K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (5 điểm)Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi.Mẹ là cơn gió mùa thuCho con mát mẻ lời ru năm nàoMẹ là đêm sáng trăng saoSoi đường chỉ lối con vào bến mơMẹ luôn mong mỏi đợi chờCho con thành tựu được nhờ tấm thânMẹ thường âu yếm ân cầnBảo ban chỉ dạy những lần con sai(“ Mẹ là tất cả” -Lăng Kim Thanh)Câu 1 (1,0 điểm) Đoạn thơ trên được viết theo...
Đọc tiếp

PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (5 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi.

Mẹ là cơn gió mùa thu

Cho con mát mẻ lời ru năm nào

Mẹ là đêm sáng trăng sao

Soi đường chỉ lối con vào bến mơ

Mẹ luôn mong mỏi đợi chờ

Cho con thành tựu được nhờ tấm thân

Mẹ thường âu yếm ân cần

Bảo ban chỉ dạy những lần con sai

(“ Mẹ là tất cả” -Lăng Kim Thanh)

Câu 1 (1,0 điểm) Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì? Và đoạn thơ trên thuộc chủ đề nào mà em đã học?

Câu 2 (1,0 điểm) Tìm các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên.

Câu 3 (1,0 điểm) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau.

Mẹ là cơn gió mùa thu

Cho con mát mẻ lời ru năm nào

Mẹ là đêm sáng trăng sao

Soi đường chỉ lối con vào bến mơ

Câu 4 (1,0 điểm) Hãy nêu nội dung của đoạn thơ trên.

Câu 5 (1,0 điểm) Bài học cuộc sống em rút ra từ đoạn thơ trên là gì?
ANH CHỊ GIÚP EM NHANH VỚI Ạ , EM ĐNG CẦN GẤP Ạ

1

Câu 1:

Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát. Và đoạn thơ trên thuộc chủ đề: Tình cảm gia đình. Cụ thể trong bài thơ trên là: Tình mẫu tử. 

Câu 2: Từ láy "mát mẻ", "ân cần". 

Câu 3: 

Biện pháp so sánh "Mẹ" - "cơn gió mùa thu" và "đêm sáng trăng sao".

Câu 4: 

Nội dung của đoạn thơ trên: Ca ngợi sự hi sinh và tình yêu cao cả của người mẹ dành cho đứa con của mình. Đồng thời ta cũng thấy được sự trân trọng và biết ơn của người con dành cho mẹ của mình.

Câu 5: 

Bài học em rút ra được là: Mẹ chính là người luôn yêu thương và sẵn sàng hi sinh để mang lại cho những đứa con hạnh phúc. Vì vậy chúng ta cần yêu thương và trân trọng người mẹ của mình nhiều hơn. 

 

Đọc kĩ đoạn trích dưới đây và thực hiện yêu cầu: Từ ngày rời căn cứ, con voi trở nên ủ rũ. Nó nhớ ông đề đốc, nhớ đời chiến trận, nhớ rừng và gầy rạc đi vì cuộc sống tù túng dưới làng. Nó vẫn giúp người quản tượng phá rẫy, kéo gỗ, nhưng chỉ khuây khoả những lúc làm việc rồi sau đó lại đứng buồn thiu. Có bận nó bỏ ăn, không đụng vòi đến một ngọn mía, một sợi cỏ. Người quản...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn trích dưới đây và thực hiện yêu cầu:

Từ ngày rời căn cứ, con voi trở nên ủ rũ. Nó nhớ ông đề đốc, nhớ đời chiến trận, nhớ rừng và gầy rạc đi vì cuộc sống tù túng dưới làng. Nó vẫn giúp người quản tượng phá rẫy, kéo gỗ, nhưng chỉ khuây khoả những lúc làm việc rồi sau đó lại đứng buồn thiu. Có bận nó bỏ ăn, không đụng vòi đến một ngọn mía, một sợi cỏ.

Người quản tượng hiểu lòng con voi. Nó là nguồn an ủi của ông lúc sa cơ. Ông chưa từng sống với ai lâu như sống với nó. Ông quen nó quá, khó xa rời nó được. Vậy mà, ông vẫn quyết định thả nó về rừng, nơi nó ra đời.

- Một mình ta chịu tù túng cũng đủ rồi – Người quản tượng thường tự bảo - Còn nó, nó phải được tự do.

Người quản tượng định mình lúc gặp thời vận, Đề đốc Lê Trực sẽ lại dấy quân lúc đó ông sẽ đón con voi về. Ông để con vật nghỉ hết vụ hè, vỗ cho nó ăn. Ngày nào ông cũng cho nó ăn thêm hai vác mía to, hai thùng cháo. Ông coi con voi như con em trong nhà, giục giã nó:

- Ăn cỗ đi, ăn cho khỏe, lấy sức mà về. Rừng già xa lắm, phải có sức mới đi tới nơi. Bao giờ chủ tướng dấy quân, lúc đó ta sẽ đón em trở lại.

Con voi đã cố ăn suốt mùa hè nhưng sang đến mùa thu thì không chịu ăn nữa. Trời thu yên tĩnh, gió rì rào đưa về làng hương vị của rừng xa. Con vật cứ vươn vòi đón gió và buồn bã rống gọi. Nó héo hon đi như chiếc lá già.

Người quản tượng biết gió thu nổi lên làm con voi nhớ rừng. Ông quyết định thả ngay cho nó đi. [...]

(Trích “Ông Một”, SGK Ngữ văn 7, Chân trời sáng tạo)

1
5 tháng 11 2023

a. Đoạn trích trên sử dụng kiểu ngôi kể nào? Câu: “Nó héo hon đi như chiếc lá già.” là lời của ai?

6 tháng 11 2023

Aba từ

 

6 tháng 11 2023

B.bốn từ

 

7 tháng 11 2023

Tình cảm giữa con người với con người, con người với sự vật, con người với quốc gia luôn là những tình cảm thiêng liêng, đáng quý. Nhà thơ Thanh Thảo cũng đã lấy cảm hứng từ tình cảm đó mà viết nên bài thơ “Gặp lá cơm nếp” gợi lên trong em rất nhiều suy nghĩ về tình cảm con người.

Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” nói về dòng cảm xúc của nhân vật người con dành cho người mẹ già và đất nước. Thanh Thảo đã gửi gắm nhiều tâm tư, nỗi nhớ và tình cảm của mình thông qua nhân vật người con. Trên đường hành quân tại chiến trường Trường Sơn khốc liệt, người con vô tình ngửi thấy hương vị của lá xôi nếp lạ lùng nhưng lại rất thân quen. Mùi hương ấy dẫn anh nhớ về hình ảnh người mẹ tần tảo, chịu khó đang đứng trong bếp nấu cơm cho anh khiến anh xúc động nghẹn ngào. Mùi hướng ấy còn đưa anh nhớ đến hương vị thân thuộc của quê hương đất nước, để rồi nỗi nhớ ấy được chia đôi cho mẹ già và đất nước. Tình cảm thương nhớ, thủy chung ấy đã bừng lên ngọn lửa hồng thắp sáng tâm hồn nhạy cảm và bùng lên ý chỉ quyết tâm hoàn thành trách nghiệm bảo vệ Tổ quốc của mình.

Thông qua tình cảm gắn bó thiêng liêng ấy của người con với người mẹ, đất nước chúng ta cũng có thể soi xét vào bản thân mình. Trong cuộc sống, chúng ta bị quy định bởi rất nhiều mối quan hệ. Từ khi sinh ra, chúng ta đã gắn bó với cha mẹ, anh chị em ruột thịt. Tình cảm đó chắc chắn luôn là thiêng liêng, quan trọng nhất với cuộc đời mỗi người. Cho dù mai này có trưởng thành và đi thật xa, nhưng khi cuộc sống có quá nhiều áp lực, khó khăn, thì gia đình là nơi bình yên và hạnh phúc nhất để quay trở về. Người ta nói, giữa cha mẹ và con cái luôn có một sợi dây liên kết vô hình. Điều này quả thật rất đúng đắn. Hình ảnh cha mẹ luôn gắn liến với công lao sinh thành, dưỡng dục lớn lao, nên bổn phận làm con, chúng ta phải biết yêu thương, kính trọng và báo hiếu với cha mẹ khi còn có thể. Bởi lẽ tình cảm gắn kết ấy là duy nhất, không có gì có thể thay thế được bằng tình yêu bao la của cha mẹ dành cho con cái và sự biết ơn, dựa dẫm vào cha mẹ của người con.

Đi ra xa hơn là tình cảm của con người dành cho quê hương, đất nước. Sinh ra trong một cộng đồng nhỏ là gia đình, đến khi trưởng thành và lớn lên, con người phải chung sống, đóng góp sức mình vào cộng đồng lớn hơn. Đó chính là xã hội, quê hương và đất nước. Trong xã hội hòa bình bây giờ, chúng ta không cần phải hi sinh bản thân mình vào công cuộc kháng chiến cách mạng như thời xưa. Nhưng khi Tổ quốc cần đến mình, là một người trẻ tuổi, chúng ta phải sẵn sàng và tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ cho đất nước. Không được thờ ơ, trốn tránh mà phải dũng cảm, tự tin làm chủ non sông, đất nước, đưa quê hương mình ngày một phát triển và sánh ngang với các cường quốc năm châu như lời Bác Hồ căn dặn.

Tóm lại, tình cảm của con người trong cuộc sống là rất da dạng, bởi con người là một cá thể nhỏ bé trong một cộng đồng rộng lớn. Chúng ta hãy luôn dành những tình cảm yêu thương, gắn bó với những điều giản dị nhất quanh ta.

 

"Cây bụi đời dính chẳng chịu cho đi" đặc sắc vì nó mang hai nghĩa: 

- Tả thực: Bụi đã dính vào bánh không thể thổi đi hết được. Điều đó khiến con người kẹt giữa hai lựa chọn tiếp tục ăn miếng bánh dính bụi hoặc bỏ đi trong tiếc nuối. 

- Biểu tượng: Bụi đời có thể hiểu là những khó khăn vất vả mà hai anh em đã trải qua trong suốt tuổi thơ. Đó là vết sẹo sẽ theo hai anh em trong suốt cuộc đời. Nhưng nó lại làm mối liên kết giữa hai anh em càng gắn kết.

6 tháng 11 2023

Benjamin Franklin - một chính trị gia người Mỹ đã từng khẳng định: “Dối trá và lừa lọc là hành động của kẻ ngu xuẩn không có đủ trí óc để trung thực”. Có thể khẳng định rằng, nói dối đã để lại nhiều tác hại vô cùng to lớn.

Trước hết, nói dối là hành vi cố tình cung cấp thông tin sai với sự thật về vấn đề nào đó để đạt được mục đích mà họ mong muốn, thường không tốt đẹp, chính đáng. Việc nói dối khiến sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Một người nói dối sẽ mất đi niềm tin của mọi người xung quanh. Bởi vậy mới có câu: “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Lòng tin vốn đã là thứ khó để xây dựng. Một lần nói dối có thể nhận được sự tha thứ. Nhưng hết lần này đến lần khác nói dối, lòng tin sẽ hoàn toàn bị đánh mất.

Không chỉ vậy, việc nói dối còn khiến cho đạo đức cá nhân đi xuống. Hết lần này đến lần khác, chúng ta dùng lời nói dối để lấp liếm đi những hành vi sai trái thì lâu dần sẽ trở thành một thói quen xấu. Những đứa trẻ nói dối cha mẹ để đi chơi game. Học trò nói dối thầy cô để trốn tiết. Bạn bè nói dối để lợi dụng tiền bạc, của cải… Chắc hẳn chúng ta không quên được truyện cổ tích Thạch Sanh. Lý Thông năm lần bảy lượt nói dối, lợi dụng và hãm hại Thạch Sanh. Từ việc nhờ Thạch Sanh đi trông miếu, chằn tinh là con vật nuôi của nhà vua đến việc bắt đại bàng cứu công chúa. Để rồi đến cuối cùng, Lý Thông đã bị trừng phạt thích đáng, còn Thạch Sanh thì lấy công chúa và được vua truyền ngôi cho.

Có đôi khi, lời nói dối còn ảnh hưởng đến sự phát triển của một đất nước. Doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm không đảm bảo an toàn, gian dối với người tiêu dùng sẽ gây ra những hậu quả về tính mạng của con người. Nhiều vị lãnh đạo đã dối trên, lừa dưới đã gây ra sự bức xúc trong quần chúng nhân dân. Bởi vậy, một xã hội văn minh thì con người cần phải trung thực, ngay thẳng.

Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều lời nói dối với mục đích tốt đẹp, xuất phát từ tình yêu thương. Nhưng chúng ta cần phải hiểu rằng không ai thích bị lừa dối. Bởi vậy, con người cần tránh xa những lời nói dối, đặc biệt là học sinh.

Qua chứng minh, nói dối quả thật có hại với con người. Chúng ta hãy sống thật thà, ngay thẳng để trở thành một người tốt đẹp.