạc việc quân trong đêm trăng, tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, quyết chiến đấu giành lại độc lập tự do cho dân tộc.

Nguyên tiêu là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, mang phong vị Đường thi. Bài thơ có nét thơ cổ thể: con thuyền, trăng, sóng, xuân, nước xuân, trời xuân, khói sóng... điệu thơ thanh nhẹ. Trong khung cảnh ấy chất chiến sĩ là trung tâm. Bài thơ như một đoá hoa xuân, tinh hoa kết tụ tâm hồn trí tuệ, đạo đức Hồ Chí Minh.

Văn là người, thơ là tấm lòng. Bài thơ này thể hiện tình yêu thiên nhiên đất nước, đồng thời bộc lộ tình yêu nước sâu sắc. Cốt cách thi sĩ hoà quyện chất chiến sĩ chất chứa đầy ắp trên chiếc thuyền kháng chiến đang tiến nhanh về bến bờ độc lập tự do.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/phan-h-bai-tho-nguyen-tieu-ram-thang-gieng-mot-bai-tho-xuan-tuyet-tac-cua-ho-chi-minh-c34a1521.html#ixzz5aEr0rw8V

30 tháng 11 2018

Nguyên tiêu là bài thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh được viết trong thời gian kháng chiến chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc. Sau chiến thắng Việt Bắc, Thu Đông 1947 sang Xuân Hè 1948 quân ta lại thắng lớn trên đường số 4. Niềm vui thắng lợi tràn ngập tiền tuyến, hậu phương. Trong không khí sôi động và phấn chấn ấy bài thơ Nguyền tiêu của Bác Hồ xuất hiện trên báo Cứu quốc như một đoá hoa xuân ngọt ngào rực rỡ sắc hương.

Kim dạ nguyền tiêu nguyệt chính viên

 Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên

Yên ba thâm xứ đàm quân sự

 Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền

Mở đầu bài thơ là cảnh tuyệt vời trong đêm nguyên tiêu. Trên bầu trời vầng trăng tròn vành vạnh:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên

(Rằm xuân lồng lộng trăng soi)

Trăng rằm tháng giêng mang vẻ đẹp tươi xinh khác thường vì có hơi thở của mùa xuân. Đêm rằm, trăng sáng ánh trăng lồng lộng dát vàng trên nền trời, phủ khắp chốn trần gian, ánh trăng tràn mọi nẻo... Ánh trăng làm cho cảnh vật mang vẻ đẹp hữu tình lung linh sinh sắc. Đất nước, quê hương bao la một màu xanh bát ngát, màu xanh lấp lánh của xuân giang, dòng sông như được tiếp thêm sức sống mới dưới khí trời mát dịu. Dòng sông trở nên đẹp hơn, hữu tình hơn, dòng sông xanh xuân thủy và tiếp nối với màu xanh của xuân thiên.

Mùa xuân là mùa của chồi non, sự sống. Xuân phơi phới có ở khắp mọi nơi, xuân của dòng sông, dòng nước, không gian cao rộng của bầu trời. Khí xuân tràn ngập sự sống, ba từ xuân làm nổi bật cái thần của cảnh vật, sông nước và bầu trời:

Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên

 (Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân)

Xuân trong câu thơ chữ Hán của Bác là mùa xuân, là tuổi trẻ và vẻ đẹp xinh tươi. Nó còn gợi tả màu xanh của sông nước, đất trời vào xuân. Khi vào xuân, con người tạo vật như bừng tỉnh, rạo rực trong cuộc sống mới. Nhà thơ Thanh Hải đã từng cảm nhận mùa xuân cua thiên nhiên và đất trời qua những tín hiệu đặc sắc:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc Ơi! Con chim chiền chiện

 Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng...

(Mùa xuân nho nhỏ)

Xuân đến, tiếng chim hót vang lừng, giọt mùa xuân long lanh do đất trời ban tặng làm cho sự sống rạo rực hơn và bất tận.

Trong câu thơ của Bác xuân còn gợi tả màu xanh của sông nước, trời đất vào xuân, sức sống mãnh liệt, trẻ trung căng tràn nhựa sống. Niềm vui sướng tự hào phơi phới của Bác đang ngây ngất say sưa giữa một đêm xuân đẹp, một đêm xuân lịch sử - đất nước đang anh dũng kháng chiến.

Với Bác, yêu trăng, yêu xuân chính là yêu cuộc đời. Trái tim mênh mông của người chan hoà với thiên nhiên, sông núi, hoa lá cỏ cây thật hữu tình. Có trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa, trăng vào cửa sổ đòi thơ trong niềm vui thắng trận. Và xem sách chim rừng vào cửa đậu - phê văn hoa núi ghé nghiêng soi. Thiên nhiên trong thơ Bác thật phong phú và chan chứa chất thơ.

Đến hai câu thơ cuối, ta thấy cảm nhận về dòng sông, về khói sóng, và con thuyền được nâng lên một mức:

Yên ba thâm xứ đàm quân sự

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền

Nhớ ánh trăng ngày nào khi Bác còn bị giam dưới ngục lạnh nơi đất khách quê người (1942-1943) thì đêm nay - đêm rằm tháng giêng (1948) lại bắt gặp ánh trăng nơi chiến khu Việt Bắc. Con thuyền xuôi mái giữa dòng sông trăng, tựa mạn thuyền người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh đang đàm quân sự. Ánh trăng đêm này là ánh trăng ước hẹn, báo trước những mùa trăng trong năm được nhân dân đón đợi với bao tình cảm nồng hậu. Trăng đêm nay không phải là ánh trăng bình thường trước sân nhà, đầu ngõ. Bác thưởng trăng trên khói sóng, người đang thưởng trăng nguyên tiêu không chỉ mang cốt cách như các bậc tao nhân mặc khách ngày xưa mà còn là con người hành động, người chiến sĩ cộng sản đánh giặc. Vị lãnh tụ đang bàn bạc việc quân trên con thuyền nhẹ lướt giữa sông nước trời xuân đây là trường hợp thưởng trăng rất đặc biệt, yên ba là khói sóng, thi liệu cổ của Đường thi. Vậy là câu thơ có nét cổ điển và có nét hiện đại, chất hiện đại đó chính chất thép, chất chiến đấu của người chiến sĩ cộng sản: Nay ở trong thơ nên có thép - Nhà thơ củng phải biết xung phong.

Sau quãng thời gian bàn bạc việc quân, đêm đã về khuya, nửa đêm (dạ bán). Con thuyền kháng chiến trở thành con thuyền trăng trên vời sông nước mênh mông:

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền

(Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền)

Hình ảnh nguyệt mãn thuyền gợi cho chúng ta nhớ đến những vần thơ cổ thi hoa lệ:

Thuyền mấy lá đông, tây lặng ngắt

Một vầng trăng trong vắt lòng sông...

(Bạch Cư Dị)

Nước biếc non xanh thuyền gối bãi

Đêm thanh nguyệt bạc, khách lên lầu

(Nguyễn Trãi)

Trở lại bài thơ Nguyên tiêu ta thấy con thuyền đang trôi nhẹ ẩn hiện sau màn sương khói. Trên chiếc thuyền hình ảnh thi sĩ - chiến sĩ hiện lên thật đẹp đẽ với bàn bạc việc quân trong đêm trăng, tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, quyết chiến đấu giành lại độc lập tự do cho dân tộc.

Nguyên tiêu là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, mang phong vị Đường thi. Bài thơ có nét thơ cổ thể: con thuyền, trăng, sóng, xuân, nước xuân, trời xuân, khói sóng... điệu thơ thanh nhẹ. Trong khung cảnh ấy chất chiến sĩ là trung tâm. Bài thơ như một đoá hoa xuân, tinh hoa kết tụ tâm hồn trí tuệ, đạo đức Hồ Chí Minh.

Văn là người, thơ là tấm lòng. Bài thơ này thể hiện tình yêu thiên nhiên đất nước, đồng thời bộc lộ tình yêu nước sâu sắc. Cốt cách thi sĩ hoà quyện chất chiến sĩ chất chứa đầy ắp trên chiếc thuyền kháng chiến đang tiến nhanh về bến bờ độc lập tự do.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/phan-h-bai-tho-nguyen-tieu-ram-thang-gieng-mot-bai-tho-xuan-tuyet-tac-cua-ho-chi-minh-c34a1521.html#ixzz5aEr0rw8V

Bài làm

* Địa hình:

-Địa hình chủ yếu là Sơn Nguyên, độ cao trung bình là 750m, hướng địa hình là Đông Nam, Tây Bắc.

- Khí hậu:                         + trung bình trên 20 độ     

                                         + Lượng mưa ít, giảm dần về phía

       2 đầu chí tuyến

                                        + Có các dòng biển lạnh chạy ven bờ.

Hình thành các hoang mạc lớn, khí hậu khô nóng quanh năm

 * Khoáng sản:

-  Khoáng sản: Có nhiều tài nguyên khoáng sản rất phong phú như: dầu mỏ, vàng, khí đốt, …..

- Châu phi có tất cả bốn môi trường là những môi trường:

+ Môi trường xích đạo ẩm: Có đặc điểm là có bồn địa Công-gô, vùng duyên hải phía

bắc vịnh Ghi-nê, rừng rậm thì xanh quanh năm.

+ Môi trường nhiệt đới: Có đặc điểm là càng xa Xích đạo thì lượng mưa càng giảm , rừng rậm nhường chỗ cho rừng thưa và xavan cây bụi. nhiều động vật ăn cỏ như ngựa vằn,

sơn dương, hươu cao cổ,…. Nhiều động  vật ăn thịt như sư tử, báo gấm,…..

+ Môi trường hoang mạc: Có đặc điểm là gồm các hoang mạc Xa-ha-ra (Bắc); Ca-la-ha-ri,

Na-mip (Nam). Khí hậu thì khắc nghiệt, rất hiếm mưa, biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, thực, động vật nghèo nàn.

+ Môi trường địa trung hải: Có đặc điểm là ở phần cực Bắc và Nam của Châu Phi. Mùa đông

mát mẻ, có mưa, mùa hạ nóng, khô, rừng cây bụi lá.

~ May mà mình vẫn giữ ,ấy cái giữ liệu này ở power pow đó, nên mik ms có thể lm cho bạn. ~

# Chúc bạn học tốt #

1 tháng 12 2018

1. Vị trí địa lý

- Đại bộ phận lãnh thộ Châu Phi nằm trong đới nóng

- Châu Phi là châu lục lớn thứ 3 trên thế giới

- Đại bộ phận diện tích Châu Phi nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam vì vậy Châu Phi có khí hậu nóng quanh năm

- Bao bọc quanh Châu Phi là các biển và đại dương: Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải, Biển đỏ

- Phía đông bắc Châu Phi nối liền với Châu Á qua kênh đào Xuy - ê

- Đường bờ biển của Châu Phi ít bị chia cắt, có ít đảo, bán đảo và vịnh biển, có bán đảo lớn nhất là đảo Ma - đa - ga - xca và đảo Xô - ma - li

2. Địa hình

- Địa hình Châu Phi khá đơn giản, toàn bộ lục địa là một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m

- Phần đông được nâng lên mạnh, nền đá bị nứt vỡ tạo thành nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ dài và hẹp

- Có ít núi cao và đồng bằng nhỏ hẹp, phân bố chủ yếu ở ven biển

- Hướng nghiêng chính của địa hình là hướn Đông Nam - Tây Bắc

3. Khoáng sản

Châu Phi có nguồn khoáng sản phong phú: dầu mỏ, khí đốt, vàng, kim cương, uranium, sắt, đồng, phốt phát,...

Bài làm

Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí người chiến sĩ hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp xinh, một kỉ niệm thời thơ dại tò mò xem gà đẻ trứng nên đã bị bà mắng. Tiếng gà trưa đặc biệt đã gợi lại hình ảnh người bà giàu lòng yêu thương, luôn luôn đùm bọc chắt chiu chăm lo trọn lòng cho cháu nhỏ và niềm mong ước nhỏ bé của tuổi thơ được bộ quần áo mới  có từ tiền bán gà. Ước mong tươi đẹp hồn nhiên ấy đi vào cả trong giấc ngủ của tuổi thơ.

Qua đây ta thấy được tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một em nhỏ nhất là tình cảm quý trọng yêu thương đối với bà của đứa cháu.


# Chúc bạn học tốt #

30 tháng 11 2018

Qua những kỉ niệm đó giúp em cảm nhận về hình ảnh người bà:

Tần tảo, chắt chiu trong cảnh nghèo: Tay bà khum soi trứng/ Dành từng quả chắt chiu

- Dành trọn vẹn tình yêu thương chăm lo cho cháu: dành dụm, chi chút để cuối năm bán gà, cháu được quần áo mới.

- Bảo ban, nhắc nhở cháu, ngay cả khi có trách mắng thì cũng là vì tình yêu thương cháu.

⟹ Qua những kỉ niệm về bà, tác giả đã biểu hiện tình bà cháu thật sâu nặng, thắm thiết. Bà chắt chiu, chăm lo cho cháu; cháu thương yêu, kính trọng và biết ơn bà.

30 tháng 11 2018

Vào thời nhà Lý, có ba vị Thái học sinh là Hứa Vinh Kiều (hay Cảo), Đào Trí Tiến và Lưu Phương Tú (hay Lưu Vĩnh Phong) được cử đi sứ Bắc Tống. Sau khi hoàn tất sứ mệnh, trên đường trở về nước qua Thiều Châu (Quảng Đông) (hiện nay tại Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) gặp bão, phải nghỉ lại. Ở đây có lò gốm nổi tiếng, ba ông đến thăm và học được một số kỹ thuật đem về truyền bá cho dân chúng quê hương. Hứa Vĩnh Kiều truyền cho Bát Tràng nước men rạn trắng. Đào Trí Tiến truyền cho Thổ Hà (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) nước men sắc màu vàng đỏ. Lưu Phương Tú truyền cho Phù Lãng (huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) nước men màu đỏ màu vàng thẫm. Câu chuyện trên cũng được lưu truyền ở Thổ Hà và Phù Lãng với ít nhiều sai biệt về tình tiết. Nếu đúng vậy, nghề gốm Bát Tràng đã có từ thời nhà Lý, ngang với thời Bắc Tống nghĩa là trước năm 1127.

Quy trình sản xuất gốm Bát Tràng

Công việc đầu tiên của việc tạo gốm là khâu xử lý đất sét. Ðất sét được lấy từ trong làng hay những vùng khác như Hổ Lao, Trúc Thôn (Ðông Triều), được đem về ngâm trong bể chứa nước. Bể thứ nhất được gọi là “bể đánh” dùng để ngâm đất sét khô vào khoảng 3 – 4 tháng.Khi đất chín người ta đánh thành dịch lỏng sau đó đổ chất dịch lỏng sang bể thứ hai gọi là” bể lắng”. Tiếp đó, các tạp chất sẽ nỗi trên bề mặt chất dịch lỏng sẽ được tách ra khỏi các tạp chất và đưa sang bể thứ ba gọi là “bể phơi” trong thời gian khoảng 3 – 4 ngày. Cuối cùng, chất dịch lỏng được sang bể thứ tư gọi là “bể ủ”. Thời gian ủ càng lâu thì đất càng tốt.

Bước thứ hai là nặn cốt, sửa hàng và phơi khô sản phẩm. Người thợ có thể chọn các khuôn in bằng gỗ hoặc thạch cao. Các sản phẩm sau khi đã lên khuôn, người thợ sửa hàng và phơi khô sản phẩm.

Bước thứ ba là quét men, sau đó người thợ có tay nghề sẽ vẽ hinh ảnh sống động để tạo ra nhưng sản phẩm thật đẹp mắt. Tuỳ theo màu sắc của lớp men mà người thợ dùng thích hợp cho các sản phẩm gốm. Có 05 loại men khác nhau là: men rạn, men thô, men chảy, men trơn và men lam.

Công đoạn cuối cùng là cho gốm vào lò, trước kia ở Bát Tràng có nhiêu loại lò khác nhau như : lò bầu, lò ếch, lò hình hộp và lò ga. Nhưng giờ đây, người dân Bát Tràng chỉ sử dụng hai loại lò chính là: lò hình hộp và lò ga. Lò hình hộp xây bằng gạch chịu nhiệt cao, là loại lò phổ biến hiện nay tại Bát Tràng. Thông thường thời gian đốt lò kéo dài khoảng 3 ngày 3 đêm, và mở cửa lò để nguội khoảng 2 ngày 2 đêm.

Hình thành thương hiệu

Hiện nay, làng gốm sứ Bát Tràng đã sản xuất khá nhiều mặt hàng, phong phú về chủng loại và đa dạng về kiểu dáng. Đồ gốm Bát Tràng không những có mặt trên khắp mọi miền của đất nước mà còn nổi tiếng ở thị trường nước ngoài. Sản phẩm của làng gốm Bát Tràng được xuất khẩu sang Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan..v.v. với tổng kim ngạch xuất khẩu hằng năm lên đến hơn 40 triệu USD.

Sự phát triển của làng gốm Bát Tràng còn giải quyết được vấn đề thất nghiệp, và đặc biệt là giải quyết tình trạng thiếu việc làm tại khu vực nông thôn. Tại làng nghề này, hầu hết tất cả mọi người, thậm chí cả người già và trẻ nhỏ đều có việc để làm. Hơn 80% người dân trong làng sinh sống bằng nghề sản suất gốm sứ. Sự phát triển sản xuất nhanh chóng tại làng gốm Bát Tràng không chỉ tạo đủ việc làm cho người dân địa phương mà còn thu hút khoảng 3.000 – 5.000 lao động với mức lương trung bình từ 600.000đ – 700.000đ mỗi tháng ở những khu vực lân cận đến làm việc hàng ngày.

Từ tháng 11-2004, thương hiệu “Bát Tràng – Việt Nam” được công bố và chính thức quảng bá thương hiệu cho hàng gốm sứ lâu đời của Việt Nam trên thị trường thế giới. Sự kiện này là một bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển của làng gốm Bát Tràng. Đó là một sự khẳng định vị thế và tiềm năng phát triển mạnh mẽ của gốm Bát Tràng trong quá trình phát triển và hội nhập với quốc tế.

30 tháng 11 2018

Nhà văn Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Lân, sinh năm 1910 trong một gia đình công chức khá giả. Ông là một trong những cây bút chủ chốt của Tự lực văn đoàn vào những năm ba mươi của thế kỉ XX. Sự nghiệp văn chương đang trên đà phát triển thì ông bị bệnh nặng và mất sớm vào năm 1942, khi mới ngoài ba mươi tuổi. Thông qua đề tài về những số phận bất hạnh trong xã hội đương thời, nhà văn bộc lộ lòng nhân ái sâu xa trước cảnh sống cơ cực của người nghèo. Truyện ngắn và tùy bút của Thạch Lam mang phong cách nhẹ nhàng, trong sáng và tinh tế. Ông đã có những đóng góp đáng quý cho sự nghiệp phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại.

Bài Một thứ quà của lúa non: Cốm,trích trong tập tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường, xuất bản năm 1943, viết về cảnh sắc và phong vị Hà Nội, đặc biệt là những thứ quà, những món ăn dân dã, bình dị mà đậm đà hương vị, thể hiện sự khéo léo trong bản sắc văn hóa lâu đời của người dân đất kinh kì.

Nhà văn đã đưa ra nhận xét tinh tế về món cốm, một đặc sản lâu đời của Hà Nội: Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước, là thức dângcủa những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ... Bằng tình cảm trân trọng, tác giả đã phát hiện ra nét đẹp văn hóa dân tộc ẩn chứa trong thứ quà quen thuộc ấy.

Đọc kĩ bài văn ta mới thấy được cái hay, cái đẹp của nó. Bao trùm toần bài là giọng điệu trữ tình, vốn là thế mạnh của Thạch Lam. Cảm xúc dạt dào dường như tuôn chảy trong từng chữ, từng câu, khiến cho bài tùy bút giống như một bài thơ lãng mạn và bay bổng.

Mở đầu, tác giả không vội trưng ra vẻ đẹp, vẻ thanh của cốm mà từ từ dẫn dắt người đọc đến với thứ quà đặc biệt này bắt đầu từ nguồn gốc của nó:

Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên liồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy khi đi qua những cảnh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không'? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng cong xuống, nặng vì chất quỷ trong sạch của Trời.

Ngòi bút tài hoa của Thạch Lam đã biến một câu giải thích hết sức giản đơn là cốm được làm từ lúa nếp non thành cả một đoạn văn giàu tính nghệ thuật được dệt nên bởi những hình ảnh và từ ngữ đẹp đẽ, trau chuốt có sức hấp dẫn lạ lùng! Chúng ta hãy thử đặt mình vào vị trí và tâm trạng của nhà văn để cùng cảm nhận tất cả những gì có liên quan đến cốm: cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ,...nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Lá sen được dùng để gói cốm. Hương thơm của lá quyện vào cốm, tạo cho cốm một mùi thơm đặc biệt, khó quên. Đó là mùi thơm mát của lúa non cùng hương vị ngàn hoa cỏ trên những cánh đồng xanh bát ngát.

Cách mở bài như thế rất tự nhiên, sinh động và cuốn hút. Dường như tác giả đã vận dụng tối đa các giác quan để cảm nhận nguồn gốc thiên nhiên trong sạch, thuần khiết của cốm.

Thạch Lam không đi sâu giới thiệu cách thức làm ra cốm mà chỉ viết vắn tắt: Đợi đến lúc vừanhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được, người ta gặt mang về. Rồi đến một loạt cách chếbiến, những cách thức làm từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, các cô gái làng Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy...

Ở ngoại thành Hà Nội, có tới mấy làng nghề làm cốm nhưng cốm làng Vòng vẫn nổi tiếng là dẻo và thơm nhất. Thời xưa, cốm Vòng được dùng để tiến vua. Hằng năm, cứ đến độ thu sang là người Hà Nội lại nhớ đến cốm Vòng, lại ngóng trông những cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng và dáng đi nhịp nhàng, uyển chuyển.

Có lẽ tất cả sự trân trọng và tình cảm mến yêu của tác giả đối- với món cốmđược thể hiện tập trung nhất ở lời nhận xét trân trọng sau đây: Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng qué nội cỏ... Cốm vốn được làm từ hạt lúa non của giống nếp cái hoa vàng nổi tiếng. Một ngày đầu tháng tám, đi dạo ở những vùng trồng lúa, ta sẽ thấy ngạt ngào mùi lúa chín xen lẫn mùi cỏ, mùi đất của què hương, làm cho lòng nhẹ nhõm và phơi phới.

Cốm gắn liền với phong tục tập quán củà dân tộc ta - một dân tộc chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước. Cũng như bánh chưng, bánh giầy, cốm là sản phẩm được làm ra từ hạt lúa. Vượt khỏi giá trị vật chất, cốm đã trở thành một sản phẩm chứa đựng giá trị tinh thần của đời sống văn hóa dân tộc Việt. Ta có thể thấy rõ sự ngạc nhiên thích thú của Thạch Lam khi ông viết:

Ai đã nghĩ đầu tiên cốm để làm quà sêu Tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi... Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền...

Nhà văn đã nhận ra ý nghĩa sâu xa trong việc dùng hồng và cốm làm quà sêu Tết. Nhà trai đem lễ vật đến nhà gái, còn gì quý hơn là hồng với cốm? Cốm là thức dâng của đất trời, có hương vị vừa thanh nhã vừa đậm đà, là sự kết tinh của nhiều giá trị (thiên nhiên và công sức con người). Cốm màu xanh ngọc, hồng mậu đỏ thắm. Hai màutương phản đi với nhau thật ăn ý, tượng trưng cho sự hòa hợp âm dương, cho trai gái xứng đôi vừa lứa và cũng là hi vọng vào mối nhân '-duyên tốt đẹp, vững bền.

Sự chuyển mạch của cảm xúc trong bài văn rất tự nhiên. Tác giả luận bàn từ nguồn gốc, giá trị của cốm đến cách thưởng thức cốm. Bởi côm là món quà thanh nhã nên nó không phải thức quà của người ăn vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bây giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, củng như trời sinh cốm nằm ủ trong lả sen... Củng bởi cốm là món quà trang nhã của Thần Nông đem đến cho ta từ những cánh đồng bát ngát nên nó không chấp nhận được những gì phàm tục. Ăn cốm ta phải ăn từng chút một, vừa nhai nhỏ nhẹ vừa ngẫm nghĩ đến vị thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa làm đòng, vị ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch. Ta sẽ thấy ăn một miếng cốm là nuốt cả hương thơm của đồng què vào lòng.

Quả là không thừa khi tác giả đưa ra lời khuyên những người mua cốm: Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay hay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve. Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm.

Bài văn chính là tiếng nói của lòng yêu mến chân thành của nhà văn đối với những sản vật bình dị mang đậm hồn quê hương, đất nước.

Bài văn trên đây xứng đáng được coi là một bài thơ trữ tình xuất sắc. Từ món ăn dân dã là cốm, tác giả đã đề cập đến nhiều điều có ý nghĩa sâu xa trong cuộc sống. Có một cái gì đó thật gần gũi giữa hương vị thanh đạm của cốm với phẩm chất thuần hậu, chất phác của những người nông dân một nắng hai sương, gắn bó với mảnh đất của tổ tiên, ông cha để lại; đổ bao mồ hôi, công sức để làm ra hạt lúa nuôi đời.

                                                                                      VĂN BẲN: TIẾNG GÀ TRƯA                                                                                         Trên đường hành quân xa                                                                                                              ...
Đọc tiếp

                                                                                      VĂN BẲN: TIẾNG GÀ TRƯA

                                                                                         Trên đường hành quân xa                       

                                                                                         Dừng chân bên xóm nhỏ

                                                                                        Tiếng gà ai nhảy ổ:

                                                                                          "Cục...cục tác cục ta"

                                                                                       Nghe xao động nắng trưa

                                                                                        Nghe bàn chân đỡ mỏi

                                                                                        Nghe gọi về tuổi thơ

 

                                                                                          Tiếng gà trưa

                                                                                          Ổ rơm hồng những trứng

                                                                                           Này con gà mái mơ

                                                                                          Khắp mình hoa đốm trắng

                                                                                         Này con gà mái vàng

                                                                                         Lông óng như màu nắng

                                                                                          

                                                                                          Cháu chiến đấu hôm nay

                                                                                         Vì lòng yêu Tổ quốc

                                                                                         Vì xóm làng thân thuộc

                                                                                          Bà ơi, cũng vì ba

                                                                                         Vì tiếng gà cục tác

                                                                                         Ổ trứng hồng tuổi thơ

a) Nêu nội dung?

b) Tìm điệp từ? Tác dụng của điệp từ đó?

c) Em thích nhất hình ảnh nào?Vì sao?

 

                                                  

                                              

0
30 tháng 11 2018

Đặc điểm chung: 

  • Cá là loài động vật có xương sống thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước.
  • Di chuyển: bơi bằng vây.
  • Hô hấp bằng mang.
  • Tim 2 ngăn, có 1 vòng tuần hoàn máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể.
  • Sinh sản: thụ tinh ngoài.
  • Là động vật biến nhiệt.

Vai trò của lớp cá:

  • Là nguồn thực phẩm thiên nhiên giàu đạm, nhiều vitamin, dễ tiêu hóa vì có hàm lượng mỡ thấp.

+ Ví dụ: thịt cá, trứng cá, vây cá nhám, nước nhám....

  • Nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh.

+ Ví dụ: dàu gan cá thu, cá nhám chứa nhiều vitamin A,D điều trị một số bệnh như khô mắt, bênh còi xương.

+ Chất tiết ra từ buồng trứng và nội quan của cá nóc dùng chế thuốc chữa bệnh thần kinh, xương khớp....

  • Cung cấp nguyên liệu dùng trong công nghiệp:

+ Ví dụ: Da cá nhám dùng để đóng giày, làm bìa, cặp, túi xách....

  • Cung cấp nguyên liệu dùng trong nông nghiệp ( làm phân bón, thức ăn... cho gia súc)
  • Đấu tranh tiêu diệt sâu bọ có hại ( Vd: cá nóc. )
30 tháng 11 2018

Mình bổ sung thêm xíu nhé: 

Vai trò của cá:

+ Có ích: làm cảnh.

+ Có hại: một số loài gây bệnh cho con người và động vật..

Để bảo vệ nguồn lợi cá, chúng ta cần:

  • Ngăn cấm đánh bắt cá còn nhỏ, cá bố mẹ trong mùa sinh sản
  • Cấm đánh cá bằng mìn bằng chất độc
  • Chống gây ô nhiễm vực nước
  • Tận dụng các vực nước tự nhiên để nuôi cá
  • Nghiên cứu thuần hoá những loài cá mới có giá trị kinh tế