K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 12 2017

thankshihi

Cuộc cách mạng lần thứ nhất bùng nổ vào tháng Hai 1917 đã lật đổ chế độ Nga Hoàng và dẫn tới tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. Đó là cuộc cách mạng dân chủ tư sản.

Cuộc cách mạng thứ hai do Lê – Nin và Đảng Bôn – sê – vich lãnh đạo, lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, thiết lập chính quyền thống nhất trong toàn quốc của Xô Viết. Đó là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.

Sở dĩ nước Nga năm 1917 có hai cuộc cách mạng như vậy vì ở Nga năm 1917 có hai chính quyền tồn tại. Đó là chính phủ Nga Hoàng và chính phủ lâm thời của tư sản. Cách mạng tháng Hai nhằm lật đổ chế độ Nga Hoàng, xóa bỏ chế độ phong kiến tồn tại lâu đời trên đất nước Nga, tiếp đó là cách mạng tháng Mười nhằm lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, đưa nước Nga bước vào thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa.

1 tháng 12 2017

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế châu Âu bị kiệt quệ.

Nhiều thành phố, làng mạc, đường phố, nhà máy bị phá hủy. Chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đô la. Các nước châu Âu trở thành con nợ của Mĩ. Riêng nước Mĩ được hưởng lợi trong chiến tranh nhờ bán vũ khí, đất nước không bị bom đạn tàn phá, thu nhập quốc dân tăng gấp đôi, vốn đầu tư ra nước ngoài tăng 4 lần. Nhật Bản chiếm lại một số đảo của Đức, nâng cao vị thế ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.

Trong quá trình chiến tranh, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập Nhà nước Xô viết đánh dầu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.

2 tháng 12 2017

Suy nghĩ của em về hành động của Trung Quốc:

- Trong phong trào Ngũ Tứ, quần chúng Trung Quốc đã kiên quyết đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc, ta có thể thấy tinh thần bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc là rất cao qua các khẩu hiệu " Trung Quốc của người Trung Quốc" hay " Phế bỏ Hiệp ước 21 điều",... Khi chiến tranh đã qua, Trung Quốc giành được độc lập nhưng lại âm mưu xâm chiếm vùng biển, đảo của nước ta như việc Trung Quốc khi đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa, ta lại có suy nghĩ khác về chính quyền Trung Quốc, họ biết bảo vệ chủ quyền của mình và kiến quyết bảo vệ nền độc lập cho dân tộc nhưng lại đi xâm chiếm những thứ không thuộc về họ, như vùng biển Đông nơi có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, từ lâu ai cũng biết 2 quần đảo đó là của Việt Nam từ rất lâu rồi, nhưng Trung Quốc lại cố tình đưa ra những chứng cứ không xác thực để có thể cướp lấy. Mong rằng khi xưa trong phong trào giải phóng dân tộc Trung Quốc đã có khẩu hiệu là " Trung Quốc của người Trung Quốc" thì bây giờ Trung Quốc cũng nhận biết được là" Trường Sa của người Việt Nam".

Em sẽ làm gì và bằng cách nào trước hành động trên của Trung Quốc:

- Là một công dân Việt Nam, sống trên mảnh đất Việt Nam em sẽ viết những bài văn nói lên những chứng cứ xác thực để khẳng định chủ quyền biển, đảo Việt Nam, cùng người dân kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Bạn học tốt nha!

3 tháng 12 2017

Bn có chắc vs câu trả lời này, vì mình đang gấp lắm

2 tháng 12 2017

1. Vì sao giới cầm quyền Nhật Bản tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược bành trướng ra bên ngoài?

- Giải quyết những khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá.

- Thực hiện tham vọng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Đế quốc Nhật.

2. Cuộc đấu tranh chống phát xít của nhân dân Nhật Bản đã diễn ra như thế nào và có tác dụng ra sao?

*Diễn biến:

Phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật Bản lan rộng khắp cả nước:

- Trong những năm 1929 - 1939, cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản, mà hạt nhân lãnh đạo là Đảng Cộng sản. đã diễn ra dưới nhiều hình thức nhằm chống lại quá trình phát xít hóa ở nước này.

- Cuộc đấu tranh không những lan rộng trong các tầng lớp nhân dân mà còn lôi cuốn cả binh lính và sĩ quan Nhật tham gia. Trong năm 1939 có trên 40 cuộc đấu tranh phản chiến của binh lính và sĩ quan. Cuộc đấu tranh chống phát xít đã góp phần làm chống lại quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản.

*Tác dụng: Cuộc đấu tranh chống phát xít đã góp phần làm chậm lại quá trình phát xít hoá ở Nhật Bản.

2 tháng 12 2017

*Giống: Cùng là nước thắng trận, thu được nhiều lợi và không mất mát gì trong Chiến tranh thế giới thứ nhất nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế.

*Khác:

Nhật Bản

- Áp dụng nhiều biện pháp tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và phồn vinh.

- Phát triển cực kì nhanh chóng do cải tiến kĩ thuật.

- Thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền, tăng cường tốc độ bóc lột công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động trong nước.

- Phát triển không cân đối, không ổn định về mặt công nghiệp và nông nghiệp.

- Chỉ phát triển trong một vài năm đầu rồi lại lâm vào khủng hoảng.

- Công nghiệp chưa có sự cải thiện đáng kể, nông nghiệp trì trệ lạc hậu ⇒ Kinh tế phát triển chậm chạp, bấp bênh.

23 tháng 12 2017

Giống nhau :

+ đều không bị chiến tranh tàn phá.

+ thu được nhiều lợi nhuận sau chiến tranh thế giới.

- Khác nhau:

*Mĩ :

+ kinh tế phát triển nhanh do cải tiến kĩ thuật, áp dụng phương pháp sản xuất dây chuyền nhằm tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân.

+ công nghiệp và nông nghiệp đều phát triển mạnh và trở thành siêu cường số một thế giới.

* Nhật bản:

+ kinh tế phát triển bấp bênh, không ổn định, chỉ phát triển vài năm sau chiến tranh. Sau đó rơi vào khủng hoảng.

+ công nghiệp không có cải thiện đáng kể, nông nghiệp trì trệ, lạc hậu.

 

2 tháng 12 2017

Cuộc Cách mạng tháng Mười Nga là cuộc cách mạng vô sản vì

+Lãnh đạo cuộc cách mạng là Đảng Bôn-sê-vích(chính đảng của giai cấp vô sản)

+Lực lượng tham gia chủ yếu là công nhân, nông dân và nhân dân lao động, mục tiêu là lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, xây dựng chính quyền của giai cấp vô sản.

2 tháng 12 2017

Hít-le tấn công các nước châu Âu trước là vì:Hai khối đế quốc(khối Anh-Pháp-Mĩ và khối phát xít Đức- I-ta-li-a -Nhật Bản) ở châu Âu thành lập,mâu thuẫn gay gắt với nhau về thị trường và thuộc địa nhưng đều coi Liên Xô là kẻ thù cần tiêu diệt.Khối Anh-Pháp -Mĩ thực hiện đường lối thỏa hiệp ,nhượng bộ nhằm làm cho khối phát xít chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô.Tuy vậy,thấy chưa đủ sức đánh ngay Liên Xô nên Hít-le tấn công Liên Xô trước

2 tháng 12 2017

Các nước Anh, Pháp, Mỹ thực hiện chính sách nhượng bộ, thỏa hiệp: cho Đức thôn tính Tiệp Khắc, để khối phát xít nhận tấn công Liên Xô. Tuy nhiên sau khi thôn tính xong Tiệp Khắc, Hít le thấy chưa có đủ sức đánh ngay Liên Xô, nên quyết định tấn công châu Âu trước.

1 tháng 12 2017

1. Nguyên nhân sâu xa.

- Do mâu thuẫn giữa các nước tư bản khi thiết lập trật tự Véc-xai Oasinhton những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong trật tự ấy, các nước tư bản thắng trận như Anh, Pháp, Mĩ đã thu được nhiều quyền lợi nhất trong đó có vấn đề thuộc địa.

- Trong khi đó, các nước bại trận mà điển hình là nước Đức lại bị thiệt hại rất lớn (bị tước đoạt hết thuộc địa, bị cắt một phần lãnh thổ, bồi thường chiến phí nặng nề…)vì vậy đã gây nên những bất bình từ phía các nước bại trận với những điều khoản mà các nước thắng trận đã quy định tại trật tự Véc-xai Oasinhton và âm mưu gây lại cuộc chiến tranh mới để “phục thù”.

2. Nguyên nhân trực tiếp.

- Do tác động của cuộc khủng hoảng Kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc: sau khủng hoảng kinh tế, phe đế quốc chủ nghĩa chia làm hai khối đối lập là khối các nước tư bản dân chủ bao gồm Anh, Pháp, Mĩ và khối các nước phát xít gồm Đức, Ý và Nhật. Các nước tư bản phát xít bắt đầu châm ngòi lửa cho cuộc Chiến tranh thế giới bùng nổ.

- Năm 1931: Nhật tiến hành xâm lược Mãn Châu của Trung Quốc.

- Năm 1935, Đức công khai xóa bỏ hòa ước Véc-xai, tiến hành tổng động viên. Ý xâm lược Ê-ti-ô-pia và hình thành nên 3 lò lửa chiến tranh trên toàn thế giới.

- Năm 1937, các nước phát xít đã thiết lập trục phát xít Ber-lin – Rô ma – Tô-ki-ô và chuẩn bị tiến hành cuộc chiến tranh thế giới mới.

Như vậy, sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Các nước phát xít là kẻ thù trực tiếp châm ngòi cho cuộc đại chiến thế giới nhằm phá vỡ trật tự Véc-xai Oasinhton để phân chia lại bộ mặt địa cầu và tiêu diệt Liên Xô.

2 tháng 12 2017

1. Nguyên nhân sâu xa. - Do mâu thuẫn giữa các nước tư bản khi thiết lập trật tự Véc-xai Oasinhton những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong trật tự ấy, các nước tư bản thắng trận như Anh, Pháp, Mĩ đã thu được nhiều quyền lợi nhất trong đó có vấn đề thuộc địa. - Trong khi đó, các nước bại trận mà điển hình là nước Đức lại bị thiệt hại rất lớn (bị tước đoạt hết thuộc địa, bị cắt một phần lãnh thổ, bồi thường chiến phí nặng nề...)vì vậy đã gây nên những bất bình từ phía các nước bại trận với những điều khoản mà các nước thắng trận đã quy định tại trật tự Véc-xai Oasinhton và âm mưu gây lại cuộc chiến tranh mới để "phục thù".

2. Nguyên nhân trực tiếp. - Do tác động của cuộc khủng hoảng Kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc: sau khủng hoảng kinh tế, phe đế quốc chủ nghĩa chia làm hai khối đối lập là khối các nước tư bản dân chủ bao gồm Anh, Pháp, Mĩ và khối các nước phát xít gồm Đức, Ý và Nhật. Các nước tư bản phát xít bắt ...

2 tháng 12 2017

câu hỏi k cụ thể

30 tháng 11 2017

Giống nhau

- Cả 2 cuộc chiến tranh này bùng nổ đều bắt nguồn từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được dẫn đến chiến trang bùng nổ.

- Về tính chất cả 2 cuộc chiến tranh này đều mang tính chất phi nghĩa gây tổn thất nặng nề về sức người sức của của nhân loại, để lại những hậu quả nặng nề.

- Thoát ra khỏi 2 cuộc chiến tranh tất cả các nước dù thắng trận hay bại trận đều phải gánh chịu những hậu quả,tổn thất hết sức nặng nề.

- Sau 2 cuộc chiến tranh đều có một trật tự thế giới được thiết lập.

Khác nhau

- Chiến tranh thế giới 1 bùng nổ với sự tham chiến của 2 phe là liên minh ( Đức, Áo- Hung, Italia) và phe hiệp ước ( Anh- Pháp- Nga). Còn Chiến tranh thé giới 2 là mâu thuẫn giữa mặt trận đồng minh chống phát xít và phe phát xít ( Đức, Nhật , Italia).

- Về quy mô mức độ chiến tranh thế giới thứ 2 lớn hơn chiến tranh thế giới 1.

- Chiến tranh thế giới thứ 2 về sau mang tính chất chính nghĩa với sự tham chiến của Liên Xô. Liên Xô đại diện cho thành trì vững chắc của nền hòa bình thế giới, đứng trên lập trường chính nghĩa kêu gọi thành lập đồng minh chống phát xít nhằm bảo vệ nền hòa bình thế giới.

- Chiến tranh thế giới 1 chỉ có các nước tư bản chủ nghĩa tham chiến trong khi đó chiến tranh thế giới 2 có sự tham gia của cả phe đối lập với tư bản chủ nghĩa đó là chủ nghĩa xã hội đó là Liên Xô.

- Sau chiến tranh thế giới 1 nước Đức không bị chia cắt lãnh thổ nhưng sau chiến tranh thế giới thứ 2 nước Đức bị chia cắt thành
2 thành Đông Đức và Tây Đức với 2 chế độ chính trị khac nhau là Xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.

- Sau chiến tranh thế giới 1 trật tự thế giới theo hòa ước Vecsai- Oasinhton, chiến tranh thế giới 2 là trật tự 2 cực Ianta Xô_ Mĩ.

=> Như vậy điểm mấu chốt dẫn đến sự khác biệt giữa chiến tranh thế giới 1 và 2 là chiến tranh thế giới thứ 2 có sự tham chiến của Liên Xô